Sunday, November 29, 2020

Đoan Trang chỉ là người thực hiện quyền tự do ngôn luận?

 

Đầu tháng 11/2020, ông Giorgio Aliberti (Đại sứ EU tại Việt Nam) đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn (Cục trưởng Cục Đối ngoại của Bộ Công an) về vụ Phạm Đoan Trang bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Theo đó, ông Aliberti cùng các Đại sứ khác, bao gồm cả Đại sứ Anh, đã cho rằng “Phạm Đoan Trang chỉ là người thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình”. Trong 2 tuần qua, giới chống đối đã tận dụng thông tin này để công kích quyết định bắt giữ của Nhà nước Việt Nam, bênh vực Trang, và tự động viên rằng phương Tây chưa bỏ rơi họ.

Nhân đó, Luật khoa Tạp chí cũng đăng bản bóc băng một clip phỏng vấn Trang do Thịnh Nguyễn và Project 88 thực hiện từ năm 2019, có tựa đề “Nếu tôi có đi tù, mọi hoạt động bên ngoài vẫn phải tiếp tục, thậm chí mạnh hơn”. Clip này chủ yếu lặp lại các thông điệp trong thư ngỏ soạn sẵn của Đoan Trang, mà Will Nguyễn công bố khi Trang bị bắt. Ngoài ra, nó cũng mô tả một hình ảnh sai lệch về Trang, theo đó Trang là người hoạt động ôn hòa, chỉ muốn “con người thương yêu, tin tưởng, tôn trọng nhau hơn”, chỉ hoạt động theo hướng khai dân trí…



Nếu bạn nghĩ Đoan Trang “là người dành cả tuổi thanh xuân để nâng người khác lên” bằng cách “mang lại kiến thức cho họ”, ấy là vì bạn chưa thấy Trang kêu gọi trí thức đấu tranh như dân oan:



Nếu bạn nghĩ Trang “muốn thay đổi Việt Nam theo hướng làm sao để cho con người được tôn trọng hơn, con người đối xử với nhau với tình yêu, thương nhau hơn, yêu nhau hơn, tin tưởng nhau hơn”, ấy là vì bạn chưa thấy Trang kéo quân đi chửi nhau, nhiệt đến nỗi đàn em Phạm Lê Vương Các phải can lại:




Nếu bạn nghĩ Đoan Trang chỉ hoạt động theo hướng ôn hòa, khai dân trí, tránh gây xung đột trong xã hội, ấy là vì bạn chưa thấy Trang kêu gọi phá hoại nền chính trị Việt Nam:




Có một khoảng cách rất lớn giữa phát ngôn, hành động thật của Đoan Trang và những lời cô tự mô tả về mình. Khoảng cách này cho thấy Trang, cũng như đa phần giới dân chửi Việt Nam, không ngại tuyên truyền sai sự thật. Sự dối trá này chính là một trong những nguyên nhân khiến họ mất dần tầm ảnh hưởng và rơi vào chia rẽ, rồi trở thành một nhóm người mờ nhạt và cô lập trong xã hội như hiện nay.

Võ Khánh Linh

Friday, November 27, 2020

Bầu cử Mỹ làm rớt mặt nạ của các nhà dân chửi?

 

Ngày 08/11, giới truyền thông và nhiều nguyên thủ phương Tây đã nhận định rằng ứng viên Joe Biden vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Tuyên bố này, cùng quá trình tranh cử nước rút trước đó của 2 ứng viên, đã khiến phe ủng hộ và phe chống Trump  trong các nhóm chống Nhà nước Việt Nam chìm sâu hơn vào mâu thuẫn. Thời gian qua, mâu thuẫn này càng thêm sâu đậm nhờ các tin giả và lời kêu gọi đảo chính, độc tài từ phe ủng hộ Trump:




Trong khi đó, phe chống Trump cũng tung ra nhiều bài viết mang tính công kích, xúc phạm cá nhân những người đối lập với mình. Tiêu biểu là status của Mai Khôi, trong đó Khôi gọi những người Việt ủng hộ Trump là “hiện tượng kinh dị, dơ bẩn và hạ cấp nhất trong lịch sử:



Vụ Anh Gấu Phạm chửi bới những người ủng hộ Trump, thách họ đặt tiền cá cược với mình xem ai đắc cử Tổng thống, cũng góp thêm bản sắc trọc phú cho luồng dư luận vốn đã không ra gì này:




Như vậy, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã hé lộ những mặt tối của giới dân chửi ở Việt Nam. Nếu họ từng mô tả mình, và các nhóm cách mạng đường phố khác trên thế giới, như những phong trào của sự thật, tình yêu và lòng dân, thì giờ đây, họ đang chứng minh rằng mình chỉ là một phong trào của dối trá, hận thù và tiền bạc. Một lực lượng như vậy không có khả năng đoàn kết dân tôc, cũng không có tư cách hứa hẹn về độc lập, dân chủ, nhân quyền.

Võ Khánh Linh

Cuộc bầu cử 2020 có cho thấy sự ưu việt của nền dân chủ Mỹ?

 


Trong tuần thứ 2 của tháng 11, đài VOA, cùng nhiều gương mặt chống Nhà nước Việt Nam, đã tăng cường tuyên truyền rằng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 cho thấy tính ưu việt của mô hình dân chủ đa đảng ở Mỹ. Cụ thể, người dân hăng hái bầu lãnh đạo ở các cấp chính quyền một cách tự do, thay vì biết trước lãnh đạo nào sẽ được chỉ định thắng cử:




Ngoài ra, họ cũng viết rằng các phản ứng trước cuộc bầu cử này cho thấy người dân Việt Nam có khát vọng thân Mỹ - thoát Trung:



Qua hai thông điệp tuyên truyền trên, VOA đã mô tả nước Mỹ như một quốc gia vĩ đại, đáng để Việt Nam sao chép mô hình chính trị và kết đồng minh một cách lâu dài. Tuy nhiên, hình ảnh mà VOA vẽ ra dường như trái ngược hẳn với thực tế. Chính báo chí Mỹ cũng phải thừa nhận rằng quốc gia này đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng hiếm thấy trong lịch sử. Nền chính trị Mỹ đang rơi vào tình trạng hỗn loạn vì nạn tin giả, các cuộc biểu tình bạo lực, và sự phân cực xã hội mà 2 đảng lớn gây ra.

Trong một bài viết trên Le Monde, Valentine Faure cho rằng “kể từ cuộc nội chiến, chưa bao giờ người Mỹ lại chia rẽ đến như vậy”. Năm 2018, 31% người Mỹ phỏng đoán rằng có thể xảy ra một cuộc nội chiến trong vòng 5 năm. Trong 3 năm gần nhất, số người Mỹ nói rằng họ thấy có sự chính đáng trong việc dùng bạo lực để đạt các mục tiêu chính trị của mình đã tăng từ 8% lên hơn 33%. Và trong năm nay, doanh số bán vũ khí cá nhân ở Mỹ cũng đã đạt mức kỷ lục.

Trong một nền dân chủ khỏe mạnh, cử tri phải được tiếp cận những thông tin chính xác và khách quan, để bầu ra người lãnh đạo xứng đáng bằng những phương pháp hòa bình. Khi cử tri Mỹ dùng thông tin sai lệch và mang tính đảng phái để bầu cho một trong hai ứng viên không xứng đáng, đồng thời sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, thì phải nói rằng nền dân chủ Mỹ đang ở trong trạng thái bệnh hoạn. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này nằm trong chính những điểm bất hợp lý của “trật tự Mỹ” – một trật tự đang khiến khoảng cách giàu nghèo tăng theo các tiến bộ công nghệ, và từng tước đoạt cuộc sống hòa bình của nhiều dân tộc nhân danh các lý tưởng dân chủ, nhân quyền. Qua việc VOA mượn chuyện bầu cử để ca ngợi mô hình Mỹ, trong khi cuộc bầu cử chỉ chứng minh tình trạng khủng hoảng của mô hình này, có thể thấy VOA không ngại bóp méo sự thật để đạt được mục đích chính trị.

Võ Khánh Linh

Thursday, November 26, 2020

Phạm Đoan Trang đấu tranh dân chủ có lợi lộc gì?

 Sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt, dàn đệ tử của VOICE, Việt tân và thân tín của Đoan Trang ra sức tô vẽ cô ta như là người hy sinh mọi danh lợi, nhận lấy mọi thiệt thòi về mình vì gây dựng “phong trào dân chủ Việt”. Nhưng chỉ qua việc Phạm Đoan Trang bị chính đàn chị ruột rà Nguyễn Phương Hoa tố cáo thủ đoạn mượn tên, tạo sự kiện bị đàn áp để kiếm tiền từ tổ chức nhân quyền nước ngoài cùng với việc chi tiêu vô tội vạ, hoang phí cho PR bản thân đã cho thấy, cô ta không “liêm khiết”, “vô tư” trong đấu tranh dân chủ như đồng bọn đang cố tẩy trắng.



Nhìn lại “hành trình đấu tranh dân chủ” của cô này, có vô khối sự việc đủ để chứng minh cô cựu sinh viên khoa kinh tế Đại học Ngoại thương có rất nhiều chiêu kiếm bộn tiền từ nghề này.

Xin lấy ví dụ, riêng đợt tặng sách Chính trị bình dân dài 2 tháng, Đoan Trang đã kiếm hơn 100 triệu!


Sau khi Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Tự do Báo chí của tổ chức RSF ngày 13/09/2019, các nhóm hoạt động của Trang đã tiến hành một chiến dịch kêu gọi tài trợ, bắt đầu bằng việc quyên tiền để in sách của Trang, để trả chi phí chữa bệnh cho Trang.

Trong nửa cuối tháng 10, họ tăng tốc chiến dịch này, khi tổng kết các đợt quyên tiền cũ và mở thêm các đợt mới. Cụ thể:
1. Quyên tiền Trả chi phí chữa bệnh cho Đoan Trang từ 08 - 22/10 thu được 12.912 EUR, gấp đôi lượng tiền cần quyên

2. In sách của Đoan Trang từ 31/08 – 21/10/2019, thu được 4.023 EUR, giúp hoàn thành chương trình tặng 1.000 cuốn “Phản kháng phi bạo lực” và 1.000 cuốn “Cẩm nang nuôi tù”

3. Hỗ trợ kinh phí làm phim cho Green Trees ngày 24/10/2019, được một người tên “QT” tài trợ 20 triệu VNĐ

4. Tài trợ cho đêm nhạc “Tỉnh”, do Green Trees, Đặng Tuệ Nguyên và Phó An My tổ chức, để “thức tỉnh nhân dân” về vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngày 24/10 – 24/11/2019, chưa có kết quả cụ thể


Trong quá trình kêu gọi tài trợ, nhóm Đoan Trang đang dùng 2 chiến thuật.

Thứ nhất, họ viết rằng các nhà tài trợ là những người đặc biệt trong xã hội, những người khiến cho “thế giới bộn bề, đầy đau thương” này vẫn còn hy vọng. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Long viết:

“Thế giới của chị Đoan Trang cũng bộn bề và nhiều đau khổ, nhưng tuyệt đối không cô độc. Tôi may mắn được chị kể cho nhiều câu chuyện cảm động về những người, thậm chí chẳng hề quen biết, đã hết lòng cưu mang chị lúc khó khăn, bệnh tật như thế nào. Gần đây, khi thấy bạn bè cũ hồi cấp 3 của chị ở trường Hà Nội - Amsterdam kêu gọi nhau (và kêu gọi mọi người) chia sẻ phí tổn khám chữa bệnh cho chị, tôi càng cảm động. Cũng như cách đây mấy tháng mọi người đã làm điều tương tự với Tran Vi, đồng nghiệp của tôi ở Luật Khoa”.

“Làm công việc điều hành Luật Khoa, tôi cũng có những trải nghiệm tương tự. Tôi từng cảm động suýt bật khóc khi nhận được một khoản đóng góp 5 USD của một bạn sinh viên kèm theo tin nhắn (tôi nhớ có thể không hoàn toàn chính xác): ‘Em đang vừa học vừa đi làm, chỉ có nhiêu đây thôi, nhưng là tấm lòng của em. Các anh chị hãy cố gắng nhé!’”.

“Những câu chuyện nhỏ như vậy là chỉ dấu của những niềm hy vọng lớn lao. Nhờ đó mà những người như Đoan Trang hay Thuý Hạnh có niềm tin để bước tiếp, bởi cơn trầm cảm và những thời khắc kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần có thể ập tới bất cứ lúc nào. Tôi thấy mình may mắn được chứng kiến và được sống trong những tình cảm đẹp như vậy...”.

Thứ hai, họ tìm kiếm sự thương hại và tin tưởng của các nhà tài trợ, bằng cách viết rằng mình đã “đổ máu”, chịu đau đớn để tiền tài trợ được sử dụng một cách có ý nghĩa. Chẳng hạn, Đoan Trang viết:

“Khi một shipper mà tôi quen mới đây bị công an giăng bẫy bắt cóc, đem về đồn thẩm vấn, chúng đánh anh hộc máu mũi. Anh nhất định không khai gì theo ý chúng. Chúng đánh anh đến nỗi tờ “biên bản làm việc” lấm chấm, li ti đầy đốm máu. Sách là máu.  Khi tôi viết những dòng này, ngón tay tôi vẫn còn rất đau. Nhưng không đau bằng cảm giác bất lực, thương xót những người vì làm sách mà đổ máu, những độc giả vì đọc sách mà bị công an bắt về đồn đe dọa, khủng bố”.

Chiến dịch quyên tiền này là một thành công đáng ghi nhận của Phạm Đoan Trang. Nó bổ sung đáng kể cho nguồn thu nhập sẵn có của Trang – bao gồm tiền lương biên tập viên Luật khoa Tạp chí (1000 USD/tháng), tiền lương ở VOICE, và thu nhập từ các dự án của Green Trees (đến từ các khoản đầu tư của PIN và NED).

Trái với tưởng tượng của nhiều độc giả, việc in và phát sách miễn phí vẫn mang lại cho Đoan Trang thu nhập. Cụ thể, vì Đoan Trang quyên góp 200 triệu VNĐ để in 2000 cuốn sách, lượng tiền quyên được cho mỗi cuốn sách là 100 nghìn VNĐ, nhỉnh hơn một chút so với giá bán sách trên Amazon. Do chi phí để in và chuyển phát sách mỗi cuốn sách ở Việt Nam là khoảng 40 nghìn VNĐ, Trang lãi khoảng 120 triệu VNĐ nhờ đợt “tặng sách” kéo dài 2 tháng.

Qua các phản hồi trên fanpage “NXB Tự Do”, có thể thấy lượng sách mà Đoan Trang bán được thấp hơn nhiều so với lượng sách mà cô phát không. Như vậy, các đợt phát sách miễn phí làm tăng thu nhập của Đoan Trang, chứ không khiến cô chịu thiệt.

Có lẽ đây chính là lý do khiến Trang chọn phát tán sách in thay vì ebook; dù ebook vừa phù hợp với thời đại Internet, vừa không bị công an ngăn chặn, làm phí máu của đồng đội và tiền tài trợ của nhà hảo tâm.

Cho nên, càng về sau, dân mạng càng được nghe nhiều than vãn khổ sở của Phạm Đoan Trang, cùng với đó, các quỹ đầu tư càng đổ mạnh tiền cho Phạm Đoan Trang với mong mỏi cứu vãn được phong trào đang kiệt quệ nhân lực này. Như Trịnh Hữu Long đã đề cập, tiền của quý vị sẽ tiếp “niềm hy vọng lớn lao” cho Trang, để trong “cơn trầm cảm và những thời khắc kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần”, cô vẫn “có niềm tin để bước tiếp”.

VKL

Tham khảo

Về việc quyên tiền để in sách của Đoan Trang:

_ “WHAT A WONDERFUL WORLD” – Trịnh Hữu Long (FB cá nhân), 15/10/2019, 10:28

 facebook.com/longtrinh.vietnam/posts/10215804781617089

_ “KHI TÔI NÓI SÁCH LÀ MÁU...” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 19/10/2019, 00:31

 facebook.com/pham.doan.trang/posts/10157957944358322

_ “…Tính từ ngày 31/8 đến hôm nay 21/10/2019, sau 1 tháng 21 ngày kể từ khi ra lời kêu gọi “HÃY GIÚP ĐỘC GIẢ VIỆT NAM CÓ SÁCH”, Nhà xuất bản Tự Do đã nhận được tổng số tiền hỗ trợ lên đến 4.023 euro, qua quỹ GoFundMe…” – Nhà xuất bản Tự Do (trang FB), 23/10/2019, 13:52

 facebook.com/NhaxuatbanTuDo/posts/1005327469846194?__tn__=-R

Tam quyền phân lập có phải là phương thức kiểm soát quyền lực duy nhất?

 Ngày 20/10/2020, các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được công bố để lấy ý kiến người dân. Thời hạn lấy ý kiến là 20 ngày, từ 20/10 đến 10/11. Nhân đó, một số tiếng nói trong dư luận phi chính thống đã tận dụng dịp này để đòi tăng cường kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước.

Chẳng hạn, trên BBC, luật sư Ngô Ngọc Trai đòi trao cho nhánh Tư pháp quyền độc lập, quyền quản lý trại giam, và các thẩm quyền về bắt giam giữ, khám xét, thu giữ đồ vật; để ngăn cơ quan công an lạm dụng quyền hành:



Trên BVN, bút danh Nguyễn Huyền viết rằng nếu Việt Nam không áp dụng mô hình tam quyền phân lập, thì nên:

(1) Đặt tỉnh, huyện dưới quyền trung ương, chỉ giữ quyền tự quản cho các cấp chính quyền phía dưới;

(2) Đặt ra các quy định về việc bất tín nhiệm hoặc giải tán Chính phủ, tương tự quy định trong Hiến pháp 1946, để buộc Chính phủ phải làm việc có trách nhiệm;

(3) Đặt Bộ Chính trị làm quyền lực tối cao, tương tự hoàng gia ở Anh, Nhật, Thái Lan.

Nói cách khác, Nguyễn Huyền kêu gọi tăng cường kiểm soát theo chiều dọc, để thay thế cho các hình thức kiếm soát theo chiều ngang của mô hình tam quyền phân lập:




Sau khi xem xét các bình luận trên, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:

Thứ nhất, bài góp ý của Nguyễn Huyền đã chỉ ra một thực tế, rằng ngoài lối kiểm soát quyền lực theo chiều ngang của mô hình tam quyền phân lập, các nhà nước còn có phương thức kiểm soát quyền lực theo chiều dọc. Vì vậy, tam quyền phân lập không phải là mô hình duy nhất đúng để hạn chế tham nhũng và lạm quyền.

Thứ hai, vì đề xuất của Nguyễn Huyền không bao gồm phương thức giám sát cấp quyền lực cao nhất, dường như nó cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu được áp dụng trong thực tế.

Thứ ba, cả đề xuất của Ngô Ngọc Trai lẫn Nguyễn Huyền đều chứa một số ý kiến có vẻ khả thi – như việc trao quyền quản lý trại giam cho Bộ Tư pháp (đã được Trung Quốc áp dụng) và việc giảm quyền tự quyết của chính quyền tỉnh, huyện. Tuy nhiên, vì những ý kiến này không bám sát nghị trình được thể hiện qua dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, có lẽ chúng sẽ chưa được xem xét, ít nhất là trong năm tới. Và vì chúng không xuất phát từ những các thay đổi trong cán cân \ của đời sống chính trị thực tế, có lẽ còn quá sớm để nói rằng chúng đã khả thi trong đời thực.

Dù sao đi nữa, bài viết của Nguyễn Huyền cũng đã xóa tan sự nhàm chán của điệp khúc “tam quyền phân lập”, mà truyền thông lề trái thường lặp đi lặp lại mỗi kỳ Đại hội Đảng. Biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” này cho thấy có thể trang Bauxite Việt Nam đa dạng, phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Võ Khánh Linh

Wednesday, November 25, 2020

Luật sư Ngô Anh Tuấn thừa nhận năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

 


Ngày 09/11/2020, Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp Luật & Phát triển (PLD) đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII với sự nghiệp phát triển đất nước”, đồng thời mời một số gương mặt chống Nhà nước Việt Nam như Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Ngọc Chu… đến dự. Nhân đó, những người này đã tận dụng việc đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng để thực hiện các mục tiêu chính trị mà họ muốn.

Để giới chống Cộng cực đoan khỏi dị nghị về việc mình tham gia góp ý cho Đại hội Đảng, trong một bài viết trên Facebook, luật sư Ngô Anh Tuấn đã tự biện hộ cho mình bằng cách nêu 3 ý sau:

(1) “Khó có thể thay thế vai trò ‘đầu tàu’ của Đảng Cộng sản vào lúc này”, vì “chưa có bất cứ một lực lượng nào trong thời điểm hiện tại đủ sức thay thế Đảng Cộng sản”.

(2) Vì vậy, cần xem những dịp đóng góp ý kiến cho Đảng Cộng sản như một diễn đàn để thúc đẩy những thay đổi mà mình muốn.

(3) Ngoài ra cần phải có “luật về Đảng”, để quyền và nghĩa vụ của Đảng Cộng sản tương xứng với nhau. Nhiều tiếng nói trong buổi tọa đàm đã đưa ra ý kiến này.



Như vậy, luật sư Ngô Anh Tuấn đã thừa nhận rằng Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất có đủ năng lực để quản trị Việt Nam trong bối cảnh phức tạp hiện nay – khi đất nước phải cùng lúc đối mặt với nguy cơ xâm lược, dịch bệnh và một môi trường quốc tế bất ổn. Lựa chọn của ông Tuấn là dễ hiểu, dễ cảm thông, nếu ta nhớ rằng các nhóm “đối lập” ở Việt Nam đã gần như rơi vào nội chiến suốt 4 năm chỉ vì một cuộc… bầu cử Tổng thống Mỹ. Dù vậy, ý kiến của ông Tuấn vẫn là gáo nước lạnh dội vào đảng Việt Tân, cũng như các gương mặt lưu vong ngộ nghĩnh đang tự xưng là “Chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng hòa”. Hy vọng trong thời gian tới, ông Tuấn sẽ góp ý cho Đảng một cách kín đáo hơn, để tránh phát sinh những drama làm phong trào dân chửi thêm chia rẽ.