Sunday, July 31, 2022

Nguyễn Văn Đài sắp gia nhập hàng ngũ các tổng thống tự xưng?

 Võ Khánh Linh


Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP) đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights defenders around the world). Trong những “người bảo vệ nhân quyền” gốc Việt mà báo cáo này nêu tên, Nguyễn Văn Đài – người sáng lập và đứng đầu Hội Anh em Dân chủ – giữ một vị trí khá nổi bật. Nhưng Nguyễn Văn Đài là người như thế nào? Ta hãy cùng đến trang Facebook của anh ta để tìm hiểu.

Gần đây, Nguyễn Văn Đài vừa lập một fanpage mới, mang tên “Học viện Tổng thống Việt Nam”. Đài cũng xưng là “Tổng thống” của trang đó. Qua hành động này, có thể thấy Đài là một người tự tin, giàu hoài bão và rất lạc quan. Dường như sau một thời gian xa quê, Đài đã sắp gia nhập hàng ngũ các tổng thống chính phủ VNCH lưu vong như Đào Minh Quân hay Nguyễn Thế Quang.




Như các bạn thấy, gương mặt được đưa lên ảnh bìa của “Học viện Tổng thống Việt Nam” là ông Nguyễn Văn Thiệu. Ông này lên ngôi nhờ tham gia ám sát người tiền nhiệm là Ngô Đình Diệm, trong một cuộc đảo chính được sự hậu thuẫn của Mỹ. Chẳng biết lên ngôi kiểu đó có dân chủ không, nhưng được Mỹ hậu thuẫn thì hẳn là phe chính nghĩa rồi.

Tương tự ông Thiệu, Nguyễn Văn Đài rất ra dáng tổng thống, khi hết lòng hành động vì nước Mỹ. Chẳng hạn, trong bài đăng được chụp lại dưới đây, Đài kêu gọi người dân Việt Nam lật đổ chế độ để được làm đồng minh của Mỹ. Ủa, thế hóa ra Đài lật đổ chế độ không phải vì dân chủ, nhân quyền, mà chỉ để được đi hầu Mỹ thôi sao? Thảo nào chẳng cần được ai bầu lên, Đài đã tự xưng là tổng thống:



“Đấu tranh cho dân chủ” theo lệnh Mỹ có một cái lợi, là không cần thật sự quan tâm đến người dân. Trước đây, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam, Đài từng kêu gọi người dân mua gom nhu yếu phẩm, rút tiền khỏi ngân hàng rồi chuyển sang ngoại tệ, nhằm khiến Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế. Nếu Đài đạt được mục đích, xã hội Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn ngay trong lúc dịch bệnh đang hoành hành, khiến vô số người dân bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe và kế sinh nhai. Nhưng dường như Đài không quan tâm đến chuyện này: với Đài, dân chủ không phải là lắng nghe tiếng nói của người dân Việt Nam, nó chỉ đơn giản là lắng nghe Mỹ.

Làm tổng thống tưởng tượng, đấu tranh dân chủ tưởng tượng như thế có gì vui? Chẳng nên hỏi Đài điều này, vì có lẽ anh ta cần ảo tưởng để sống tiếp.

Saturday, July 30, 2022

Cảnh báo: Nguyễn Văn Đài đứng sau “Nhóm Bạn Công Nhân” và Diễn đàn sinh viên Việt Nam?

 Võ Khánh Linh


Trong những năm gần đây, giới dân chửi đã lập ra nhiều tổ chức đội lốt công đoàn độc lập để lôi kéo công nhân vào các hoạt động chống nhà nước. Trong số đó, nổi bật là tổ chức Nhóm Bạn Công Nhân. Trước đây, một số clip được đăng tải trên fanpage của tổ chức này đã cho thấy họ có chung nhiều thành viên với đảng Việt Tân. Mới đây, lại có thêm bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa Nhóm Bạn Công Nhân với Hội Anh Em Dân Chủ - một nhóm thường xuyên hợp tác với Việt Tân từ ngày thành lập.

Để thấy điều này, hãy vào fanpage Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam, một trang liên tục share lại các clip của Nhóm Bạn Công Nhân, tới mức người ta không thể không cho rằng dàn admin của hai trang này có mối liên hệ:



Ngoài các clip của Nhóm Bạn Công Nhân, Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam cũng liên tục share các bài viết của fanpage Nguyễn Văn Đài. Đặc biệt, nó thường share bài chỉ 5 phút sau khi Đài đăng bài viết. Như vậy, nhiều khả năng fanpage Nguyễn Văn Đài có chung dàn admin với fanpage Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam:




Đây là điều hợp lý, vì trong suốt 3 năm vừa qua, fanpage Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam đã nhiều lần đăng lại bài viết của cả Nguyễn Văn Đài lẫn nhóm Hội Anh Em Dân Chủ do Đài thành lập:




Từ đó, chúng ta thấy tồn tại mối liên hệ giữa Hội Anh Em Dân Chủ và Nhóm Bạn Công Nhân. Mối liên hệ này được xác minh khi ta thấy tài khoản Nguyệt Hoa vừa là admin của group Nhóm Bạn Công Nhân, vừa là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ:



Không loại trừ, Nguyệt Hoa là một nick ảo do Nguyễn Văn Đài lập ra, hoặc nó là tài khoản dùng chung của Đài với nhóm đối tượng Việt tân hòng mượn vỏ bọc xây dựng cộng đồng tiếp cận công nhân và sinh viên.

Thực tế, Nguyễn Văn Đài, người cầm đầu Hội Anh Em Dân Chủ, là kẻ không hề quan tâm đến đời sống công nhân. Trước đây, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam, Đài từng kêu gọi người dân mua gom nhu yếu phẩm, rút tiền khỏi ngân hàng rồi chuyển sang ngoại tệ, nhằm khiến Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế. Nếu Đài đạt được mục đích, vô số người lao động Việt Nam sẽ đánh mất miếng cơm manh áo của mình. Thật mỉa mai, khi những kẻ sẵn sàng hy sinh đời sống công nhân lại tự xưng là “bạn công nhân” để chống chế độ.

 

 

Thursday, July 28, 2022

Vì sao giới dân chửi bóp méo thông tin về xung đột tại Ukraine?

Võ Khánh Linh 


Từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ đến nay, các kênh truyền thông của giới dân chửi đã liên tục tuyên truyền rằng Nga sẽ nhanh chóng thua trong cuộc chiến. Mục đích của lối tuyên truyền này rất đơn giản: họ muốn thuyết phục công chúng rằng NATO, do Mỹ dẫn đầu, vẫn còn đủ sức để duy trì trật tự thế giới như hiện tại. Từ đó, họ sẽ tiếp tục kêu gọi Việt Nam phá bỏ chính sách ngoại giao đa phương để “về phe NATO”, chống Nga và Trung Quốc, để rồi dần lệ thuộc vào NATO. Họ, một lực lượng đánh thuê cho NATO, sẽ lợi dụng bối cảnh đó để gia tăng quyền lực.

Lúc này, 5 tháng sau khi cuộc chiến bùng nổ, các kênh truyền thông của giới dân chửi vẫn ra rả tuyên truyền rằng Nga sắp thua. Tuy nhiên, những lý lẽ mà họ sử dụng đang ngày càng mất đi sức nặng. Thay vì dẫn ra các số liệu và sự kiện lớn, hoặc các phân tích đầy đủ, họ chỉ liên tục đăng các clip quay cảnh quân Ukraine bắn trúng quân Nga. Tất nhiên, những clip có cảnh quân Nga bắn trúng quân Ukraine sẽ không bao giờ được họ nhắc đến. Bằng cách này, bản tin thời sự của họ dần trở thành một bộ phim tuyên truyền mị dân, hoặc một bộ phim hành động. Nó thiếu chất lượng và độ khách quan để có thể được xem là tin tức.



Vì sao lại như vậy? Vì thực tế đang diễn ra theo hướng ngược lại những gì mà họ tiên đoán. Các đòn trừng phạt của phương Tây đang làm đuối sức cả phương Tây lẫn Nga, nhưng lại không thể dứt điểm Nga. Và chúng đã đẩy cả hai bên vào một cuộc chiến kéo dài, với mất mát lớn nhất thuộc về người dân Ukraine, thay vì biến NATO thành anh hùng như lúc đầu họ tưởng tượng.

Hôm 27/03, BBC tiếng Việt đăng một bài viết về tình hình quốc tế, trong đó có đoạn:

“Trước khi Putin động binh, Mỹ ước tính, Moscow giỏi lắm chỉ chịu đựng được cấm vận trong vòng hai tháng là cùng.

Nhưng nhờ sự tiếp tay của Bắc Kinh, Nga vượt qua được ngưỡng dự báo ấy.”

“Ngay sau ngày Nga xâm lược Ukraine, Bắc Kinh đã “tháo khoán” việc nhập lúa mì từ Nga sang Trung Quốc (Trước đấy, lấy lý do chất lượng kém, Trung Quốc chặn việc nhập khẩu này). Còn giờ đây, ngoài lúa mì, Trung Quốc lại là nước chủ yếu mua dầu của Nga (với khối lượng cực lớn). 

Nhờ hai nguồn tài chính khổng lồ nói trên, Nga không chỉ vẫn còn tiền của để bám trụ chiến tranh, mà còn đe dọa mở rộng quy mô các cuộc tấn công trong thời gian tới. Mỹ, ngược lại, sau khi đã chi 54 tỷ USD cho cuộc chiến ở Ukraine, nay đứng trước nguy cơ rạn nứt quan hệ với NATO và một số nước phương Tây, nên dường như có dấu hiệu “oải”, muốn đi vào chấm dứt chiến sự.

Vì vậy, việc Bắc Kinh “toa rập” với Moscow để kéo dài cuộc chiến sẽ không giúp gì cho Tổng thống Biden và đảng của ông khắc phục khó khăn kinh tế, giảm lạm phát trong nước và giành phần thắng cho Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.”

Đáng lưu ý, ngay cả khi không bán dầu cho Trung Quốc, Nga vẫn có thể bán dầu cho Ấn Độ. Lượng dầu Nga bán sang Ấn Độ đã tăng gấp nhiều lần chỉ trong 3 tháng sau chiến tranh. Từ Ấn Độ, số dầu này lại được bán sang các nước phương Tây. Theo cách này, nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây tổn hại cho họ nhiều hơn là cho Nga, từ đó trở nên phản tác dụng.

Như vậy, truyền thông của giới dân chửi đang bóp méo sự thật về tình hình chiến sự tại Ukraine, nhằm mục đích “biến Việt Nam thành Ukraine”. Rõ ràng mục đích này của họ chỉ phục vụ hận thù và tham vọng quyền lực cá nhân, chứ rất ít liên quan đến dân chủ, nhân quyền hay lòng yêu nước.

Wednesday, July 27, 2022

Báo cáo của EU: “đối thoại nhân quyền” có mang lại lợi ích cho những kẻ chống phá đất nước?

 Võ Khánh Linh


Trong những năm gần đây, các tổ chức chống nhà nước Việt Nam ở hải ngoại đã không ngừng tự ca ngợi thành tích “vận động quốc tế” của mình. Họ thường viết rằng nhờ họ kêu gọi sự can thiệp của nước ngoài, mà các nhà dân chửi trong nước mới được hoạt động một cách an toàn, hoặc được đi tị nạn trong trường hợp đã bị bắt. Để chứng minh tầm quan trọng của mình đối với người trong nước, họ thường trưng ra các báo cáo mà mình viết để phục vụ cho những dịp đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và phương Tây. Tuy nhiên, những buổi đối thoại này có hữu dụng cho giới dân chửi hay không, thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP) đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights defenders around the world). Báo cáo này cho biết trong năm 2021, EU đã tiến hành hơn 30 cuộc đối thoại nhân quyền với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào các cuộc đối thoại nhân quyền cũng mang lại những hiệu quả được mong đợi từ phía EU và những người thân phương Tây. Chẳng hạn, trang 5 của báo cáo cho biết trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức nhân quyền đã lên tiếng đòi bãi bỏ các cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Trung Quốc, để chuyển sang hình thức gây áp lực khác. Lý do là chúng chẳng có tác dụng gì, chỉ còn mang tính xã giao hình thức, và chỉ làm tốn tiền bạc, thời gian. Hơn nữa, chính giới phương Tây có thể tận dụng chúng để nói rằng dù sao họ cũng đã đối thoại nhân quyền với Bắc Kinh, nghĩa là đã làm xong trách nhiệm về mặt nhân quyền, vì vậy có thể buôn bán với Trung Quốc để kiếm lợi nhuận một cách thoải mái.



Các cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU với Việt Nam có đem lại những tác dụng mà giới dân chửi mong đợi hay không? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhìn hiệu quả làm việc của Nguyễn Văn Đài – một nhà dân chửi đang tị nạn ở Châu Âu, và nhiệt tình tham gia các đầu việc “vận động quốc tế”. Nếu năm 2018, Đài từng hứa sẽ vận động để các cấp dưới trong Hội Anh em Dân chủ cũng được ra tù và đi nước ngoài tị nạn như mình, thì từ đó đến nay, thành viên tổ chức này chỉ có vào tù thêm chứ không đi tị nạn.

Vậy thì các hoạt động vận động quốc tế mang lại lợi ích gì, ngoài công ăn việc làm cho các nhà dân chửi ở hải ngoại và những lá phiếu cho chính giới phương Tây?

Hãy nhìn vào hoạt động của BPSOS và VOICE một thời lợi dụng danh nghĩa "cứu trợ thuyền nhân", "định cư cho nhà hoạt động nhân quyền" để đưa các "nhà đấu tranh dân chủ" muốn tỵ nạn chính trị ở Mỹ, Canada và các nước Châu Âu, nhưng hóa ra nó lại là kênh kiếm tiền hữu hiệu nhất của những kẻ cầm đầu và giúp đánh bóng cho những chính trị gia bảo kê cho chúng kiếm đánh bóng tên tuổi, mua chuộc cộng đồng ba sọc bỏ phiếu cho họ. Đến nay, mấy trò hề này đã bị chính cộng đồng kiều bào và chính nạn nhân của chúng vạch trần thì chúng lại đổi nghề "đấu tranh thúc đẩy xã hội dân sự" hay "tự do tôn giáo" - hình thức kiếm ăn kiểu khác, vừa nuôi dưỡng ảo tưởng chính trị, vừa kiếm ăn từ gây quỹ kiều bào và vừa kiếm fund từ chính các NGO, quỹ dân chủ của các nước Mỹ và đồng minh... 

Nhân quyền thực chất đã bị đem ra làm món hàng trang điểm cho các chính phủ Mỹ, Châu Âu, là công cụ kỳ kèo lợi ích với quốc gia rơi vào tầm ngắm, là miếng mồi kiếm ăn cho những kẻ hàng nghề buôn dân chủ hải ngoại!

Tuesday, July 19, 2022

EU có thật sự mang đến an toàn cho các nhà dân chửi Việt Nam?

 


Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP) đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights defenders around the world). Trang 5 của báo cáo này đưa ra một nhận xét có phần lạc quan, rằng EU đã can thiệp và bảo vệ được nhiều “người bảo vệ nhân quyền” trên toàn thế giới. Chẳng hạn, nó cho rằng tác động của EU đã khiến Việt Nam thả 3 “người bảo vệ nhân quyền” – là Nguyễn Tiến Trung (năm 2013), Nguyễn Văn Đài (năm 2018), và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (năm 2018). Nhưng thực tế có đơn giản như thế không?

Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tham khảo một báo cáo mà tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” vừa tung ra, cũng trong tháng 6.

Báo cáo này cho rằng các gương mặt chống nhà nước Việt Nam, mà họ gọi là “người bảo vệ nhân quyền”, đang bị bắt ngày càng nhiều, chứ không hề thuyên giảm. Như vậy, dù EU giúp một vài gương mặt chống cộng được thả, họ không hề đem lại một sự an toàn, đảm bảo cho giới hoạt động nói chung.



Vì sao lại có chuyện này?

Trong một clip được phổ biến sau khi nhà dân chửi Phạm Đoan Trang bị bắt hồi tháng 10/2020, Trang đã trả lời câu hỏi trên, khi nói:

“Từ lâu tôi đã để ý một đặc điểm của phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam: Đó là các nhà hoạt động cứ tham gia hoạt động một thời gian rồi bị bắt đi tù. Sau đó cộng đồng dư luận trong nước cũng như dư luận hải ngoại lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người đó, Free X, Free Y, Free X, v.v. Một thời gian thì họ được trả tự do, họ đi nước ngoài, thế là hết. Khép lại vòng đời của một nhà hoạt động. (…) vòng đời hoạt động của một nhà hoạt động ngắn quá, không đủ để, mặc dù nó có ý nghĩa nhưng không đủ để tạo ra một sự thay đổi nào cả.

Và càng ngày tôi càng nhận ra một điều, (…) là chính quyền cộng sản Việt Nam lợi dụng chuyện đó. Thay vì tiến hành những cải cách lớn, (…) mang tính toàn diện và cách mạng (…) thì họ chỉ đơn giản là (…) bắt một cá nhân nào đấy rồi thả. Thế là được tiếng tôn trọng nhân quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế. (…) Vậy có lợi như vậy thì tại sao không bắt? Tại sao không tiếp tục cái việc là cứ bắt rồi người ta kêu gọi thả thì lại thả, đổi lấy một số cái điều ước quốc tế, một số hiệp định thương mại, một số thỏa thuận, một số hợp đồng bán vũ khí nào đấy với nước ngoài? (…) bao nhiêu năm qua cuộc đấu tranh vẫn vậy, tình hình vẫn vậy. Không thay đổi gì hết.”

Tình hình vẫn vậy, không thay đổi gì hết. Đó là lợi ích thực mà ô dù của EU mang đến cho giới dân chửi ở Việt Nam. Dù vậy, họ không quá bận tâm về điều này, và vẫn tiếp tục làm những gì mà họ đang làm, để rồi báo cáo thành tích vống lên mỗi năm. Bởi khi giới dân chửi bị biến thành món hàng, thì các chính khách ở EU cũng là một con buôn được lợi từ vụ buôn bán.

Sunday, July 17, 2022

Nguyễn Văn Đài: “người bảo vệ nhân quyền” hay kẻ phá hoại?

 Võ Khánh Linh


Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP) đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights defenders around the world). Trong những “người bảo vệ nhân quyền” mà báo cáo này nhắc tên, có thể kể đến Nguyễn Văn Đài, người sáng lập rồi cầm đầu Hội Anh em Dân chủ suốt nhiều năm mà không chán. Nhưng Nguyễn Văn Đài có thật sự “bảo vệ nhân quyền” không, và báo cáo này có hoàn toàn hợp lý không?

Ở trang 2 của báo cáo, người ta có thể tìm thấy một số tiêu chuẩn cần có để xác định một “người bảo vệ nhân quyền”.

Chẳng hạn, báo cáo nói rằng “người bảo vệ nhân quyền” phải chấp nhận tính phổ quát của quyền con người như cách nó được định nghĩa trong Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền.

Báo cáo cũng nói rằng “người bảo vệ nhân quyền” phải hòa bình trong hành dộng.

Nhìn lại, có thể thấy Nguyễn Văn Đài không hề đáp ứng những tiêu chuẩn đó.

Mùa hè năm 2021, khi dịch COVID-19 đang hoành hành ở Việt Nam, Đài đã lên tiếng khi biết Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam vừa ủng hộ 800 triệu VNĐ cho Quỹ Vaccine phòng dịch. Thay vì ủng hộ nghĩa cử này, Đài nói rằng Hội thánh vừa nêu đang “mang tiền của nhà Chúa dâng cho Satan”, vì cộng sản là vô thần, mà đối với người Kito giáo thì vô thần là ma quỷ. Khi nói vậy, rõ ràng Đài không công nhận sự bình đẳng giữa người vô thần và người có tôn giáo, cũng không công nhận quyền tự do tư tưởng của những người vô thần. Nghĩa là Đài không hề công nhận rằng quyền con người có tính phổ quát.



Trước đó 3 tháng, Nguyễn Văn Đài đã đăng một clip, trong đó nói rằng dịch bệnh là lúc “thiên thời, địa lợi, nhân hòa để xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam”. Và để làm việc này, Đài bịa ra nguy cơ sụp đổ tài chính để kêu gọi người dân rút tiền khỏi ngân hàng, mua ngoại tệ, mua gom nhu yếu phẩm nhiều hơn mức cần thiết. Nói cách khác, Đài đã tung tin giả để phá hoại nền kinh tế Việt Nam, nhằm gây hỗn loạn trong xã hội, tạo điều kiện để lật đổ chính quyền. Nếu dự định của Đài thành công, hàng triệu người dân Việt Nam có thể sẽ chịu thiệt hại về kinh tế, sức khỏe và tính mạng vì tình trạng hỗn loạn mà nó gây ra. Đây không phải là một lối hoạt động hòa bình, nó là một cách làm bẩn thỉu và phi nhân tính.




Nhưng vì sao EU coi Nguyễn Văn Đài là “người bảo vệ nhân quyền”? Có thể vì họ chỉ biết đến tình hình hoạt động ở Việt Nam qua các báo cáo của giới dân chửi, nhiều cái trong số đó có thể do chính Đài viết.

Vậy theo bạn, bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” có đủ khả tín không? Nhìn vào cách họ bảo vệ, ca ngợi Nguyễn Văn Đài và nhiều kẻ như Đài llaf đủ hiểu!

 

Saturday, July 16, 2022

Cảnh sát bắn người da đen, dân Mỹ biểu tình, giới "bảo vệ nhân quyền gốc Việt" ở Mỹ im lặng

 Võ Khánh Linh


Mới đây, một người đàn ông da đen ở Mỹ đã tử vong sau khi trúng 46 phát đạn của cảnh sát, chỉ vì anh ta bỏ chạy khi bị đề nghị dừng xe để kiểm tra. Vụ việc này có thể sẽ khơi dậy thêm nhiều cuộc biểu tình của người dân Mỹ để đòi nhân quyền cho người da màu, trong khi các “nhà hoạt động nhân quyền” người Việt trên đất Mỹ tiếp tục im lặng.



Cụ thể, hôm 15/07, các quan chức ở thành phố Akron, bang Ohio, Mỹ đã công bố lệnh giới nghiêm trong một nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình nổ ra hầu như hằng ngày. Chuỗi biểu tình đã phát sinh sau khi một người da đen tên Jayland Walker bị cảnh sát bắn gục chỉ vì bỏ chạy khi bị dừng xe để đề nghị kiểm tra. Dù cảnh sát nói rằng Walker “có hành vi khiêu khích” trước khi bị bắn, trong xe của Walker chỉ có một khẩu súng ngắn chưa được nạp đạn, và anh ta đã không mang nó theo khi bỏ xe để chạy trốn.

Giám định pháp y cho thấy có tổng cộng 46 vết đạn trên thi thể của Walker.  

Vụ việc của Jayland Walker đã thêm một cái tên vào danh sách dài những nạn nhân da màu bị cảnh sát Mỹ ngộ sát.

Đáng chú ý, một bài viết của BBC về vụ việc cho biết tỉ lệ truy tố cảnh sát Mỹ trong các vụ xả súng gây chết người vẫn còn thấp.

Và công đoàn cảnh sát của thành phố Akron thì nhìn nhận rằng trong vụ việc này, các cảnh sát liên quan đã chỉ hành động theo những gì họ được đào tạo. Nói cách khác, dường như chính phương thức đào tạo cảnh sát ở Mỹ cũng đã tạo điều kiện để các vụ lạm dụng bạo lực và ngộ sát người da màu diễn ra.

Như thông lệ, bi kịch của Jayland Walker dường như không gây xúc động cho các “nhà hoạt động nhân quyền” ở Mỹ. Các trang truyền thông của họ đang tránh nhắc đến những cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của Walker. Chuyện này thật lạ, vì cách đây chưa lâu, họ còn đăng tin rầm rộ về làn sóng biểu tình ở Sri Lanka, nhằm khuyến khích người Việt Nam trong nước biểu tình theo.

Dường như họ khá vô trách nhiệm với những vấn nạn nhân quyền xuất hiện ngay trong cộng đồng mà họ đang sống.

Wednesday, July 13, 2022

Mặt thật của giới dân chửi khi tuyên truyền về vụ ám sát ông Abe

 Võ Khánh Linh


Dù các nhà dân chửi tuyên bố ngoài miệng rằng họ yêu dân chủ, chống độc tài, những gì trong đầu họ có thể mang màu sắc hoàn toàn trái ngược.

Hãy lấy đảng Việt Tân làm một ví dụ. Nhân việc cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát hôm 08/07/2022, fanpage Việt Tân đã tung ra một chiến dịch truyền thông rầm rộ, trong đó họ ca ngợi ông Abe như thánh. Họ tuyên truyền rằng ông Abe được “cả nước Nhật tiếc thương”, và rằng chỉ những chế độ đa đảng mới có thể tạo ra lãnh đạo như vậy. Ngoài ra, vì nhiệm kỳ của ông Abe gắn liền với quá trình tái vũ trang hóa nước Nhật để đối phó với Trung Quốc, chiến dịch truyền thông của Việt Tân cũng nhằm tạo cái ảo giác rằng ông Abe là mọt thánh tử đạo trong cuộc chiến của toàn thế giới để chống lại Trung Quốc.



Nhưng đây có phải là sự thật?

Trong thực tế, cũng như bất cứ chính khách nào khác, ông Abe không được “cả nước Nhật tiếc thương”. Nhiệm kỳ của ông Abe là một giai đoạn gây tranh cãi, vì nó đã cắt giảm phúc lợi của người dân Nhật để lấy tiền mua vũ khí Mỹ, nhằm phục vụ cho quá trình tái vũ trang. Người ám sát ông Abe là một người Nhật, và là cựu quân nhân Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản. Vì chi tiết này có thể biến hướng tuyên truyền của Việt Tân thành ra lố bịch, họ đã không đề cập đến nó trong tất cả các bài viết của mình. Họ không muốn người đọc hiểu rằng cái chết của ông Abe xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại trong lòng nước Nhật, chứ không phải từ một cuộc chiến tưởng tượng trong đó cả thế giới chống lại Trung Quốc.

Mà Nhật Bản có thật sự là một nước dân chủ đa đảng theo hướng mà giới dân chửi mô tả hay không? Đảng của ông Abe đã liên tục nắm quyền trong hầu hết lịch sử của nước Nhật hiện tại, khiến chính trường Nhật không thật sự có cạnh tranh đa đảng. Tài nguyên của nước Nhật dồn hết vào tay một nhóm các gia đình giàu có, khiến các vị trí trong chính trường hầu như chỉ dành cho họ, thay vì dành cho dân thường.

Và kiểu tuyên truyền quen thuộc của giới dân chửi – rằng một chính khách nào đó xứng đáng được cả nước tôn thờ – cho thấy họ có thói sùng bái lãnh tụ, đặc trưng cho độc tài, chứ thực ra không mấy dân chủ.

Wednesday, July 6, 2022

Bảo vệ nhân quyền có bao gồm kêu gọi bạo động?

 Võ Khánh Linh


Hồi tháng 6, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện Châu Âu (EP) đã công bố bản “Báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu” (EU Support for human rights defenders around the world). Tự xưng là những “người bảo vệ nhân quyền”, các nhà dân chửi người Việt không thể không nhìn các hoạt động được nêu trong báo cáo trên như một nguồn hỗ trợ tài chính. Nhưng nếu xét kỹ, liệu họ có xứng đáng nhận hỗ trợ hay không? Câu trả lời không hiển nhiên như họ có thể nghĩ.

Theo quan điểm của báo cáo này, thì những ai xứng đáng được nhận hỗ trợ? Định nghĩa của EU về “những người bảo vệ nhân quyền”, được trích dẫn trong bản báo cáo, có nội dung nguyên văn như sau:

“Những người bảo vệ nhân quyền là những cá nhân, nhóm và cơ quan của xã hội đang thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản được công nhận rộng rãi. Những người bảo vệ nhân quyền tìm cách thúc đẩy và bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cũng như thúc đẩy, bảo vệ và mang lại các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Những người bảo vệ nhân quyền cũng thúc đẩy và bảo vệ quyền của các thành viên của các nhóm như cộng đồng bản địa. Định nghĩa không bao gồm những cá nhân hoặc nhóm thực hiện hoặc tuyên truyền bạo lực.”

Nếu áp dụng một cách nghiêm ngặt định nghĩa này, ta sẽ phải đặt dấu hỏi về một lượng không nhỏ những người đang có hoạt động chống nhà nước Việt Nam.

Để lấy ví dụ, hãy nhìn lại cuộc “tổng biểu tình” mà giới dân chửi phát động vào ngày 02/09/2018. Những kẻ phát động cuộc biểu tình này đã công khai nói rằng nó đặt mục tiêu lật đổ nhà nước Việt Nam, thay vì nhân danh một quyền con người nào đó như thông lệ. Đặc biệt, họ kêu gọi bạo động để phá đồn công an, chiếm trụ sở cơ quan nhà nước, ám sát quan chức nhà nước, thay vì giới hạn trong các phương pháp bất bạo động. Ảnh chụp nhiều người bị bắt khi tham gia biểu tình cho thấy họ đã mặc đồ lính Việt Nam Cộng hòa và mang vũ khí thô sơ:




Đây không phải là một ví dụ đơn lẻ. Khi vụ bạo động ở xã Đồng Tâm nổ ra, giới dân chửi cũng kêu gọi nhóm bạo động coi chính quyền là kẻ thù và chống trả bằng vũ khí. Họ đã làm như vậy suốt 3 năm kể từ khi vụ việc khởi phát, từ đó góp phần tạo ra bi kịch vào ngày 09/01/2020:




Hiện nay, khi không còn khả năng phát động biểu tình, đảng Việt Tân – tổ chức lớn nhất của làng dân chửi – vẫn đang dùng một lượng lớn bài đăng hàng ngày để tuyên truyền cho các cuộc chiến tranh mà họ cho là có tính ý thức hệ”



Nhưng vì sao EU nói riêng, và phương Tây nói chung, vẫn lờ đi tất cả những vấn đề này, để tiếp tục rót tiền cho các nhà dân chửi ở Việt Nam? Lý do rất đơn giản: họ đang coi nhân quyền như một vũ khí để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị, hoặc một món hàng để đổi lấy lợi ích kinh tế. Nếu thật sự quan tâm đến hiệu quả thực tế trong việc thăng tiến nhân quyền, họ đã thận trọng hơn sau khi “Mùa Xuân Arab” - chuỗi biểu tình “vì nhân quyền” được họ tài trợ - chỉ gây ra nội chiến ở Trung Đông và Bắc Phi.

Dễ hiểu vì sao trong những năm gần đây, mỗi lần báo chí phương Tây nhắc đến việc nhân quyền bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu, một trong những lý do thường được nêu ra là chuyện ở chính các nước phương Tây, dân chủ và nhân quyền cũng đang bị mất thực chất.

 

 

Dân cờ vàng là người Việt hay người Mỹ?

 


Những kế hoạch “phục quốc” của các nhóm chống cộng cờ vàng ở hải ngoại thường có mọi thứ, trừ deadline. Sau nhiều lần bể kế hoạch suốt gần 50 năm qua, giờ họ tránh tuyên bố năm nào là năm họ làm xong cái việc “phục quốc”. Chuyện đó ngày càng không tưởng: khi thời gian trôi qua, họ ngày càng lạ lẫm với người Việt trong nước, và ngày càng lệ thuộc vào nước họ đang định cư. Lúc này, họ làm một sắc tộc thiểu số ở phương Tây thì nhiều, mà làm người Việt Nam thì ít.



Hãy lấy bức ảnh trên làm ví dụ. Trong buổi diễu hành Tết Canh Tý ở phố Bolsa, họ rước lá cờ Mỹ trước cờ vàng ba sọc đỏ, để thể hiện sự trung thành với nước Mỹ. Cũng khó trách khi họ làm vậy: nếu không tỏ lòng trung thành với Mỹ, họ sẽ rơi vào tầm ngắm, hoặc ít nhất là bị hắt hủi, bởi một xã hội nơi nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn nặng nề. Và đây không phải là một ví dụ đơn lẻ: mọi cuộc họp của giới chống cộng cờ vàng ở Mỹ đều treo cờ Mỹ.

Họ cũng tăng dần độ lệ thuộc vào Mỹ và các đồng minh phương Tây trong các hoạt động của họ. Mấy năm trước, họ vẫn còn hy vọng rằng mình sẽ tự phát động được một cuộc cách mạng đường phố ở Việt Nam. Nhưng năm nay, dường như họ chẳng có hy vọng nào khác, ngoài việc các xung đột giữa Nga và phương Tây sẽ bùng phát thành chiến tranh thế giới, hoặc bét nhất là Chiến Tranh Lạnh mới, để phương Tây dùng tàu chiến đưa họ về Việt Nam. Nhìn giới dân chửi bỏ bê các vấn đề xã hội ở Việt Nam để tập trung kêu gọi người Việt chuyển sang thân Mỹ, sao cho được Mỹ giúp như giúp Ukraine và Đài Loan, người ta không khỏi tự hỏi họ là người Việt Nam hay là cái loa của nước Mỹ.

Và hình như họ cũng tự cho mình là người Mỹ hơn là người Việt. Mới đây, fanpage của đảng Việt Tân đã đăng một bức ảnh so sánh sức mạnh hộ chiếu giữa Việt Nam và Mỹ. Rồi họ lấy làm đắc ý vì có hộ chiếu Mỹ, mà không nhận ra rằng nếu họ cầm hộ chiếu Việt Nam Cộng hòa thì sẽ chẳng còn nơi nào dung:



Tình trạng này khiến cuộc “đấu tranh” của họ trở nên buồn cười. Trong khi họ gân cổ nói rằng nhà nước Việt Nam đang bán nền độc lập, thực ra họ mới là những người thiếu độc lập nhất./

 

Sunday, July 3, 2022

11 năm sau cách mạng đường phố, Libya vẫn kẹt trong nội chiến

 Võ Khánh Linh


Dù các nhà dân chửi tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành một cuộc cách mạng đường phố không đổ máu, chỉ dùng biểu tình ôn hòa để thiết lập chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam; thực tiễn của nhiều cuộc cách mạng đường phố mà nhân loại đã trải qua dường như chứng minh điều ngược lại.

Hôm 01/07, những người biểu tình đã xông vào quốc hội Libya ở phía đông thành phố Tobruk và đốt cháy một phần của tòa nhà. Sự kiện này không có gì lạ với người Libya: nó chỉ là diễn biến mới nhất trong một chuỗi các cuộc nội chiến đã diễn ra suốt 11 năm qua ở quốc gia này, kể từ khi NATO hậu thuẫn người biểu tình tiến hành cuộc cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền của nhà độc tài Gaddafi. Từ đó đến nay, các phe phái từng tham gia cuộc lật đổ đã liên tục tranh chấp quyền lực bằng súng đạn, và làm như thể hồi năm 2011, họ chưa từng hứa hẹn về phương pháp bất bạo động và thái độ ôn hòa. Mỗi lần Liên Hiệp Quốc thúc đẩy họ giải quyết tranh chấp bằng một cuộc bầu cử tự do, bên thất cử luôn phủ nhận kết quả bầu cử, và trở lại giải quyết vấn đề bằng nội chiến.



Trong khi truyền thông dân chửi Việt vẫn ngậm mồm trước bi kịch của Libya, dư luận thế giới, kể cả phương Tây, dường như không còn im lặng. Hôm 02/07, BBC tiếng Việt đã đăng một bài viết mang tựa đề “Nhìn lại hiện trạng 'chia rẽ, bế tắc' ở Libya từ sau khi lật đổ Gaddafi”. Trong bài có đoạn:

“Libya rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc nổi dậy do Nato hậu thuẫn vào năm 2011 đã lật đổ người cai trị lâu năm Đại tá Muammar Gaddafi.

Quốc gia giàu dầu mỏ này từng có một trong những tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Phi, với dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí và giáo dục miễn phí.

Nhưng sự ổn định dẫn đến sự thịnh vượng của Libya đã bị phá vỡ và Tripoli đã chứng kiến các cuộc giao tranh thường xuyên giữa các lực lượng đối thủ.”

Trong khi cuộc nội chiến kéo dài ở Libya xuất phát từ những lý do phức tạp, sự im lặng của giới dân chửi trước chủ đề này buộc chúng ta phải đặt họ vào diện đáng hoài nghi. Năm 2011, họ kêu gọi người Việt Nam hãy làm như người Libya, và lúc này, họ im lặng về những gì đã xảy ra ở Libya sau đó. Thái độ này cho thấy họ nằm trong một guồng máy tuyên truyền một chiều, chỉ nói những điều có lợi cho tham vọng của tổ chức, bất chấp những sự thật ngược lại đang diễn ra.

Nếu chiểu theo lối tư duy, lô gic mà truyền thông dân chửi luôn áp đặt và phán xét với truyền thông Nhà nước Việt Nam, thì dư luận không thể không lý giải được lối hành xử của truyền thông dân chửi Việt trước sự kiện ở Lybia là để đạt được tham vọng, giới dân chửi sẵn sàng hy sinh hòa bình để đẩy người dân Việt Nam vào vòng lửa đạn.