Wednesday, April 25, 2018

Giọt nước mắt muộn màng hay đau đớn của Hoàng Bình?


Phiên tòa phúc thẩm ngày 24/4/2018 dành cho Hoàng Bình – Phó Chủ tịch tổ chức phản động “Phong trào Lao động Việt” do Trần Ngọc Thành ở Ba Lan chỉ đạo, đồng thời là cánh tay phải của linh mục Nguyễn Đình Thục đã tuyên y án với 14 năm tù cho 2 tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tổ chức, cá nhân”. Một bản án được xem là nghiêm khắc, thích đáng với những hậu quả do Bình gây ra thời gian qua, cũng như phản ánh rõ động cơ chống đối của những hành vi đó kể từ khi Bình “dấn thân vào con dường đấu tranh dân chủ” theo “lộ trình” mà các tổ chức phản động lưu vong vạch ra.
 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bảnTrong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và văn bản
Theo tường thuật từ trong phiên tòa của fb Nguyễn Thị Lý (1), Bình từng có hành vi rải tờ rơi, lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn độc lập” đã bị xử phạt hành chính ở TP Hồ Chí Minh nhưng không chấp hành, trốn về quê. Lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung, Hoàng Đức Bình đã thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá hoại an ninh trật tự.
Bình đã nhiều lần cùng một số linh mục cực đoan như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục lôi kéo giáo dân vào TX Kỳ Anh để gây rối, làm ảnh hưởng an ninh trật tự nơi công cộng dưới vỏ bọc nguỵ trang là “kiện Formosa”. Y mua loa công suất lớn trang bị cho các cuộc gây rối nơi công cộng, quay phim, phát tán trên mạng, bóp méo sự thật để kích động người dân chống đối chính quyền....
Điển hình, ngày 2/4/2017, Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền (đối tượng hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh truy nã về tội gây rối trật tự công cộng), đã vào kích động người dân giáo xứ Trung Nghĩa (Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh) bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 đồng chí công an bị thương nhưng không cho đi cấp cứu; chặn quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Con, Hà Tĩnh không cho xe cứu thương của người dân di chuyển; bao vây, đập phá tài sản nhà trưởng công an xã Thạch Bằng, kéo lên trụ sở Công an huyện, UBND huyện Lộc Hà gây mất trật tự an ninh. Có thể nói các sự kiện quấy phá nghiêm trọng ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thời gian qua đều có bóng dáng của Hoàng Bình. Do vậy, phiên tòa xử Hoàng Bình đã thu hút rất nhiều hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, kêu gọi quậy phá từ đồng bọn của Bình. 
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi 
Không có văn bản thay thế tự động nào. 
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Bên lề phiên tòa, Trần Thu Nguyệt từ TP Hô Chí Minh bay ra mang theo gần 40 triệu các loại tiền từ một số cá nhân, tổ chức phản động lưu vong gửi cho mẹ Hoàng Bình trước phiên tòa, chẳng khác nào sự động viên tinh thần “chống cộng” cho đại gia đình này cũng như sự ủng hộ tinh thần cho Hoàng Bình “kiên cường, không nhận tội” đúng theo đường hướng “bảo vệ hình ảnh phong trào dân chủ” của chúng, phục vụ cho hệ thống truyền thông chống Nhà nước Việt Nam hùng hậu kia. Sau phiên tòa, một thủ lĩnh Việt tân công khai kêu gọi quyên góp tiền cho Bình dưới danh nghĩa nhóm “Việt tân tương trợ” – một tổ chức do một ủy viên Trung ương Việt tân lập ra để gây quỹ hậu thuẫn và dùng tiền để “định hướng” hoạt động của các “nhà dân chủ quốc nội”
Đáng chú ý nhất là phiên tòa, thân nhân của Hoàng Bình không được tham dự. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi mẹ đẻ và các em trai của Hoàng Bình đều là trợ thủ, yểm trợ tích cực cho mọi hoạt động của Bình. Hình ảnh người phụ nữ cầm dao phay chặn quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Con giống y chang bà mẹ đẻ của Hoàng Bình. Các em trai của Hoàng Bình từng bị công an chặn bắt vì chở trang phục gắn logo phản đối chính quyền phục vụ biểu tình.
Bức ảnh đắt giá mà fb Trần Thị Lý chụp được là cảnh Bình rơi nước mắt lã chã trước mấy anh công an và luật sư bào chữa trong lúc chờ nghị án. Đây là thông tin mà không một luật sư nào dám đưa ra ngoài sau khi bị đám tay sai Việt tân là Nguyễn Tường Thụy, Trương văn Dũng khủng bố trước phiên xử. Hà Huy Sơn – một luật sư zân chủ chính hiệu bào chữa cho Hoàng Đức Bình chỉ dám tố cáo yếu ớt khi bị đám Thụy, Dũng chụp mũ “tiếp tay cho cộng sản”, “phản bội thân chủ”, “gây hại phong trào dân chủ” do không biết “xử lý thông tin” hiệu quả từ phiên tòa đáp ứng đúng nhu cầu thông tin mà đám phản động này cần và muốn đúng như bài lên tiếng “thắng thắn” của LS Ngô Anh Tuấn. Đến đồng bọn của chúng là luật sư – nghề cần giữ sự khách quan tối thiểu để tồn tại và tiếp tục bảo vệ chúng trước chốn cùng đường mà chúng còn không muốn để họ làm việc “tử tế” thì đủ hiểu vì động cơ kiếm tiền mà chúng bất chấp sự sinh tồn của đồng bọn đến cỡ nào.
Từ đó mới hiểu, vì sao chúng sẵn sàng bơm tiền cực khủng để bịt miệng thân nhân bị cáo theo kiểu “động viên” họ kiên cường, dũng khí, và an ủi kẻ chót sa cơ tù tội phải làm “tượng đài chống cộng” cho chúng nuôi dưỡng truyền thông và gây quỹ.
Hài nhất, chúng không cần luật sư có chút chữ nghĩa như Ngô Anh Tuấn những lại PR, ca tụng lên mây luật sư khác dù trình độ có thê thảm đến vô đối chỉ cần điều kiện là họ phải bào chữa theo đúng “định hướng vô tội” và đừng khuyên thân chủ “nhân tội, xin khoan hồng” như ông LS Nguyễn Khả Thành này (2).
Hoàng Bình bị y án đồng nghĩa với không có căn cứ nào để tòa có thể giảm án cho anh ta, chứng tỏ anh này đã “chống cộng đến chết” đúng như mong muốn của đồng bọn và gia đình anh ta. Giọt nước mắt Hoàng Bình rơi lúc chờ nghị án kia liệu có phải là sự hối hận muộn màng hay giọt nước mắt đau đớn, nuốt ngược vào trong sau khi thấu hiểu tình cảm chân thành của gia đình và đồng đội dành cho anh ta, bản thân anh ta không còn lựa chọn nào khác???
Võ Khánh Linh
(1) https://www.facebook.com/fanpageoly/posts/208422836427444  
(2) https://www.facebook.com/fanpageoly/posts/208090576460670


Monday, April 16, 2018

Phiên xử Trần Thị Xuân vi phạm thủ tục tố tụng hình sự?


Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, là một gương mặt chống Cộng mới nổi ở tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 5 năm 2016, bà Xuân bắt đầu quen ông Nguyễn Trung Trực, khi đó là Trưởng Ban Điều hành Chi hội Miền Trung của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), thông qua mạng Internet. Chỉ hai tháng sau thời điểm đó, ông Trực đã thăng bà Xuân làm Phó Ban Điều hành Chi hội Miền Trung. Từ đó, Trần Thị Xuân tích cực kết nạp người cho HAEDC, và tổ chức các hoạt động biểu tình, bạo loạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Chẳng hạn, ngày 3 tháng 4 năm 2017, 5000 dân Công giáo do bà Xuân cầm đầu đã “đập phá tài sản nhà trưởng công an xã”, “bao vây, tấn công tổ tuần tra của Công an huyện Lộc Hà và Công an xã Thạch Bằng, làm 1 đồng chí công an bị thương”.

 Đời hoạt động của Trần Thị Xuân đã được ghi chi tiết trong bài này, những bạn quan tâm có thể tham khảo:

Ngày 17 tháng 10 năm 2017, Trần Thị Xuân bị bắt để truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Sau khi bà Xuân bị bắt, vào ngày 21 và 22 tháng 10, dân Công giáo ở xứ Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) và Cồn Sẻ (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã liên tiếp biểu tình để phản đối việc bắt bà Xuân (1). Những người biểu tình đã giơ biểu ngữ có nội dung như sau:


Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau cuộc biểu tình, bà Xuân đã thành khẩn khai báo, thừa nhận tội của mình, và xin sự khoan hồng của pháp luật:

Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 12 tháng 4 tại tỉnh Hà Tĩnh, bà Xuân một lần nữa nhận tội và xin khoan hồng:



Ngay trong ngày hôm đó, HAEDC đã ra một bản tuyên bố để lên án phiên tòa (2). Họ khẳng định rằng “quy trình tố tụng của phiên tòa đã bị vi phạm nghiêm trọng”. Cụ thể, họ cho rằng phiên tòa đã "tiến hành xét xử và tuyên án một cách lén lút", "ngang nhiên giấu kín thông tin về phiên tòa với hai luật sư riêng lẫn người nhà của cô Xuân". Từ đó, họ kết luận rằng “bản án nặng nề dành cho hai thành viên Hội Anh Em Dân Chủ không phải là kết quả của một tiến trình tố tụng hợp lệ và hợp pháp”.

Trước đó, ngày 10 tháng 3 năm 2018, HAEDC cũng từng ra một bản thông cáo báo chí có nội dung tương tự (3). Bản thông cáo có đoạn:

“Riêng Cô Trần Thị Xuân, phía Cơ quan công an điều tra còn ép từ chối (bằng văn bản) sự tham gia của Luật sư đã được gia đình ký hợp đồng”.
Quan điểm mà HAEDC thể hiện trong các văn bản trên cũng đã được nhắc lại bởi đài SBTN, một đài truyền hình chống Cộng có quan hệ với đảng khủng bố Việt Tân, tổ chức tài trợ cho HAEDC (4).
Vậy phiên xử Trần Thị Xuân có làm sai thủ tục tố tụng hình sự, như tuyên bố của HAEDC và đài SBTN hay không?

Trong thực tế, phiên tòa đã được tiến hành đúng luật, đúng quy trình thủ tục.

Thứ nhất, theo tin từ Hà Tĩnh, thì bị cáo Trần Thị Xuân đã “từ chối quyền được mời luật sư, khẳng định mình đủ trình độ, năng lực hành vi để tự bào chữa” (5). Tin này trùng khớp với chi tiết trong bản thông cáo báo chí đề ngày 10 tháng 3 của HAEDC, mà tôi đã dẫn ở trên. Trong khi đó, theo Điều 57 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 (6), thì người được buộc tội có quyền từ chối người bào chữa do thân thích của họ nhờ. Như vậy, các luật sư mà gia đình bà Xuân đã thuê sẽ không được tòa gửi giấy mời, vì họ không có tư cách luật sư bào chữa.

Thứ hai, trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự, “thân thích của bị cáo” không thuộc thành phần tham dự phiên tòa (7). Vì vậy, tòa không có nghĩa vụ thông báo với gia đình bà Xuân về thời điểm diễn ra phiên xử.
Trong bản thông cáo báo chí đề ngày 10 tháng 3, HAEDC đã tuyên bố rằng bà Xuân bị cơ quan công an điều tra “ép từ chối” luật sư mà gia đình mời, s6ng không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc này. Theo quy định của pháp luật, thì bà Trần Thị Xuân có quyền không cung cấp bằng chứng để buộc tội mình trước tòa, và có quyền chấp nhận luật sư mà gia đình thuê. Là một người “tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền” theo đường lối của HAEDC, bà Xuân đương nhiên phải hiểu rõ điều này.
Như vậy, khi Trần Thị Xuân nhận tội, xin khoan hồng và từ chối luật sư, HAEDC không thể trách tòa hoặc cơ quan công an. Họ chỉ có thể trách bà Xuân hèn, thiếu cương định đường lối chống Cộng cực đoan, hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật.

Qua những phát ngôn của HAEDC và đài SBTN sau phiên tòa, có thể thấy họ rất thiếu hiểu biết về pháp luật. Từ trước đến nay, họ quen nói ẩu, nói bừa về tính hợp pháp của các phiên tòa, trong niềm tin trung trinh rằng nhà nước luôn luôn sai, còn họ thì luôn luôn đúng. Bởi trừ một vài luật sư từng thật sự hành nghề, họ không có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về pháp luật, mà chỉ biết hô vài khẩu hiệu về nhân quyền, pháp quyền để cầu cứu phương Tây.

Nếu dư luận mạng có kiến thức pháp luật tốt hơn, họ sẽ nhanh chóng nhận ra sự dốt nát, gian dối của các nhà chống Cộng ưa nói luật.

Chú thích:

Sunday, April 15, 2018

Phạm Lê Vương Các dốt luật như thế nào?


Ngày 12 tháng 4 năm 2018, nhà chống Cộng Nguyễn Viết Dũng bị tuyên án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, sau một phiên tòa được tổ chức ở Nghệ An. Ngay trong ngày, nhà chống Cộng Phạm Lê Vương Các đã phát biểu như sau trên Facebook:


Phát biểu của ông Các lập tức được một số trang chống cộng, như Nhật Ký Yêu Nước và Dân Luận, đăng lại mà không kiểm chứng. Đây là một điều đáng tiếc, vì ông Các đã nói sai.
Cái sai của ông Các nằm ở hai chỗ.

Sai lần 1: Nhầm lẫn giữa “tạm giữ” và “tạm giam”

Trong bài viết, Các đã viện dẫn một “chuẩn mực xét xử quốc tế” nào đó để bênh vực Nguyễn Viết Dũng, và đả kích quy trình tố tụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vì ông quên nói rõ đó là bộ “chuẩn mực quốc tế” nào, nên độc giả không có cách nào kiểm chứng. Theo những gì tôi biết, thì dường như ông Các đang nhắc đến các chuẩn mực tố tụng được áp dụng ở châu Âu, Mỹ và Canada. Chẳng hạn:

_ Theo quy định của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, thì nghi can bị “tạm giữ” phải được đưa ra truy tố, hoặc được thả tự do trong thời hạn 48 giờ kể từ khi lệnh bắt có hiệu lực. Nếu muốn giam giữ đối tượng lâu hơn, cơ quan điều tra hình sự phải có quyết định “tạm giam” của văn phòng công tố. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các nước châu Âu cũng cho phép ngoại lệ trong những trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia. Chẳng hạn, theo Luật Khủng bố năm 2000 và 2006 của Anh, thì tòa án cho phép tạm giữ mà không khởi tố trong vòng 28 ngày đối với những trường hợp nghi can khủng bố (1).
_ Trong quy trình tố tụng hình sự của Mỹ, thì trong vòng 48 giờ kể từ khi bị bắt giữ, nghi can sẽ được đưa ra trước một “tòa tiểu hình” (2). Tại tòa này, bên công tố phải xem xét xem có hay không buộc tội. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để buộc tội, tòa phải trả tự do cho nghi can. Ngoài ra, “tòa tiểu hình” cũng xét xử luôn những vi phạm nhỏ, và quyết định bị can có hay không được bảo lãnh. Quy trình ở Canada cũng vận hành theo cách tương tự.

Như vậy, có vẻ khi viện dẫn “chuẩn mực xét xử quốc tế”, ông Các đang định viện dẫn thủ tục tố tụng ở Mỹ và Canada. Đáng tiếc, khi viện dẫn luật nước ngoài, ông Các đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tạm giam” và “tạm giữ”.

Trong thực tế, dù khác nhau ở một số chi tiết cụ thể, quy trình tố tụng hình sự ở Việt Nam vẫn có cùng nguyên tắc với quy trình của Mỹ và châu Âu. Theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 (3), thì cơ quan điều tra có quyền “tạm giữ” nghi can trong thời hạn 3 ngày kể từ khi bắt. Cơ quan điều tra cũng có quyền gia hạn “tạm giữ” thêm 2 lần, mỗi lần không quá 3 ngày. Trong thời gian này, nếu Viện Kiểm sát (bên công tố) quyết định khởi tố bị can, thì bị can chuyển sang diện “tạm giam” thay vì “tạm giữ”. Bị can có quyền được bảo lĩnh theo quy định của pháp luật, và quyền được mời người bào chữa, tương tự như ở châu Âu và Mỹ. Như vậy, về bản chất, quy trình tố tụng ở Việt Nam khá giống ở châu Âu, dù từ ngữ mà hai bên sử dụng có thể khác nhau, và thời hạn “tạm giữ” ở Việt Nam là 72 thay vì 48 giờ.

Để biết cách phân biệt nhanh “tạm giam” và “tạm giữ”, mời các bạn đọc tại đây:

Vì Nguyễn Viết Dũng bị bắt khẩn cấp và khởi tố cùng lúc, Dũng là bị can bị “tạm giam”, chứ không phải là nghi can bị “tạm giữ”. Vì vậy, thời hạn tạm giữ 72 giờ không áp dụng với Dũng. Trong khi đó, khoảng thời gian bị tạm giam của Dũng vẫn nằm trong thời hạn cho phép của pháp luật Việt Nam. Nhầm “tạm giữ” với “tạm giam” là một lỗi sai quá cơ bản, mà người từng học trường luật như ông Các không nên mắc phải.

Sai lần 2: Không tìm hiểu “chuẩn mực xét xử quốc tế” cụ thể mà Việt Nam đã ký kết

Như vậy, so với châu Âu và Mỹ, thì thời hạn tạm giữ ở Việt Nam cao hơn 1 ngày. Chênh lệch này có khiến Việt Nam vi phạm “chuẩn mực xét xử quốc tế” hay không?

Tiếc là không. Văn bản quy định “chuẩn mực xét xử quốc tế” mà Việt Nam đã ký phê chuẩn là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Vấn đề thời hạn tạm giữ, tạm giam chỉ được đề cập đến trong Khoản 3 Điều 9 của công ước này, với nội dung nguyên văn như sau:

Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.

Như vậy, vì bản công ước không quy định một thời hạn cụ thể cho việc tạm giữ, tạm giam, thời hạn tạm giữ trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam không vi phạm công ước.

Qua vụ này, có thể thấy cả Phạm Lê Vương Các lẫn các trang chống Cộng đăng lại bài của ông đều hiểu biết rất lơ mơ về pháp luật. Ông Các là một nỗi nhục lớn của phong trào chống Cộng Việt Nam, vì phong trào từng cử ông đi “vận động quốc tế” trong kỳ UPR của Việt Nam hồi năm 2014 (6).

Chú thích:

Sunday, April 8, 2018

Những ‘’tượng đài’’ hèn nhát

 Bản tường thuật phiên tòa xử án Hội Anh em dân chủ của ông luật sư Ngô Anh Tuấn (1) và của thành viên nhóm VietVision (2) cho biết cả Phạm Văn Trội lẫn Nguyễn Trung Tôn đều đã viết đơn nhận tội, xin khoan hồng. Nhờ đó, phiên tòa đã kết thúc sớm hơn dự tính. Như vậy, lời kể của hai nhân chứng trong phiên tòa trùng khớp với quan điểm trong bài viết mà ông Đỗ Nam Trung, một thành viên khác của HAEDC, đã đăng lên mạng rồi xóa đi:

Tuy nhiên, cũng theo lời ông Trung, thì Phạm Văn Trội rời khỏi HAEDC do bị phát hiện tham nhũng tiền công quỹ của hội, chứ không hề tự nguyện rời hội như tuyên bố:
Ngay sau phiên tòa, HAEDC và thế lực tài trợ cho họ, là đảng khủng bố Việt Tân, đang mở một chiến dịch tuyên truyền để phong thánh, phong anh hùng cho 6 bị cáo. Chẳng hạn, trên trang web riêng của đảng Việt Tân, nhà chống Cộng Lê Văn Sơn vừa viết một bài có cái tên khá hỗn hào: “Nhân dân Việt Nam còn nợ các anh chị”. Trong bài có một đoạn rất sến, như sau:
Bản án chế độ cộng sản kết án các anh chị, đó không phải là dấu chấm hết cho một hành trình mưu tìm tự do, dân chủ, nhưng nó khởi đầu cho một sự sống mới, một hi vọng mới. Các anh chết cho dân tộc được sống. Các anh chị chấp nhận trong chốn ngục tù tăm tối để cho dân tộc này mở mắt thấy ánh sáng của sự tự do.

Trong bài này, ông Sơn và đảng Việt Tân viết sai nhiều điều. Thứ nhất, cả 6 bị cáo đều còn sống, chứ chưa chết như ông viết. Thứ hai, ông Sơn và đảng Việt Tân không có quyền phát ngôn thay cho nhân dân Việt Nam. Thứ ba, theo quan điểm dân chủ thì nhân dân Việt Nam chẳng nợ ai. Thứ tư, 6 bị cáo đã ra tòa trong tư thế không được hùng dũng cho lắm. Cả Phạm Văn Trội lẫn Nguyễn Trung Tôn đều đã nhận tội, xin khoan hồng, dù họ là hai lãnh đạo quan trọng nhất của hội sau Nguyễn Văn Đài, và cả hai đều từng giữ chức Chủ tịch hội. Thêm nữa, dù Nguyễn Văn Đài không nhận tội, ông này cũng không anh dũng hơn là bao. Theo bài tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn, thì lời nói cuối cùng của Nguyễn Văn Đài trước tòa có đoạn sau:
Chúng tôi cần lòng khoan dung của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến – khoan dung cho chúng tôi cũng là khoan dung cho chính mình ngày mai”.
Ngay sau phiên tòa, ông Trương Minh Tam, một thành viên cũ của HAEDC, đã viết trên Facebook rằng theo từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức, thì “khoan dung” là “rộng lượng tha thứ cho người phạm lỗi lầm”. Như vậy, khi Nguyền Văn Đài nói ông “cần lòng khoan dung của chính quyền”, ông Đài không khác gì đã nhận lỗi. Không lâu sau đó, ông Tam đã phải tự xóa bài viết này, cũng như ông Đỗ Nam Trung buộc phải tự xóa bài tố cáo Phạm Văn Trội. Xem ra HAEDC có chế độ kiểm duyệt rất gắt gao, khiến các thành viên và cựu thành viên của họ không được bôi xấu lãnh tụ trên Facebook.
Như vậy, HAEDC và đảng Việt Tân đang tôn một nhóm người hèn nhát lên làm anh hùng của phong trào chống Cộng. Họ tìm mọi cách bưng bít thông tin, để 6 tượng đài mới dựng này không lộ mặt hèn, mà trông thật hoàn hảo trong mắt công chúng. Họ đang nói dối, đang mị dân.
 Vo Khánh Linh
Chú thích
(1) Bản tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn:
(2) Bản tường thuật của thành viên nhóm VietVision: