Monday, February 17, 2020

Bóc mẽ VOICE và Lao Động Việt nhận bảo trợ từ FO chống Việt Nam



Sau vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01, các thành viên, thân hữu của Lao Động Việt như Tường An và Ngọc Anh Rolland đã cộng tác với VOICE trong một loạt các hoạt động – như phát động “Cầu nguyện Cho Đồng Tâm”, quyên tiền hỗ trợ nhóm Lê Đình Kình, thành lập trung tâm điều phối thông tin mang tên “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm”, công bố báo cáo và vận động quốc tế…
Trước đó khi Phạm Đoan Trang, thành viên của VOICE được RSF trao “Giải thưởng Tự do Báo chí” vào tháng 09/2019, Ngọc Anh và Tường An đã tổ chức một buổi giới thiệu sách của Đoan Trang ở Pháp, đồng thời tổ chức 2 đợt quyên tiền cho Đoan Trang in sách và chữa bệnh.
Được biết, Franck Rolland là Chủ tịch chi nhánh Rhône của nghiệp đoàn FO (Force Ouvrière, một công cụ mà CIA và NED dùng để chống Cộng) là chồng của Ngọc Anh Rolland. Sau khi kết hôn với Franck Rolland (ID Facebook: 100009932077319), Ngọc Anh thành lập Hội Văn hóa người Việt vùng Rhône. Ngày 26/05/2016, FO từng hỗ trợ nhóm Tường An soạn thảo bản cương lĩnh mới của Lao Động Việt. Vào dịp Giáng sinh năm 2017, Tường An (Lao Động Việt) và Đinh Thảo (VOICE) ăn tối với gia đình Franck và Ngọc Anh:



Bản thân, Franck Rolland lấy danh nghĩa Chủ tịch chi nhánh Rhône của nghiệp đoàn FO để viết thư ngỏ, công kích rằng Macron đã “bảo lãnh cho một nhà nước đàn áp” vào dịp Tổng thống Pháp Macron chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Pháp hôm 27/03/2018, đã khen ngợi những cải cách mới trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền của Việt Nam

Sau khi dự buổi giới thiệu sách của Đoan Trang tại Lyon hồi tháng 09/2019 (do Ngọc Anh tổ chức), Franck nói với BBC rằng mình đã làm việc với Lao Động Việt, theo dõi hồ sơ của nhóm này và giúp họ tổ chức các cuộc họp:

Như vậy, có thể nghi vấn, Franck Rolland, đại diện cho FO - một công cụ mà CIA và NED cùng vợ là Ngọc Anh Rolland đã hỗ trợ cho VOICE và Lao Động Việt từ lâu

                                                                      
Qua các thông tin trên, có thể thấy Franck Rolland của nghiệp đoàn FO đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Lao Động Việt. Ngọc Anh (vợ Franck) và Tường An (cán bộ Lao Động Việt) đã hợp tác chặt chẽ với tổ chức VOICE từ tháng 09/2019 đến nay. Vì cả Franck Rolland, Tường An đều thể hiện thái độ thù địch rất rõ ràng với chế độ chính trị ở Việt Nam và có quá trình hậu thuẫn bài bản cho VOICE, Lao Động Việt, do đó có căn cứ để tin rằng Lao Động Việt, VOICE đều là một tổ chức chống Nhà nước chế độ, nhận sự hậu thuẫn từ các tổ chức an ninh ngầm chuyên đạo diễn cách mạng chính trị các nước khác của Mỹ, chứ không đơn thuần là một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động hay đấu tranh cho xã hội dân sự như họ tuyên bố.

Sunday, February 16, 2020

Đảng Việt Tân trình kiến nghị về vụ Đồng Tâm lên Mizuho: khủng bố bênh khủng bố?



Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Ngày 12/01, Trịnh Bá Phương kêu gọi cộng đồng gửi tiền để phúng viếng ông Kình và giúp đỡ gia đình ông, thông qua tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh. Ngày 17/01/2020, Phương thông báo rằng Vietcombank đã vô hiệu hóa tài khoản ngân hàng mà Thúy Hạnh dùng để “nhận tiền phúng viếng” ông Kình. Chỉ gần 2 giờ sau, Nguyễn Anh Tuấn (nhân viên VOICE) kêu gọi “các tổ chức nhân quyền” báo cáo vấn đề này với tập đoàn Mizuho, cổ đông nắm 15% cổ phần của Vietcombank, để buộc Vietcombank trả lại khoản “tiền phúng viếng”. Tiếp thu ý tưởng của Tuấn, ngày 20/01, đảng Việt Tân kêu gọi ký tên vào kiến nghị gửi ngân hàng Mizuho và FED, để gây sức ép khiến Vietcombank phải thực hiện yêu sách vừa kể:


Ngày 05/02, Lê Đạt (thành viên nhóm “Hiệp hội Người Việt tại Nhật”, “Zombie Nguyễn” và “Antichicom”) đã đến trụ sở tập đoàn Mizuho để trao kiến nghị của Việt Tân. Chi tiết này xác nhận rằng nhóm “Hiệp hội Người Việt tại Nhật” và “Antichicom” là tổ chức con của Việt Tân, như giả định đặt ra hồi tháng 8 và 9 năm ngoái, khi Antichicom tổ chức một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc, chống Cộng, ủng hộ Hong Kong tại Tokyo và Osaka:







 Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, Mizuho và các nhà đầu tư khác không thể trách Vietcombank, khi ngân hàng này chỉ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm hợp pháp của mình trong vụ việc.
Cụ thể, Điểm c, Khoản 1, Điều 24 Luật An ninh Quốc gia năm 2004 quy định:


Điều 3 và Điều 8 Nghị định 122/2013/NĐ-CP “quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố” có đoạn:


Thứ hai, nếu Vietcombank nói với Mizuho rằng tác giả của bản kiến nghị chính là Việt Tân, rồi cho họ xem bộ phim “Khủng bố ở Little Saigon”, thì giá trị của đợt vận động sẽ giảm xuống gần như bằng 0. Việc một tổ chức khủng bố bênh vực một hành động khủng bố không phải là lý do phù hợp để Mizuho gây sức ép lên Vietcombank. Để đảng Việt Tân soạn và nộp kiến nghị này là một sai lầm ngớ ngẩn của các nhà dân chửi.
Võ Khánh Linh

Điểm tin lề trái số 76: Toàn cảnh vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01/2020



Chủ đề 1:
Cảnh sát hiện diện ở Đồng Tâm:
“tranh chấp đất đai” hay thực thi pháp luật?

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động tử vong. Nhân đó, các bộ phận của dư luận phi chính thống đã tuyên truyền về sự kiện này theo nhiều hướng khác nhau, để phục vụ cho mục đích chính trị riêng của từng nhóm.

Trước khi bàn về bản chất của vụ việc, chúng tôi xin điểm lại những diễn biến chính của nó.

Năm 2016, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã xảy ra vụ tranh chấp quyền sử dụng khu đất sân bay Miếu Môn. Trong đó, nhóm dân địa phương do Lê Đình Kình dẫn đầu coi đây là đất nông nghiệp; còn chính quyền địa phương xem đây là đất quốc phòng, cần giải phóng mặt bằng để tập đoàn Viettel xây công trình quân sự. Năm 2017, nhóm Lê Đình Kình bắt đầu có biểu hiện vi phạm pháp luật, khi làm bạo động bắt giữ 38 cảnh sát, đồng thời phối hợp với các tổ chức chống chế độ để làm truyền thông trên mạng xã hội. Ngày 25/04/2019, Thanh tra Chính phủ đưa ra “kết luận cuối cùng” về vụ việc, theo đó đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng. Ngày 25/11/2019, Thanh tra Chính phủ tổ chức buổi đối thoại với cư dân xã Đồng Tâm, nhóm bạo động nhận giấy mời nhưng không đến, lấy lí do sự kiện không diễn ra ở địa điểm họ đề nghị.

Cuối tháng 12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng đã phối hợp với lực lượng chức năng thúc đẩy việc giải phóng mặt bằng khu đất theo kế hoạch. Theo lời kể của Lê Đình Công, Lê Đình Quang trên mạng xã hội và RFA, thì từ ngày 29/12/2019, các cơ quan liên quan đã bắt đầu tập trung CSCĐ, dân quân, xe cảnh sát, xe chữa cháy, xe cứu thương ở trường bắn Miếu Môn; đồng thời dùng loa phóng thanh kêu gọi nhóm bạo động giao nộp vũ khí. Ngày 04/07, khi lực lượng chức năng chuẩn bị xây tường rào bao quanh khu sân bay Miếu Môn, nhóm bạo động đánh kẻng, đổ người mang vũ khí ra chặn, đe dọa rằng họ biến khu đất “thành bãi chiến trường đẫm máu”:

 
 
Từ đêm 06/01/2020, xã Đồng Tâm bị cắt Internet, tuy nhiên nhóm bạo động vẫn liên lạc được với các tổ chức chống đối ở bên ngoài, như ảnh chụp màn hình phía trên cho thấy.

Để xử lý dứt điểm các hành vi bạo động, chống người thi hành công vụ, khoảng 23h40’ ngày 08/01/2019, khoảng 1000 cảnh sát cơ động đã tập kết tại Ba Thá, gần xã Đồng Tâm. Một clip Livestream của nhóm bạo động cho thấy lúc 4h sáng 09/01, khi CSCĐ bắt đầu di chuyển vào làng, nhóm bạo động đánh kẻng tập hợp người và dùng vũ khí gây nổ để chống trả:

 
 
Hình ảnh trên clip khớp với lời kể của Đại tá Nguyễn Bình (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hà Nội) – theo đó "Khi các cơ quan chức năng vào cổng làng là các đối tượng tấn công ngay, rất manh động, ném 2 quả lựu đạn, bom xăng"; khiến 3 cảnh sát hy sinh.

Theo thông báo sau đó của cơ quan Công an, thì những người hy sinh gồm Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an); Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992, công tác tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) và Trung úy Phạm Công Huy (SN 1993, công tác tại Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, Công an thành phố Hà Nội).

Đến 05h40’ sáng, phía bạo động có 1 người bị thương do bị bắn vào tay, khoảng 20 người “cố thủ” trong nhà Lê Đình Kình:

 
Trưa 09/01, báo chí chính thống đưa tin rằng các đơn vị chức năng đã hoàn tất việc bắt giữ các đối tượng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vụ việc gây thương vong cho 4 người, gồm 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động.

Ngày 10/01, chính quyền địa phương thông báo rằng đối tượng bạo động tử vong là Lê Đình Kình, đồng thời bàn giao thi thể của ông Kình cho người nhà để mai táng, sau khi hoàn tất việc khám nghiệm tử thi. Khi ghi hình thi thể và trả lời phỏng vấn trên mạng xã hội, người nhà ông Kình cho biết ông chết ngay trên giường tại lầu 2 của căn nhà, do trúng 1 viên đạn ở đầu và 1 viên đạn ở tim, trên giường vẫn còn vết máu:

 
Cơ quan Công an cho biết Lê Đình Kình chết khi đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay. Ngoài ra, tại hiện trường, công an thu giữ 8 quả lưu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ:

 
 
Trong ngày 09/01, fanpage của CSCĐ viết rằng lượng thương vong bao gồm 6 cảnh sát, trong khi nhóm bạo động viết rằng lượng thương vong gồm cả Lê Đình Công, Lê Đình Chức, và con nhỏ 3 tháng tuổi của Lê Đình Uy. Tuy nhiên, cơ quan Công an tái khẳng định rằng chỉ có 3 cảnh sát hy sinh; và thông tin sau đó cho biết con của Lê Đình Uy vẫn an toàn, trong khi Lê Đình Công, Lê Đình Chức bị thương nặng và đang được điều trị tại bệnh viện.

Sau khi xem xét chuỗi diễn biến trên, chúng tôi xin đưa ra 5 ý kiến.

Thứ nhất, nếu nhìn vấn đề từ góc độ pháp luật, thì quá trình “tranh chấp” khu đất sân bay Miếu Môn đã kết thúc sau buổi đối thoại ngày 25/11/2019. Cơ quan chức năng đến xã Đồng Tâm ngày 04 và 09/01/2020 để thực thi các quyết định của pháp luật, chứ không phải để “tranh chấp đất đai”.

Thứ hai, vì nhóm bạo động đem vũ khí ra chiếm giữ khu đất sân bay từ ngày 04/01/2020, đồng thời tuyên bố “tử chiến” với cơ quan chức năng, báo chí chính thống đã đúng khi viết rằng họ ngăn cản người thi hành công vụ.

Thứ ba, hành vi của nhóm bạo động không thuộc diện “tự vệ chính đáng”, phần vì lý do vừa nêu, phần vì họ sử dụng, sở hữu các vũ khí thuộc danh mục bất hợp pháp.

Thứ tư, nếu cơ quan chức năng chứng minh được rằng họ đến thôn Hoành sáng 09/01 để bắt giữ nghi phạm có dấu hiệu tàng trữ vũ khí, cản trở người thi hành công vụ; thì hoạt động của họ không thuộc diện “giải phóng mặt bằng”, vì vậy không trái luật khi được thực hiện vào buổi đêm hoặc rạng sáng.

Thứ năm, không có lý do để khẳng định rằng cảnh sát bắn công Kình để “đánh rắn dập đầu”, hoặc để trả thù cho đồng đội. Động cơ “đánh rắn dập đầu” không hợp lý, vì việc ông tử vong gây hiệu ứng truyền thông bất lợi cho nhiều bên liên quan. Động cơ trả thù không hợp lý, vì ông Kình là đối tượng bạo động duy nhất tử vong tại hiện trường khi sự việc diễn ra. Bên cạnh đó, vị trí của vết đạn trên thi thể ông liên quan đến dụng ý bắn hạ nhanh hơn là dụng ý hành hạ.

Bổ sung: Sáng 14/01/2020, Bộ Công an đã cung cấp cho lãnh đạo các cơ quan báo chí một số thông tin chi tiết về vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm. Phần tường thuật này sẽ là cơ sở để dư luận tiếp tục trao đổi, làm rõ sự thật về vụ việc:

 


Chủ đề số 2:
Tin giả về vụ bạo động ở xã Đồng Tâm đã phát sinh như thế nào?

Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động tử vong. Để biết các tin giả về vụ việc đã phát sinh như thế nào, hãy cùng nhìn lại các hoạt động đưa tin về vụ việc.

Trong ngày 09/01/2020, báo chí chính thống chưa cung cấp nhiều thông tin chi tiết về các diễn biến ở xã Đồng Tâm. Vì vậy, dư luận chủ yếu biết đến vụ việc qua 2 nguồn tin sơ cấp trên mạng xã hội – là nhóm bạo động và một số tài khoản được cho là của cảnh sát cơ động.

Cụ thể, trước, trong và sau vụ việc, nhiều tổ chức chống đối ở bên ngoài đã vừa cung cấp thông tin cho nhóm bạo động, vừa giúp họ làm truyền thông.

Một mặt, nhóm bạo động được một cá nhân ẩn danh thông báo về các động thái của cảnh sát:

 
Mặt khác, từ khi các diễn biến bắt đầu vào ngày 29/12/2019, nhóm bạo động đã liên tục gửi tin tức và clip tại hiện trường cho một số bên khác để nhờ làm truyền thông. Số này bao gồm (1) các đội “dân oan” “kết nghĩa” với họ như Trịnh Bá Phương và Bùi Thị Minh Hằng; (2) Lê Dũng Vova của nhóm CHTV; (3) một người bạn ẩn danh của Đinh Ngọc Thu; (4) ông Nguyễn Đăng Quang của nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự;... Sau khi Trịnh Bá Phương và Bùi Thị Minh Hằng bị bắt tạm giữ trong ngày 09/01, em trai Phương là Trịnh Bá Tư đảm nhiệm việc truyền tin. Những người trung gian này vừa trực tiếp đăng tin lên mạng xã hội, vừa gửi nó cho một số tờ báo chống đối. Hai anh em họ Trịnh đưa tin sai rằng con nhỏ 3 tháng tuổi của Lê Đình Uy đã chết vì ngạt khí, và xác Lê Đình Chức sắp được gửi về gia đình; trong khi thông tin sau đó cho thấy cháu bé vẫn an toàn và Lê Đình Chức bị thương, đang được điều trị trong bệnh viện.

Cùng ngày 09/01, một số tài khoản Facebook được xem là của CSCĐ đã đưa ra thông tin rằng có 6 cảnh sát hy sinh, và Lê Đình Kình “bị tiêu diệt trong lúc định nổ bom tự sát”. Các tài khoản Facebook ủng hộ Nhà nước đồng loạt đăng lại những thông tin này, khiến chúng xuất hiện trên một số báo chính thống, trước khi cơ quan Công an khẳng định lại rằng chỉ có 3 cảnh sát hy sinh.

 
 
Sơ đồ dưới đây tóm tắt các hoạt động đưa tin về vụ việc:

 
Cách truyền tin như trên giúp các cộng đồng liên quan lập tức có thông tin từ hiện trường, để kịp thời phản ứng vớvụ việc. Tuy nhiên, nó làm phát sinh 4 vấn đề:

Thứ nhất, nhờ có nguồn tin, nhóm bạo động và giới chống đối nắm được động thái của CSCĐ từ 4 giờ trước sự kiện.

Thứ hai, truyền thông của các bên đã lan truyền một số thông tin được xem là sai sự thật – có thể phát sinh do (1) nhân chứng tại hiện trường bị kích động; (2) trung gian truyền tin cố tình thêm thắt, thổi phồng để tuyên truyền; hoặc (3) không có quy trình kiểm chứng:

Thứ ba, vì dư luận biết đến vụ việc này qua nhiều lời kể, ảnh chụp và bình luận có tính phân mảnh, rời rạc của người trong cuộc; thay vì qua những bản tường trình đầy đủ và khách quan; họ nhìn vụ việc theo lối “thầy bói xem voi” và dễ rơi vào tranh cãi vô ích:

      
Thứ tư, vì thông tin mà người trong cuộc cung cấp chứa nhiều hình ảnh, mô tả mang tính bạo lực, cùng động cơ trả thù của họ; chúng nối dài hận thù cá nhân của người trong cuộc ra các cộng đồng liên quan. Nhiều tài khoản Facebook của cả giới chống đối lẫn các lực lượng vũ trang đã hô hào nổ súng “tiêu diệt” phía còn lại, và việc này gây ra 2 ảnh hưởng xấu. Một: nó có thể làm phát sinh nhiều rủi ro tại các điểm nóng, hoặc các tình huống căng thẳng tương tự trong tương lai, gây nguy hiểm cho những người có mặt tại địa bàn. Hai: nó khiến dư luận có ấn tượng rằng đây là một tranh chấp có tính cá nhân và tính chính trị giữa 2 bên ngang nhau, trong khi nó là một tình huống thực thi pháp luật:

 
 
 
Như vậy, bức tranh dư luận về vụ Đồng Tâm không hề “nói lên sự thật về chế độ” như giới chống đối mô tả. Thay vào đó, nó thể hiện tình trạng hỗn loạn thông tin, trong đó tin giả và những lời kích động bạo lực, trả thù được xem là bình thường hoặc được ca ngợi. Tình trạng này đương nhiên có hại cho họ, vì họ vừa cần danh nghĩa “bất bạo động” để được nước ngoài ủng hộ, vừa không có cửa cạnh tranh về mặt bạo lực với các lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, nhiều khả năng giới chống đối sẽ vẫn duy trì tình trạng hỗn loạn thông tin này, phần vì sự thật thường không giúp họ câu View như tin giật gân, phần vì đa số họ chỉ ngồi ở nhà, dùng bàn phím kích người khác bước vào chỗ chết:

 


Chủ đề số 3:
Kẽ hở trong những câu hỏi và yêu sách quanh vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm

Trong 5 ngày đầu tiên sau vụ nổ súng ở Đồng Tâm; đã có 2 nhóm người thực hiện hoạt động chất vấn, đưa yêu sách về vụ việc; là Diễn đàn Xã hội Dân sự và Luật khoa Tạp chí.

Cụ thể, trưa 09/01/2019, Diễn đàn Xã hội Dân sự và các tổ chức liên quan đưa ra một văn bản soạn vội, mang tên “Tuyên bố Đồng Tâm 09/01/2020”. Đến ngày 10/01/2020, họ sửa lại văn bản, bổ sung thông tin, yêu sách mới, và đổi tên văn bản thành “Tuyên bố chính thức về vụ Đồng Tâm của 14 tổ chức và 269 cá nhân – Tuyên bố Đồng Tâm 10/01/2020”.

Ngày 11/01, Luật khoa Tạp chí đăng một “Bản câu hỏi phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm xung quanh vụ tấn công ở Đồng Tâm”, và nói sẽ gửi văn bản đến Bộ trưởng Lâm qua đường bưu điện.

Các câu hỏi và yêu sách của 2 nhóm vừa kể xoay quanh 4 vấn đề - là (1) Sự thật về vụ nổ súng hôm 09/01 ở xã Đồng Tâm; (2) Quyền Sở hữu Đất; (3) Quyền Tự do Ngôn  luận; (4) Hướng giải quyết vụ việc. Nội dung chính như sau:

Vấn đề
Câu hỏi & yêu sách

Sự thật về vụ nổ súng hôm 09/01 ở xã Đồng Tâm

* Diễn đàn Xã hội Dân sự:
_ “Câu hỏi 2: Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh?”
_ “Yêu sách 3: Lập tức điều tra một cách khách quan trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/1 ở Đồng Tâm, có sự tham dự của báo chí, giới luật gia, các nhân sĩ và tổ chức dân sự độc lập. (…)”.

* Luật khoa Tạp chí:
_ Đòi hỏi 1 bản tường trình chi tiết và đầy đủ về các diễn biến hôm 09/1/2020 ở xã Đồng Tâm, thông qua việc đặt 14 câu hỏi.
_ “1. Công bố các hồ sơ pháp lý xung quanh mảnh đất 59 hecta (mà người Đồng Tâm gọi là “cánh đồng Sênh”).”
_ “2. Công bố hồ sơ dự án “sân bay Miếu Môn” qua các giai đoạn.”
_ “3. Công bố văn bản quyết định tiến hành vụ “cưỡng chế” đêm 09/01/2020.”


Quyền sở hữu đất

* Diễn đàn Xã hội Dân sự:
_ “Yêu sách 6: Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp nước Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ, ở Hiến pháp và Luật Đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.”
_ “Yêu sách 4: (…) Không hình sự hóa trong việc giải quyết dân sự về đất đai.”
_ “Yêu sách 5: Khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”.

* Luật khoa Tạp chí:
(không đề cập)


Quyền tự do ngôn luận

* Diễn đàn Xã hội Dân sự:
_ “Yêu sách 4: Giải quyết công khai minh bạch toàn bộ vụ việc đất đai Đồng Tâm, thông qua trình tự pháp luật dân sự, và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và quá trình giải quyết. (…)”

* Luật khoa Tạp chí:
_ “1. Có hay không việc Bộ Công an ngăn chặn báo chí tác nghiệp tại hiện trường cũng như kiểm soát việc đưa tin của báo chí?”
_ “2. Những cơ quan báo chí nào “được phép” tiếp cận hiện trường và tác nghiệp?”
_ “3. Có những tiêu chuẩn nào để một cơ quan báo chí được tiếp cận hiện trường và tác nghiệp?”
_ “4. Cơ quan nào là đơn vị xét duyệt và cấp phép? Căn cứ pháp lý cho việc này?”
_ “5. Thông tin dày đặc trên các trang mạng “Cảnh Sát Cơ Động”, “PK-KQ Channel”, “Hội Đồng Hương Hà Tĩnh”… theo hướng buộc tội dân Đồng Tâm “khủng bố”, “giết người”, “tàng trữ vũ khí”, “chống người thi hành công vụ”, “phản quốc”. Xin cho biết Bộ Công an có cung cấp thông tin cho các trang mạng trên hay không? Quan điểm của họ có phải quan điểm chính thức của Bộ Công an không?”
_ “6. Cho đến giờ phút này (16:50 ngày 11/01/2020), theo nguồn tin của chúng tôi, khu vực xã Đồng Tâm vẫn bị cơ quan chức năng bố trí lực lượng bao vây, canh phòng cẩn mật, đặt trong tình trạng nội bất xuất ngoại bất nhập. Vì sao?”


Hướng giải quyết vụ việc

* Diễn đàn Xã hội Dân sự:
_ “Yêu sách 1: Chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm cũng như với nhân dân tất cả các địa phương ở Việt Nam.”
_ “Yêu sách 3: Khởi tố vụ án không chỉ đối với những người dân bị coi là chống đối, mà cả với những người ra mệnh lệnh, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang xông vào khu dân cư trong đêm tối một cách bất minh vì đó là nguyên nhân buộc người dân chống đối.”

* Luật khoa Tạp chí:
(ngoài việc yêu cầu công khai thông tin, không có đòi hỏi khác)


Qua bảng trên, có thể thấy các đòi hỏi của Diễn đàn Xã hội Dân sự thiên về vấn đề quyền sở hữu đất, trong khi các đòi hỏi của Luật khoa Tạp chí thiên về vấn đề quyền tự do báo chí, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Diễn đàn Xã hội Dân sự đưa ra 3 yêu sách mà hệ thống khó đáp ứng, là (1) công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, (2) “mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc, (3) truy tố những người có sai phạm trong quá trình tranh chấp đất đai và vụ nổ súng ngày 09/01; trong khi Luật khoa Tạp chí chỉ căn cứ vào pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, lời kêu gọi ký tên “Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm”, do một người trong nước giấu tên soạn, cũng đưa ra 3 yêu sách tương tự của Diễn đàn Xã hội Dân sự.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến, ứng với 4 cụm câu hỏi/yêu sách mà Diễn đàn Xã hội Dân sự và Luật khoa Tạp chí đưa lên dư luận.

Thứ nhất, về vấn đề công bố thông tin, sáng 14/01/2020, Bộ Công an đã cung cấp cho lãnh đạo các cơ quan báo chí một số thông tin chi tiết về vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm. Dư luận có thể căn cứ vào phần tường thuật này để tiếp tục trao đổi, làm rõ sự thật về vụ việc:

 
Cần lưu ý rằng phần tường thuật của Bộ Công an khớp với lời kể của một đối tượng bạo động vào ngày 04/01. Theo đó, khi lực lượng chức năng chuẩn bị xây tường rào bao quanh khu sân bay Miếu Môn, nhóm bạo động đã đánh kẻng, đổ người mang vũ khí ra chặn, đe dọa rằng họ biến khu đất “thành bãi chiến trường đẫm máu”:

 
 
Thứ hai, về vấn đề quyền sở hữu đất đai, cần lưu ý rằng quyền này không giúp ích gì cho nhóm bạo động của ông Lê Đình Kình. Nếu đọc lại kết luận của Thanh tra Tp. Hà Nội và kết luận rà soát của Thanh tra Chính phủ, để nhìn toàn bộ quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất sân bay Miếu Môn; bạn sẽ thấy giấy chứng minh quyền sử dụng đất của nhóm bạo động là không có giá trị pháp lý, do được cấp sai quy định. Các quan chức chịu trách nhiệm về số giấy tờ này đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp Việt Nam công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai trước khi vụ việc diễn ra, quyền này cũng không giúp ích gì cho nhóm bạo động.

Thứ ba, về vấn đề quyền tự do báo chí; nếu Luật khoa Tạp chí  đọc kỹ các Điều 9, 14, 17, 18, 25, 26, 27, 38 của Luật Báo chí 2016 trước khi viết bài; họ sẽ thấy các câu hỏi số 1, 2, 3, 4, 6 của họ là không cần thiết:

 
Thứ tư, về hướng giải quyết vụ việc, Diễn đàn Xã hội Dân sự nên lưu ý rằng cảnh sát đã chỉ sử dụng vũ lực và thâm nhập vào tư gia sau khi bị nhóm bạo động tấn công bằng những vũ khí bất hợp pháp. Vì vậy, nếu không đưa ra được thêm bằng chứng và lập luận, Diễn đàn không thể khẳng định rằng đây là trường hợp cảnh sát “dùng bạo lực để giải quyết vấn đề đất đai”, hoặc các quyết định của cảnh sát không phù hợp với pháp luật.



Chủ đề số 4:
Tận dụng cú shock Đồng Tâm để tạo biểu tượng cho Cách mạng Đen?

Trong 5 ngày sau vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm rạng sáng 09/01/2020, giới chống Cộng đã phản ứng bằng ít nhất 3 hoạt động “biểu tình” trên không gian mạng hoặc trong khuôn viên cơ sở tôn giáo.

Thứ nhất, trưa 09/01, admin Alexander Bùi của group “Hội Ủng hộ Dân chủ Hong Kong” tuyên bố “phá luật”; cho group đăng bài về Việt Nam, thay vì chỉ đăng bài về Hong Kong. Sau đó, group này nhanh chóng xuất hiện nhiều bài viết, comment cổ vũ việc dùng “vũ lực” để lật đổ chế độ:

 
 
 
Thứ hai, sáng 11/01, Tường An (nhóm Lao Động Việt) đăng một lời kêu gọi được cho là do “người trong nước viết”, ký tên “Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm”. Người viết kêu gọi độc giả tự mặc đồ đen, và thực hiện một “tuần lễ cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực trong vụ cưỡng chế Đồng Tâm”, kéo dài từ ngày 12/01 đến 19/01. Vì Tường An đăng lời kêu gọi khá sớm, và cùng bạn bè ở Pháp tổ chức cầu nguyện ngay ngày 12/01, nhiều khả năng người soạn lời kêu gọi có quan hệ với Tường An:

 
 
Trong những ngày tiếp theo, đã có thêm ít nhất 3 tổ chức hưởng ứng lời kêu gọi. Số này bao gồm nhóm Green Trees, Giáo xứ Song Ngọc, và “Người Việt tại Nhật” (chịu ảnh hưởng của Việt Tân):

 
 
 
 

Ngoài ra, nhiều người trong giới chống đối cũng đổi avatar thành chân dung Lê Đình Kình, hoặc thành dải ruy-băng đen (như hình trên). Tiền lệ này cho phép họ dùng quần áo đen và dải ruy-băng đen làm biểu tượng của các phong trào biểu tình trong tương lai. Việc biến tang lễ hoặc buổi tưởng niệm thành cuộc biểu tình là phù hợp với bài vở của các cuộc cách mạng đường phố:

 
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, việc giới chống Cộng tổ chức các buổi tưởng niệm ông Lê Đình Kình, một người có quan hệ với họ, là điều bình thường theo khía cạnh luân lý con người. Tuy nhiên, nếu họ biến những buổi cầu nguyện ở cơ sở tôn giáo thành hoạt động tuyên truyền chính trị, họ sẽ khiến đời sống tinh thần của mình bị trần tục hóa, và các quyết định chính trị của mình bị thánh hóa. Xin Giáo xứ Song Ngọc so sánh hành động của mình với những điều được viết trong Phúc âm Matthew:

“Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm.” (Mt 6:5-7)

Thứ hai, mong rằng khi bình luận về sự kiện ở xã Đồng Tâm, giới chống Cộng sẽ thật sự “tôn trọng luật pháp”, “hành xử văn minh, phi bạo lực”, như ghi trong lời kêu gọi cầu nguyện. Những comment ủng hộ bạo động trên group “Hội Ủng hộ Dân chủ Hong Kong” cho thấy họ đang không làm theo các tiêu chuẩn đó.

Thứ ba, với quyết định của admin Alexander Bùi, các sinh hoạt trên group “Hội Ủng hộ Dân chủ Hong Kong” đã bắt đầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Những admin tỉnh táo hơn nên chấm dứt khuynh hướng này, đồng thời giải quyết tình trạng hỗn loạn thông tin trong group và fanpage, trước khi công an gõ cửa nhà các bạn để mời gặp gỡ, trao đổi.

Nói gì thì nói, các nhóm biểu tình “vì nhân quyền” ở Việt Nam đang rơi vào tình trạng có “quyền” nhưng không có “nhân”. Vì vậy, những hạt giống “Cách mạng Đen” mà họ gieo trong dịp này có lẽ không có cơ hội nảy mầm, do sớm rơi vào nơi đất cằn hoặc máy xay sinh tố.



Chủ đề số 5:
Không khí bạo lực, hận thù của dư luận “dân chửi”
 đã và đang đẩy vụ Đồng Tâm vào bế tắc?

Vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01/2020 đã kích động hầu hết những người thường xuyên theo dõi thông tin chính trị trên mạng xã hội Việt Nam. Sau khi báo chí hôm 10/01 xác nhận rằng có chiến sĩ cảnh sát bị thiêu sống, và ông Lê Đình Kình bị bắn tử vong, cơn kích động này đã gia tăng và chia tách cộng đồng mạng thành các nhóm dư luận đối nghịch, tuyên bố “không đội trời chung” với nhau. Ở cả nhóm cổ vũ Đồng Tâm lẫn nhóm cổ vũ cảnh sát, các thành viên đều thông báo rằng họ vừa block, unfriend, “từ mặt”, “căm thù”… những người không cùng quan điểm với mình. Trong khi đó, ở nhóm ôn hòa, đứng giữa và tách khỏi quan điểm của hai nhóm vừa nêu, Nghiêm Hoa viết rằng “rất nhiều người đã chọn bên kể từ sự cố này”, còn Mai Thanh Sơn viết rằng vụ việc đã “có thể xé nát nhân dân thành nhiều mảnh”.

Cảm nhận của Hoa và Sơn xuất phát từ việc ranh giới giữa 3 nhóm này không hoàn toàn trùng với ranh giới “chống chế độ – NGO – ủng hộ chế độ” vốn tồn tại trước đó. Chẳng hạn, trong cánh “chống chế độ”, Trịnh Hữu Long nghiêng về quan điểm của nhóm ôn hòa; trong khi trong cánh NGO, Nguyễn Đức Thành nghiêng về quan điểm của nhóm cổ vũ Đồng Tâm. Nhóm ủng hộ cảnh sát không chỉ tập hợp Đảng viên, các lực lượng vũ trang và phóng viên các báo chính thống như thông thường; mà còn thu hút những người có bạn bè, người thân trong các lực lượng vũ trang; dù trước đó họ hoạt động trong cánh NGO hoặc có thiện cảm với cánh  “chống chế độ”. Đổi lại, nhiều phóng viên báo chính thống, bao gồm cả những người có tiếng là “chống tiêu cực” như Nguyễn Thu Trang, bị tẩy chay vì có phát ngôn ác ý về vụ việc.

Tình trạng chia cắt vừa nêu xuất phát từ việc 3 nhóm người có cảm xúc, quan điểm khác nhau về vụ việc, thể hiện trong bảng sau:


Nhóm cổ vũ Đồng Tâm
Nhóm ôn hòa
Nhóm cổ vũ cảnh sát
Bản chất của quá trình tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm
_ Cho rằng chính quyền địa phương đang “cướp đất nông nghiệp của người dân”, để giao cho tập đoàn Viettel kinh doanh.
_ Đồng ý hoàn toàn với lời kể, tài liệu và yêu sách của nhóm Lê Đình Kình.
_ (trong hầu hết các trường hợp) Cho rằng hiện chưa thể xác định bên nào đúng, bên nào sai, do thiếu thông tin.
_ Đòi công bố hồ sơ pháp lý xung quanh mảnh đất, và hồ sơ dự án xây dựng Sân bay Miếu Môn, để các bên cùng phối hợp làm rõ vụ việc.
_ Cho rằng nhóm Lê Đình Kình dùng thủ đoạn để chiếm dụng đất quốc phòng do tham lam, do được các nhóm chống chế độ trả tiền và hứa hẹn.
_ Đồng ý hoàn toàn với các kết luận của Thanh tra Tp. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ.
Bản chất của vụ nổ súng rạng sáng 09/01
_ “Người dân Đồng Tâm” không chống người thi hành công vụ; cảnh sát đến làng vào 4h sáng để “càn quét, khủng bố, cướp bóc, tàn sát” “người dân”.
_ Không có đủ thông tin để kết luận, do cơ quan chức năng không giải trình, không có báo chí độc lập chứng kiến sự việc và phỏng vấn người liên quan.
_ Nhóm bạo động bị CSCĐ xử lý do “chống người thi hành công vụ”; hoặc do là “phản động”, khủng bố”.
Thái độ trước thương vong của các bên trong vụ việc
_ Ban đầu không tin rằng phía cảnh sát có thương vong. Sau đó hả hê trước thương vong của CSCĐ. Cho rằng CSCĐ là “kẻ cướp đất”, “sai hoàn toàn”, “ác quỷ”, nên “chết là xứng đáng”.
_ Không tin Lê Đình Kình cầm lựu đạn khi bị hạ. Khóc thương ông Kình, cho rằng cảnh sát “dã man” khi “mổ bụng moi gan”, bắn vào đầu và tim ông. Tôn ông Kình làm anh hùng. Khai thác các hình ảnh của gia đình ông Kình để tuyên truyền.
_ Tuyên bố rằng họ “căm thù” chế độ vì những tổn thất của gia đình ông Kình.
_ Cho rằng sinh mạng của cả cảnh sát lẫn nhóm bạo động đều đáng trân trọng, do cả hai đều “là con người”/”là người Việt Nam”.
_ Hả hê trước cái chết của Lê Đình Kình. Cho rằng ông Kình là “giặc”, “phản động”, “khủng bố”, nên chết là xứng đáng.
_ Khóc thương CSCĐ vì họ bị thiêu sống một cách dã man. Tôn những cảnh sát đã hy sinh làm anh hùng. Khai thác các hình ảnh của gia đình họ để tuyên truyền.
_ Kêu gọi trả thù thi thể Lê Đình Kình, “quét sạch thôn Hoành để bù đắp những mất mát của cảnh sát.
Hướng cần làm để giải quyết vụ việc
_ Đòi công khai thông tin về vụ việc.
_ Đòi xét xử công khai.
_ Đòi trả lại tài sản, đền bù thiệt hại cho gia đình ông Kình.
_ Xử lý nghiêm nhóm bạo động.
_ Đòi mở ủy ban điều tra độc lập, tiến tới xét xử công khai những quan chức có sai phạm trong quá trình tranh chấp đất và trong vụ nổ súng ngày 09/01.

_ Kêu gọi Nhà nước tiếp tục đối thoại với nhóm bạo động.
Thay đổi chính trị cần có sau vụ việc
_ Đòi áp dụng mô hình tam quyền phân lập, để giới hạn quyền tùy ý hành động của nhánh Hành pháp, bao gồm chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang.
_ Đòi công nhận quyền sở hữu của tư nhân đối với đất đai.
_ Đòi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp.
_ Đòi các cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm giải trình.
_ Đòi Đảng và Nhà nước ngừng áp dụng tư tưởng nhân đạo, bao dung. Quay lại áp dụng chuyên chính vô sản, dùng bạo lực tiêu diệt các thành phần trở cờ, dân túy, bất kể tuổi tác hay công lao trong quá khứ.
_ Đòi tiếp tục xử lý sang các nhóm ở giữa – như Đại biểu Quốc hội ủng hộ Đồng Tâm hoặc các NGO.
_ Kêu gọi lật đổ chế độ, với lý do vụ việc cho thấy “Đảng Cộng sản là kẻ thù của nông dân”. Tỏ rõ rằng họ sẽ gia tăng khai thác các mâu thuẫn liên quan đến đất đai.
_ Kêu gọi giám sát, giới hạn quyền tự ý hành động, gia tăng trách nhiệm giải trình của lực lượng vũ trang.
Thái độ trước hai nhóm còn lại
_ Thù nghịch nhóm cổ vũ cảnh sát.
_ Coi nhóm ôn hòa là giả tạo.
_ Sợ, coi thường hai nhóm còn lại.
_ Kêu gọi bình tĩnh xem xét vụ việc.
_ Thù nghịch nhóm cổ vũ Đồng Tâm và nhóm ôn hòa.
_ (một số trường hợp) Coi nhóm ôn hòa là ngây thơ hoặc giả tạo.

Một số bài viết thể hiện cảm xúc và thái độ của nhóm cổ vũ Đồng Tâm:

 
 
 
Một số bài viết thể hiện cảm xúc và thái độ của nhóm cổ vũ cảnh sát:

 
 
 
Một số bài viết thể hiện cảm xúc và thái độ của nhóm ôn hòa:

 
 
 
Trường hợp nhóm ôn hòa tranh luận với nhóm cổ vũ Đồng Tâm:

 
Ngoài ra, một số lực lượng thuộc nhóm cổ vũ Đồng Tâm đã tận dụng không khí kích động, chia rẽ để leo thang các hoạt động của mình, hoặc để giành thị phần. Chẳng hạn, Lê Thế Thắng (nhóm Báo Sạch) hả hê khi thấy một số phóng viên báo chính thống nổi tiếng – như Bạch Huệ và Nguyễn Thu Trang – bị mất độc giả vì gia nhập nhóm ủng hộ cảnh sát:

 
 
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, nhóm ủng hộ Đồng Tâm cần lưu ý rằng họ đang ngập trong tin giả. Trong khi họ viết rằng Lê Đình Công, Lê Đình Chức và đứa con nhỏ 3 tháng tuổi của Lê Đình Uy đã thiệt mạng trong vụ việc, thực tế cho thấy 3 người này còn sống. Trong khi họ viết rằng phía cảnh sát không có thương vong nào, 3 cảnh sát hy sinh đã được công khai danh tính, trao huân chương và tổ chức tang lễ. Trong khi họ viết rằng ông Lê Đình Kình bị “mổ bụng, moi gan”, “bắn vào đầu và tim”; thực ra vết mổ trên xác ông là vết mổ bình thường để khám nghiệm tử thi, và vết đạn vào đầu, ngực ủng hộ giả thuyết rằng ông bị cảnh sát bắn hạ trong tình huống khẩn cấp thay vì trả thù. Trong khi họ viết rằng nhóm Lê Đình Kình không có vũ khí, không dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; lời kể của một đối tượng bạo động vào ngày 04/01 và phần thông tin mà Bộ Công an công bố vào ngày 14/01 đã khớp với nhau, và thể hiện dấu hiệu phạm tội của nhóm ông Kình:

 
 
 
Thứ hai, bảng trên cho thấy nhóm ủng hộ Đồng Tâm và nhóm ủng hộ cảnh sát có cách hành xử rất giống nhau. Về mặt cảm xúc, cả hai đều không coi đối phương là con người, kêu gọi trả thù đối phương, và từ chối mọi hình thức đối thoại. Về mặt thông tin, cả hai đều đưa tin sai sự thật về số thương vong và tình huống thương vong của bên mình, đồng thời phủ nhận mọi thông tin mà đối phương cung cấp. Như vậy, nhóm ủng hộ Đồng Tâm đang thể hiện rằng họ không hơn những người mà họ thù ghét, và họ không cung cấp được một lối thoát nào cho vụ việc. Ngoài ra, họ cũng đi ngược lại tư tưởng nhân quyền, khi cho rằng cảnh sát và bạn bè, người thân là “ác quỷ”, chứ không phải là những con người có lý tưởng, phẩm giá và cảm xúc:

 
Thứ ba, nếu các nhóm dư luận muốn trao đổi với nhau để góp phần tìm sự thật về vụ việc và tìm giải pháp cho vấn đề, trước tiên họ phải chỉ ra một cơ sở dữ liệu chung và nguyên tắc làm việc chung mà các bên cùng chấp nhận. Cơ sở dữ liệu chung không thể không bao gồm ảnh chụp các vật chứng tại hiện trường, và những tin nhắn, clip mà nhóm bạo động tự quay thể hiện dự định, hành vi phạm pháp của họ. Nguyên tắc làm việc chung không thể không bao gồm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Vì nhóm ủng hộ Đồng Tâm phủ nhận cả vật chứng của cảnh sát lẫn pháp luật, để rũ bỏ mọi trách nhiệm của những người thuộc “phe mình”, thực ra họ đang tạo thêm bế tắc cho quá trình xử lý vụ việc. Và họ đã gây bế tắc trong suốt 3 năm nay, khi liên tục kích cho nhóm ông Kình thù hằn chính quyền và có hành vi bạo động:

 

Link tài liệu (xếp theo trình tự thời gian):



* Về diễn biến của vụ việc:

_ “…Ad cảm phục người dân Đồng Tâm, nhưng trong thế quyết tử giữ đất rất mong người dân nhận thức rạch ròi ko cần nương bóng mấy khẩu hiệu dù là có tí ve vãn hay là troll Đảng Cộng Sản nữa. Trong vụ này, nói nhanh cho vuông: Đảng Cộng Sản là Kẻ Thù của nhân dân Đồng Tâm.” – VV (Nhật ký Yêu nước), 29/12/2019, 19:43

facebook.com/nhatkyyeunuoc1/photos/a.638283602865057/3361757253850998/?type=3&__tn__=-R

_ “Tin KHẨN: ĐỒNG TÂM TIẾP TỤC NÓNG” – Chú Tễu (trang FB), 29/12/2019, 22:04

facebook.com/nguyenxuan.dien.1/posts/2149617775141152

_ “Vũ khí đuổi tàu ngoài biển xuất hiện tại điểm nóng Đồng Tâm!” – RFA, 06/01/2019

rfa.org/vietnamese/in_depth/using-weapons-to-chase-ships-out-at-sea-to-chase-people-01062020110128.html

_ “SOS: ĐỒNG TÂM BỊ CẮT INTERNET. CÓ THỂ ĐÊM NAY CHÚNG TẤN CÔNG ĐỒNG TÂM” – Chú Tễu (trang FB), 06/01/2019, 23:05

facebook.com/nguyenxuan.dien.1/posts/2166308393472090

_ “Tin nóng từ Đồng Tâm  Một người bạn của chúng tôi nhận được tin nhắn từ một người dân Đồng Tâm, với nội dung như sau:” – Đinh Ngọc Thu (FB cá nhân), 07/01/2020, 23:25

facebook.com/thudinhn/posts/2721456577948095

_ “Tin khẩn Đồng Tâm. Lúc 23h40p các xe chở cảnh sát cơ động đang tiến về Đồng Tâm. Clip do một người dấu tên gửi cho người dân Đồng Tâm.  cập nhật: lúc 2h54 sang ngày 9/1, bà con ĐT báo hơn một nghìn CSCĐ đã tập kết tại Ba Thá, gần ĐT” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 08/01/2019, 23:54

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/videos/2437426013185754/

_ “Đồng Tâm lúc 4h quân cướp đất bắt đầu tràn vào tấn công bà con Đồng Tâm. Tiếng kẻng báo động bắt đầu vang lên” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 09/01/2019, 04:04

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/videos/2437607856500903/

_ “S.O.S: CỨU! CỨU ! CỨU ... phụ nữ và em bé 3 tháng đang bị xịt lựu đạn cay… Hiện giặc cướp ném hơi cay vào nhà ông Lê Đình Công ( Có lẽ chúng lùng bắt những người chúng cho là “ Cầm đầu “ ) Nhưng hiện tại trong nhà chỉ có phụ nữ mới sinh được 3 tháng và em bé ! Cô gái gọi kêu cứu” – Bùi Thị Minh Hằng (FB cá nhân), 09/01/2019, 05:41

facebook.com/bui.thiminhhang.58/videos/786359805216735/

_ “Đồng Tâm bị đàn áp, một người dân bị bắn gãy tay. Người dân đã bị bao vây khống chế, khoảng 20 người đang cố.thủ trong nhà cụ Kình” – Trịnh Bá Tư (FB cá nhân), 09/01/2019, 05:42

facebook.com/trinhbatudhtdtt/posts/1447923288699534

_ “lúc 5h50p quân cướp cộng sản vẫn đang tấn công nhà cụ Kình. một cháu bé 3 tháng tuổi bị dính đạn hơi cay. và khoảng 20 tên an ninh đang bao vây nhà tôi. Năm 2017 khi cưỡng chế Đồng Tâm chúng cũng xông vào nhà bắt tôi lên đồn công an, hôm nay chúng cũng lại muốn tái diễn hành vi khốn nạn này.”  – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 09/01/2019, 05:52

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2437671916494497

_ “17h23 ngày 9/01/2020.  Người dân Đồng Tâm gọi ra cho biết, cộng sản đã tấn công và bắt đi toàn bộ gia đình nhà cụ Lê Đình Kình (khoảng 30 người) và một số người dân, con trai chú Lê Đình Công bị bắn gãy tay, cháu chú Lê Đình Công 3 tháng tuổi bị ngạt hơi cay có thể đã không qua khỏi (vì thế mà chúng đưa cả mẹ và đứa bé sơ sinh 3 tháng tuổi đi), chú Lê Đình Công có thể đã hi sinh khi quân cướp đất nổ mìn phá tường để bắt người, ông Hiểu bị chúng xua 4 con chó becgie cắn xé và bắt đi. 59ha đất nông nghiệp Đồng Sênh đã bị bao chiếm bằng hàng rào và dây thép gai. Trong lực lượng đàn áp có cả xã hội đen săm trổ, nhiều nhà dân bị cướp phá tài sản. Tin 3 tên cướp chết tại Đồng Tâm cần xác minh lại, người dân cho rằng đây có thể là kế gắp lửa bỏ tay người của cộng sản…” – Trịnh Bá Tư, (FB cá nhân), 09/01/2020, 17:28

facebook.com/trinhbatudhtdtt/posts/1448434198648443

_ “TIN MỚI NHẤT VỀ ĐỒNG TÂM TỪ ĐẠI TÁ AN NINH NGUYỄN ĐĂNG QUANG” – Hoàng Hưng (FB cá nhân), 09/01/2020, 21:08

facebook.com/nhavandoclap/posts/780963352416540

_ “Đụng độ cưỡng chế đất Đồng Tâm: ít nhất 3 công an, 1 người dân chết” – VOA, 09/01/2020

voatiengviet.com/a/dung-do-cuong-che-dat-dong-tam-tam-it-nhat-3-cong-an-1-nguoi-chet/5238378.html

_ “Tin buồn. ngày 10/1/2010” – Trịnh Bá Tư (FB cá nhân), 10/01/2020, 15:54

Trích: “…Gia đình cụ Lê Đình Kình sáng nay được thả 4 người, nhưng ngay khi về những người được thả là 3 phụ nữ và cháu bé 3 tháng tuổi, lại nhận được thông báo đến UBND xã Đồng Tâm để nhận xác ông Lê Đình Kình. Gia đình vừa đến uỷ ban xã, nhưng không ký kết vì lý do không cho gia đình nhìn mặt cụ Kình.  Tin cho biết thêm con trai cụ Kình là Lê Đình Chức công an đang chở xác về địa phương…”.

facebook.com/trinhbatudhtdtt/posts/1449460005212529

_ “Lúc gần 17h ngày 10/1/2020.  Trong tiếng khóc nghẹn ngào bà con Đồng Tâm nói xác ông Lê Đình Kình và xác con trai ông là Lê Đình Chức đang được đưa xác về nhà, mà ngôi nhà giờ cũng chỉ là đống đổ nát bởi bom mìn.  Còn chưa biết tiếp theo là xác ai nữa, là xác của anh Công con trai thứ của cụ Kình, hay của anh Quang cháu nội cụ Kình. Đau xót quá, cộng sản tàn bạo quá. tao căm thù chúng mày lũ giặc cộng sản.” – Trịnh Bá Phương (FB cá nhân), 10/01/2020, 16:50

facebook.com/trinhbaphuong.trinhba/posts/2439130499681972

_ “TRỜI CAO ĐẤT DÀY ƠI! CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH VÀ CON TRAI ĐÃ QUA ĐỜI TRONG TRẬN CÀN CỦA GIẶC ÁC RẠNG SÁNG 9/1/2020 VÀ VỪA ĐƯỢC TRẢ XÁC VỀ CHO GIA ĐÌNH…” – Nguyễn Xuân Diện (FB cá nhân), 10/01/2020, 16:58

facebook.com/photo.php?fbid=2204638643172428&set=a.1567029753599990&type=3

_ “Bộ Công an: Ngoài 3 cảnh sát hy sinh trong vụ Đồng Tâm, các cán bộ chiến sỹ đều an toàn” – 10/01/2020, 18:17

soha.vn/bo-cong-an-ngoai-3-canh-sat-hy-sinh-trong-vu-dong-tam-cac-can-bo-chien-sy-deu-an-toan-20200110172225002.htm

 _ “Bộ Công an xác nhận: Khi ông Lê Đình Kình tử vong, trên tay cầm giữ quả lựu đạn” – TTXVN, 10/01/2020, 22:03

baotintuc.vn/thoi-su/bo-cong-an-xac-nhankhi-ong-le-dinh-kinh-tu-vong-tren-tay-cam-giu-qua-luu-dan-20200110211619588.htm

_ “Bộ trưởng Tô Lâm: Các cán bộ chiến sĩ đã hi sinh vì bình yên cuộc sống của nhân dân” – CAND, 11/01/2019, 19:01

Trích: “…Ba cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh đó là Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an); Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992, công tác tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) và Trung úy Phạm Công Huy (SN 1993, công tác tại Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, Công an thành phố Hà Nội). (…) Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho 3 chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm…”.

cand.com.vn/guong-sang/bo-truong-to-lam-tham-dong-vien-gia-dinh-cbcs-hy-sinh-tai-dong-tam-577754/

_ “Bộ Công an thông tin chi tiết về vụ Đồng Tâm” – PLO, 14/01/2020, 10:19

plo.vn/thoi-su/bo-cong-an-thong-tin-chi-tiet-ve-vu-dong-tam-883694.html



* Về về động thái liên quan đến Đồng Tâm của nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự và Luật khoa Tạp chí:

_ “TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 9.1.2020” – Hoàng Hưng (FB cá nhân), 09/01/2019, 14:45

facebook.com/nhavandoclap/posts/780696772443198

_ “HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm” – RFA, 09/01/2019

rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hrw-calls-vn-to-allow-watchdogs-to-dongtam-01092020070424.html

_ “TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC VỀ VỤ ĐỒNG TÂM CỦA 14 TỔ CHỨC VÀ 269 CÁ NHÂN –  TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020” – Hoàng Hưng (FB cá nhân), 11/01/2019, 08:19

facebook.com/nhavandoclap/posts/782385355607673

_ “Vụ Đồng Tâm: Danh sách câu hỏi Luật Khoa gửi Bộ Công an” – Luật khoa Tạp chí, 11/01/2019

luatkhoa.org/2020/01/vu-dong-tam-danh-sach-cau-hoi-luat-khoa-gui-bo-cong-an/

_ “Đồng Tâm: 'Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc'” – BBC, 11/01/2019

(Bài này giải thích rõ hơn các yêu sách và cách nhìn của Diễn đàn Xã hội Dân sự.)

bbc.com/vietnamese/vietnam-51076788



* Về động thái liên quan đến Đồng Tâm của nhóm “Hội Ủng hộ Dân chủ Hong Kong”:

_ “Hôm nay Ad quyết phá luật. Group đăng bài về VN. Chơi khô máu luôn không sợ nữa” – Alexander Bùi (group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”), 09/01/2019, 14:48

facebook.com/groups/500089374090858/permalink/595435677889560/

_ “mọi người có đang xem chiến sự của Đồng Tâm không . hình như có thương vong rồi. đây là những ngòi nổ đầu tiên đòi công bằng bằng vũ lực . chúng ta ủng hộ cho dân chủ cho HK cũng như toàn thế giới bình đẳng thì cũng ngó nghiên tý trong nước không nên làm ngơ.” – 人宝 (group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”), 09/01/2019, 14:51

facebook.com/groups/500089374090858/permalink/595384914561303/

_ “Không phải ad sợ FB mà vì sợ chính các bạn bị tấn công bởi thế lực nằm vùng và ở ngoài kia. Nhưng giờ AD đã hiểu các bạn muốn tự do cho cả thế giới này chứ không riêng HK. Thật lòng ad cám ơn các bạn. Toàn bộ tin tức hôm dù ờ ở bất cứ đâu đang đấu tranh cho dân chủ và tự do đều sẽ được up lên. -Stand with VietNam -Stand with Đồng Tâm -Stand with HK -Praying for AUSTRALIA -FREEDOM TO THE WORLD” – Alexander Bùi (group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”), 09/01/2019, 15:38

facebook.com/groups/500089374090858/permalink/595469837886144/



*  Lời kêu gọi ký tên “Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm”:

_ “CẦU NGUYỆN CHO ĐỒNG TÂM. HÀNH ĐỘNG VÌ ĐỒNG TÂM.” – Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm (FB Tường An), 11/01/2019, 06:52

Trích: “…Chúng tôi kêu gọi tất cả người dân Việt Nam dành một tuần cầu nguyện cho Đồng Tâm, cho các nạn nhân của bạo lực trong vụ cưỡng chế Đồng Tâm. Tuần lễ cầu nguyện bắt đầu từ 8h sáng chủ nhật 12/01 đến hết ngày chủ nhật 19/01/2020.  Trong tuần lễ này, chúng ta hãy cùng cầu nguyện tại nhà, tại các cơ sở tôn giáo (nhà thờ, nhà chùa), để tang cho nạn nhân Đồng Tâm và thắp nến, thắp nhang, rung chuông, gõ mõ cầu nguyện…  Hãy mặc đồ đen. Hãy treo avatar và ảnh Facebook thể hiện thông điệp: Đoàn kết, tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền con người, hành xử văn minh, phi bạo lực…”.

facebook.com/tuong.an.5/posts/1756080011192503

_ “Các nhà hoạt động Paris mở đầu tuần lễ tưởng niệm nạn nhân Đồng Tâm” – Thụy My (RFI), 12/01/2020, 18:50

rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200112-c%C3%A1c-nh%C3%A0-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-paris-m%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u-tu%E1%BA%A7n-l%E1%BB%85-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m



* Hoạt động tuyên truyền theo hướng cổ vũ Đồng Tâm:

_ “Tấn công người dân vào lúc họ chuẩn bị nghỉ ngơi, chuẩn bị các ngày lễ truyền thống - cũng giống như trở mặt tấn công vào lúc đình chiến, đều có chung tên gọi và thứ hạng là khủng bố.” – Tuấn Khanh (FB cá nhân), 09/01/2020, 11:24

facebook.com/khanhtuanng/posts/10156936280798181

_ “Xin hỏi nhà cầm quyền Hà nội!  Tôi giả sử rằng tôi chấp nhận đất người dân Đồng Tâm đang sở hữu cần thu hồi vì thuộc chủ quyền quân đội, vậy thì:  - Là một chính quyền, về nguyên tắc làm việc là công khai, minh bạch, có cưỡng chế thì cũng đến đọc lịnh ngay giờ hành chánh đó mới là chính danh (và tuân thủ luật pháp).  - Tại sao đánh úp dân vào đêm khuya với vũ trang hùng hậu? Hành vi mờ ám này phải giải thích ra sao? Dân đâu phải là giặc?  - Nếu đã không minh bạch, không chính danh thì nhân danh cái gì để lấy đất hay bắt nhốt người dân?” – Nguyễn Đình Bổn (FB cá nhân), 09/01/2020, 11:39

facebook.com/dinhbon.nguyendinhbon/posts/2924625237591775

_ “Dàn đồng ca tuyên truyền lại nói láo! 4h sáng đánh úp làng, người dân đang ngủ, điêu ác hơn cả thực dân Pháp đi càn ngày xưa!” – Nguyễn Đình Hà (FB cá nhân), 09/01/2020, 12:36

facebook.com/senator.nguyen/posts/10222115464773503

_ “Ba người công an vừa chết sáng nay. Các anh có biết các anh chết vì cái gì? Chết cho ai? Các anh có kịp nghĩ vậy không? Những người còn lại, hãy nghĩ kỹ thêm.” – Nguyễn Đức Thành (FB cá nhân), 09/01/2020, 14:26

facebook.com/ndt105/posts/10218695294845228

_ “Đề nghị các báo cử PV về quê ba liệt sĩ thời bình để có các phóng sự xúc động lấy nước mắt độc giả...” – Mai Phan Lợi (FB cá nhân), 09/01/2019, 14:51

facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1259500441106391/

_ “Đồng Tâm: Vì sao phải che giấu cuộc càn quét” – Nguyễn Hùng (VOA), 09/01/2019

voatiengviet.com/a/le-dinh-kinh-dong-tam-mieu-mon/5238532.html

_ “BÁO BƯNG BÔ Dối Trời lừa Dân, cướp của, giết người mà lại đăng tin "3 chiến sĩ hi sinh". Thế nào thì được gọi là "hi sinh" hả mấy báo bưng bô? Nhân dân làm ra Đất nước hay lũ tham tàn bán nước cầu vinh hả Trại súc vật? Mấy đứa dùi cui bảo vệ cho lũ cướp, chết thì gọi là "bỏ mạng", chứ hiến dâng cao cả cho Tổ quốc, nhân dân đâu mà được gọi là "hi sinh"? Lấy hết cái ngu của thiên hạ.” – Lã Minh Luận (FB cá nhân), 09/01/2019, 15:23

facebook.com/permalink.php?story_fbid=1050153458699498&id=100011145603752

_ “ĐỪNG ĐỂ MẮC BẪY “TRUYỀN THÔNG” CỦA SẢN TẶC” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 09/01/2019, 17:41

facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158203732603322

_ “Bán mạng cho chế độ để được gì?” – Trịnh Kim Tiến (FB cá nhân), 09/01/2020, 18:03

facebook.com/trinhkimkim/posts/2855581454462070

_ “AI LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CÁI CHẾT 11 CÔNG DÂN VIỆT NAM ?  Chính Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung là người phải chịu trách nhiệm chính về tội lừa dối nhân dân Đồng Tâm khi ký giấy cam kết bảo đảm an toàn (và đã làm ngược lại hoàn toàn) và trực tiếp / gián tiếp gây ra cái chết đau thương không đáng có trước ngày Tết của 5 chiến sĩ CAND và 6 người dân Đồng Tâm - trong đó có một cháu bé sơ sinh mới 3 tháng tuổi - khi đồng ý điều hàng ngàn chiến sĩ Công An, CSCĐ hành quân trong đêm tấn công nhà riêng của những người dân ở đây vào lúc 4h sáng - vi phạm nghiêm trọng hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đây là tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ra cái chết của 11 công dân Việt Nam.” – Nguyễn Văn Phước (FB cá nhân), 10/01/2020, 04:26

facebook.com/nguyenvanphuocfirstnews/posts/2667428140037287

_ “DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐANG KHÓC CÔNG AN VÀ CHỬI "GIẶC ĐỒNG TÂM"” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 10/01/2020, 08:42

facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158205583408322

_ “Vài điều đáng mừng sau thảm hoạ #ĐồngTâm  Thực ra sau mỗi thảm hoạ như thế này thường vẫn có một điều gì đó đáng mừng. Sau thảm hoạ Đồng Tâm, nỗi đau lớn thì điều đáng mừng cũng không nhỏ.  Một sự việc mà chân tướng những kẻ đê tiện ẩn mình trong cái mác đẹp đẽ phải lộ diện. Những nhà báo đấu tranh, những tiếng nói chống bất công, những khát vọng tự do...hiện nguyên hình giống loài của chúng - như thể đây là trận cuối cùng…” – Lê Thế Thắng (FB cá nhân), 13/01/2020, 07:56

facebook.com/thangsoivn/posts/10218307705896274



* Hoạt động tuyên truyền theo hướng ôn hòa:

_ “…về vai trò của giới bất đồng chính kiến, trong 2 năm qua, kể từ 2017 đến nay, họ là những yếu tố mờ nhạt trong các hành động hỗ trợ duy lý cho người Đồng Tâm. Đáng tiếc thay, chức năng tạo xung đột và hận thù nhiều hơn là tìm đến đối thoại. Giới luật sư có vẻ như đã không tư vấn cho các nhóm chủ chốt của Đông Tân rằng: những gì dân Đồng Tân nói (về chiến thắng, về thuốc nổ, về bom xăng...) đều có thể trở thành bằng chứng chống lại họ trong hôm nay.  Như vậy có thể thấy, chứng năng chống tin giả, tư vấn pháp lý của giới bđck VN là vô cùng yếu kém. Trong 2 năm qua, họ đã làm được gì? Cá nhân tôi thấy không thuyết phục!...” – Nguyễn Tiêu Quốc Đạt (FB cá nhân), 12/01/2019, 07:27

facebook.com/tiesuc/posts/10157902185113088

_ “Cuộc khủng hoảng Đồng Tâm và lối nào thoát ra? Viết cho những người còn thức, những người đang khóc, những người đang đào huyệt, những người đang hận thù, đang hoang mang, đang thờ ơ, và cả đang tin chắc…” – Nghiêm Hoa (FB cá nhân), 13/01/2020, 03:44

facebook.com/florainutopia/posts/10157907052187463:0



* Hoạt động tuyên truyền theo hướng ủng hộ cảnh sát:

_ “Thảo khấu Đồng Tâm vấy máu chiến sỹ và đôi lời cảnh báo với chính quyền của Nhân dân.” – Trịnh Lê Hoài Nam (FB cá nhân), 09/01/2020, 20:55

facebook.com/photo.php?fbid=456996261848437&set=a.119094498971950&type=3