Saturday, December 13, 2014

Nước cờ hay trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam bằng pháp lý




Bắt đầu vào tháng 1-2013, khi Philippines nộp đơn lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật Biển (ITLOS) tại La Hay, Hà Lan, yêu cầu xem xét việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông. Phía Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15-12-2014 để gửi phản biện.

Trong hồ sơ vụ kiện của Philippine có chồng lấn đòi chủ quyền với một số đảo của Việt Nam, Việt Nam đương nhiên là nước có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tháng 11/2014 vừa qua, Việt Nam gửi đến Toà bản tuyên bố quyền lợi với 3 điểm chính:

— Việt Nam công nhận quyền trọng tài của Toà.

— Việt Nam yêu cầu Toà lưu ý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam ở 2 quần đảo HS, TS, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi đưa ra phán quyết trong vụ kiện của Phi chống Trung Quốc.


— Việt Nam phản bác đường chín đoạn là “không có cơ sở pháp lý”.


Với văn bản này, một số chuyên gia quốc tế gọi Việt Nam đã “đi cửa sau” vào vụ kiện của Phi, lựa chọn ghế “bên có quyền lợi liên quan” để vừa tránh được công đoạn chuẩn bị phức tạp cho một vụ kiện riêng rẽ, va tránh phải ngồi ghế nguyên đơn chống Trung Quốc.

Ngày 7-12-2014, Trung Quốc ra tuyên bố văn kiện về lập trường của nước này, kiên quyết không tham gia vụ kiện về tranh chấp biển Đông và phê bình gay gắt việc Philippines đệ trình tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông lên Tòa án Quốc tế. Đồng thời, Bắc Kinh khẳng định Tòa án Trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. (Trung Quốc luôn đòi đàm phán song phương, không cho bất cứ bên thứ ba nào xía vào).

Từ khi nộp đơn, Bộ Ngoại giao Việt Nam không thông tin báo chí, nhưng đến ngày 11-12, trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Văn kiện lập trường ngày 7-12 vừa qua của Chính phủ Trung Quốc về Vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.

"Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra” - Người Phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Trước đây các nhân sỹ trí thức, các zận chủ gia liên tục thóa mạ, vu cáo chính quyền bán nước, không dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế đòi chủ quyền. Trên thực tế, nhiều học giả đã nêu ra vấn đề này không thực sự khả thi, nhưng không phủ nhận nó có giá trị pháp lý trong duy trì tình trạng tranh chấp mà Việt Nam không thể/không nên tránh lé. Ông nghị Hoàng Hữu Phước đã từng có giải thích trong bài “ Biển Đông – Vì Sao Việt Nam Không Khởi Kiện” cho thấy hiện “ không có bất kỳ một cơ chế hữu hiệu nào để Việt Nam “đòi lại sự công bằng và công lý” cho vùng lãnh thổ và lãnh hải bị Trung Quốc xâm lấn” ở cả 3 cơ chế Tòa Án Công Lý Quốc Tế: (International Court of Justice  ICJ), Tòa Luật Biển Quốc Tế (International Tribunal for the Law of the Sea ITLOS) Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế   (Permanent Court of Arbitration PCA)

Nghị Phước cũng cho biết, Đảng, Nhà nước đã cân nhắc và “sáng suốt, chủ động bày thiên la, giăng địa võng, để đạt năm điều quan trọng sau: (a) từng bước cô lập Trung Quốc về ngoại giao trên trường quốc tế, (b) nêu cao chính nghĩa của Việt Nam như thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc trong tuân thủ nguyên tắc mang tính nghĩa vụ trong giải quyết hòa bình các tranh chấp theo những biện pháp đề nghị trong Hiến Chương, (c) nêu cao chính nghĩa của Việt Nam như thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc đối với hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới, (d) được quốc tế ủng hộ ngay đối với tranh chấp ở Biển Đông, và (e) duy trì hòa bình để tiếp tục xây dựng đất nước vì sự ấm no, hạnh phúc, an toàn của nhân dân và hậu duệ của dân tộc Việt Nam.

Nghị Phước cũng nêu ra vấn đề:

 Và khi mọi cơ quan pháp lý quốc tế đều không bao giờ có thể là nơi hữu hiệu có ý nghĩa và giá trị thực tế để giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, con đường duy nhất để thu hồi tất cả các phần lãnh thổ và biển đảo bị Trung Quốc chiếm đóng là sử dụng vũ lực cho một cuộc chiến tranh có tuyên bố trên quy mô tổng lực. Vấn đề là cuộc chiến tranh ấy có giải quyết được vấn đề khi Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc và của ASEAN cũng như tất cả các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, lại sử dụng điều trái với nghĩa vụ để làm trầm trọng thêm tình hình khu vực vầ thế giới, phủ nhận và xúc phạm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đang dành cho một Việt Nam chính nghĩa.

Ủng hộ các kế sách của Đảng và Nhà Nước – những hậu duệ chiến thắng của dân tộc Việt Nam chiến thắng – để xây dựng đất nước hùng cường, với các nội dung dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phồn thịnh, hạnh phúc, tất cả tạo nên sức mạnh thể chất, tinh thần, tiềm năng, tiềm lực, từ đó thực hiện đại cuộc thu hồi toàn bộ biển đảo và lãnh thổ từ tay Trung Quốc – đó là đại cuộc của tương lai mà chính hôm nay đã khởi đầu bằng sự tỉnh táo mưu trí của các lãnh đạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong xử lý tranh chấp ở Biển Đông.

Bằng nước cờ pháp lý qua “khe cửa sau” kia cho thấy, Đảng và Nhà nước không hề tránh né đối đầu pháp lý với Trung Quốc, đã trù tính trước, đã chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ để khi có “cơ hội” trưng ra. Mọi nước đi đều được tính toán sao cho “có lợi” nhất. Ở bên anh Trung Quốc thâm hiểm, bá quyền, ngang ngược mà chỉ có sách lược duy nhất là “đồng minh với Mỹ để bảo vệ chủ quyền” thì chẳng mấy chốc đám nhân sỹ trí thức, chấy rận zân chủ kia sẽ đem con dân nước Việt ra làm mồi cho cá ở Thái Bình Dương!
 Võ Khánh Linh

3 comments:

  1. riêng cach nói xấc xượt gọi những người khác ý với anh ta là chấy rận đủ biết cái nhân cách cầm bút của Võ khánh Linh là thế nào,cũng không ai lú lẫn để cho duy nhất là chính sách đồng minh với Mỹ để thoát khỏi làm chư hầu lệ thuộc bọn bá quyền đại Hán Trung Hoa..

    ReplyDelete
  2. Vấn đề biển đảo hiện nay không phải là vấn đề riêng rẽ của riêng mình Việt Nam hay Philipin mà là vấn đề của rất nhiều nước liên quan như: Nhật Bản, Hàn QUốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vậy nên không thể nói Việt Nam đi cửa sau được. Vì chỉ có quan hệ quốc tế và sự đồng nhất giữa các quốc gia mới tạo ra sức mạnh để đòi lại công lý, là luật pháp quốc tế được tôn trọng.

    ReplyDelete