Saturday, March 31, 2018

Vì sao Đảng Việt Tân công khai bảo vệ Hội Anh Em Dân Chủ?


 Từ trước tới nay, Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) vẫn tự tuyên bố rằng họ là một “tổ chức dân sự” độc lập. Tuy nhiên, các blog ủng hộ nhà nước Việt Nam lại có một quan điểm khác. Họ cho rằng HAEDC sống bằng tiền tài trợ của đảng khủng bố Việt Tân, và nhận chỉ thị của Việt Tân. Họ cũng đưa ra nhiều bằng chứng để khẳng định điều này – từ việc Hà Đông Xuyến, sáng lập viên kiêm người giữ khóa phòng họp của HAEDC, là đảng viên cấp cao của Việt Tân; cho đến việc chính đảng Việt Tân đang chỉ đạo toàn bộ chiến dịch truyền thông để bênh 6 thành viên HAEDC sắp bị xét xử:

Mới đây, đảng Việt Tân lại cung cấp thêm một bằng chứng giúp khẳng định rằng họ là thế lực đứng đằng sau HAEDC. Ngày 28 tháng 3 năm 2018, đảng Việt Tân ra một văn bản mang tên “Bản lên tiếng về phiên xử các thành viên HAEDC”. Trong bản lên tiếng này, Việt Tân tuyên bố rằng HAEDC đã “góp phần tạo nền tảng cho phong trào dân chủ Việt Nam”, và là một “cột trụ” của “phong trào dân chủ Việt Nam”. Từ trước tới nay, chưa có nhà bình luận nào, dù thân HAEDC đến đâu, dám đề cao tổ chức này đến mức đó.


Qua bản lên tiếng, đảng Việt Tân cũng cho biết họ sẽ dành cho HAEDC nhiều đặc ân lớn. Cụ thể, để hỗ trợ 6 hội viên sắp ra tòa, Việt Tân sẽ vận động EU gây sức ép với Việt Nam khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam, vận động Mỹ áp dụng Đạo luật Magnitsky với các lãnh đạo Việt Nam, và tố cáo Việt Nam trong phiên kiểm điểm nhân quyền UPR năm 2019. Như vậy, đảng Việt Tân vừa tuyên bố rằng họ sẽ kêu gọi toàn bộ phương Tây quan tâm đến HAEDC, và đưa việc bênh vực HAEDC thành một trọng tâm của việc vận động quốc tế trong năm nay. Cần lưu ý rằng từ trước tới nay, đảng Việt Tân không hề mở chiến dịch bênh vực bất cứ ai, trừ những đảng viên của họ, hoặc những người họ sắp kết nạp vào đảng.

Như vậy, đảng Việt Tân vừa cung cấp cho bên công tố thêm một bằng chứng thuyết phục để buộc tội 6 thành viên HAEDC. Họ khiến dư luận mạng tự hiểu rằng HAEDC có quan hệ mật thiết với đảng Việt Tân. Trong khi đó, theo phim tài liệu Mỹ mang tên “Khủng bố ở Little Saigon”, thì Đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố, từng xây dựng phiến quân để gây chiến tranh ở Việt Nam. Không chỉ vậy, đảng này còn dùng vũ lực để tống tiền cộng đồng người Việt hải ngoại, và giết hại những nhà báo dũng cảm nói lên sự thật về họ:


Nếu tòa khẳng định rằng 6 thành viên HAEDC nhận lệnh từ một tổ chức khủng bố ở nước ngoài, là đảng Việt Tân, thì mức án dành cho họ sẽ không hề nhẹ.

Nhưng đảng Việt Tân sẽ không phiền lòng vì việc đó. Như thường lệ, các đảng viên trong nước càng chịu tù tội, thì đảng Việt Tân càng được lợi.

Thứ nhất, các án tù càng nặng, thì Việt Tân càng có cớ để lu loa với các tổ chức quốc tế và chính phủ phương Tây rằng chính quyền Việt Nam đang “gia tăng đàn áp người bất đồng chính kiến”.

Thứ hai, các án tù càng nặng, thì phong trào chống Cộng Việt Nam càng muốn lệ thuộc vào đảng Việt Tân, vì Việt Tân là tổ chức có tiềm lực nhất trong việc vận động quốc tế ủng hộ các nhà chống Cộng bị tù tội.

Thứ ba, các án tù càng nặng, thì người ở tù càng khó tái hòa nhập cộng đồng khi thi hành án xong.

 Do đó, người này và gia đình sẽ càng bị lệ thuộc vào đảng Việt Tân về mặt tình cảm và tài chính.
Như vậy, cũng giống như Bá Kiến bần cùng hóa Chí Phèo rồi biến Chí Phèo thành nô lệ, đảng Việt Tân cũng đang làm điều tương tự với các thành viên trong nước của phong trào chống Cộng Việt Nam. Đó là lý do khiến đảng Việt Tân không ngại ngùng khi khiến người của họ phải chịu án nặng.
Các nhà chống Cộng trong nước sẽ còn phục vụ chính kẻ đã lợi dụng và làm hại họ đến bao giờ? Và các “tổ chức xã hội dân sự độc lập” tự xưng ở Việt Nam sẽ còn dựa dẫm vào nước ngoài đến bao giờ?
Chỉ họ mới có thể trả lời câu hỏi đó.


Thursday, March 29, 2018

Cựu nhà báo Đoan Trang lại bị lố do “tay nhanh hơn não”!

Vốn đã lĩnh sứ mệnh đàn chị, sư phụ dạy nghề viết cho đám zân chủ trong nước, nên Đoan Trang luôn phải nhanh nhạy, cho ra sản phẩm chống cộng xứng tầm để đàn em tâm phục khẩu phục. Vụ Tổng Trọng đi Pháp, đang cào bàn phím vì đói bài vì độ này mấy anh chị an ninh “quên” mất mình, chớp được tin từ giới cờ vàng Pháp lan truyền rằng bài báo viết về chuyến thăm Pháp của Tổng Trọng (bị) đăng trên vị trí thường dành cho quảng cáo của một tờ báo lớn, vậy là Trang chớp lấy, xổ tất cả câu từ cay nghiệt tích lũy bao lâu nay thóa mạ cụ Tổng. Nào là cụ Tổng đã phí mất 4 tỷ tiền thuế của dân để sản xuất ra bài báo “ô nhục” trên, rằng chẳng quan chức Chính phủ nào ra đón cụ Tổng cả, rằng đến cận ngày tiếp đón ma Chính phủ Pháp chẳng đưa tin về việc mời cụ Trong sang thăm gì hết (ý cụ Tổng sang đó với thân phận không như nguyên thủ)... Khốn thay cho Trang, lần này tay nhanh hơn não nên mọi dữ liệu Trang đã sung sướng, hả hê nhằm vào cụ Tổng giờ quay ngược 180 độ, không biết cô nàng có thấy nhục nhã cho cái nghề “dư luận viên” cho làng zân chủ của mình hay không.

Hẳn khi viết bài trên, Trang thể hiện hả hê tuột độ vì vừa “bóc mẽ” được cụ Tổng lại vừa trả thù, khinh rẻ đám đồng nghiệp “phò Đảng” vô dụng, làm truyền thông không ra hồn. Bài viết của Trang tất nhiên được cả làng truyền thông zân chủ với các fbker thiện chiến tung hô, chia sẻ đầy phấn khích như thể chúng đã thành công trong việc hạ nhục “quốc thể” do cụ Tổng đứng đầu vậy, không thèm đếm xỉa đến lòng tự trọng tối thiểu của kẻ đang mang dòng máu đỏ da vàng, chỉ cần “hạ nhục” được cụ Tổng, nâng nước Pháp của chúng lên thành “quan thầy” phủ dụ nước An nam nô lệ như thời xưa là chúng tự hào lắm lắm (?!?)

Mãi đến tối ngày 28/3, đám báo chí “vô dụng” của cụ Tổng mới đưa hàng loạt bài diễn biến, đánh giá về chuyến thăm và “điểm báo” đưa tin sơ bộ, người dân mới biết, nước Pháp đã trọng thị với cụ Tổng thế nào. Tuyên bố chung cho thấy hai nước đã thống nhất được với nhau rất nhiều thứ, hứa hẹn tương lai quan hệ sáng láng hơn (đúng tầm cụ Tổng chu du). Các quan chức cấp cao nhất các ngành hành pháp, lập pháp đều tiếp đón cụ Tổng trọng thị với nghi thức dành cho nguyên thủ của Việt Nam, hoàn toàn không hề giống với tiếp đón ông trưởng đảng cộng sản đúng theo quan niệm chính trị phương Tây đến mức cụ Tổng đã dành những lời có cánh cảm tạ sự trọng thị của nước Pháp ngay khi vừa rời đi. Quan trọng nhất, điểm nhấn hơn cả là các tập đoàn kinh tế Pháp đều tấp nập đến gặp cụ Tổng bàn cơ hội làm ăn – điều trái ngược với tập quán Pháp, chứng tỏ họ rất hiểu đặc tính nền chính trị Việt Nam. ..

Xem link (1) http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35920702-báo-chí-pháp-đánh-giá-cao-chuyến-thăm-cộng-hòa-pháp-của-tổng-bí-thư-nguyễn-phú-trọng.html 
(2) http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35913002-tổng-bí-thư-nguyễn-phú-trọng-hội-đàm-hội-kiến-các-nhà-lãnh-đạo-pháp.html
(3) http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/35917902-tổng-bí-thư-nguyễn-phú-trọng-kết-thúc-tốt-đẹp-chuyến-thăm-chính-thức-cộng-hòa-pháp.html

Điểm duy nhất tôi đồng ý với Đoan Trang là đám báo chí đi theo cụ Tổng lần này “ăn hại” thật, hoàn toàn không rầm rộ như các chuyến thăm cấp cao giữa Mỹ và Việt, họ khai thác không còn thứ gì. Đằng này nguyên một bài báo mà fbker Ngô Mạnh Hùng tìm được bằng tiếng Pháp với câu từ đánh giá rất cao kết quả chuyến thăm, thậm chí chụp nguyên dòng twitter của Tổng thống Pháp viết về cuộc tiếp đón cụ Tổng – đến nay chưa thấy báo chí nào trong nước khai thác, hay để tâm như chú ý đến các dòng twitter của cụ Trump hết.




Có lẽ, theo tôi nhận định, trong mắt giới truyền thông VN, Pháp chẳng là các đếch gì với đại ca Mỹ, cũng tương tự như với giới truyền thông Pháp, cụ Tổng nhà ta làm sao “nóng bỏng” bằng ông Trump hay ông Pu, anh Tập được. Chuyện lẽ thường thôi mà. Cứ đem truyền thông Pháp ra so bì với Mỹ hay truyền thông ta về Mỹ so với Pháp thì đúng là một trời một vực. Cái so đo về truyền thông do dân nước đó quan tâm đến chính khách nào hơn, tiểu tiết xem tiếp đón có sơ suất gì không để chém ta cho đã cho thấy bản chất của những kẻ tiểu nhân, ti tiện, nô lệ…thời nào cũng giống nhau
Võ Khánh Linh

Tuesday, March 27, 2018

KỊCH BẢN "THÁNH TỬ ĐẠO" CỦA THÁNH NỮ ĐOAN TRANG

Tôi là một người thường xuyên theo dõi Facebook của nhà báo Đoan Trang vì bị ảnh hưởng bởi hệ thống truyền thông về chị như là “sức mạnh của pong trào dân chủ”, “nhà báo dũng cảm”, “nhà truyền tải kỹ năng báo chí”…. Nếu như trước đây, cựu nhà báo này quan tâm nhiều đến “phát hành” thật nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập, tổ chức thật nhiều cuộc xuống đường tuần hành yêu cây, yêu cá, yêu đàn, thì nay tôi chứng kiến sự thay đổi đột ngột khi nhà báo này chọn việc công kích chính quyền, lực lượng an ninh, và tô vẽ những kịch bản theo kiểu “Đời Cách mạng từ khi tôi đã hiểu”. Càng theo dõi nhiều tôi lại càng thấy đó là một vở kịch mà chị Đoan Trang cố dàn dựng nên nhằm tạo scandal cho mình, để tiếp tục duy trì sự nổi tiếng thì phải.

Đầu tiên phải kể đến những thời tâm sự lâm li thống thiết về “Đời Cách mạng” của Đoan Trang. Đời làm dân chủ ở Việt Nam phải nói là không khổ, vừa có tiền mà chẳng phải làm gì, hàng ngày đi hô hào chém gió chẳng cần học hành chữ nghĩa vẫn được lên báo nổi tiếng. Lịch sử sau 1975 đến nay chưa từng ghi nhận trường hợp hoạt động dân chủ chống Cộng nào mà người hoạt động bị tù khổ sai, tra tấn đến chết hay bị xử tử hình, hay thủ tiêu. Trong khi đó, đây là tình trạng nhan nhản của các chiến sĩ Cách mạng trong giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ hay ở các đất nước khác như Myanmar, CPC…như Nguyễn Lân Thắng thừa nhận “Nhà đấu tranh ở VN dễ chịu hơn nhiều nước khác”! Nhưng Đoan Trang trái ngược lạ, tận dụng mọi chi tiết để than khổ trong suốt quãng thời gian hoạt động dân chủ của chị. Chị tô vẽ bản thân như một thánh nữ phải đương đầu với sự đàn áp, hãm hại và âm mưu của An ninh,từ cái việc an ninh vào nhà “tâm sự” với mẹ chị, đến nhà “bắt” chị tự nguyện lên trụ sở công an cho đến “truy sát” để chị trốn khắp cả nước suốt nửa năm trời…Rồi phần đầu hay cuối mỗi “vụ PR” đó luôn có các “thề nguyền”, “cam kết” là dù có khó khăn gian khổ như thế nào chị vẫn sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì đức tin của dân chủ, rằng chị không bao giờ rời khỏi đất nước, rằng chị khẳng khái ký hẳn vào tờ đơn tuyên bố lật đổ chế độ độc tài !!!
Ước mơ của một thánh nữ tử đạo là gì? Là được chết vì đạo để được tưởng nhớ, được vinh danh. Họ không cần biết cái đạo của mình có tính hiện thực hay không, cái họ cần là họ được một lần chết vì đạo. Đương nhiên, ở thời nay sẽ không có chuyện ai đó chết vì đạo, nhưng người ta có thể đi tù để bảo vệ lý tưởng của mình. Trong khi các đàn anh đàn chị của phong trào dân chủ từ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định… thậm chí là đàn em Nguyễn Tiến Trung đều đã ở tù vì đủ các loại tội hình sự thì Đoan Trang vẫn chưa biết đến mùi nhà tù. Việc này làm tổn hại lớn đến danh tiếng của Đoan Trang và khiến Đoan Trang ở trong một tình trạng hoang mang. Đồng bọn của Đoan Trang sẽ tự hỏi rằng rốt cuộc Đoan Trang đã thỏa thuận với An ninh như thế nào mà đến nay vẫn an toàn ở bên ngoài? Thêm nữa, chưa đi tù là chưa được ngồi chiếu trên trong phong trào dân chủ. Bởi vậy, nỗ lực hết mình để khiêu chiến với An ninh (từ bức thư gửi một chị An ninh và rất nhiều các hoạt động chống đối khác, cho đến thường xuyên lăng mạ lực lượng An ninh qua các status…) những mong một ngày An ninh  Việt Nam sẽ tống chị vào tù.
Với Đoan Trang, vào tù là một hình thức phong thánh, một chứng nhận đảm bảo cho lý lịch hoạt động của một nhà dân chủ. Việc vào tù sẽ giúp Đoan Trang lên một tầm cao mới trên con đường chính trị. Vào tù chính là một hình thức “tử đạo” oanh liệt nhất mà Đoan Trang và các đồng bọn của chị đang hướng tới.

 Võ Khánh Linh

Hội Anh Em Dân Chủ vô tội?


 Ngày 20 tháng 3 năm 2018, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội ra thông báo rằng phiên tòa xét xử 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC), là Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 4 sắp tới. Sáu người này bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Ngay sau khi nhận được bản thông báo vừa nêu, HAEDC và đảng Việt Tân đã phát động một chiến dịch truyền thông để bênh 6 nhân vật sắp ra tòa. Các bài viết mà họ đã tung ra trong chiến dịch truyền thông này đều xoay quanh một thông điệp: HAEDC vô tội. Cụ thể, họ lập luận rằng các hoạt động “đấu tranh cho dân chủ” của Nguyễn Văn Đài và đồng đảng không phải là tội hình sự, mà là những hoạt động ích nước lợi dân, và là những quyền được công nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Cụ thể, ngày 24 tháng 3 năm 2018, Nguyễn Trung Nghĩa, con trai Nguyễn Trung Tôn, đã phát động một chiến dịch truyền thông mang tên “Dân chủ không phải là tội”:



Ngay trong ngày 24 tháng 3, Nguyễn Văn Tráng, một thành viên HAEDC còn sót lại ở Thanh Hóa, đã đăng ảnh kèm theo một bài viết dài để hưởng ứng chiến dịch truyền thông của Nghĩa. Vì thời điểm Nghĩa kêu gọi và Tráng hưởng ứng rất sát nhau, có thể thấy hai người này đã cùng lên kế hoạch từ trước, rồi hành động theo lối tiền hô hậu ủng, chứ không hề hành động tự phát:



Đến ngày 26 tháng 3 năm 2018, người phát ngôn của HAEDC là Nguyễn Thúy Quỳnh, hiện đang tị nạn ở Đài Loan, đã tung ra một bản thông cáo báo chí có thông điệp chính giống hệt thông điệp của Nghĩa và Tráng (1). Ngay sau khi xuất hiện trên website của HAEDC, bản thông cáo báo chí này đã được share lại trên trang Facebook của đảng Việt Tân.

Nhưng 6 thành viên HAEDC sắp ra tòa có thật sự vô tội như hội này và đảng Việt Tân tuyên bố?
Để biết hành vi của một người có phải là tội phạm hay không, cần xét ít nhất ba yếu tố.

Thứ nhất, người đó có hay không ý thức được hành vi của mình, và có hay không có lựa chọn khác.

Thứ hai, hành vi đó có hay không trái luật.

Thứ ba, hành vi đó có hay không gây hại nghiêm trọng cho xã hội.

Về yếu tố thứ nhất, rõ ràng 6 thành viên HAEDC ý thức được hành động của mình, và có thể lựa chọn hành động theo một cách khác, trừ phi bác sĩ nói họ bị thần kinh.

Về yếu tố thứ hai, hành vi của họ có dấu hiệu vi phạm điều 79 Bộ Luật Hình sự. Cụ thể, một trong số các sáng lập viên của HAEDC là bà Hà Đông Xuyến, một đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân:

Bài viết trong link trên cũng cho biết bà Xuyến là người giữ địa chỉ các phòng họp online của HAEDC. Phải đợi đến 30 phút trước giờ họp, bà Xuyến mới cung cấp địa chỉ phòng họp cho các thành viên của hội. Như vậy, Hà Đông Xuyến gần như kiểm soát HAEDC.

Nguyễn Văn Tráng từng được Việt Tân đưa đi tập huấn tại Đại hội Thanh niên Úc châu ở Melbourne (2). Nguyễn Trung Nghĩa từng được Việt Tân đưa đi Na Uy để “vận động nhân quyền”, đòi thả bố (3). Như vậy, cả hai thành viên đang dẫn đầu chiến dịch truyền thông bênh HAEDC đều có liên hệ mật thiết với đảng Việt Tân. Ngoài HAEDC, thì Việt Tân cũng là tổ chức chống Cộng duy nhất chủ động theo đuổi chiến dịch này. Như vậy, mối quan hệ giữa HAEDC và Việt Tân là rất rõ ràng, và có thể sẽ được làm rõ thêm trong phiên tòa sắp tới.

Vì đảng Việt Tân là một tổ chức công khai hoạt động nhằm lật đổ nhà nước Việt Nam, nếu cơ quan điều tra chứng minh được mối rằng HAEDC nhận lệnh của Việt Tân, họ hoàn toàn có thể đề nghị truy tố 6 thành viên hội này theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Về yếu tố thứ ba, có dấu hiệu cho thấy các hoạt động của HAEDC đã gây hại nghiêm trọng cho xã hội Việt Nam. Cụ thể, tháng 7 năm 2016, hội này đã phối hợp với đảng Việt Tân, lợi dụng vụ xả thải trái phép của nhà máy Formosa để phát động một phong trào biểu tình của dân Công giáo. Những người biểu tình bịt mặt đã tấn công công an bằng gạch đá, gậy gộc. Họ thậm chí còn chăng dây chặn ngang Quốc lộ 1A, và dùng gậy đánh những người dân thường cố vượt qua điểm chặn. Khi một xe cấp cứu đến đoạn chặn, người nhà bệnh nhân đã phải quỳ lạy đoàn biểu tình để được đi qua:


Ngoài ra, qua bộ phim Terror in Little Saigon, có thể thấy đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố từng cố xây dựng phiến quân để gây chiến tranh ở Việt Nam, từng dùng vũ lực để tống tiền động đồng người Việt Nam ở nước ngoài, và thậm chí còn giết hại những nhà báo lật mặt nạ của họ:


Như vậy, nếu Viện Kiểm sát chứng minh được rằng 6 thành viên HAEDC nhận lệnh của tổ chức khủng bố Việt Tân, và các hoạt động của họ đã gây hại cho xã hội, thì tòa hoàn toàn có thể tuyên án họ để bảo vệ an ninh quốc gia.

Trong khi đó, HAEDC và Việt Tân không có đủ căn cứ để khẳng định rằng hoạt động của Nguyễn Văn Đài và đồng đảng phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Khi hai tổ chức này kích động người Công giáo biểu tình, khiến người biểu tình chặn đường quốc lộ và dùng gậy gộc tấn công người dân, rõ ràng họ đã xâm hại quyền con người của người khác.

Nếu đảng Việt Tân quan tâm đến vấn đề nhân quyền, họ nên giải quyết cho dứt điểm vụ kiện của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đàm Phong, người từng bị họ giết hại hồi thập niên 1980.

HAEDC có tội hay không thì còn phải đợi tòa quyết định. Tuy nhiên, qua những bằng chứng trên, có thể thấy việc khởi tố 6 thành viên HAEDC là điều hợp lý, trong khi luận điệu tuyên truyền mà Việt Tân đang tung ra rất vô lý.

Chú thích:

Monday, March 26, 2018

MÙA GIẢI THƯỞNG CỦA CÁC TRÍ THỨC ZÂN CHỦ HAY CHIA TIỀN CHO "NGƯỜI NHÀ"

Cuối tháng 3 nắng nóng, đó chính là mùa giải thưởng của các trí thức zân chủ. Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, các trí thức zân chủ bày ra hai giải thưởng lớn: Một là giải thưởng Phan Chu Trinh, hai là giải thưởng Văn Việt. Mọi năm, hai giải này chặn đầu chặn cuối tháng 3, nhưng năm nay, hai giải này gối nhau liên tiếp trong hai ngày 24 và 25 tháng 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cả 2 buổi trao giải này, người ta đều thấy những gương mặt quen thuộc của  “Nhóm Kiến nghị 72” như Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Dzũng…v…v…

Giải thưởng Phan Chu Trinh năm nay có chất lượng khá hơn những năm ngoái nhưng vẫn chỉ gói gọn trong phe cánh của nhóm trí thức 72. Dịch giả Nguyễn Tùng (giải dịch thuật) và nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng (giải nghiên cứu) là hai cây bút quen thuộc của NXB Tri Thức, đầu nậu giúp các trí thức chống đối này có vị trí chính thống hiện nay. Nên nhớ, ông Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức đồng thời cũng là BTC giải thưởng Phan Chu Trinh. Giám đốc của NXB Tri Thức lại đi trao giải cho các CTV thân thiết của NXB Tri Thức ở một giải thưởng tự PR mình là độc lập và công tâm, rõ là trò nực cười, chẳng khác nào “mèo khen mèo dài đuôi”. Lố bịch hơn hết là giải thưởng trao cho Dương Thụ về những đóng góp thúc đẩy văn hóa giáo dục. Ai cũng biết Dương Thụ tổ chức 2 quán café Salon Café thứ 7 ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tại đây, các trí thức zân chủ thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, vừa để tuyên truyền, vừa để PR cho nhau. Dương Thụ cũng đặc biệt thân thiết với Chu Hảo và thường xuyên mời Chu Hảo làm MC tại Salon Café Thứ Bảy. Như vậy, giải thưởng Phan Chu Trinh đã trở thành một hình thức chia tiền cho “người nhà” của NXB Tri Thức mà đại diện là GS Chu Hảo.
Tương tự như giải thưởng Phan Chu Trinh, giải thưởng Văn Việt cũng là một hình thức chia tiền cho “người nhà”. Giải Văn Việt thực sự không phải để trao tặng các cây bút xuất sắc trong lĩnh vực văn học mà là cách để Nguyên Ngọc và Hoàng Hưng kết nối với một số đối tượng quan trọng hoặc tệ hơn, chia tiền cho phe cánh của mình. Trong 2 mùa giải năm 2016, 2017, cộng đồng mạng đã phàn nàn về tính chất “chia giải” này trong cách chấm giải và trao giải của Văn Việt. Năm nay, Văn Việt vẫn tiếp tục chiến lược của mình và móc nối đến các thế lực phức tạp hơn. Cụ thể là nhà thơ trẻ Phapxa Chan, đệ tử chân truyền của Thích Nhất Hạnh, giáo chủ của tổ chức chống đối chính quyền núp danh Phật giáo Làng Mai và nhân vật chủ chốt trong giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Ngoài ra, giải thưởng còn được trao cho Phạm Nguyên Trường, một dịch giả thân thiết với NXB Tri Thức và thường xuyên có các phát ngôn chửi bới chính quyền trên facbeook cá nhân. Các giải thưởng khác cũng được trao cho hai cây bút có xu hướng tương tự thường xuyên đăng bài trên Văn Việt. Tóm lại, nếu không chống đối chính quyền hay tỏ ra bất mãn với thời cuộc, không có mối quan hệ thân thiết với Nguyên Ngọc hay Hoàng Hưng thì đừng mong có được giải thưởng. Bởi vì giải thưởng này không phải để tôn vinh các tác phẩm hay, cũng không vì lợi ích của một nền văn học nước nhà, mà là vì lợi ích trong phe cánh của nhóm trí thức 72.
Điều đáng lo ngại là hai giải thưởng này vẫn đang chễm chệ tổ chức công khai ở các địa điểm lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những khoản tiền lớn vẫn được rót vào đều đặn hàng năm, cả có nguồn gốc và không có nguồn gốc, bất chấp những bất minh trong cách làm việc của BTC và Ban giám khảo. Người đọc nghe thấy tác phẩm được giải đều cảm thấy ấn tượng và vội vã tin theo. Như thế, hai giải thưởng này không phải chỉ đơn thuần là chia tiền mà còn là một hình thức PR cho các trí thức zân chủ.

 Võ Khánh Linh

Tuesday, March 13, 2018

Phạm Đoan Trang đã thừa nhận thua cuộc?


 Ngày 11 tháng 3 năm 2018, cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang đăng lên trang Facebook cá nhân một bài viết mang tên “Họ còn muốn gì nữa?” (1). Trong bài, bằng một giọng dài dòng và sướt mướt, bà Trang giải thích vì sao mình phải “lẩn trốn” khỏi nơi thường trú, để liên tục di chuyển từ vùng này sang vùng khác trong suốt hơn 6 tháng qua. Trang cho biết nếu ở nhà, bà sẽ bị công an chặn không cho đến các cuộc biểu tình, gặp gỡ quan trọng, và bị cắt Internet một cách thường xuyên, trong khi bà không thể sống thiếu những thứ này.



Nếu tinh ý, độc giả sẽ thấy lời ca cẩm của bà Trang có nhiều điểm không hợp lý, trái ngược với hình tượng mà bà này đang cất công tô vẽ:

Thứ nhất, việc bà Trang bị cắt Internet không thể là một vấn đề quá nghiêm trọng, như lời bà mô tả. Nếu bị cắt mạng liên tục, bà đã không thể liên tục đăng lên Facebook những bài viết công kích chính quyền và ảnh tự sướng với đàn guitar. Mặt khác, nếu bị cắt mạng, bà hoàn toàn có thể chuyển sang dùng 3G. Như vậy, chuyện cắt mạng Internet chỉ là một cái cớ mà bà Trang tung ra để mua chuộc lòng thương cảm của độc giả về việc mình bị "truy sát", tìm kiếm câu chữ đồng cảm trong việc thóa mạ công an - đối tượng mà bà Trang từng thổ lộ, bà đã rất kỳ công trong việc lôi kéo họ.

Thứ hai, việc bà Trang không sống được nếu không được đi biểu tình, tụ tập và dùng Internet hoàn toàn mâu thuẫn với hình tượng người nghệ sĩ lãng tử, phớt đời, yêu âm nhạc hơn chính trị mà bà đã kỳ công tô vẽ cho bản thân mình. Nếu bà Trang thật sự giống với hình tượng này, thì mỗi lần bị cắt Internet hoặc chặn cửa, bà chỉ việc thản nhiên ngồi nghe nhạc, chơi đàn là đủ. Qua việc bà không thưởng thức âm nhạc khi được các anh chị công an tạo điều kiện, mà chỉ lồng lộn viết bài than phân trách thận hoặc chửi nhà nước, có thể thấy hình tượng lãng tử đó chỉ là một lớp vỏ bọc giả dối, để bà che giấu bản chất đầy tham sân si của mình mà thôi.

Thứ ba, trong suốt bài viết, bà Trang liên tục đổ lỗi cho công an, và cho rằng công an là nguồn gốc của mọi khổ cực, vất vả mà bà đang phải chịu đựng. Khi làm thế, bà đã cố tình che đậy một thực tế rằng lực lượng công an chỉ làm nhiệm vụ thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia. Trong khi đó, bà có thể đã vi phạm pháp luật và đe dọa an ninh quốc gia, khi tuyên bố rằng mình muốn “xóa bỏ nhà nước” hiện tại của Việt Nam. Như vậy, lực lượng công an chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình, còn chính bà Trang đã chọn cuộc sống mà bà đang phải chịu đựng.

Cần lưu ý rằng trong bài, sau khi than thân trách phận, Phạm Đoan Trang đã viết một đoạn như sau:

Tuy nhiên, dù sao cũng phải nói rằng: Đây đúng là một cuộc chiến, nhưng nó... bất bình đẳng quá. Giá như đó là một cuộc cạnh tranh chính trị bình đẳng, bằng lá phiếu chẳng hạn, thông qua bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm đẹp cho cả hai bên.
Còn cuộc chiến giữa một bên là cả bộ máy độc đảng với hàng trăm ngàn công an, hàng ngàn tổ chức ngoại vi "cánh tay nối dài", quyền lực vô đối trong tiếp cận ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính, sở hữu và kiểm soát chặt chẽ cả ngàn tờ báo, hàng chục kênh truyền hình-phát thanh, chưa kể không gian mạng, rồi viện kiểm sát của công an, toà án công an trị, nhà tù của công an... với một bên là vài cá nhân tay không tấc sắt, đi khỏi nhà còn chẳng được, hơi một tí là lại bị xách cổ về đồn... Cuộc chiến ấy chẳng quân tử vẻ vang gì cho bên thắng cuộc, nhỉ?

Trong đoạn trích trên, Phạm Đoan Trang đã thừa nhận hai chuyện.

Thứ nhất, bà thừa nhận rằng bà đang ở trong một “cuộc chiến” để giành quyền lực chính trị. Bà thừa nhận rằng bà muốn tranh quyền với đảng Cộng sản Việt Nam thông qua “một cuộc cạnh tranh chính trị bình đẳng”, chẳng hạn như bằng lá phiếu. Đây là một điểm mới, vì từ trước tới nay, Đoan Trang luôn vờ vịt rằng mình chỉ đấu tranh cho các quyền con người cơ bản, như một nhà từ thiện đang làm ơn làm phước cho người dân Việt Nam, chứ chưa từng dám thú thực rằng mình muốn lên cầm quyền. Ngay mới đây, bà Trang còn khoe rằng sau khi thể chế thay đổi, bà sẽ không tham quyền cố vị làm chính trị tiếp, mà lui về hành nghề đàn hát ở các quán bar. Xem ra đến lúc cùng đường, những tham vọng và nỗi ám ảnh lớn nhất của người ta mới lộ ra cho chính họ và người khác thấy.

Thứ hai, bà Trang thừa nhận rằng bà và đồng đảng là bên thua cuộc. Về việc này, tôi hoàn toàn đồng ý với bà Trang, và không dám có ý gì khác. Bà đã thua, thua một cách hổ nhục, và không hề đáng thương hại.

Nhưng vì sao bà Đoan Trang phải thừa nhận thua cuộc của mình - điều rất cấm kị với kẻ đấu tranh chính trị đang tạo vỏ bọc được "nhân dân" ủng hộ?

Thứ nhất, khi bị dồn đến bước đường cùng để bộc lộ bản chất thật, tất cả những gì mà bà Trang nghĩ đến là nỗi khổ của bản thân mình, và những thâm thù giữa bà và chế độ. Và bà đem nổi khổ, cùng mối thù cá nhân này ra để vận động dư luận ủng hộ mình, thay vì tiếp tục viện dẫn một rổ những “giá trị tốt đẹp” ở trên mây mà bà từng nhân danh hồi trước. Qua chi tiết này, có thể thấy khi tham gia “cuộc chiến”, bà Trang chỉ bị thúc đẩy bởi dục vọng và hận thù của cá nhân mình mà thôi. Những người như vậy thì tốt nhất là không thắng.

Thứ hai, bà thừa nhận rằng bên phe bà chỉ có “vài cá nhân”, nên phải trải qua một “cuộc chiến không cân sức” với chế độ hiện hành. Sau khi đọc bài này, tôi hiểu vì sao số người theo bà lại ít như vậy.

Là một người đọc báo, tôi thấy bài của bà không cung cấp được cho tôi một thông tin mới nào, ngoài chuyện bà thừa nhận rằng mình đã thua.

Là một người dân, tôi thấy bà không đưa ra giải pháp cho bất cứ vấn đề có thật nào mà tôi và đất nước đang gặp phải. Thay vào đó, bà chỉ kể lể chuyện đời mình để mong tôi thương hại, dù những vấn đề mà bà gặp phải hoàn toàn xuất phát từ lựa chọn cá nhân. Cử tri không phải là nhà từ thiện, vì thế đừng đòi hỏi họ thương hại mà bỏ phiếu cho bà.

Nói đến đây, tôi mới nhớ rằng Đoan Trang chưa từng ứng cử làm đại biểu Quốc hội một lần nào, dù đã được ông Nguyễn Quang A kêu gọi. Từ đầu đến cuối, bà chỉ tìm cách hô hào đám đông làm cách mạng đường phố. Như vậy, ước muốn của bà về cuộc bầu cử cũng chỉ là một sự tự dối khác mà thôi.
Nếu bà không đồng ý với câu vừa rồi của tôi, hãy tự nghĩ xem nếu có bầu cử tự do bây giờ, thì bà sẽ gom được bao nhiêu lá phiếu.

Tóm lại, bà Phạm Đoan Trang không có chút giá trị gì đối với người dân chúng tôi, dù dưới tư cách một phóng viên hay một người làm chính trị. Nên thay vì kêu gọi chúng tôi rủ lòng thương mà tham gia “cuộc chiến” cùng bà, bà nên ngồi nhìn lại xem mình đang chiến đấu vì cái gì, và có thật là bà có điểm nào khá hơn những người mà bà đang chống lại.
  Võ Khánh Linh

Chú thích:


Tuesday, March 6, 2018

Vì sao bà Đoan Trang khoác áo quyền tự do học thuật và tư tưởng để PR cho mình?

Như bài trước đã đề cập “ Phạm Đoan Trang không có tư cách nhân danh quyền tự do học thuật và tư tưởng” khi bàn về nội dung, chiêu trò của Phạm Đoan Trang và các ekip truyền thông zân chủ đang cố công tạo dựng, nhất là vào sự kiện một NGO ít danh tiếng ở nước Séc trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017 cho bà Đoan Trang nhằm thu hút nước ngoài chú ý đến bà và “thực trạng phong trào dân chủ Việt Nam” cũng như xây dựng biểu tượng “thủ lĩnh phong trào dân chủ Việt Nam” cho Đoan Trang.


Để giải thích vì sao Phạm Đoan Trang lại đem vấn đề tự do học thuật, tự do tư tưởng qua sự kiện công an làm việc với bà ta về sách Chính trị bình dân và các tài liệu viết lách khác của bà này để biện minh cho hoạt động của mình, trong khi hoạt động đó liên quan đến vấn đề vận động lật đổ thể chế chính trị hiện nay y như tuyên bố viết tay của bà này mới đây, chứ không phải chuyện học thuật hay tư tưởng?

Trong việc này, bà Trang định dùng một mũi tên để bắn trúng hai đích:

Thứ nhất, khi nấp sau quyền tự do học thuật, tự do tư tưởng, Trang muốn dư luận tin rằng bà cũng là một trí thức của nước Việt Nam.

 Cần lưu ý rằng lâu nay, Đoan Trang rất thèm khát cái danh hiệu “trí thức”. Trang đánh đu với các nhóm NGO bóng bẩy, viết những cuốn sách dán nhãn “nghiên cứu khoa học”, và tỏ ra yêu âm nhạc, có tinh thần nghệ sĩ cũng chỉ vì bà muốn được công nhận là kẻ có học, sâu sắc, thuộc lớp người tinh hoa và thượng lưu. Tiếc cho Trang, “trí thức” là hạng người có công trình nghiên cứu hoặc sáng tác nghệ thuật có giá trị, chứ không phải là những tuyên truyền viên chỉ đi nhại lại, xào nấu công trình của người khác. Qua cuốn “Chính trị Bình dân” đang được các nhóm chống Cộng dùng làm Mao tuyển, bà Đoan Trang đã chứng tỏ rằng mình chỉ thuộc thành phần làm chính trị mị dân. Dù cuốn sách này khơi dậy được một đám đông cuồng tín cả trong nước lẫn nước ngoài, giới trí thức đọc nó chắc chỉ cười khẩy.

Thứ hai, Đoan Trang muốn tung hỏa mù về chuyện sách vở, học thuật, để dấy lên dư luận quốc tế cần quan tâm đến “thực trạng nhân quyền ở Việt Nam” khi nhà chức trách đang “đàn áp công dân” chỉ vì  chuyện sách vở, học thuật.

Với chiến dịch truyền thông quy mô có Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long và những trang Luật Khoa tạp chí, VOICE, Nhật ký yêu nước, RFA phát động và đồng thanh ca một “giai điệu”, Đoan Trang muốn tự biến mình thành điển hình của một trí thức bị đàn áp vì tác phẩm nghiên cứu khoa học.

Thực tế cho thấy, sách Chính trị bình dân của Đoan Trang đã được rải như bươm bướm nhiều tháng trước do chính Đoan Trang trao tặng/cho/bán công khai ở Dòng Chúa cứu thế, gặp bạn bè tại các quán cà phê, rải link ebook trên mạng mà chưa hề gặp sự ngăn chặn, hay xử lý nào, trừ việc nó bị tịch thu ở Hải quan Đà Nẵng cùng với mớ sách khác và bị công an mời làm việc cùng với hàng loạt các tài liệu khác của bà. Các nhà chức trách và giới trí thức đủ tỉnh táo để thấy rằng trong thời đại Internet, Phạm Đoan Trang chỉ là một cái bong bóng dư luận nhất thời mà thôi, sách của cô chẳng có gì mới so với hàng chục bài cô đã viết /đăng trên facebook và blog trước đó.

Là một người học hành không đến nơi đến chốn và chỉ chuyên tâm làm nhà huấn luyện truyền thông cho giới zân chủ Việt Nam, tôi rất hiểu nỗi lòng của Phạm Đoan Trang, khi Trang ghen tị với trí thức và muốn bước vào hàng ngũ trí thức. Đọc vô số những dòng chia sẻ đầy tự hào về cái thời viết báo với đồng nghiệp cũ trong nước, xen lẫn các bài viết thóa mạ đồng nghiệp cũ hèn nhát, không dám nói thật, không dũng cảm như cô….đủ thấy cô đang ganh tỵ, hằn học với họ hơn bao giờ hết, nhất là trong thời đại báo chí chạy theo lợi nhuận, câu view, nhà báo được thả sức chạy theo dòng dư luận mà Đoan Trang thì thừa kỹ năng “nuôi và tạo dư luận”.

 Với nền tảng học vấn của mình, Trang cũng có thể phấn đấu để nâng tầm bản thân, chứ không phải không. Tuy nhiên, nếu muốn tự nâng tầm, Đoan Trang nên tắt Facebook để có thời gian nhìn lại đời mình hoặc đọc sách, thay vì “gặp người sang bắt quàng làm họ”, hoặc chạy theo các sóng dư luận để kiếm tiền, quyền, danh.


Tiếc rằng việc này Trang không làm được và tự tước đi các cơ hội mà xã hội, đồng nghiệp dành cho mình.

Võ Khánh Linh

Phạm Đoan Trang không có tư cách nhân danh quyền tự do học thuật và tư tưởng

Gần đây, sau khi bị mời lên đồn công an để trao đổi về nội dung của cuốn sách “Chính trị Bình dân”, cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang thường tuyên truyền rằng khi “đàn áp” bà, nhà nước đã vi phạm quyền tự do tư tưởng, tự do học thuật. Chẳng hạn, trong một post mang tên “Nhân chứng cuối cùng”, được đăng lên Facebook vào ngày 3 tháng 3 năm 2018 (1), Đoan Trang tự ví mình với những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu bị nhà nước thẩm vấn và tịch thu sách hồi giữa thế kỷ 20, trong những vụ án như vụ Xét lại hay Nhân văn – Giai phẩm. Không dừng ở đó, Đoan Trang còn tỏ ra khá tự tin vào chỗ đứng lịch sử của bản thân, khi tuyên bố rằng bà là “nhân chứng của thế hệ người viết cuối cùng” ở Việt Nam còn bị nhà nước “truy đuổi” vì chước tác của mình.
Đọc xong post này, tôi không nhịn được cười, vì nghĩ bà Đoan Trang bị ảo tưởng nặng. Bà đang tự bi kịch hóa đời mình, để nâng bản thân lên một tầm vóc mà thực ra bà không có.

Xem link https://chantroimoimedia.com/2018/03/04/nhân-chứng-cuối-cùng/

Đoan Trang cùng nhóm VOICE (Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn) đi vận động quốc tế can thiệp vào nhân quyền Việt Nam


Ảo tưởng của Phạm Đoan Trang gồm bốn điểm:

Thứ nhất, bà Trang đang là mục tiêu đàn áp của Nhà nước.

Trên thực tế, công an mới chỉ mời bà lên đồn để trao đổi về nội dung cuốn sách, chứ chưa hề có động thái xa hơn. Họ mới làm thế, mà Đoan Trang đã tung ra cả một chiến dịch truyền thông để đả kích họ và tự đánh bóng bản thân mình, thì tôi không thể không nghĩ hoặc bà Trang là một thành phần rạch mặt ăn vạ trong giới truyền thông, hoặc bà bị ảo tưởng nặng.

Thứ hai, ảo tưởng bản thân là nhà hoạt động chính trị "bất khuất"

Sau vụ việc vừa rồi, bà Trang bị ảo tưởng rằng mình là một chính khách gương mẫu và can đảm. Nhưng khác với bà Trang, tôi thấy bà chỉ là một tuyên truyền viên dối trá và hèn nhát.

Bà là kẻ hèn nhát và coi thường pháp luật vì đã vội vàng chạy trốn khỏi nơi cư trú, để sống ngoài vòng pháp luật, khi hệ thống pháp luật còn chưa có bất cứ động thái mạnh tay nào với bà.

Và vì bà nói như vẹt về “thượng tôn pháp luật” khi viết sách, viết báo, mà lại không hề tuân thủ luật ngoài đời, tôi thấy bà không phải là một chính khách dân chủ đàng hoàng, mà chỉ là một anh mõ làng của lý thuyết dân chủ.

Thứ ba, bà Trang ảo tưởng rằng cuốn “Chính trị Bình dân” có giá trị học thuật, và khiến bà bị đàn áp vì lý do học thuật, tư tưởng. 

Trong khi đó, ngay sau khi cuốn sách này ra đời, đã có nhiều bài viết chỉ ra rằng giá trị học thuật của cuốn sách rất thấp. Chẳng hạn, bài này cho thấy một lượng lớn kiến thức trong sách được bà Trang copy từ Wikipedia tiếng Anh:

Trong khi đó, bài này chỉ ra rằng khi viết sách, bà Trang đã cố tình lập lờ giữa truyền đạt tri thức và tuyên truyền chính trị, đồng thời đưa thông tin theo kiểu tuyên truyền một chiều pha lẫn nói chuyện phiếm:

Tóm lại, cuốn sách của bà Trang không có giá trị về mặt học thuật, thông tin, mà chỉ có giá trị về mặt tuyên truyền, quảng bá cho các hoạt động dân chủ của bà và những người cùng ekip, dán thêm một vài dòng lý luận lên trước cho ra vẻ “sách vở”. Tiếc rằng Việt Nam chỉ thiếu học thuật, chứ tuyên truyền chính trị thì đã quá thừa thãi.

Thứ tư, bà Trang ảo tưởng rằng khi động vào bà, nhà nước đã vi phạm quyền tự do học thuật, tự do tư tưởng. 

Tuy nhiên, thực tế là trong vụ này, nhà nước chưa vi phạm bất cứ quyền nào của bà, vì họ mới chỉ mời bà gặp để trao đổi chứ chưa hề có động thái khác. Thêm nữa, nếu chịu khó đọc, bà Trang sẽ thấy những tư tưởng mà cuốn “Chính trị Bình dân” đề cập không hề mới ở Việt Nam. Chẳng hạn, khi bàn về thể chế dân chủ tư bản, cuốn “Chính trị Bình dân” cung cấp lượng kiến thức không lớn bằng một góc so với nhiều cuốn sách đã xuất bản trong nước từ lâu, như “Nền Dân chủ Mỹ” của de Toqueville, “Nền Đạo đức Tin lành và Chủ nghĩa Tư bản” của Weber hay “Hiến pháp Mỹ”. Chừng nào những sách đó vẫn tái bản đều ở Việt Nam, thì Đoan Trang không thể nói rằng cuốn “Chính trị Bình dân” bị ngăn trở vì lý do học thuật và tư tưởng.

Trong thực tế, mâu thuẫn giữa Đoan Trang và hệ thống thực thi pháp luật không nằm ở vấn đề học thuật, tư tưởng, mà nằm ở vấn đề an ninh quốc gia. Đoan Trang từng tham gia tổ chức VOICE, một vòi bạch tuộc của đảng khủng bố Việt Tân, và đang điều hành một đường dây xin tiền tài trợ của nước ngoài cho các tổ chức chống Cộng trong nước:

Mới đây, trong một bản viết tay được phát tán trên mạng, Phạm Đoan Trang cũng công khai thừa nhận rằng mình chống nhà nước hiện hành ở Việt Nam:


Như vậy, chiểu theo luật pháp hiện hành, Phạm Đoan Trang đủ điều kiện để bị truy tố vì vi phạm điều 79 Bộ Luật Hình sự, với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cần lưu ý rằng ở mọi nước, kể cả Mỹ, các hoạt động nhằm “xóa bỏ” nhà nước hiện hành đều được xem là xâm hại an ninh quốc gia, và bị xử lý nghiêm theo pháp luật. Vì vậy, nếu Phạm Đoan Trang thật sự “thượng tôn pháp luật” như tuyên truyền, Trang sẽ ra đầu thú và thể hiện sự ăn năn.

Võ Khánh Linh
(Còn nữa)