Tuesday, December 27, 2022
Sự thức tỉnh của kẻ từng cầm đầu “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”
Sunday, December 25, 2022
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc đồng bào DTTS không được tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị của đất nước như người Kinh?
Các thế lực thù địch, phản động liên
tục rêu rao rằng, đồng bào DTTS không được tham gia bình đẳng vào đời sống
chính trị của đất nước như người Kinh, đồng bào DTTS không có quyền hành gì đối
với đất nước (?!). Lợi dụng nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận đồng bào
DTTS, chúng còn tuyên truyền, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa
Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng nhưng thực chất đang làm trái với quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền dân tộc tự quyết! Từ đó chúng đã kích động
đồng bào các DTTS (Mông, Chăm, Ê đê, Ba na, Khơme) đòi tách ra thành lập nhà
nước riêng để bảo đảm quyền lợi của mình.
Sau khi Liên hợp quốc thông qua “Tuyên
ngôn về quyền của người bản địa” (2007), trong đó từ Điều 1 đến Điều 5 của
Tuyên ngôn này nói rằng: Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết. Trên tinh thần
đó họ có quyền tự do quyết định tình trạng chính trị và tự do mưu cầu phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Các thế lực thù địch, phản động đã cố tình đánh
tráo khái niệm, gọi một số dân tộc thiểu số tại chỗ như: đồng bào Chăm ở duyên
hải miền Trung, đồng bào Khơme ở Tây Nam Bộ, đồng bào Ê đê, Ba na ở Tây Nguyên
là các dân tộc bản địa và từ đó rêu rao rằng, các dân tộc bản địa này bị các
nông, lâm trường của người Kinh và người Kinh cướp đất, vì vậy phải tách ra
thành lập nhà nước riêng để đòi lại những gì “thuộc về” mình (?!).
Trên thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn
tạo cơ hội, điều kiện để đồng bào DTTS tham gia xây dựng hệ thống chính trị,
quản lý đất nước. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước rất chú trọng đến chính sách phát
triển đội ngũ cán bộ DTTS. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ DTTS tham gia vào các cơ quan
Đảng, Nhà nước ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Kết quả
bầu cử tại 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 11,68% cấp ủy
viên người DTTS (cao hơn nhiệm kỳ trước 0,72%). Tại Đại hội XIII của Đảng có 13
Ủy viên Trung ương Đảng là người DTTS. Tại Quốc hội khóa XV có 89 đại biểu
người DTTS, chiếm 17, 84% số đại biểu (là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay).
Chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền dân tộc
là nói đến quyền của các dân tộc quốc gia (nation) trong hoàn cảnh chủ nghĩa
chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa,
các dân tộc thuộc địa (nation) có quyền tự quyết/tách ra để thành lập quốc gia
độc lập. Việc các thế lực thù địch đánh tráo khái niệm dân tộc quốc gia
(nation) với khái niệm dân tộc tộc người (ethnic) để rêu rao Đảng, Nhà nước ta
làm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin là sự xuyên tạc trắng trợn.
Khái niệm “người bản địa” có nguốn gốc
lịch sử gắn liền với thời kỳ chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm, áp đặt sự thống
trị ở các nước thuộc địa. Ở các nước này có 2 tầng lớp người: một là những
“quan cai trị” và những người di cư đến làm ăn có quan hệ mật thiết với bộ máy
cai trị và một là cộng đồng những người dân thuộc địa, bị thống trị được gọi là
“người bản địa” hoặc “người bản xứ”. Ở Việt Nam, khi chế độ thực dân xâm lược
bị đánh đổ thì khái niệm “người bản địa” cũng không còn cơ sở tồn tại. Đây là
một sự thật lịch sử không thể bác bỏ.
Việc các thế lực thù địch kích động lợi
dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của một bộ phận đồng bào DTTS để kích động tư
tưởng ly khai, tự trị, để đồng bào đòi tách ra thành lập quốc gia riêng là hành
động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.
Saturday, December 24, 2022
ÂM MƯU, THỦ ĐỌAN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với tổng diện tích 54.472km2, dân số hơn 5,8 triệu người, là một trong 4 vùng dân tộc - tôn giáo đặc thù của cả nước. Tây Nguyên hiện có 54 dân tộc cùng sinh sống, gồm các tộc người tại chỗ và các tộc người từ nơi khác di cư đến, với tổng hơn 2,2 triệu đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 37,6% dân số toàn vùng(1). Quá trình cộng cư đa dạng của các DTTS vừa tạo nên những nét đẹp phong phú cho nền văn hóa, vừa mang lại nhiều giá trị đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong sự giao lưu văn hóa đó, khu vực Tây Nguyên đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, nhất là âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất ổn cho vùng Tây Nguyên(2). Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tìm cách thành lập các tổ chức bất hợp pháp mới để quy tụ lực lượng và kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, ly khai trong vùng đồng bào DTTS.
Đây chính là sự tiếp nối các âm mưu, thủ đoạn đã thất bại ở các năm 2001, 2004, 2008 trong việc thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề-ga độc lập”, “Nhà nước tự trị” hay “Tin lành Đề-ga”, những năm gần đây, các thế lực thù địch tiến hành thành lập những tổ chức phản động mới, đặc biệt là Giáo hội Tin lành đấng Cờ-rít Việt Nam và Hội thánh Tin lành đấng Cờ-rít Tây Nguyên:
Giáo hội Tin lành đấng Cờ-rít Việt Nam được Y-Hin Ni-ê(3) nhen nhóm thành lập từ tháng 5/2017. Để hỗ trợ cho các hoạt động ở trong nước, một “Ban điều hành” đã được dựng lên gồm Hội trưởng là Y-Jôl B-krông, con trai Y-Hin Ni-ê và các thành viên A-Đảo, A-Ga, A H-lum, A H-mưk, A-Trung, A-Xã, A Vi-ei, Y-Huy, A-Đoàn, A H-luih, A-Chang, Y-Bét,... Sau khi bị lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên phát hiện, xử lý (đầu năm 2018), các thành viên đã sử dụng nhiều chiêu trò mới để vực dậy tổ chức này. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Y-jôl B-krông (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), các thành viên của Giáo hội Tin lành đấng Cờ-rít Việt Nam dựa vào các hệ phái Tin lành Việt Nam đã được Nhà nước công nhận để công khai các hoạt động. Y-jôl B-krông cùng các thành viên tích cực thu thập thông tin về dân tộc, tôn giáo trong nước, sau đó gửi ra nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Kể từ tháng 5/2017 đến cuối năm 2018, tổ chức bất hợp pháp này đã gây dựng 27 điểm nhóm tại 5 tỉnh (Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Lâm Đồng, Trà Vinh) với gần 700 tín đồ(4).
Tháng 9/2019, A-Ga, một thành viên trụ cột của Giáo hội Tin lành đấng Cờ-rít Việt Nam vận động thêm các thành viên lập nên một tổ chức bất hợp pháp mới. Đến tháng 9-2020, tổ chức này xuất hiện với tên gọi Hội thánh Tin lành đấng Cờ-rít Tây Nguyên do A-Ga tự phong là người đại diện, đồng thời chỉ định “Ban đại diện lâm thời” gồm 5 thành viên do A Đảo là “Giáo hội trưởng”. Chủ đích của tổ chức này tương tự như “Tin lành Đề-ga” là kích động tư tưởng ly khai, tự trị để thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người DTTS. A-Ga và A-Đảo tích cực quy tụ tín đồ là đồng bào các DTTS tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo có vẻ thuần túy như hát thánh ca, cầu nguyện, chia sẻ kinh thánh;... đồng thời, liên kết với các phần tử phản động trong và ngoài nước để huy động nguồn lực phục vụ cho các hoạt động chống phá. Từ tháng 9/2020 đến nay, Hội thánh Tin lành đấng Cờ-rít Tây Nguyên đã phát triển được một số tín đồ tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên(5).
Thứ hai, lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tăng cường các hoạt động chống phá trong vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên.
Nhằm hỗ trợ cho việc tiếp cận các vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên từ bên ngoài, các thế lực thù địch lợi dụng sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội, như tiktok, facebook, instagram, twitter, wechat, youtube,... để lập ra nhiều “diễn đàn” khác nhau đa dạng về mặt hình thức, có diễn đàn công khai đối lập với đường lối của Đảng và Nhà nước; có diễn đàn lại ẩn dưới danh nghĩa bảo vệ quyền “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” cho đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên; có diễn đàn chuyên đăng tải các thông tin sai lệch ở Tây Nguyên để chống phá chính quyền. Tinh vi hơn, các thế lực thù địch còn lập nên một số diễn đàn ngầm chống đối chính quyền, ngoài các tin tức chung về giáo lý, sinh hoạt đức tin, còn có chuyên mục “tự do tôn giáo” chuyên cung cấp các video, hình ảnh xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên để vu cáo chính quyền.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn theo sát từng biến động nhỏ nhất ở khu vực Tây Nguyên. Các tin tức “nóng” trong xã hội, nhất là những hiện tượng tiêu cực được khai thác theo hướng phục vụ cho các toan tính của chúng. Đặc biệt, đối với những sự kiện tâm điểm gây được sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế thì các thế lực thù địch thường lập hẳn chuyên mục riêng chuyên về tôn giáo, tín ngưỡng, DTTS ở Tây Nguyên,... Mới đây, các thế lực thù địch còn lập thêm chuyên mục nhằm đăng tải các thông tin dưới dạng “đơn thư”, “tâm thư” kiến nghị, ý kiến “đóng góp” của các đối tượng - thực chất là chuyển tải “ý kiến” của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị kích động khiếu kiện của đồng bào các DTTS để kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp.
Các thế lực thù địch ở Tây Nguyên còn lợi dụng không gian mạng hòng củng cố, tăng cường mối liên hệ giữa các tổ chức trái phép, cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên cho các đối tượng chống đối bên ngoài. Những năm gần đây, các đối tượng còn sử dụng hình thức “trực tuyến” để tổ chức các cuộc họp, đào tạo nhân sự, lôi kéo đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên tham gia vào các hoạt động chống phá. Điển hình như “Tin lành đấng Cờ-rít” thông qua các trang mạng xã hội đã quy tụ được 400 tín đồ sinh hoạt tại 15 điểm nhóm (Đắk Lắk, Trà Vinh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum).
Thứ ba, tăng cường tạo dựng “niềm tin” trong vùng đồng bào DTTS.
Thủ đoạn này của các thế lực thù địch hướng tới hai mục tiêu cơ bản: 1) Xác lập chỗ đứng, quy tụ lực lượng tham gia; 2) Tranh thủ sự ủng hộ của đồng bào để che chắn và phát triển các hoạt động chống phá. Thời gian qua, chúng sử dụng nhiều kịch bản khác nhau để gây được sự chú ý và “tin tưởng” từ phía đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Ngoài các chiêu trò gây ảnh hưởng của đức tin tôn giáo, các đối tượng còn mưu toan khoét sâu, thổi phồng những khó khăn trong đời sống thường nhật của đồng bào, cố gắng xúc tiến các hoạt động như đẩy mạnh nhiều chương trình “thiện nguyện”, “ủng hộ” tài chính, vật nuôi, cây trồng hoặc cắt cử người vào trong các buôn làng để “giúp đỡ” đồng bào. Mặt khác, chúng tích cực quảng bá vai trò của các tổ chức, thế lực cầm đầu trong việc “giúp đỡ” đồng bào DTTS cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế,... Sau khi gây dựng được “hình ảnh”, các thế lực thù địch tiến tới xây dựng cơ sở, phát tán tài liệu, truyền bá các tư tưởng chống phá. Từ việc lừa bịp, lôi kéo được một số đồng bào DTTS ở Đắk Lắk, từ năm 2017 đến 2021, chúng mở rộng phạm vi hoạt động đến hầu khắp các tỉnh Tây Nguyên, thậm chí lan xuống các tỉnh như Phú Yên, Trà Vinh. Cũng thông qua các chương trình “tài trợ”, các thế lực thù địch đã tuyên truyền “hình ảnh đẹp” của những miền đất hứa. Từ đó, chúng kêu gọi đồng bào các DTTS vượt biên trái phép sang Campuchia, Thái Lan, thậm chí làm đơn xin tị nạn đến các quốc gia phương Tây, gây nên tình trạng vượt biên trái phép của đồng bào các DTTS, đặc biệt là các khu vực giáp ranh biên giới ở Kon Tum, Đắk Lắk.
Thứ tư, tăng cường âm mưu hoạt động ly gián, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc thông qua việc xuyên tạc, bóp méo thông tin.
Trước tiên, các thế lực thù địch tìm cách xuyên tạc, bóp méo các vấn đề lịch sử liên quan đến quá trình tụ cư, văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào các DTTS. Từ trong lịch sử, hình thức tụ cư truyền thống của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên chủ yếu là các buôn, làng và một số ít vùng liên làng của người Ê-Đê, Ja-rai và Xơ-Đăng. Tuy nhiên, gần đây các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để phục dựng lại hình tượng “vua nước”, “vua lửa”, “vương quốc của người Xơ-Đăng” xưa kia. Chức năng, vai trò của các vị “vua” không giống như trước, mà đã được các đối tượng chuyển từ “thần quyền” sang thế quyền. Bên cạnh đó, chúng tăng cường đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” để kích động đồng bào các DTTS đấu tranh đòi lại cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ”. Để hậu thuẫn cho âm mưu thâm độc này, các thế lực thù địch đã lợi dụng một số điều khoản trong bản “Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 13/9/2007.
Các đối tượng cũng bỏ kinh phí để tổ chức các cuộc “tọa đàm”, “hội thảo quốc tế” về nguồn gốc tộc người. Các thế lực thù địch đã đặt hàng cho các nhà nghiên cứu những vấn đề có thể lợi dụng, nhất là về tâm lý tộc người, vấn đề quyền năng của “Vua nước”, “Vua lửa” và “Vương quốc Xơ-Đăng” ở Tây Nguyên,... Thông qua các “hoạt động khoa học” này, các thế lực thù địch tăng cường thu thập thông tin, tìm kiếm chứng cứ để khơi gợi, kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và ly khai tự trị ở một số tộc người(6).
Tiếp đến, chúng xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm gây nên tâm lý bất mãn trong đồng bào các DTTS. Một số luận điệu khá phổ biến được các thế lực thù địch sử dụng ở khu vực Tây Nguyên là: “Chính quyền cưỡng chế đất đai canh tác, khống chế kinh tế, giáo dục thiếu tính bình đẳng giữa miền xuôi và miền núi; Nhà nước hạn chế vấn đề bảo tồn, truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào các DTTS”(!?),... Đặc biệt, chúng còn vu cáo chính quyền đàn áp “Người Thượng”, rêu rao nhiều DTTS “đang bị tước đoạt quyền làm người” hòng kích động tinh thần “đấu tranh”, “phản kháng” của đồng bào chống lại chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn tung ra các luận điệu nhằm tạo nên tâm lý thù hằn, mâu thuẫn giữa các DTTS, giữa người Kinh với đồng bào các dân tộc, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Thậm chí, chúng còn dùng tiền để mua chuộc một số cán bộ thoái hóa, biến chất, thổi phồng một số khuyết điểm, yếu kém trong hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở nhằm làm suy giảm niềm tin, gây sự nghi ngờ trong đồng bào, đẩy tới các hoạt động khiếu kiện, chống đối...
Thứ năm, thổi phồng các vấn đề DTTS nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ các thế lực bên ngoài.
Các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước luôn triệt để lợi dụng và đẩy mạnh việc chính trị hóa, quốc tế hóa các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, chủ quyền nhằm gây mất ổn định xã hội, tạo sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Lợi dụng các diễn đàn quốc tế, các thế lực thù địch vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, hạn chế quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo; vu cáo chính quyền “ức hiếp”, “xua đuổi” người dân tộc thiểu số khi họ vượt biên trái phép. Đặc biệt, trong những năm gần đây chúng còn tổ chức nhiều phiên điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố xuyên tạc tình hình thực tế, vu khống chính quyền Việt Nam bắt giam, ngược đãi những người “bất đồng chính kiến”, các “chức sắc” và “tín đồ tôn giáo”, ngăn cấm “quyền tự do ngôn luận”, “trao đổi thông tin”,...
Để tranh thủ sự ủng hộ của một số chính khách trong chính quyền một số nước phương Tây, Y-Hin Ni-ê xuyên tạc chính quyền Việt Nam đang bắt giữ 50 mục sư, trên 400 tín đồ và điều này đã làm cho hàng nghìn trẻ em rơi vào tình trạng thiếu cha cùng khoảng một nghìn người vợ mất tích chồng (!?); rêu rao luận điệu do theo đạo Công giáo nên học sinh đồng bào DTTS sau khi tốt nghiệp bị từ chối việc làm (!?),... Tương tự, với sự giúp sức của các phần tử phản động lưu vong, mục sư Nguyễn Công Chính cùng tổ chức “Hội đồng Dân tộc bản xứ tại Việt Nam ngày nay”, đã liên kết với Nghị sĩ Ha-lây và Tét-Bút để gửi lên Hạ viện Mỹ bản Nghị quyết H. Res 435. Nội dung chính là ghi nhận những đóng góp của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam; tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp nhân quyền, tôn giáo, vi phạm dân chủ. Các nhân vật này đã kêu gọi các nghị sĩ Mỹ ủng hộ để nghị quyết sớm thông qua. Đồng thời, cũng kêu gọi Nhà Trắng bảo lãnh cho một số “tù nhân chính trị” (?!) được sang định cư ở Mỹ...
Ngoài những vấn đề trên, các thế lực thù địch còn sử dụng nhiều âm mưu và thủ đoạn thâm độc khác, như tìm cách mua chuộc, lôi kéo những người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS; cài cắm người vào hệ thống chính trị các cấp để chống phá; thông qua các tổ chức bất hợp pháp phát huy các hình thức dân chủ giả hiệu để đánh lừa dư luận,...
Friday, December 23, 2022
Tà đạo Dương Văn Mình đã lợi dụng hàng ngàn người Mông ra sao?
Hiện có khoảng 8.000 người Mông ở 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang và Thái Nguyên đang phải sống vô cùng nghèo khổ, thiếu thốn, thậm chí co cụm lại, không giao lưu với các dân tộc khác, không tham gia vào bất cứ sinh hoạt chung nào. Bởi, họ đang bị lôi kéo vào một tổ chức núp dưới dạng tín ngưỡng mang tên Dương Văn Mình (DVM). Một tổ chức đã được Cánh Cò vạch trần từ kẻ cầm đầu cho đến phương thức hoạt động. Bài viết lần này, Cánh Cò sẽ đề cập đến mục đích và hệ lụy từ tổ chức giả danh tôn giáo này.
Nếu có dịp tới khu vực người Mông sinh sống, chúng ta sẽ không thể nào tưởng tượng nổi ở nơi đây cái đói, cái khổ có thể tận cùng đến vậy. Bởi một số lớn bộ phận người Mông ở đây không lo làm ăn mà chỉ cầu nguyện bằng một lời dụ dỗ rất hấp dẫn rằng, chỉ cần treo cờ Dương Văn Mình trong nhà, khấn vái hàng ngày là không cần làm cũng có ăn, không cần học cũng biết chữ, trẻ mãi không già, già lại hóa trẻ, chỉ cần đưa người chết vào Nhà đòn, khấn vái đủ 24h, có khả năng người chết sẽ sống lại. Những điều tưởng chừng không thể tồn tại giữa thời đại 4.0 này, thế nhưng lợi dụng dân trí đồng bào thấp, lạc hậu, mật độ dân số thưa thớt, xa xôi, đường đi lại khó khăn, mọi thứ chỉ tin vào trưởng bản, chữa bệnh thì bằng thầy mo và từ sự ép buộc của các thành viên trong gia đình theo tà đạo từ đời ông cha, sang đời con cháu, vậy nên suốt 32 năm qua, tổ chức này đã ngày càng đi sâu, lôi kéo, tha hóa đồng bào người Mông.
Và cũng vì thế mà hình ảnh chúng ta sẽ dàng bắt gặp nhất ở nơi đây, đó là dù có đói thì người Mông vẫn ngồi xếp vòng tròn xung quanh một cái lán chưa đầy 5m2 để ngày đêm cầu nguyện, khấn vái, một con ve sầu, một con cóc. Vốn những con vật bình thường qua những lời tuyên truyền, ma mị của tổ chức Dương Văn Mình bỗng trở thành thần linh, có một sức mạnh ghê gớm. Thậm chí, để thuần hóa các tín đồ, tổ chức Dương Văn Mình đã bắt người dân phải cúng bái theo các quy định riêng như các vật vô tri thờ cúng tại nhà tang lễ hay còn gọi là Nhà đòn; tự ý chỉnh sửa quy ước, hương ước thôn bản thành các quy định riêng của mình, tôn sùng Dương Văn Mình như một đấng cứu thế. Vậy nên, mới có chuyện, năm 2019, để tổ chức sinh nhật cho Dương Văn Mình, một số lớn bộ phận người dân đã bán hết ruộng nương, mang hết tiền bạc chỉ để đi khắp nơi hát hò mừng sinh nhật y. Không những khiến bộ phận người dân bị u mê nghèo túng, mà tổ chức Dương Văn Minh còn vét nốt những hạt thóc giống trong gia đình họ bằng cái gọi là các khoản tiền phí để duy trì hoạt động của tổ chức, chi phí sinh hoạt cho chính bản thân mình. Thậm chí, được bao nhiêu tiền nhà nước hỗ trợ thì cũng tự động giao nộp hết cho DVM, vậy nên dù bài toán nghèo vẫn hoàn nghèo không bao giờ có lời giải.
Không chỉ có vậy, lợi dụng sự u mê của đại bộ phận đồng bào, tổ chức DVM đã tự thành lập ra những quy định nghiêm khắc để ép buộc đồng bào người Mông theo đạo từ chối quyền công dân và biệt lập với khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó dần dần ly khai đồng bào người Mông ra khỏi cộng đồng dân tộc, ra khỏi hệ thống tôn giáo của nhà nước hiện hành và ra khỏi thể chế chính trị của đất nước. Tất cả điều đó nhằm một âm mưu thâm độc là tập hợp cho mình một lực lượng để thành lập ra cái gọi là “Tổ quốc riêng của người Mông” mà kẻ làm vua đó là Dương Văn Minh. Điều này, đã được Dương Văn Mình tiết lộ rất nhiều lần qua các buổi phỏng vấn với các tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước.
Quá rõ âm mưu thâm độc của tổ chức này, bắt đầu từ năm 2018, Bộ Công an đã tổ chức các khóa học tiếng Mông, đã có hàng trăm cán bộ chiến sĩ, công an các địa phương được cấp chứng chỉ tiếng Mông về phục vụ tại địa phương. Điều này đã giúp cán bộ tiếp cận gần hơn với đồng bào, từ đó, công tác tuyên truyền, vận động đạt những hiệu quả rõ rệt hơn: nhận thức được nâng lên, một số đồng bào Mông đã dần nhận ra bản chất, sự thật đằng sau cái gọi là tín ngưỡng Dương Văn Mình chính là tà đạo. Thứ tà đạo này hết sức nguy hiểm, bởi nó đánh vào niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng của mỗi con người.
Bên cạnh đó, lực lượng Công an đã phát hiện, nắm rõ các đối tượng cốt cán trong tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, thường xuyên trực tiếp đấu tranh, vô hiệu hóa hoạt động của số đối tượng này, đồng thời căn cứ vào quy định của pháp luật, lập hồ sơ xử lý nghiêm những phần tử chống đối, có hành vi vi phạm pháp luật.
Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, lực lượng chức năng cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa. Không thể để một bộ phận đồng bào trong cộng đồng các dân tộc ta bị lôi kéo, lợi dụng, đi theo những luận điệu sai trái, những niềm tin lạc lối. Không thể để mỗi mùa xuân đến, mỗi mùa lễ hội trôi qua, lại có một bộ phận đồng bào Mông phải quỳ lạy những vật vô tri mà cuộc sống vẫn ngày càng cơ cực nghèo khổ. Và đặc biệt, không thể để khối đại đoàn kết dân tộc bị phá vỡ bởi nó được xây nên bởi chính xương máu của những người anh hùng, trong đó có cả đồng bào người Mông ta.
Cảnh báo mưu đồ lợi dụng tôn giáo chống phá vấn đề dân tộc
Dân tộc, tôn giáo lâu nay vẫn được xem là vấn đề nhạy cảm, bởi lẽ các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng để chống phá Việt Nam. Đặc biệt, gắn vấn đề dân tộc với tôn giáo để kích động tư tưởng ly khai, tự trị là một trong những âm mưu, thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động.
Thực tế hiện nay, ở một số địa bàn miền núi, do tác động của những yếu tố khách quan là chủ yếu nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, so với mặt bằng chung đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp; trình độ dân trí chưa cao, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại v.v… Lợi dụng tình hình này, những năm qua các thế lực thù địch, phản động đã núp bóng danh nghĩa tôn giáo để lập ra một số tổ chức nhằm kích động, lôi kéo, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động chống phá Đảng và chính quyền nhân dân.
Điển hình phải nhắc đến là cái gọi là “Nhà nước Đề ga”, do một số đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ tuyên bố thành lập tại Tây Nguyên vào năm 1999. Cùng với lập ra cái gọi là “Nhà nước Đề ga”, số đối tượng phản động lưu vong móc nối với một số phần tử phản động trong các dân tộc thiểu số tại các địa phương, đặc biệt là tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk dựng lên cái gọi là “Tin lành Đề ga”. Chúng mưu toan núp bóng tôn giáo và dân tộc để kích động, lôi kéo, tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia cái gọi là “Nhà nước Đề ga” – nhà nước riêng cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Sau khi bị ta đấu tranh ngăn chặn, gần đây, các đối tượng Fulro lưu vong lại dựng lên cái gọi là “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”… Thực chất đây là các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo nhằm tập hợp, phát triển lực lượng trong đồng bào dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Tương tự ở Tây Nam Bộ, các thế lực thù địch gia tăng tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng “ly khai” trong đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, mưu toan lập ra cái gọi là “Chính phủ Khmer Krôm lưu vong”, tiến đến thành lập “Nhà nước Khmer Krôm” ở vùng Tây Nam Bộ. Còn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền, kích động, lôi kéo, chi phối đồng bào tham gia cái gọi là “Nhà nước Mông”. Chúng mưu toan phát triển cơ sở trong đạo Tin lành, dùng đạo Tin lành để tập hợp lực lượng…
Có thể thấy chiêu bài lợi dụng tôn giáo và dân tộc, gắn tôn giáo với dân tộc để chống phá là rất nguy hiểm. Để đấu tranh ngăn chặn chúng ta phải tiến hành chặt chẽ, đồng bộ nhiều biện pháp từ hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, đến công tác đấu tranh bằng các biện pháp nghiệp vụ của các lực lượng chức năng và xử lý nghiêm minh những đối tượng cố tình vi phạm…
Nhưng trước hết là phải đẩy mạnh tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số nhận diện rõ ràng âm mưu, thủ đoạn, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động. Đi đôi với đó phải thường xuyên, liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Đây là nội dung rất quan trọng, bởi nhận thức sâu sắc về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nhận diện rõ ràng âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là cơ sở để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tích cực chấp hành, tổ chức thực hiện và nâng cao cảnh giác, không mắc mưu kẻ xấu, chủ động tham gia đấu tranh kiên quyết, có hiệu quả với những luận điệu, chiêu trò lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá.
Cùng với đó cần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo bằng các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, kịp thời, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể. Đời sống ngày càng đổi mới, khởi sắc là cơ sở để củng cố, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số vào Đảng, Nhà nước và chế độ; là động lực để đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc; không để các thế lực thù địch, phản động móc nối, lôi kéo, kích động, chia rẽ, phá hoại.
Mặt khác, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phải được triển khai đồng bộ với các chính sách, giải pháp phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao hiểu biết pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Dân trí mở mang, sức khỏe được chăm sóc tốt, đời sống văn hóa nâng cao, kiến thức pháp luật được nâng lên… là cơ sở để đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước; đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu, đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là cơ sở để đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao sức đề kháng, phòng chống mọi biểu hiện núp bóng tôn giáo, dân tộc để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Thursday, December 22, 2022
Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị-xã hội vùng Tây Nguyên của các "tà giáo", "tạp giáo"
Trong những năm gần đây, một số tà giáo, tạp giáo (có thể tạm gọi là hiện tượng tôn giáo mới - HTTGM) ở Việt Nam gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), ổn định chính trị và trật tự xã hội của các HTTHM ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt nguy hại là ảnh hưởng đến đời sống chính trị-xã hội, đến xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu vực
Một trong những vấn đề nhạy cảm ở vùng Tây Nguyên hiện nay ảnh hưởng đến quan hệ trong nội bộ từng dân tộc, giữa các tộc người với nhau và với quốc gia là sự gắn kết của hai vấn đề dân tộc và tôn giáo. Trong đó, việc chuyển đổi từ những tôn giáo chính thống hay tín ngưỡng truyền thống sang các HTTGM, nhất là những tổ chức liên quan đến "Tin Lành Đề ga", "Hà Mòn" "Amí Sara", "Pơ Khăp Brâu", "Cây Thập Giá Chúa Jesu Krits", "Ban Cầu Nguyện Phong Trào Phục Hưng Tin Lành", "Thanh Hải Vô Thượng Sư"... đã có nhiều ảnh hưởng đa chiều, phức tạp đến xã hội, nhưng quan trọng nhất vẫn là góp phần hình thành các cộng đồng dân cư cùng theo một HTTGM. Tính cố kết của những cộng đồng này không chỉ chủ yếu diễn ra trong số những người tin theo trong một dân tộc và cùng cư trú trên địa bàn, mà một số tổ chức còn phát triển rộng hơn giữa các dân tộc, giữa những người ở Tây Nguyên với một số vùng trong nước và các quốc gia khác, như "Tin Lành Đề ga". Những người theo một HTTGM này đều có điểm chung là cùng đức tin, hầu như họ chỉ cố kết giữa những người trong tổ chức với nhau nên tạo ra xu hướng quan hệ bó hẹp trong nội bộ nhóm. Các HTTGM do muốn giữ những người đi theo nên luôn yêu cầu họ phải sống tách biệt với cộng đồng và gia đình, như: không được chào hỏi, tiếp xúc, đi cùng đường với người không cùng niềm tin, kể cả đó là bố mẹ, vợ chồng, con cái, nhất là đối với cán bộ và đoàn công tác địa phương đến tuyên truyền, vận động từ bỏ tổ chức; không được phép kết hôn, làm cùng, ăn cùng, ở cùng những người khác niềm tin; không được phép tham gia các cuộc hội họp và hoạt động chung của cộng đồng, nếu có mặt cũng phải tách thành nhóm riêng và không thể hiện thái độ, chính kiến; không thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương;... Do không tham gia những hoạt động chung của cộng đồng và hưởng lợi từ các chính sách phát triển của Nhà nước, nên các mối quan hệ của họ chỉ diễn ra trong số những người cùng tin theo một HTTGM, tính cố kết cộng đồng truyền thống theo dân tộc và tôn giáo tại địa bàn cư trú trước đây bị phá vỡ, đời sống gia đình tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn trước,...
Đáng chú ý là hình thức cố kết này ở một vài địa phương của một số HTTGM phát triển có biểu hiện lấn át các hình thức cố kết cộng đồng truyền thống theo dòng họ, theo cộng đồng cùng dân tộc trong địa bàn cư trú và trong nội bộ tôn giáo. Thậm chí tại một vài địa phương có đông người tin theo HTTGM thì vào những thời điểm tổ chức này phát triển, những người cầm đầu, cốt cán đôi khi còn có ảnh hưởng lớn hơn một số người có uy tín trong xã hội truyền thống, cán bộ cơ sở và buôn làng trên một số lĩnh vực chung của cộng đồng. Hiện tượng này dẫn đến hệ quả là một số ít chính sách phát triển KT-XH, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo ở vùng có các HTTGM hoạt động mạnh bị tác động trực tiếp hay gián tiếp bởi những tổ chức này.
Tuy nhiên, sự biến đổi tôn giáo và tính cố kết cộng đồng này ở một số HTTGM, nhất là các tổ chức có tư tưởng cực đoan, không phải hoàn toàn từ nhu cầu của người dân, mà còn do tác động có chú ý của việc tuyên truyền và lôi kéo quần chúng trái pháp luật, khiến đời sống tín ngưỡng của một bộ phận người dân thuộc các DTTS ở Tây Nguyên có những biến động to lớn, sâu sắc và gây mất an ninh chính trị, trật tự xã hội. Trong đó, đáng chú ý là các thế lực thù địch lợi dụng những đặc điểm về lịch sử và tâm lý dân tộc, bất cập trong thực hiện chính sách và thực trạng phát triển KT-XH chưa đồng đều giữa các vùng, các tộc người để tuyên truyền kích động, lôi kéo người dân theo HTTGM. Mục đích là tập hợp những người cùng đức tin trong nội bộ tộc người hay giữa các tộc người ở trong và ngoài nước để hình thành những cộng đồng liên kết theo tâm linh nhằm xây dựng lực lượng, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động liên quan tới những tổ chức chính trị phản động, như: "Tin lành Đề ga", "Hà Mòn" gắn với "Nhà nước Đề ga". Đồng thời kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, phân biệt, chia rẽ người Kinh với người DTTS, người DTTSTC với người DTTS mới di cư đến, giữa tín đồ các tôn giáo là người DTTS, nhất là DTTDTC với tín đồ người Kinh... để thực hiện mưu đồ ly khai, tự trị ở Tây Nguyên, gây mâu thuẫn cục bộ trong nội bộ dân tộc và giữa các dân tộc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên.
Một số đối tượng cầm đầu cực đoan, quá khích còn lôi kéo, kích động người tin theo tham gia các hoạt động chống phá chính quyền, gây rối trật tự và tạo ra mâu thuẫn xã hội, như: biểu tình, bạo loạn những năm 2001, 2004 và 2008 do "Tin Lành Đề ga" tổ chức; khiếu kiện đòi khôi phục các tổ chức tôn giáo cũ và công nhận những tổ chức tôn giáo mới thành lập trái phép; đòi lại đất đai của tổ tiên và các cơ sở thờ tự cũ; kích động người dân vượt biên trái phép để gây rối nhằm quốc tế hóa và chính trị hóa vấn đề tôn giáo, dân tộc ở Tây Nguyên; tuyên truyền và phát tán các tài liệu tôn giáo trái phép, tài liệu phản động; tìm cách khống chế, làm mất uy tín cán bộ, đảng viên cốt cán ở địa phương; lợi dụng những biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng đối với những hoạt động vi phạm pháp luật của một số HTTGM và người tin theo, nhất là người DTTSTC để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời vu cáo, bôi nhọ chế độ mà trực tiếp là hệ thống chính trị cơ sở (HTCTCS) và cán bộ địa phương vi phạm nhân quyền, quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng nhằm gây nghi kỵ, mất đoàn kết và suy giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ ta.
Như vậy, sự phát triển và hoạt động của các HTTGM đã và đang góp phần làm gia tăng thêm các mối quan hệ chặt chẽ giữa những người cùng chung niềm tin với nhau, nhưng cũng là nhân tố gây ra các tác động phức tạp đối với vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc hiện nay ở Tây Nguyên, nhất là ở những vùng đa dân tộc, đa tôn giáo và vùng biên giới; ảnh hưởng tiêu cực đến tính cố kết nội bộ từng dân tộc, khối đại đoàn kết dân tộc, mà trên hết là ý thức quốc gia Việt Nam của một bộ phận người dân. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, các vấn đề nảy sinh của HTTGM, nhất là xu hướng cố kết cộng đồng theo từng tổ chức có thể tiếp tục phát triển và bị các thế lực thù địch lợi dụng vào những mục tiêu chính trị, gây thêm nhiều tác động tiêu cực, nhất là làm biến đổi những quan hệ xã hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và các tôn giáo ở Tây Nguyên, dẫn đến mầm mống ly khai, tư tưởng chia rẽ rất dễ bị kích động, lợi dụng để đòi độc lập, tự trị và hình thành "quốc giáo" cho "Nhà nước Đề ga" do tổ chức phản động Fulro lưu vong cầm đầu.
Ảnh hưởng đến hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ
Các HTTGM ngoài thành lập Ban lãnh đạo của tổ chức các cấp, còn hình thành những nhóm, hội, đoàn thể (như: phụ lão, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên...) để tuyên truyền, sinh hoạt, liên kết, hỗ trợ nhau trong làm ăn, sinh sống cũng như tập hợp, chỉ đạo quần chúng đi theo phù hợp với từng nhóm; đứng ra hoặc tìm cách tham gia giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cộng đồng liên quan đến những đối tượng nói trên... Do đó, đã hình thành một hệ thống tổ chức của các HTTGM ở buôn làng, nhất là tại một số nơi vào những thời điểm phát triển, các nhóm, hội, đoàn thể này hoạt động khá hiệu quả so với các đoàn thể của HTCTCS và buôn làng trên một số lĩnh vực chung của cộng đồng. Điều đó đã tác động đến nhận thức của người dân về vai trò của HTCTCS và đội ngũ cán bộ ở những địa phương có các HTTGM phát triển và nhiều người tin theo. Do đó, tại một số ít nơi đã nảy sinh hiện tượng vai trò và uy tín của gia làng, trưởng thôn buôn, đoàn thể trong HTCTCS và buôn làng có sự suy giảm nhất định trong quần chúng ở những nơi HTTGM phát triển; trong khi vai trò, uy tín và ảnh hưởng của các tổ chức và số đối tượng cầm đầu, cốt cán một số HTTGM lại tăng lên.
Trong quá trình hình thành và phát triển, các HTTGM cực đoan và những đối tượng cầm đầu thường tìm mọi cách làm suy yếu vai trò của HTCTCS và buôn làng bằng cách lôi kéo cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng họ theo tổ chức, đồng thời tạo dựng ảnh hưởng của HTTGM và số đối tượng cầm đầu, cốt cán tại địa phương đối với cộng đồng. Một số đối tượng cầm đầu còn có những hành động mang tính chính trị, gây mâu thuẫn xã hội, như: tuyên truyền các thành quả phát triển KT-XH ở địa phương cũng như những quyền lợi người dân đang được hưởng là do tổ chức của họ đem lại; thành lập các tổ chức hoạt động bất hợp pháp chống đối chính quyền; tổ chức cho người đi theo tập bắn vào bia tượng trưng là cán bộ, đảng viên chủ chốt của địa phương và ngấm ngầm đe dọa tính mạng, phá hoại tài sản gia đình họ... Những hoạt động này đã gây tâm lý hoang mang cho một bộ phận quần chúng và số ít cán bộ, đảng viên ở địa phương tại thời điểm "Tin Lành Đề ga" tổ chức các cuộc biểu tình, bạo loạn tại một số địa phương những năm 2001, 2004 và 2008.
Ở một số nơi, người đứng đầu các HTTGM cực đoan còn vu cáo cán bộ và chính quyền địa phương vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tìm cách khoét sâu, phóng đại một số hạn chế của chính quyền và cán bộ địa phương trong thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo; vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền, ức hiếp, kỳ thị người DTTS, người có đạo; làm giảm lòng tin của quần chúng đối với chế độ ta, mà trước hết là HTCTCS; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, gây mâu thuẫn, xung đột cục bộ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo; kích động tư tưởng bất mãn của người DTTSTC với người Kinh và DTTS mới di cư đến, của người dân với hệ thống chính trị (HTCT) và đội ngũ cán bộ; tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo, can thiệp chống phá Nhà nước ta; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, cản trở việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở địa phương.
Ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội
Các HTTGM thường có xu hướng chống đối và bất hợp tác với chính quyền, nhất là những đối tượng cầm đầu, cốt cán luôn tránh mặt không tiếp xúc với cán bộ, các đoàn công tác; không tham gia và thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Một số HTTGM còn thần thánh hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vị anh hùng có công với đất nước để thể hiện tư tưởng bất mãn với xã hội hiện đại, lợi dụng công tác chống tham nhũng, thói quan liêu, cửa quyền, hách dịch của Đảng và nhà nước về việc một số cán bộ, đảng viên cũng như các tệ nạn xã hội đang diễn ra để kích động, phê phán chế độ, bài bác chính quyền...
Các tổ chức phản động lưu vong nói chung và của người DTTS nói riêng luôn lợi dụng, núp bóng một số HTTGM do họ lập ra hoặc nảy sinh ở trong nước để hoạt động chống phá nước ta, nhất là gây mâu thuẫn, xung đột cục bộ để hình thành các điểm nóng về dân tộc và tôn giáo, làm mất ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tổ chức phản động ở nước ngoài luôn tìm cách móc nối với những HTTGM của người DTTSTC Tây Nguyên để chống phá đất nước ta, nhất là "Tin Lành Đề ga", "Hà Mòn" và một số tổ chức khác liên quan đến tổ chức phản động "Nhà nước Đề ga".
Những hoạt động trái phép của các HTTGM nói chung, đặc biệt là của những tổ chức cực đoan ở Tây Nguyên hiện nay vẫn diễn ra thường xuyên và phức tạp, nhất là ở vùng DTTSTC. Những hoạt động này được chủ động tăng cường nhằm mở rộng địa bàn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng; phát triển sang nhiều tộc người và đối tượng khác nhau, nhất là phụ nữ và thanh thiếu niên. Một số đối tượng cốt cán của "Tin Lành Đề ga", "Hà Mòn" và các HTTGM cực đoan khác còn có hành động quá khích vi phạm pháp luật và quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, như: lôi kéo, ép buộc người trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đi theo, thậm chí chỉ cần ghi tên để họ thống kê số lượng người đăng ký sinh hoạt nhằm lấy cơ tiến hành đấu tranh, gây sức ép, đưa ra yêu sách với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải công nhận tổ chức, cho phép hoạt động; ngấm ngầm phá hoại kinh tế gia đình, khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng những người dân và cán bộ trung kiên ở địa phương...
Để lôi kéo được nhiều người tham gia, những đối tượng cầm đầu, cốt cán ở trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn từ tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đến kích động người dân đấu tranh chống đối chính quyền (như: lợi dụng các buổi sinh hoạt chung để mở băng cát xét hay gọi điện thoại để người tin theo trực tiếp nghe đồng tộc lưu vong ở nước ngoài kêu gọi tách ra thành lập các tổ chức tôn giáo riêng của người DTTSTC; tham gia biểu tình, bạo loạn thành lập "Nhà nước Đề ga"); đồng thời kích động, ép buộc người tin theo tẩy chay các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương (như: không đóng thuế, không thực hiện nghĩa vụ quân sự, không đồng ý cho xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh ở địa phương; không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không cho trẻ em uống vác xin phòng bệnh, ốm đau không cần đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị mà chỉ cần tổ chức cầu nguyện và thực hiện các biện pháp ma thuật; không vay tiền ngân hàng, không nhận nhà tình nghĩa và kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở...).
Trong những năm gần đây, ở Tây Nguyên còn diễn ra tình trạng người dân một số DTTSTC liên quan đến "Tin Lành Đề ga" bị lôi kéo tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn, gây rối chống phá chính quyền, sau khi thất bại lại tiếp tục bị kích động và tổ chức cho vượt biên sang Campuchia, tìm cách định cư ở quốc gia thứ 3 theo diện tỵ nạn chính trị nhằm quốc tế hóa, chính trị hóa vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên. Hiện tượng vượt biên vẫn diễn ra bằng các đường dây nhỏ lẻ nhưng được tổ chức chặt chẽ và đưa đón tại biên giới. Vấn đề này diễn ra phức tạp, không chỉ là một trong những yếu tố gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ tộc người và giữa các tộc người, mà chính những người vượt biên không thành, số đi thoát hiện đã định cư ở nước ngoài hoặc đang bị giữ lại ở Campuchia hay được trả về nước còn có các mối quan hệ và hoạt động tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường về tư tưởng, tâm lý gắn với an ninh chính trị, kéo theo hàng loạt vấn đề nhạy cảm, phức tạp về dân tộc, tôn giáo cũng như công tác quản lý xã hội, quản lý biên giới ở trong và ngoài nước.
Những hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng trái phép của các HTTGM ở Tây Nguyên trong thời gian qua đã góp phần gây tâm lý hoang mang, nghi kỵ, mất đoàn kết cục bộ trong một bộ phận quần chúng nhân dân của một số dân tộc và giữa các dân tộc, giữa người dân với HTCT; hình thành và làm gia tăng các "điểm nóng" về an ninh chính trị, trật tự xã hội ở Tây Nguyên liên quan đến biểu tình, bạo loạn, vượt biên gắn với vấn đề ly khai, tự trị của một bộ phận người DTTSTC. Trong đó, việc lôi kéo, kích động người dân hình thành cộng đồng "Tin Lành Đề ga" riêng và tương tự là "Hà Môn" để phát triển thành "Công giáo Đề ga" sau này, được coi là cách thức quan trọng để tập hợp lực lượng đấu tranh chính trị tại chỗ, tổ chức cho người dân vượt biên trái phép hay trốn vào rừng đấu tranh vũ trang đòi ly khai, tự trị, gây bất ổn về an ninh chính trị và trật tự xã hội, làm suy yếu chính quyền cơ sở... đều nhằm phục vụ mưu đồ thành lập "Nhà nước Đề ga" ở Tây Nguyên.
Như vậy, qua nghiên cứu trên cho thấy, một số tổ chức hoạt động có yếu tố chính trị, như "Tin Lành Đề ga". "Hà Mòn". "Thanh Hải Vô Thượng Sư"... đã gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, như: gây tâm lý hoang mang, dao động trong một số bộ phận quần chúng, chia rẽ mối đoàn kết trong dân cư, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, từ đó làm tổn hại khối đại đoàn kết dân tộc; làm phức tạp tình hình chính trị tại địa phương; nảy sinh mâu thuẫn, bức xúc trong cộng đồng và khó khăn trong công tác quản lý an ninh trật tự xã hội; thay đổi nếp sống, tập quán truyền thống; xâm phạm về tài sản, tiền bạc, vật chất, thời gian lao động, thậm chí nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của con người; mang nặng yếu tố mê tín dị đoan làm mê hoặc con người, truyền bá những đức tin phản khoa học, phản văn hóa và chuẩn mực chung về đạo đức, lối sống...
Wednesday, December 21, 2022
Thứ giáo lí chỉ những kẻ hoang tưởng mới nghĩ ra
Thời gian qua, nhiều tổ chức, phần tử đã lợi dụng tự do tôn giáo để tuyên truyền, dụ dỗ đồng bào, đặc biệt là người dân vùng cao đi theo những tư tưởng mê tín dị đoan, tà giáo độc hại. Núp sau vỏ bọc tôn giáo, “khai sáng”, các phần tử đã kích động, lôi kéo người dân chống lại các đường lối, chính sách của đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…. Cá biệt, tà giáo Dương Văn Mình hoành hành tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đang gây ra những hệ lụy phức tạp, khó lường cho cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông. Cánh Cò xin trân trọng giới thiệu bài viết “Chân dung ‘giáo chủ’ Dương Văn Mình” về bản chất của kẻ cầm đầu thứ tà giáo tồn tại như một khối ung nhọt suốt 32 năm qua.
Dương Văn Mình, tên khác là Giàng Súng Mình, sinh ngày 9/5/1961 tại xã Xí Điêng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, người dân tộc Mông. Năm 1982, y theo gia đình chuyển đến sống tại thôn Ngòi Sen (Yên Lâm, Hàm Yên, Tuyên Quang). Thời điểm này, đồng bào Mông bị khủng hoảng lãnh tụ, khi nhiều già làng, chức sắc qua đời trong cuộc chiến tranh biên giới, Dương Văn Mình vì biết đọc, biết viết tiếng phổ thông nên có được chút ít uy tín trong cộng đồng.Thời điểm năm 1989, Dương Văn Mình nghe đài radio từ Phillipines (phát bằng tiếng Mông) tuyên truyền về hoạt động của tổ chức Vàng Chứ. Lấy “cảm hứng” từ Vàng Chứ, Dương Văn Mình bắt đầu con đường truyền bá tà giáo của mình. Y tự dựng lên câu chuyện “Rạng sáng ngày 01/08/1989, trong lúc đang ngủ thấy có 04 người từ trên trời xuống, 03 người quay về trời, còn Đức Chúa Giê su ở lại nhập vào người Dương Văn Mình” rồi đem đi truyền bá, tiêm nhiễm vào những người dân xung quanh.
Dù cực kỳ nhảm nhí và mê tín, lời rêu rao “Chúa Giê su nhập” đã giúp Dương Văn Mình tụ hội một lực lượng tay sai thân tín. Những tay chân này sau đó trà trộn vào các địa phương có người Mông sinh sống, rao giảng lời “sấm truyền” của Dương Văn Mình: “Năm 2000 trái đất sẽ nổ tung, con người sẽ chết hết, ai theo Dương Văn Mình sẽ được chúa Giê Su đón lên trời sống sung sướng, không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người chết sẽ sống lại, người già sẽ lột xác trẻ lại, người trẻ trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi bệnh. Người Mông sẽ có tổ quốc riêng…”.
Với phương thức này, Dương Văn Mình và đồng bọn đã lôi kéo không ít đồng bào nhẹ dạ, cả tin tin vào tư tưởng huyễn hoặc, phi lý. Nghe theo lời tuyên truyền của Dương Văn Mình, đồng bào Mông vốn đã khó khăn, nay bỏ bê ruộng đồng, bao nhiêu tiền bạc, vốn liếng đem cống nộp cho Mình và đám tay chân để cầu hồn, cúng bái… cung phụng cuộc sống phủ phê của chúng. Chỉ trong một thời gian ngắn năm 1989, tại một xã vùng sâu, vùng xa, Dương Văn Mình đã sắm sửa cho mình không thiếu bất kỳ tiện nghi nào của thành thị, từ nhà cao cửa rộng cho đến tivi, xe đạp… tất cả đều từ những tiền cúng nạp của “giáo dân”.
Trước những hoạt động phạm pháp tuyên truyền mê tín dị đoan và lừa gạt người dân, cùng với tố cáo của các nhạn nhân, năm 1990, Dương Văn Mình bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ và truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân và hành nghề mê tín dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng”, bị Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang tuyên án 5 năm tù giam. Mãn hạn tù, Dương Văn Mình không những không tu tâm dưỡng tính, và sẵn với bản chất lừa lọc, lười lao động, y tiếp tục lén lút tuyên truyền những luận điệu nhảm nhí.
Năm 1997, khi những hoạt động mê tín dị đoan bị phát giác, Mình bỏ trốn khỏi địa phương và sống như vợ chồng với… em gái của vợ (có mối quan hệ bất chính từ trước). 3 năm sau, y tập hợp tay chân, lôi kéo người dân và ra mắt cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình”, tự phong làm “Giáo chủ”. Trơ tráo hơn, y thậm chí còn gửi đơn yêu sách đòi chính quyền địa phương công nhận “Tín ngưỡng DVM là tín ngưỡng của người Mông”.
Vẫn bằng những lời rao giảng nhảm nhí, tà giáo này đã lôi kéo hơn 8.000 đồng bào Mông tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Dương Văn Mình bắt ép “giáo dân” thờ cúng thần linh do y tự sáng tác, tuân theo những luật lệ do y tự nghĩ ra, không theo bất kỳ giáo lý nào. Bản thân y cũng thừa nhận không biết gì về tôn giáo, giáo lý: “Không biết tôn giáo là gì và cũng không có Kinh Thánh. Vì từ nhỏ đến hai mươi chín tuổi tôi không được đi học, không có thầy nho thầy đạo gì…”, Dương Văn Mình nói trong một cuộc phỏng vấn với trang mạng chống phá RFA.
Hoang tưởng, vô học, vô luân, phản tôn giáo, là những gì có thể nói về “Giáo chủ” Dương Văn Mình. Ngay từ những ngày đầu tiên lún chân vào con đường tội lỗi, Dương Văn Mình đã chà đạp lên tất cả những giá trị tuyền thống gia đình, văn hóa tốt đẹp của người dân tộc Mông. Thế nhưng, suốt hơn 30 năm qua, dù khá nhiều tư tưởng ấu trí đã được đẩy lùi nhờ sự cảnh giác và nâng cao nhận thức của đồng bào Mông, những hoạt động phá hoại sự bình yên và khối đại đoàn kết dân tộc của Dương Văn Mình và đồng bọn vẫn chưa được nhổ bỏ một cách tận gốc.
Ảnh hưởng tiêu cực của các tổ chức tôn giáo trái phép ở Tây Nguyên
Từ năm 1986 đến nay ở Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tôn giáo trái phép trong cộng đồng DTTS, như "Tin Lành Đề ga" và "Hà Mòn". Việc tuyên truyền, phát triển các tổ chức này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, gây tâm lý bức xúc, hoang mang trong một bộ phận quần chúng nhân dân và tín đồ các tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Do đó, phần lớn các tổ chức này không được chính quyền địa phương công nhận, các cơ quan chức năng sở tại thường tiến hành công tác quản lý và đấu tranh với những hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng trái pháp luật.
Căn cứ nguồn gốc xuất xứ và bản chất gắn với nội dung hoạt động thì chủ yếu có 3 nhóm chính:
- Nhóm hình thành tại Tây Nguyên gồm các tổ chức: "Tin Lành Đề ga", "Hà Mòn", "Amí Sara", "Pờ Khắp Brâu", "Giáo hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam", "Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam và Hoa Kỳ", "Cây Thập giá Chúa Jesu Krits", "Ban Cầu nguyện Phong trào Phục Hưng Tin Lành"... Đây là nhóm các HTTGM có nguồn gốc và nội dung hoạt động chủ yếu liên quan đến Tin Lành, chỉ có "Hà Mòn" là thuộc Công giáo; số lượng người tin theo đông nhất và hầu hết là các DTTSTC, chỉ có một số rất ít người Kinh là đối tượng cầm đầu, cốt cán trong hai tổ chức "Giáo hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam" và "Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam và Hoa Kỳ". Nội dung hoạt động phần lớn mang yếu tố chính trị như "Tin Lành Đề ga", "Giáo hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam", "Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam và Hoa Kỳ", "Cây Thập giá Chúa Jesu Krits", "Ban Cầu nguyện Phong trào Phục Hưng Tin Lành"; hoặc ban đầu chỉ sinh hoạt tín ngưỡng thuần túy nặng về mê tín dị đoan như ""Amí Sara", "Pờ Khắp Brâu", "Hà Mòn", nhưng dần về sau trong quá trình hoạt động đã bị các thế lực thù địch bên ngoài, nhất là tổ chức Fulro lưu vong lôi kéo, lợi dụng, mà rõ nét nhất là tổ chức "Hà Mòn".
- Nhóm từ những vùng khác trong nước truyền vào gồm các tổ chức: "Tâm Linh Hồ Chí Minh", "Ngọc Phật Hồ Chí Minh", "Việt Nam Thánh Mẫu", "Tâm Linh Đạo", "Đạo Trời Thái Bình", "Đạo Tràng Hương Quảng", "Pháp Môn Di Lặc", "Bửu Tòa Tam Giáo", "Tổ Tiên Chính Giáo Đại Đạo", "Trường Sinh Học"... Đây là nhóm các HTTGM có nguồn gốc và bản chất gắn với Phật giáo, Đạo giáo hoặc tín ngưỡng truyền thống, nhưng cũng có tổ chức do chịu ảnh hưởng của cả Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng truyền thống nên mang tính "tạp giáo"; người tin theo chủ yếu là dân tộc Kinh, nhưng số lượng trong mỗi tổ chức không nhiều, có HTTGM chỉ vài chục người tham gia; các nội dung hoạt động phần lớn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng mang tính mê tín, dị đoan gắn với những vấn đề cá nhân và xã hội.
- Nhóm từ nước ngoài truyền vào Việt Nam và sau đó đến Tây Nguyên gồm các tổ chức: "Thanh Hải Vô Thượng Sư", "Pháp Môn Diệu Âm", "Nhất Quán Đạo", "Pháp môn Di Lặc", "Thiên Đạo", "Vô Vi", "Canh Tân Đặc Sủng"... Trong đó, một số tổ chức có cả người Kinh và người DTTS mới di cư đến tin theo, như: "Thanh Hải Vô Thượng Sư", "Pháp Môn Diệu Âm", "Nhất Quán Đạo"...; nhưng cũng có tổ chức chỉ có người Kinh tin theo là "Canh Tân Đặc Sủng", "Pháp môn Di Lặc", "Thiên Đạo", "Vô Vi"... Điểm chung cho cả hai loại này là số lượng người tin theo đều không đáng kể, các nội dung và hoạt động của những tổ chức này phần lớn mang tính "tạp giáo" giữa Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian của địa phương trước khi truyền vào Việt Nam, chỉ riêng ""Canh Tân Đặc Sủng" có nguồn gốc Công giáo. Nội dung hoạt động ban đầu chủ yếu mang tính mê tín dị đoan, nhưng dần về sau một số tổ chức đã có yếu tố chính trị rõ rệt, nhất là "Thanh Hải Vô Thượng Sư" truyền từ Đài Loan vào.
Số người tin theo thuộc các tổ chức tôn giáo trái phép này đa phần đã từng là tín đồ của Tin Lành hay Công giáo, còn một bộ phận nhỏ người Kinh và các DTTS mới di cư đến là từ Phật giáo hay những tín ngưỡng truyền thống của dân tộc nhưng vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.
Các đối tượng sáng lập, cầm đầu và cốt cán có người từng là những chức sắc, chức việc và tín đồ có uy tín của Công giáo hoặc Tin Lành, người có uy tín trong cộng đồng, thậm chí có cả viên chức đang công tác hay chiến sĩ đã bị kỷ luật... Những tổ chức này thường tồn tại và hoạt động bí mật, bán công khai, khi bị các cơ quan chức năng địa phương tiến hành quản lý, đấu tranh với những hoạt động vi phạm pháp luật thì âm thầm sinh hoạt hay chuyển sang địa bàn khác để che dấu, đối phó.
Nội dung tuyên truyền và hoạt động của các tổ chức tôn giáo này thường vay mượn nhiều yếu tố của các tôn giáo chính thống, tín ngưỡng truyền thống, nhưng có xu hướng chủ yếu là giải thích các giáo lý, giáo luật, nội dung sinh hoạt của những tôn giáo, tín ngưỡng này mang đậm nét thần quyền, đề cao khả năng huyền bí siêu linh cá nhân người cầm đầu và hồng ân của các đấng siêu linh mà tổ chức đó tin theo (như ai có việc gì cần cầu xin phù hộ thì viết nội dung ra giấy và cầu nguyện sau đó đốt lấy tro hòa với nước để uống sẽ linh nghiệm...). Nội dung và hoạt động gắn với những vấn đề cụ thể nảy sinh trong cuộc sống con người và địa phương nơi cư trú, nhất là những vấn đề bức xúc, khó khăn người dân không tự giải quyết được để tuyên truyền, lôi kéo họ dựa vào niềm tin tâm linh nhằm giải thoát những vướng mắc về tâm lý và tư tưởng đang nảy sinh, nhất là những lĩnh vực liên quan đến cầu may mắn, hạn chế rủi ro trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, những tổ chức trái phép này ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của nó
Hầu hết các tổ chức tôn giáo trái phép ở vùng DTTS Tây Nguyên đều tuyên truyền cách thức thực hành tín ngưỡng phản khoa học, phi đạo đức và văn hóa nhằm thu lợi bất chính, như: yêu cầu người đi theo phải đóng góp tiền của, công sức xây dựng mới hay tu sửa nơi thờ tự (thực chất là nhà riêng của những người cầm đầu, cốt cán), phục vụ những hoạt động nhằm duy trì và phát triển tổ chức của những đối tượng cầm đầu, cốt cán; tuyên truyền về ngày tận thế sắp xảy ra, ai trung thành đi theo tổ chức và thành tâm hiến dâng của cải, tài sản, siêng năng cầu nguyện sẽ được các thế lực siêu linh mà tổ chức tôn thờ đón đến nơi ở mới tốt đẹp hơn... Vì vậy, người tin theo không cần tài sản và tiền bạc mà nên hiến dâng cho các đối tượng sáng lập, cầm đầu để xây dựng, tu bổ các cơ sở thờ tự, mua sắp lễ vật cùng nhau cầu nguyện và tổ chức các sinh hoạt chung của nhóm, nhằm nhận được hồng ân của các thế lực siêu linh mà họ tôn thờ. Ai càng dâng hiến nhiều thì sẽ càng nhận được nhiều ân sủng.
Các tổ chức tôn giáo trái phép còn tuyên truyền người tin theo không cần làm cũng có ăn, siêng năng cầu nguyện và trung thành với tổ chức sẽ được ban cho cuộc sống tốt đẹp, mọi nợ nần kể cả vay tiền ngân hàng hay cá nhân đều được xóa bỏ, không bị ốm đau bệnh tật và bất hạnh trong cuộc sống. Để giữ niềm tin cho những người tham gia, đồng thời ép những người khác trong gia đình phải đi theo, những người cầm đầu, cốt cán của các tổ chức tôn giáo trái phép thường yêu cầu và buộc số người tin theo không được tiếp xúc và quan hệ với người khác niềm tin, tự tổ chức làm riêng và đổi công cho nhau trong nhóm, ăn riêng và sinh hoạt riêng, kể cả trong gia đình nếu vợ chồng, con cái có người theo và không theo cũng phải tách ra để làm ăn và sinh hoạt riêng, thậm chí li dị và phân chia tài sản, con cái. Đồng thời không tham gia các cuộc họp chung của cộng đồng, các chương trình, dự án, chính sách phát triển, hỗ trợ của chính quyền và tổ chức xã hội... Do vậy, sự hiểu biết về xã hội cũng như đời sống kinh tế của những gia đình này đã thấp kém lại gặp nhiều khó khăn hơn.
Phần lớn các tổ chức tôn giáo trái phép đều tuyên truyền và thực hành những hoạt động liên quan đến mê tín dị đoan, như: xem tướng số, bói toán về số phận con người; không tham gia các lễ hội và sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng; không thực hiện phong tục tập quán và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, đồng thời phủ nhận các tôn giáo chính thống, kể cả tôn giáo đó là nguồn gốc của mình để chỉ tin và trung thành với tổ chức... Do đó, đời sống văn hóa của những người tin theo tổ chức tôn giáo trái phép thường bị bó hẹp và góp phần làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong bộ phận dân cư này.
Tuyên truyền và thực hành chữa bệnh không cần dùng thuốc và thăm khám chữa trị ở các cơ sở y tế, mà chỉ cần tin vào đấng siêu linh được tôn thờ và thực tâm siêng năng cầu nguyện để nhận được hồng ân, thì dù bôi phân động vật vào vết thương cũng sẽ khỏi. Đồng thời thực hành những phương pháp chữa bệnh mang tính ma thuật, phản khoa học, như: viết lời cầu nguyện ra giấy để đọc sau đó đốt lấy tro hòa nước uống sẽ khỏi bệnh hay tập trung quanh người bệnh để cầu nguyện với niềm tin hết ốm đau. Cùng với đó là tuyên truyền không ăn thịt cá hay kiêng vào một số ngày nhất định trong tuần để thân thể được trong sạch, đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe những người tin theo, nhất là trẻ nhỏ và người già yếu.
Do tồn tại bất hợp pháp nên các buổi sinh hoạt chung của nhóm hay riêng trong nội bộ gia đình thường tổ chức lén lút vào lúc nửa đêm về sáng, ở những nơi hoang vắng để tránh bị các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương quản lý, đã ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, sản xuất, học tập và sức khỏe của những người tin theo, nhất là trẻ em và người già cũng như gây mất an ninh trật tự cộng đồng. Đa số các tổ chức tôn giáo trái phép còn gây ra tình trạng học sinh trong những gia đình tin theo bỏ học, trốn học, không tiếp tục học lên cao, nhất là con em những gia đình theo "Tin Lành Đề ga" và "Hà Mòn" trong những thời điểm nhạy cảm ở Tây Nguyên thời gian qua. Thậm trí con trai của Y Nguyên - bác sĩ và cũng là một trong những đối tượng cầm đầu của tổ chức "Amí Sara" đậu hai trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh, nhưng bố mẹ không cho đi để tránh tiếp xúc với người lạ, ở nhà cùng gia đình thực hành "tín ngưỡng" và kết hôn với con gái của người sáng lập ra tổ chức này.