Monday, September 26, 2016

Có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát chưa?

(Thời sự)Từ Quochoi.org

Những ngày qua, đã có nhiều tờ báo đăng tải rất nhiều bài viết về vụ việc “Công an hành hung phóng viên” trên cầu Nhật Tân. Thậm chí, trong chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đưa tin và hình ảnh cùng góc nhìn trên làm bùng lên bức xúc của dư luận cả nước.
Cụ thể điểm qua hàng loạt bài báo sau:
Báo Tuổi trẻ có các bài “Sẽ xử lý nghiêm vụ phóng viên bị hành hung”; “Điểm nóng 360: Hà Nội sẽ xử theo luật vụ nhà báo bị tấn công”; thậm chí còn đăng bài “Lễ phép với nhân dân” của tác giả Phạm Vũ lôi cả “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND” như “Đối với nhân dân phải: Kính trọng – Lễ phép” để lập luận. Hơn thế, Báo Tuổi trẻ còn đăng bài “Gương mặt và Quả đấm” của tác giả “Bút Bi” mỉa mai vụ việc này.
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị đánh sau khi chửi cảnh sát trên cầu Nhật Tân - Ảnh - M.C.
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị đánh sau khi chửi cảnh sát trên cầu Nhật Tân – Ảnh – M.C.
Báo Người Lao Động có các bài viết “Phóng viên Báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”; “Công an hành hung phóng viên, cản trở phóng viên tác nghiệp”; “Cảnh sát hình sự hành hung phóng viên Báo Tuổi Trẻ”
Báo Lao Động có các bài “Đừng im lặng: Chúng tôi phản đối hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” có nội dung cho rằng “Chúng tôi muốn nói lên sự thật. Không ai có quyền cản trở nhà báo”. Thậm chí còn đòi “lời xin lỗi có đủ không?”
Báo Thanh Niên có các bài viết “Công an huyện Đông Anh hành hung phóng viên khi tác nghiệp”; “Điều tra vụ công an hành hung phóng viên”. Báo Một Thế Giới có bài “Phóng viên báo Tuổi Trẻ bị đánh chảy máu miệng khi tác nghiệp”
Báo điện tử VnMedia có các bài “Hội Nhà báo yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên”; “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”.
Trang tin Zing có các bài “Cảnh sát hình sự ở Hà Nội hành hung phóng viên”; “Hội Nhà báo yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên”.
Trang báo điện tử Soha có các bài báo “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ Công an HN nói gì?”; “Phóng viên tác nghiệp bị Công an cản trở, “tung chưởng” vào mặt” có nội dung cho rằng “trong quá trình tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, PV Quang Thế của báo Tuổi Trẻ đã bất ngờ bị 2 nam thanh niên từ trong hiện trường đi ra đấm, đá liên tiếp vào người”.
Báo Tiền Phong có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Phóng viên bị công an hành hung: Công an Hà Nội vào cuộc”; “Clip tố công an Đông Anh cản trở phóng viên tác nghiệp
Báo Người đưa tin có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp: Hội Nhà báo VN lên tiếng”; “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ công an Hà Nội nói gì?”
Báo điện tử VietnamPlus (TTXVN) có các bài “Phóng viên Tuổi Trẻ bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên Tuổi trẻ”
Báo PetroTimes có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Hội Nhà báo lên tiếng vụ phóng viên bị hành hung”.
Báo điện tử VOH có bài “Phải bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp đúng pháp luật”. Báo Đại đoàn kết có bài “Phóng viên báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”. Báo Công Lý có bài “Một phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”. Báo Đất Việt có bài “Công an hành hung phóng viên: Đến tận nơi xin lỗi”. Báo điện tử VTC có bài “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ những kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”. Báo điện tử VOV có bài “Hà Nội: Công an huyện Đông Anh xin lỗi vì hành hung phóng viên” .
Chiếc taxi bị bỏ lại trên cầu. Ảnh: Otofun
Chiếc taxi bị bỏ lại trên cầu. Ảnh: Otofun
Sau khi hàng loạt bài báo trên đăng tải, dư luận đã bức xúc cực độ đến nỗi, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chiến sỹ công an đánh phóng viên khi đang tác nghiệp là vi phạm “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”, vi phạm quy định tại Điều 20 của Hiến pháp. Thậm chí trích luôn Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” và Điều 7, Nghị định số 159 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về “Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí”. Đặc biệt, Hội Nhà báo Việt Nam còn ra văn bản gửi Công an thành phố Hà Nội, đề nghị Công an huyện Đông Anh nhanh chóng xác minh, làm rõ và có hình thức xử lý nghiêm đối với hành vi cản trở tác nghiệp, hành hung nhà báo.
Điểm qua hầu hết các bài báo, chưa nói đến tính đúng sai, nhưng có thể thấy, gần như tất cả đều đưa tin một chiều và chỉ mô tả những gì Nhà báo Trần Quang Thế nói. Tất cả chỉ dựa vào mấy clip của phóng viên tung lên mạng để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của phóng viên, không có một bài báo nào đề cập đến những bức xúc của các chiến sĩ khi gặp phải những phóng viên lì lợm, phớt lờ kia. Rất ít bài báo nào hỗ trợ cảnh sát phân tích tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng nằm dưới chân cầu kia.
Chưa có bất kỳ bài báo nào đề cập đến nguyên nhân vì sao một số cảnh sát lại đánh Nhà báo Trần Quang Thế ? Chưa có bài báo nào đặt câu hỏi rất bình thường rằng, chẳng lẽ tự nhiên Nhà báo Quang Thế lại bị đánh? Thậm chí còn bỏ qua những chi tiết rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập ở dưới !
Có những bài báo tự cho rằng là “chúng tôi đi tìm sự thật”, vậy liệu các bài báo đã đi đến cùng sự việc chưa?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ từng sự việc: Như tin đã đưa, lúc 8h30 ngày 23/9, nhiều người dân hoảng hốt khi thấy thi thể một người đàn ông áo sẫm màu ở chân cầu Nhật Tân. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát hình sự và các lực lượng khác đã đến để phong tỏa bảo vệ hiện trường, tiến hành xác minh điều tra.
Trên cầu có chiếc taxi (4 chỗ) có biểu hiện hư hỏng một số bộ phận, bên trong xe bị xáo trộn và thành xe có vết máu. Đại diện hãng taxi Vic xác nhận người đàn ông tử vong dưới cầu Nhật Tân là lái xe Mai Trọng Quỳnh (SN 1980), trú ở tổ 80 Khương Trung, Thanh Xuân Hà Nội.
Đơn trình báo của anh Trần Quang Thế về việc bị công an hành hung trên cầu Nhật Tân nhưng lại thiếu chi tiết “chửi công an”.
Đơn trình báo của anh Trần Quang Thế về việc bị công an hành hung trên cầu Nhật Tân nhưng lại thiếu chi tiết “chửi công an”.
Vì sao phóng viên bị đánh?
Chuyện gì cũng có căn nguyên của nó: Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3), chúng ta nghe thấy rõ ràng, cảnh sát hình sự mặc thường phục nói lớn với phóng viên “mày chửi ai, hả” trước khi tung cú đá đít, sau đó phóng viên nói “em đã xin lỗi rồi mà”. Điều này có nghĩa, anh phóng viên này rất có thể đã chửi và xúc phạm cảnh sát, chứ không phải tự nhiên mà một số cảnh sát lại khùng khùng điên điên đánh phóng viên như hàng loạt bài báo đã đăng tải, đẩy bức xúc dư luận lên cực đỉnh mấy ngày qua.
Phóng viên Trần Quang Thế khi viết Đơn trình báo đã không trung thực, cố tình lờ đi hành động “chửi công an”! Một sự thật bất lợi cho phóng viên như vậy mà các bài báo đã bỏ qua, cố tình quên đi ! Chẳng lẽ “ngọn cờ” đi tìm sự thật của các nhà báo viết ra các bài báo trên là như thế này? “Phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật” là như vậy sao?  Những câu hỏi này làm cho tôi nghi ngờ về sự công tâm mà các nhà báo đang rêu rao!
Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3: cảnh sát nói lớn “mày chửi ai, hả” trước khi tung cú đá đít, phóng viên nói “em đã xin rồi mà”). 
https://youtu.be/qKNCxPiFOBk

Còn trong clip được cho là của Báo Pháp luật, chúng ta thấy rất rõ, sỹ quan cảnh sát mặc quân phục Nguyễn Danh Thắng (số hiệu 091-446) đã giải thích nhẹ nhàng với phóng viên, đây là vụ trọng án, anh em đang tập trung điều tra như phóng viên đã thấy, mong anh hợp tác (ý nói hãy thực hiện công an yêu cầu), và cảnh sát đã yêu cầu phóng viên ra khỏi hiện trường nhiều lần để còn thực hiện nhiệm vụ. Sau đó phóng viên (báo Pháp luật) đòi hỏi cả thẻ công an đâu, nói “anh này là ai”, yêu cầu cảnh sát phải kiểm tra cảnh sát thường phục này là ai! Phóng viên có quyền đứng giữa hiện trường đòi hỏi những điều này sao?
Hãy xem clip của PV Báo Pháp luật:https://youtu.be/mH_S8h7EA7k

Những sai trái trong tác nghiệp của cảnh sát và phóng viên:
Trước hết về phía cảnh sát: Nhiều người cho rằng, cảnh sát không khoanh vùng, bảo vệ hiện trường như, dây chăng, cảnh báo cấm xâm nhập. Cảnh sát đã sử dụng lực lượng công an xã, trinh sát thường phục thiếu hợp lý để ngăn cản người vào hiện trường. Họ đã đánh phóng viên khi gặp tình huống kích động thể hiện qua lời nói (chửi cảnh sát như trong clip) và cử chỉ khi gặp phải đối tượng chây lì, bất chấp cảnh sát đã yêu cầu ra khỏi hiện trường nhiều lần.
Cái đập máy quay, cú đấm vào mặt, cái đá đít phóng viên (sau khi bị phóng viên chửi) đều không có trong giáo trình nghiệp vụ, sai pháp luật và rất phản cảm.
Thứ hai, về phía phóng viên: Đi lấy tin về trọng án mà lại không hiểu biết về tố tụng hình sự. Hiện trường vụ án là nơi bất khả xâm phạm khi chưa được phép của cơ quan điều tra. Đấy là nơi mà lực lượng kỹ thuật hình sự thu thập chứng cứ cho vụ án. Nếu hiện trường bị sai lệch cho dù chỉ là dấu chân, vết tì, vân tay cũng đủ làm mất manh mối, điều tra sẽ rất khó khăn, thậm chí còn lạc hướng, sai lệch chứng cứ, gây oan sai.
Đã có nhiều trường hợp do không có kiến thức khi chụp hình dẫn đến mất dấu vết, thậm chí dấu vết thu được lại là của “quân ta” (như vụ thảm sát Bình Phước, toàn bộ dấu vân tay trên cổng chính là của người dân hiếu kỳ và nhà báo). Chưa kể các đối tượng gây án trà trộn trở lại hiện trường để nghe ngóng, xóa dấu vết. Lẽ ra phóng viên phải biết và tôn trọng yêu cầu này của công an.
Xem lại một số clip được tung lên mạng, một người mặc thường phục dùng bụng, vai của mình để húc cản một người cầm máy ảnh cố xông vào hiện trường. Một công an xã không thể cản được một phóng viên cố xông vào hiện trường. Một cảnh sát yêu cầu phóng viên ra ngoài hiện trường trọng án vẫn không được chấp hành. Thấy thái độ của phóng viên báo Pháp luật, Tuổi trẻ thể hiện sự chây lì. Phóng viên báo Pháp Luật chưa trình thẻ Nhà báo mà cứ luồn lách bên này, bên kia, nói năng như “quan trên xuống hiện trường”. Cảnh sát đã cố giải thích và yêu cầu, nhưng rất tiếc, phóng viên đã quá coi thường tiếng nói của cảnh sát, bỏ ngoài tai mọi yêu cầu, thay vào đó là kiểu thách thức, đe dọa “tung lên mạng, lên báo”. Cách hành xử ấy của phóng viên có văn minh, hợp pháp, có gây bức xúc cho cảnh sát không ?.
Thi thể người đàn ông áo tím nằm dưới chân cầu. Ảnh: Otofun
Thi thể người đàn ông áo tím nằm dưới chân cầu. Ảnh: Otofun
Về phía các tác giả bài báo đã nêu ở trên: Họ đã đồng loạt đăng tải rất nhiều bài viết ủng hộ đồng nghiệp ra mặt, thiếu trung thực trong cung cấp thông tin, đã lờ đi (chỗ chửi cảnh sát), chỉ viết những thông tin, hình ảnh phản cảm nhất, có tính dẫn dắt dư luận (bị đá đít) để lên án công an, hoặc tệ hơn là làm xấu đi hình ảnh một lực lượng trong mắt nhân dân, như nhà báo Mai Thanh Hải (mà tôi từng yêu quý) đã bình luận trên facebook rằng “Cứ bảo sao dân người ta toàn gọi là “thằng” công an” và vô số các bình luận trên các báo và mạng xã hội!
Thậm chí, tôi còn cảm tưởng, họ còn quên đi nỗi đau thương, mất mát của người lái xe taxi đang nằm dưới chân cầu kia ! Rất ít bài báo đề cập, theo dõi liên tục đến những bất thường của vụ án mạng, hỗ trợ lực lượng điều tra tìm ra hung thủ!
Vì sao cảnh sát lại phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá như vậy ?
Đây là có thể là một vụ án mạng. Những sắp đặt ở hiện trường đều gợi mở một vụ tự tử, nhưng chi tiết trong xe bị xáo trộn, thành xe có vết máu và những bất thường khác trên cầu, khiến các chiến sĩ cảnh sát phải suy nghĩ đến khả năng, anh tài xế có thể bị sát hại và ném xác xuống chân cầu để dựng hiện trường giả một cách tinh vi.
Trong các vụ án, để tìm ra đúng hung thủ, nguyên tắc đầu tiên trong phá án, là phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, cảnh sát hình sự được đào tạo rất kỹ càng, ngay cả việc chụp ảnh hiện trường và nạn nhân cũng phải huấn luyện chuyên sâu mới có thể không làm sai lệch, xáo trộn dấu vết. Cảnh sát phải tìm mọi cách có thể để phong toả, thậm chí, cô lập cả cây cầu để phục vụ điều tra.
Ở vụ án này, cảnh sát đã chọn phương án vẫn cho xe cộ qua lại. Có thể là để không ảnh hưởng quá lớn đến giao thông, nhưng quan trọng hơn, có thể là cảnh sát cố giữ các hoạt động trên cầu “một cách bình thường nhất” như: không căng dây cảnh báo, chỉ sử dụng con người để bảo vệ. Một mặt, cho cảnh sát mặc quân phục đứng tại chỗ, đồng thời bố chí cảnh sát mật phục xung quanh, giả là người dân thường, để dễ bề theo dõi những ai có biểu hiện lạ (giống vụ giết 6 người ở Bình Phước, một mặt cho cảnh sát mặc quân phục khám nghiệm hiện trường, một mặt bố chí cảnh sát mật phục theo dõi hung thủ Nguyễn Hải Dương trong đám tang)
Khám nghiệm hiện trường vụ thảm sát ở Bình phước
Khám nghiệm hiện trường vụ thảm sát ở Bình phước
Ngoài bảo vệ hiện trường về mặt vật lý, thì cảnh sát rất cần phong toả thông tin để tránh đánh động hung thủ hoặc đưa tin có ý đồ để đánh lạc hướng hung thủ. Khi cố chụp ảnh, cảnh sát có quyền nghi ngờ bất kỳ ai (kể cả phóng viên) thu thập thông tin để hỗ trợ hung thủ, hoặc phát tán lên mạng (vô tình hay cố ý) đánh động hung thủ, hoặc cung cấp cho hung thủ những thông tin quý giá về diễn biến cuộc điều tra. Hung thủ sẽ có thời gian để đối phó.
Vậy mà anh phóng viên với chiếc máy quay xông vào hiện trường như trốn không người nên đã bị ngăn chặn. Chỉ cần một cái quyệt tay, một bàn chân bước lên các dấu vết, một hành động hí hoáy nào đó thôi, anh phóng viên có thể sẽ là giảm xác suất phá án xuống con số không!
Đôi điều nhắn nhủ
Trong thời đại thông tin như ngày nay, giá như các chiến sĩ cảnh sát Đông Anh biết giữ bình tĩnh hơn nữa, chấp hành đúng các qui định của pháp luật và của ngành, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ một cách khôn ngoan, chuyên nghiệp hơn nữa thì sẽ không đến nông nỗi này.
Đặc biệt, tuyệt đối lúc này không vì dư luận mà tiết lộ danh tính các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án (kể cả các chiến sĩ mặc thường phục đánh phóng viên), phải bảo vệ tuyệt đối tính mạng cá nhân và gia đình các chiến sĩ (tránh hung thủ và đồng bọn trả thù). Hãy để sau khi phá án xong, bắt được hung thủ thì công khai danh tính trên mặt báo để công luận rõ!
Công an có quyền (được pháp luật bảo hộ) bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, các phóng viên đừng bước qua giới hạn đó.
Công an khám nghiệm hiện trường vụ giết người ở Bình Thuận
Công an khám nghiệm hiện trường vụ giết người ở Bình Thuận
Trước một vụ án mạng, công an đang tìm cách bảo vệ nguyên vẹn hiện trường để lực lượng kỹ thuật hình sự vào cuộc. Giá như các phóng viên kia đừng coi mình “như quan trên xuống hiện trường”, biết tôn trọng những người đang thi hành công vụ một chút, thì chuyện như thế này đâu có xảy ra?.
Các phóng viên cũng nên hiểu, khi chưa có dây căng, rào chắn để bảo vệ hiện trường (cả trên cầu và dưới chân cầu) thì công an cực chẳng đã phải sử dụng con người để bảo vệ. Họ cũng cần được tôn trọng và đối xử văn minh như những phóng viên đang được các bài báo bảo vệ danh dự và nhân phẩm vậy.
Các nhà báo không nên chỉ chăm chăm bảo vệ danh dự, nhân phẩm của phóng viên “tác nghiệp đúng pháp luật” mà cần suy xét kỹ hơn nguyên nhân sự việc, danh dự của cảnh sát (khi bị chửi) trước khi viết bài. Cần có thêm những bài báo hỗ trợ cảnh sát tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng kia. Hãy công tâm hơn nữa, hãy đi đến cùng sự thật, đừng cắt xén và phản ánh thông tin một chiều như thế.
Cộng đồng mạng không cần phải lấy cách xử sự của phương Tây (còng tay, vùi mặt xuống đất và có thể ăn kẹo đồng) khi cảnh sát ra hiệu lệnh, mà chỉ cần nhìn vào các clip và văn hóa Việt Nam thôi cũng đủ hiểu phần nào sự việc.
Khi chưa suy xét ai đúng ai sai, việc Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ, lên tiếng xin lỗi phóng viên, đó là cách hành xử văn minh. Với những gì đã xử sự, có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát chưa?.
Nếu mọi người đều văn minh, tôn trọng nhau thì sẽ không có chuyện “đá nhau” cả ở hiện trường lẫn trên mạng, khi tất cả chúng ta đều đi tìm sự thật, xoa dịu nỗi đau, đem lại công bằng cho người thiệt mạng và vì bình yên của người dân.
Nam Phong

Wednesday, September 14, 2016

Vì sao Việt tân không dám đăng ký tư cách pháp nhân ở Mỹ?


Nhằm giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về khả năng thắng lợi của ông Nguyễn Thanh Tú, sau khi nghiên cứu pháp luật Mỹ, Võ Khánh Linh đề cập đến lý do vì sao những loạt tổ chức mafia như Việt tân không bao giờ dám đăng ký pháp nhân ở Mỹ và hoạt động ngoài vòng pháp luật.

=====
Sự việc Việt tân bị con trai nhà báo Đàm Phong "tước đoạt" danh xưng, tên gọi, đối diện với vấn đề pháp lý như tội trốn thuế, rửa tiền, chắc chắn khiến nhiều người, kể cả các thành viên Việt tân kinh ngạc, không thể chấp nhận được "hiện thực nghiệt ngã" này. Tại sao ở một đất nước "tự do lập hội" như ở Mỹ mà các tổ chức "đấu tranh dân chủ" cho các quốc gia khác luôn được cổ suý lại vẫn có nguy cơ rơi vào lao lý như vậy?


Ở Mỹ việc thành lập hội/tổ chức NGO/đảng phái ... có tư cách pháp nhân vô cùng dễ nhưng để tồn tại và hoạt động thì bị ràng buộc rất nhiều. Nếu pháp nhân là doanh nghiệp thì phải đóng thuế và khai báo các hoạt động rất chặt chẽ, bài bản (kinh doanh gì, có đảm bảo các tiêu chuẩn pháp luật quy định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh không...). Nếu pháp nhân là tổ chức phi lợi nhuận (NGO) thì được miễn các khoản đóng thuế (thuế đăng ký, thuế thu nhập...) nhưng lại bị kiểm soát thu chi vô cùng minh bạch và phải tuân thủ quy định về giải ngân (chẳng hạn mỗi năm phải giải ngân ít nhất trên 25% số tiền thu được cho các dự án từ thiện). Chính vì ràng buộc quy định về giải ngân, về tài chính, về khai báo thuế, công khai tài chính cho công chúng cùng giám sát ...nên một tổ chức tồn tại bằng cách thức mafia, gia đình trị, bảo kê cho các hoạt động chống phá đất nước khác mọi thủ đoạn bẩn thỉu...như Việt tân không thể/không dám đăng ký tư cách pháp nhân

Đồng thời, Việt tân hoạt động với tư cách đảng phái chính trị với tên gọi "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" lại còn khó hơn bởi phải tham chính trên chính trường Mỹ thì mới đăng ký danh nghĩa đảng chính trị được. Việt tân không đấu tranh chính trị cho Mỹ mà cho lãnh thổ ngoài Mỹ thì không thể thành lập đảng. Chưa kể Việt Tân có thể dính đến hàng loạt việc làm vi phạm pháp luật ở Mỹ như triệt hạ các đối thủ như 5 nhà báo được đài PBS vừa đề cập, bảo kê các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, mua bán ma tuý, vũ khí, gái mại dâm bất hợp pháp để có tiền tài trợ cho các hoạt động lật đổ thể chế chính trị hợp pháp hiện nay ở Việt Nam.

Do vậy, đừng cá nhân nào "ảo tưởng" về tự do lập hội kiểu vô chính phủ như truyền thông Mỹ và phương Tây rao giảng. Bằng công cụ tài chính, Chính phủ Mỹ thừa sức bóp nghẹt, tống vô tù bất kỳ "đối thủ" tiềm tàng nào dính dáng đến an ninh và chính trị. Việt tân tồn tại được chẳng qua là có Lầu Năm góc, FBI, CIA nhắm mắt làm ngơ. Nạn nhân của Việt tân kêu trời, trời không thấu, hơn 30 năm sau khi con bài Việt tân hết tác dụng, được bật đèn xanh cho BPS khui ra thì ông Nguyễn Thanh Tú mới có cơ hội đòi công lý cho cha ruột mình.

Để tồn tại kể từ khi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh, nay phải lột vỏ thành Việt tân từ khi Mỹ giương chiêu bài chống khủng bố, chống sử dụng bạo lực tấn công chính thể hợp pháp, Việt tân phải răm rắp tuân theo chỉ đạo của các cơ quan tình báo Mỹ, tuyệt đối không dám ho he trái ý. Do vậy, vì sao chính quyền, pháp luật Việt Nam mới luôn khẳng định Việt tân phục vụ nước Mỹ, là tay sai của Mỹ chứ đừng ảo tưởng nó "yêu nước", "đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam", "vì lợi ích nhân dân Việt Nam", ai là thành viên của nó là quy vào tội danh "hoạt động chống NN Việt Nam" theo Điều 79 BLHS.

Nay ông Nguyễn Thanh Tú đã điểm đúng huyệt "khai tử" cái tên Việt tân danh chính ngôn thuận và "cấm" RFA, VOA (là những cơ quan truyền thông của Mỹ, phải tuân thủ luật Mỹ) được PR cho Việt tân. 

Đồng thời, việc ông Tú đi sâu vào vấn đề tài chính để xử lý đám cầm đầu và tham gia Việt tân là đánh đúng "huyệt đạo" đưa đám này vào tù nếu ông có dàn luật sư tư vấn tốt và tất nhiên có tài chính hỗ trợ ông đeo đuổi các vụ kiện vốn rất tốn kém ở Mỹ (điều này cũng củng cố nhận định, ở Mỹ công lý không đến với dân nghèo, tầng lớp vô sản, công nhân, viên chức quèn, khác với Việt Nam án phí không bằng cốc nước chè xanh, mang tính tượng trưng). 


Chúng ta cùng theo dõi và trải nghiệm hiện thực về luật pháp và bản chất chính trj nước Mỹ qua vụ đối đầu pháp lý giữa Việt tân và ông Nguyễn Thanh Tú cũng như cộng đồng Việt kiều tẩy chay Việt tân trên đất Mỹ
Võ Khánh Linh

Sunday, September 11, 2016

Ông Nguyễn Quang A không xứng đáng với giải thưởng nhân quyền

Đây là bài viết tiếng Anh, blog Võ Khánh Linh nhận được từ một bạn đọc ẩn danh, nhờ Võ Khánh Linh đăng tải. Nhận thấy nội dung hoàn toàn phù hợp với những dữ liệu về bản thân ông Nguyễn Quang A nên Võ Khánh Linh xin đăng tải và nhờ bạn đọc chuyển tải đến Chính phủ Hà Lan và phương Tây, phản đối họ xét trao giải thưởng này cho ông A

Hiện vòng bỏ phiếu chọn 3 trong số 10 ứng viên đã xong. Nhờ "sức mạnh dân chủ mạng" mà ông Nguyễn Quang A đã giành số phiếu áp đảo, trong khi hầu hết các ứng viên khác thơ ơ, không quan tâm, vận động giành giải thưởng này. Tuy nhiên, nếu ông A giành giải hẳn "sẽ là nguồn cổ vũ" to lớn cho đám đấu tranh dân chủ vì tiền ở trong nước bởi gần như chắc chắn ông ta sẽ "đầu tư" số tiền đo cho các hội nhóm, cá nhân chuyên "yêu nước bằng biểu tinh và cầu viện ngoại bang" như No-U chẳng hạn.

Tiếp theo , Bộ trưởng Bộ Bộ Ngoại giao Hà Lan sẽ chọn 1 trong 3 ứng viên cao phiếu nhất để trao giải. Bởi vậy, tôi thấy đã đến lúc người dân và Chính phủ Việt Nam cần phải nói chuyện, bày tỏ quan điểm về ứng  viên Nguyễn Quang A này.

====
  
Mr Nguyen Quang A doesn’t deserve the Human Rights Tulip Award
To: The jury of Human Rights Tulip 2016 and The Dutch Ministry of Foreign Affairs
email: tulip@justiceandpeace.nl

This is the letter that represents the voice of thousands of Vietnamese people and I would like to have the jury of Human Rights Tulip 2016’s and The Dutch Ministry of Foreign Affairs’ attention so that the jury can make a better informed and more just decision.

I have been informed on your website that Mr Nguyen Quang A has been selected to be one of the 10 finalists of the Human Right Tulip Award 2016. From the link (http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting/nguyen-quang-a), in which you have shared some information and reasons why you have Mr Quang A selected, we strongly disagree and protest his selection. The reasons will be presented to you hereafter.

First, his attention of action is not for promoting human rights but for his own economic gain. He was once funded by the Vietnamese government to study overseas and while all his counterparts had to go to war to protect the motherland from American invasion, he had the opportunity to study in Hungary in order to serve his homeland better when he finished the study. When he came back to Vietnam, he was given a good position at the Technical Academy of Army. However, showing his incapability as a scientist at the Academy, he left the job to pursue his business as computer seller. Even though he was not a capable scientist, he proved to be a “smart” businessman by faking the company’s net investment – from $4000 USD to $500.000 USD to be able to partner with a French company. He successfully tricked the French company to invest in his business but the company continued to fail. After that, he founded another company to sell computers, which was named 3C. And he continued to commit tax fraud which brought the end to 3C. Despite his successive failure, he still managed to accumulate a great fortune of millions of dollars. To many people, this is quite difficult to know where all that money comes from. Mr Quang A is surely not a person of transparency. Ending his business career as a businessman with too many faults, he decided to move on to another kind of business: establishing a think-tank called IDS. With the support from many key members in the government, IDS quickly gained international attention and started to receive fund as well as cooperation from Harvard University. Again, tax fraud and not enough transparency of operation, IDS was closed after about two years of functioning. After IDS, Mr Quang A and other IDS’s former members became actively criticizing the Vietnamese government to gain popular attention. Right here, many people have no choice but to question the motives of Mr Quang A. Whether he became an activist because he wanted to change Vietnam for the better, or it’s just another economic venture. It seems that this venture hasn’t brought him much profit as he has to fund demonstrations, prizes, reporters, journalists, bloggers. And now, his political investment might have a first ever official foreign aid if he wins the Human Rights Tulip 2016.

Second, his SOS book translation was a disaster in terms of articulation and fluency. I am sure if the authors whose books have been translated by Mr Quang A such as: Larry Diamond, Lisa Anderson, Paul J. Carnegie…could read Vietnamese, they would be startled by the quality of his translation. No wonder why after 15 years of translating books, he still hasn’t dared to define himself as a book translator. And his books haven’t get enough attention for the same reasons. How can young Vietnamese who are beginners and starting to pick up some political terms understand what those leading experts in politics and democracy write by reading the translation of Mr Quang A? Moreover, the way he randomly chooses books to translate also reveals that he does not have a strong political background. He does not select books to help readers have an overview of different political idealism. He was fond of the idea of democracy and so he focuses only on translating democratic transition in the world. For what purpose? Is democracy the only option for Vietnam? Are human rights all about democracy? Human rights are about how to live better in terms of health care, environment, and intellectual curiosity. Criticizing the government or demonstration on the streets doesn’t always help. In fact, the oppression machine of the Vietnamese government is getting stronger and more daring. If Mr Quang A chooses to be a messenger of knowledge and wisdom, he has to train himself to translate, to write, to speak and to spread good ideas better. He cannot continue being an amateur translator forever.

Third, the Civil Society Forum, which he starts, hasn’t done anything besides signing appeals or calls for action since its establishment in 2013. The Forum consists of many Vietnamese intellectuals but they haven’t contributed anything significant to the Vietnamese intellectual environment. They gather under them many unemployed people who just want to go on the streets to scream and then drink alcohol. The impression of a Vietnamese human right activist is very often similar to a lazy chronic drinker. A bunch of drinkers and a handful of incapable intellectuals are leading the democratic transition in Vietnam. Not difficult at all for us to foresee the future of human rights in Vietnam.  


Human Rights Tulip Award is a distinguished and honorable prize and therefore it must find the true and well-deserved winner. Mr Nguyen Quang A is not that person. I urge the jury and the Dutch Ministry of Foreign Affairs to consider his selection as well as to examine and evaluate his contribution to the human rights movement.

I thank you for accepting and taking our words into consideration.
I look forwards to see your wise decision and great contribution to the human rights movement worldwide.

Sincerely,



Sunday, September 4, 2016

Khôi hài trò bỏ phiếu cho ứng viên giải thưởng nhân quyền Hà Lan

Người ta thường nghe đến chuyên bỏ phiếu để trao giải cho bài hát có nhiều người thích, cô hoa hậu khả ái, ca sỹ được nhiều người ái mộ…chứ bỏ phiếu để xét chọn ứng cử viên cho giải thưởng nhân quyền quốc tế chỉ với vài dòng giới thiệu ngắn gọn từ hàng chục ứng viên nhiều quốc gia khác nhau từ một chính phủ phương Tây thì xem ra đúng là trò hề. Bởi dù là bỏ phiếu để xét ngôi hoa hậu, xét giải ca sỹ, Ban tổ chức có tính chuyên nghiệp cũng cần cân đối giữa hội đồng chuyên môn và sự ủng hộ của khán giả, chứ đừng nói đến thẩm định một lĩnh vực, một tài năng, một gương mặt cống hiến cho xã hội từ các quốc gia khác nhau, ngôn ngữ khác nhau lại hoàn toàn phụ thuộc vào …lượng phiếu bầu bằng hình thức quá ư dễ dãi: chỉ cần một thư điện tử cho một lựa chọn (vote)!

Với hình thức thẩm định mang tính chuyên môn sâu này này thường cần đến Ban tổ chức với các chuyên gia tương ứng lựa chọn, bình xét giải. Nhưng với cách tổ chức trao giải của Ban tổ chức Giải thưởng nhân quyền Tulip của Chính phủ Hà Lan lại khiến người chứng kiến thấy khôi hài và bá láp. Thực tế những gì diễn ra xung quanh việc “vote for Tulip Award 2016” này đã phản ánh sự thiếu quan tâm hay nói các khác, sự coi rẻ của cộng đồng mạng dành cho nó.




Sau 7/10 ngày bỏ phiếu với 10 ứng viên đại diện nhiều nước khác nhau lọt vào vòng bỏ phiếu này, lượng người tham gia vote nay mới đạt hơn 22 ngàn thư điện tử (email) – có lẽ chưa bằng lượng like cho một comment của một ca sỹ hay một clip ba xu! Trong khi đó, bất cứ ứng viên hoặc các fan của ứng viên nào trước giải thưởng có giá trị lớn về kinh tế như vậy (100 ngàn Euros) cũng đều muốn hô hào vận động cộng đồng bỏ phiếu cho mình.

Nhìn vào danh sách ứng viên, có thể nói trừ một vài gương mặt cá nhân, thì phần lớn là tổ chức với dòng ngắn ngủi về thành tích cống hiến cho bảo vệ nhân quyền trên một lĩnh vực/một tầng lớp/một giới ở quốc gia, phần lớn họ hoạt động hợp pháp ở các quốc gia có xung đột, chiến tranh, nội chiến nguy hiểm, thực hiện việc bảo vệ quyền nhóm người trong tình trạng nguy hiểm, nên họ xứng đáng được vinh danh. Ấy nhưng một số ứng cử viên có số phiếu tệ hại, thê thảm!

Xem giới thiệu về 10 ứng viên http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting

Việt Nam có một ứng viên là ông Nguyễn Quang A, được giới thiệu như người có sáng kiến/phát động phong trào ứng cử vào Quốc hội – nơi mà ông ta thấy vấn đề phi dân chủ giữa nội dung trong Hiến pháp và thực tế. Đọc những dòng giới thiệu này đủ hiểu, người đề cử ông Nguyễn Quang A không hiểu gì về chính trị/nhân quyền Việt Nam. Bởi vấn đề tự ứng cử, bất cứ kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND nào cũng có sự kêu gọi và tham gia của thành phần “đấu tranh dân chủ” như ông Nguyễn Quang A với phân tích, xuyên tạc chế độ bầu cử Việt nam y như nhau. Năm 2016 vừa qua, ông Quang A thành công hơn các nhân vật trước đó ở chỗ, ông kêu gọi được nhiều người ứng cử từ thành phần “đấu tranh dân chủ” hơn mà thôi. Cách thức/động cơ phát động ứng cử của ông Quang A không xuất phát từ mục đích “đấu tranh dân chủ” mà xuất phát từ hằn học, đáp trả lại câu nói của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng ở Việt Nam đã có “dân chủ đến thế là cùng”! Thực tế ông ta đã thất bại và cả “phong trào dân chủ ứng cử” ấy do ông ta cổ súy thất bại thảm hại như mọi lần trước đây khi bị chính dân chúng lật tẩy những chiêu trò/thủ đoạn vận động ủng hộ bất lương, tư cách đạo đức thấp kém, nhận thức chính trị cực đoan, …mà tiêu biểu nhiều scandal nhất lại rơi vào chính ông Nguyễn Quang A. Ông Nguyễn Quang A bị chính họ hàng ruột thịt, hàng xóm sát vách lên án tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và phải lôi kéo đồng bọn đến phá rối, tẩy chay hội nghị, xúc phạm, khủng bố cử tri của mình để vớt vát danh dự bản thân.
Thêm nữa, việc các ứng viên tự do ứng cử vào cơ quan quyền lực này là rất lớn ở Việt Nam và năm nào cũng có ứng viên tự do đắc cử, nhiều người có uy tín, ảnh hưởng xã hội thực sự, là bằng chứng hiển nhiên cho thấy, luận điệu vu cáo về “phi dân chủ” trong bầu cử trái ngược với thực tế khi chính các Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và truyền thông luôn ủng hộ càng nhiều ứng viên ngoài Đảng càng tốt cũng như tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng/thu hút ứng viên thuộc diện này!

Tuy nhiên, ngay từ khi ông Nguyễn Quang A lọt vào danh sách bỏ phiếu này thì các hot facebooker, các trang tin “đấu tranh dân chủ” nổ ra cuộc vận động rầm rộ chưa từng có kêu gọi người bỏ phiếu cho ông ta. Chẳng hạn, ông Nguyễn Thanh Trang, Chủ tịch Mạng lưới nhân quyền Việt Nam ở Mỹ gửi đến hàng trăm nhóm yahoogroup (mỗi nhóm có hàng chục ngàn email) hướng dẫn cách thức bỏ phiếu cho ông Nguyễn Quang A với quảng bá rằng đây là giải thưởng “có tầm vóc quốc tế”, có khả năng “bảo hiểm thêm cho sự an toàn cho anh A khi hoạt động nhân quyền trong một thể chế độc tài


Các facebooker thuộc “CLB ngàn like” như  Đoan Trang, Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn… hay các trang fanpage, website như “Nhật ký yê nước”, “Dân Làm báo”, “Bauxite Việt Nam”, … với đông thành viên là “nhà đấu tranh dân chủ” đều đồng loạt đăng tải giới thiệu về giải thưởng này kèm lời ca tụng ông A với nhấn mạnh “Trị giá về tiền của giải là 100.000 euro, giúp người thắng giải có điều kiện để mở rộng hoạt động vì quyền con người” đều khiến các fan của họ nhất loạt tranh nhau vote cho ông Nguyễn Quang A với hy vọng “đại gia dân chủ” này sẽ sử dụng số tiền thưởng đầu tư cho “phong trào dân chủ” chứ không “tư túi” như blogger Mẹ Nấm Gấu từng đạt giải 50.000 Euros giải Người bảo vệ nhân quyền của Thụy Điển!

Vậy nên dễ hiểu với hàng ngàn “Việt kiều yêu nước” trên khắp thế giới cùng hàng trăm ngàn facebooker, blogger “đấu tranh dân chủ” trong nước, ông Nguyễn Quang A dễ dàng dẫn ngôi đầu trong đợt bỏ phiếu này, vượt xa cả người đẹp Nighat Dad, từng được tạp chí Time bình chọn là Thủ lĩnh lãnh đạo trẻ tiêu biểu năm 2015 của thế giới!
Tuy nhiên, với mức phiếu được vote hiện nay mới hơn 22 ngàn thư điện tử, một hình thức dễ dàng có thể gian lận lượng email vì một cá nhân có thể lập hàng chục/hàng trăm email khác nhau thì có thể thấy, giải thưởng này rất “rẻ tiền”, nó dễ dàng cho một cuộc đấu đá nếu như cộng đồng facebook Việt Nam giữa phe “đấu tranh dân chủ” với  phe “yêu nước” chiến với nhau. Nên rõ ràng, là mới chỉ có phe “dân chủ” đang vận động và được quá ít facebooker/blogger hưởng ứng. Nếu mà Ban tổ chức có tiết mục bỏ phiếu “không ủng hộ” thì chắc chắn ông Nguyễn Quang A sẽ nhân được số phiếu “không ủng hộ” áp đảo. Một số facebooker cho rằng, có thể cố gắng tìm hiểu và bỏ phiếu cho một ứng viên “tử tế” hơn trong danh sách 10 ứng viên đề cử đó nhằm loại bỏ ông Nguyễn Quang A. Có lẽ vì vậy mà lượng phiếu ủng hộ cô gái xinh đẹp như Nighat Dad tăng vọt mấy ngày nay!

Xem ra thế giới chẳng quan tâm gì đến cái giải thưởng bá láp này nhưng ở xứ sở chuộng ngoại, sính tây, nổ truyền thông bịp trên mạng như ở Việt Nam, những người quan tâm đến chính trị cũng buộc phải làm những việc chẳng ra gì chỉ vì không thể chấp nhận kẻ như ông Nguyễn Quang A sẽ được truyền thông BBC, VOA, RFA, RFI hay  Dân làm báo, Nhật ký yêu nước, Nguyễn Lân Thắng, Lê CÔng Định… ca tụng về thứ “thành công rực rỡ” của “phong trào dân chủ Việt Nam” chỉ vi ông Nguyễn Quang A đã giành giải khôi nguyên của Tulip 2016!

Xin phổ biến một trong các cách “tẩy chay” ông Nguyễn Quang A là bỏ phiếu cho  nighat-dad hoặc el-nadim-centre hoặc pierre-claver-mbonimpa …bằng cách thức như sau:

Bước 1: Bấm vào vote cho một trong các ứng viên khác (mỗi email chỉ được bỏ phiếu cho một người), chẳng hạn người đẹp nổi tiếng được Tạp chí Time vinh danh



Bước 2: Điền thư điện tử của mình vào mục “E-mail address* ” và điền số trên màn hình vào mục “Captcha code”


Bước 3: Quay lại (đăng nhập vào) email của mình để khẳng định lại phiếu đã bầu bằng cách ấn vào chữ “confirm vote”


Chúng ta hãy chịu khó tham gia vào trò hề này không phải vì ủng hộ nó. Mục đích chính vì không muốn chứng kiến đám zận chủ đắc thắng, có thêm một cái cớ để bôi nhọ chính quyền Việt Nam hiện nay là “độc tài khét tiếng”, “đàn áp dân chủ, nhân quyền khủng khiếp” đến mức một cá nhân như ông Nguyễn Quang A được “cả thế giới tôn vinh” hay “đây là thắng lợi vĩ đại của phong trào dân chủ Việt Nam”, “cả thế giới ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam”, “phong trào dân chủ Việt Nam sẽ giành thắng lợi, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thất bại thảm hại khi thế giới ủng hộ”….

Võ Khánh Linh 



Friday, September 2, 2016

Ông Thein Sein hay Mỹ mới thực sự điều hành được Myanmar?

Việc bà Aung Suu Kyi quyết định thăm Trung Quốc là nơi thứ 2 sau các quốc gia ASEAN từ khi nhậm chức và đạt được cam kết Trung Quốc sẽ hỗ trợ Myanmar thỏa hiệp với các lực lượng ly khai vùng biên giới để giữ ổn định chính trị cũng như thúc đẩy giao thương đang được dư luận đánh giá cao, rằng đây là chính sách thực dụng, vì lợi ích dân tộc, bỏ qua chuyện quá khứ (Trung Quốc ủng hộ chế dộ quân sự, giam hãm bà này mấy chục năm) bất kể bà đã được phương Tây và Ấn Độ ủng hộ. Trung Quốc cũng phá lệ dành cho bà Aung Suu Kyi nghi lễ đón tiếp cấp Nhà nước dù bà chỉ là Cố vấn Tổng thống, Bộ trưởng ngoại giao nhưng là người nắm thực quyền. Việc bà Aung Suu Kyi đặt Trung Quốc lên vị trí số 1 chắc chắn sẽ làm chạnh lòng chính giới Mỹ, phương Tây cũng như khiến giới zận chủ Việt Nam từ Nguyễn Quang A im thin thít vì luôn cổ súy “thoát Trung” trong khi ai cũng hiểu “nước xa không cứu được lửa gần”, Trung Quốc sát sườn và bao vây Việt Nam tứ phía, đối đầu và đòi liên minh quân sự với Mỹ chẳng khác nào đem con dân nước Việt lên giàn hỏa thiêu!

Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc: Gạt việc xưa, tính chuyện nay - ảnh 1

Nhìn vào bức tranh chính trị Myanmar, giới quân sự vẫn nắm thực quyền, quyết định thay đổi Hiến pháp hay không. Bà Aung Suu Kyi làm việc gì cũng phải được sự ủng hộ từ giới quân sự, trong khi bà không thể được làm Tổng thống vì lý lịch. Việc bà Aung Suu Kyi chọn Trung Quốc là nơi thăm đầu tiên cũng như thúc đẩy giao thương và thậm chí xem xét lại các dự án đình chệ với Trung Quốc do bị dân chúng phản đối, gác lại chuyện quá khứ, ai cũng thấy bà thật vĩ đại, vì lợi ích dân tộc, nhưng tác giả bài này lại thấy phe quân sự ở Myanmar mới thật cao tay. Họ đã tự rút lui, để đảng của bà Aung Suu Kyi giành thắng lợi “tuyệt đối”, giành được sự ủng hộ “tuyệt đối” từ Mỹ, phương Tây (thế lực luôn lấy vấn đề dân chủ để cô lập Myanmar, đòi Myanmar phải thoát Trung) và các đối thủ của Trung Quốc, cả thế giới “ngưỡng mộ thành công” của Aung Suu Kyi. Nhưng  từ khi nắm quyền, bà Aung Suu Kyi đang hành động theo đúng lộ trình, đường hướng, hài hòa được tất cả các nước lớn, đem lại lợi ích to lớn hơn cho Myanmar.


Như vậy có thể thấy, ông Thein Sein đã sáng suốt khi chọn Aung Suu Kyi để ủng hộ trong vô vàn các đảng phải khác. Bà Aung Suu Kyi cũng đã biết ôn hòa với giới quân sự để đặt lơi ích đất nước lên trên, vừa  gỡ bỏ được vòng bao vây, cấm vận của Mỹ, phương Tây đối với chính quyền quân sự Myanmar vừa thỏa hiệp, thúc đẩy giao thương với đối tác số 1, ảnh hưởng lớn tới an ninh Myanmar là Trung Quốc.

Từ đó mới nhận thấy, chính Mỹ và phương Tây quá cực đoan với chính quyền quân sự Myanmar, nên vì lợi ích dân tộc, họ chọn quân bài Aung Suu Kyi để làm giải pháp đưa đất nước khỏi bao vây,cấm vận trong cuộc chiến ảnh hưởng giữa các nước lớn. Khi mọi thứ đâu vào đấy, Aung Suu Kyi vẫn đi đúng lộ trình của giới quân sự, vẫn “vĩ đại” trong con mắt của dư luận, vẫn giải quyết đường lối lợi ích thực dụng nhất cho Myanmar mà Mỹ và phương tây phải cứng họng!

Nhìn vào Việt Nam, Đảng CSVN đã sớm  nhìn nhận việc hài hòa lợi ích với các nước lớn mà vẫn giữ vững quyền lực cũng như cuộc sống an lành cho dân, cho nước. Mỹ vì lợi ích của mình đã chấp nhận tôn trọng chế độ chính trị của ta và VN thiết lập quan hệ với tất cả các nước lớn, đạt được các thỏa hiệp ưu đãi về thương mại cả với phe Mỹ lẫn phe Trung và phe Nga hay Ấn. Điều mà chính quyền quân sự Thein Sein không làm được và phải chọn “giải pháp Aung Suu Kyi” cho họ. Tất nhiên, ta không phủ nhận Aung Suu Kyi đã biết thỏa hiệp vì lợi ích dân tộc mà gác bỏ “tư thù” cũng như “tư tưởng đối lập”.

Giờ đây, đường lối thực dụng được bất cứ chính phủ hợp lòng dân nào đều lựa chọn. Vấn đề tư tưởng, phe nọ phe kia, cũng như chiêu bài dân chủ hay nhân quyền, thực chất đều nhằm gây sức ép cho các nước nhỏ phải lựa chọn các nước lớn. Nếu giới Đảng cầm quyền không có bản lĩnh, theo nước nào thì dân chúng sẽ điêu đứng và đất nước đó cũng tan hoang. Nên hãy mừng vì Đảng CSVN vẫn còn sáng suốt, hài hòa được các “nhóm lợi ích” của thế giới để VN yên ổn phát triển kinh tế, dân chúng có cơ hội “bung” đi khắp năm châu bốn biển tìm đối tác làm ăn mà không phải trải qua bất cứ “may rủi” hay tình thế treo neo nào. Dân chủ đến đâu, như thế nào sẽ do chính người dân quyết định. Chừng nào Đảng CSVN còn đồng hành với lợi ích dân tộc thì còn xứng đáng được dân chúng ủng hộ, đồng nghĩa với việc dân chúng vẫn đang rất sáng suốt.

Bỏi vậy, mới thấy dù nhận được cả triệu triệu USD cũng chính sách bao vây dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" cho cả "phong trào dân chủ Việt" trong và ngoài nước từ Mỹ và phương Tây, nhưng hơn 40 năm qua, nó vẫn đi từ thất bại này đến thất bại khác. Bao "anh tài" từ Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, ...đều có những lúc những tưởng, chỉ còn chờ kéo quân (Mỹ = Liên Hiệp Quốc) vào Việt nam là sẽ chấp chính đều "an phận" nơi đất khách quê người!

 Đừng chửi dân hèn, ngu, bị tẩy não…khi họ tẩy chay đám zân chủ với trình độ kiểu Nguyễn Quang A hay mấy “nhân sỹ trí thức”, nguyên lão thành nọ kia lại đi chọn cắp tráp theo phò Cù Huy Hà Vũ đòi giành quyền lực khỏi Đảng CSVN. Hãy cứ tưởng tượng Việt Nam chẳng may rơi vào tay những kẻ như Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định...nhờ được Mỹ và phương Tây phò trợ thì đất nước sẽ đi đâu về đâu là dân chúng đủ kinh hãi rồi.

 Võ Khánh Linh