Sunday, May 30, 2021

Khi một cường quốc Kito giáo áp đặt "tự do tôn giáo" cho các quốc gia có xu hướng tôn giáo khác

  

Cường quốc được đề cập ở tiêu đề của bài viết này chính là Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ được coi là một quốc gia với nền tôn giáo đa dạng, nhưng trên thực tế chỉ có hệ thống Kito giáo mà cụ thể là hai phân nhánh chính Tin Lành và Công giáo có nhiều đặc quyền hơn.

 




Trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ, có 2 tổng thống Công giáo và toàn bộ số còn lại là tín đồ Tin Lành. Chưa từng có tổng thống là người Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác, bởi vì nền dân chủ giả hiệu trao quyền vào tay đám đông bị lái hướng theo toàn trị tôn giáo chỉ vững chắc một tín điều rằng: Thiên Chúa Jehova là tối cao, và Mỹ là món quà của Chúa trao cho nhân loại để giáo hóa các quốc gia lạc hậu bị quỷ dữ điều khiển (thực ra là thuộc tôn giáo khác).

 

Với tinh thần ấy, ngay từ khi những người da trắng đầu tiên đặt chân đất mảnh đất châu Mỹ, họ đã tiêu diệt hết người da đỏ, cướp đất, tách người da đỏ khỏi nền văn hóa và tôn giáo, phá hoại môi trường sống của người da đỏ. Chính quyền Mỹ da trắng từ cách đây hơn 200 năm đã coi người da đỏ như những thành phần man rợ, bởi họ bất lực trong vấn đề cải đạo ở cộng đồng sắc tộc này, trong khi họ đã rất thành công với nô lệ da đen.

 

Đầu thế kỷ 20, với danh nghĩa tương tự như những cuộc thánh chiến, dưới thời tổng thống Churchill, quân đội Mỹ đã lần lượt gây hấn với các nước Nam Mỹ, chiếm các đồn điền và thiết lập chính quyền Ngụy quyền tại các quốc gia này. Tương tự thế, cuộc xâm chiếm được ở rộng tới Đông Nam Á, Trung Đông... và bị sa lầy. Khó khăn khiến Mỹ sa lầy chính là vì Công giáo và Tin Lành không nắm được vị trí chủ chốt trong chính quyền tại các quốc gia ở hai khu vực này.

 

Do đó, để tiếp cận các quốc gia tại Đông Nam Á và Trung Đông, nhằm Kito giáo hóa chính quyền cũng như xã hội tại đây, Mỹ mở ra một cơ quan có tên là Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (Tên tiếng Anh: United States Commission on International Religious Freedom). Các Ủy viên của tổ chức này không được bầu theo cơ chế dân chủ, mà được chỉ định bởi Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ (tức Bộ trưởng Bộ ngoại giao) và ban điều hành của 2 Đảng cầm quyền - vốn chịu sự chi phối của Kito giáo.

 

Với cơ chế như vậy, kết hợp với tư tưởng độc tôn Thiên Chúa điển hình của Kito giáo, cơ quan này khó có thể dung hòa và chấp nhận được các chính quyền theo tôn giáo khác hoặc vô thần. Ngoài ra, việc không có các đại diện thuộc tôn giáo khác hoặc vô thần trong cơ quan này nói lên một điều rằng không có Tự do tôn giáo ngay tại cơ quan chuyên đòi hỏi về quyền tự do tôn giáo tại ngoại quốc.

 

Hiện nay, Uỷ ban này cũng hoạt động tại Việt Nam và thường xuyên đưa ra những đánh giá rằng Việt Nam không tôn trọng quyền Tự do tôn giáo. Tuy nhiên, trong tất cả các quy định pháp luật, Việt Nam vẫn cho phép các tôn giáo được hoạt động, trong đó có Công giáo và Tin Lành, và được hưởng nhiều quyền lợi về tài sản cũng như tuyên truyền. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bình đẳng tôn giáo không đồng nghĩa với việc để các giáo phái Kito giáo trở thành "quốc giáo" như ở Mỹ, nên các cơ quan tương tự như Uỷ ban này liên tục chỉ trích Việt Nam là không tôn trọng tự do tôn giáo. Hơn nữa, nhân danh ủy ban này, một số tổ chức Công giáo và Tin Lành cực đoan thường xuyên lợi dụng quyền tự do tôn giáo để khích động bạo loạn lật đổ tại Việt Nam. Khi bị bắt và xử phạt theo Pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam, theo đúng "bài" đã được dạy trước, lại chỉ trích chính quyền xâm phạm.

 

Hoạt động của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã đi ngược lại thông điệp của mình, thay vì tạo ra hòa hợp tôn giáo, lại kích động mâu thuẫn giữa các tôn giáo và mâu thuẫn tôn giáo với chính quyền sở tại. Các giáo dân của Công giáo và Tin Lành vốn tín Chúa trở thành công cụ trong tay các thế lực tham vọng bá quyền trong chính quyền Mỹ, nhằm thôn tính các quốc gia khác.

 VKL

 

Saturday, May 29, 2021

Suy nghĩ lại về vai trò của Bộ Ngoại Giao Mỹ sau khi đọc "Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền năm 2020"!

 

Ngay khi bản "Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền năm 2020" của Cục Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động, trực thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được công bố, các thành phần "Rận Chủ" bắt đầu nhung nhúc bò ra, lên tiếng đòi thả các tội phạm gây rối như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy... thậm chí sẵn sàng đòi giảm án cho tội phạm "bắt cóc, hiếp dâm, giết người".


 



Bản báo cáo này liệt kê một loạt các tội danh buộc tội chính quyền Việt Nam không tôn trọng dân chủ, không đảm bảo nhân quyền cho người dân và không đảm bảo quyền lợi cho người Lao Động. Thoạt nhìn, khi đọc những con chữ buộc tội hùng hồn, dư luận sẽ cảm thấy chính quyền Việt Nam thật sự là một con quỷ dữ và người dân Việt Nam đang sống trong chế độ độc tài. Nhưng nếu tỉnh táo nhìn kỹ thì ta có thể thấy rằng những lời buộc tội ấy hoàn toàn không có bằng chứng gì, và đã cố tình bóp méo sự thật. Bản báo cáo man rợ tới mức minh oan cho tội phạm trong vụ án bắt cóc, hiếp dâm, giết hại nữ sinh giao gà khi toàn bộ bằng chứng và lời khai đều đã đầy đủ.

 

Từ đó, người đọc không khỏi ái ngại về hoạt động của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, đặc biệt là hoạt động của Cục Dân Chủ - Nhân Quyền - Lao Động trực thuộc cơ quan này.

 

Theo quy định chính thức, Bộ Ngoại giao Mỹ đảm nhiệm các nhiệm vụ tại ngoại quốc bao gồm: đại diện của Hoa Kỳ ở ngoại quốc, đưa ra và thực hiện các chương trình viện trợ quốc tế, phối hợp với nước sở tại để đối phó tội phạm quốc tế, thực hiện các chương trình huấn luyện quân sự ngoại quốc. Mục tiêu chính của các nhiệm vụ này bao gồm:

-Bảo vệ và giúp đỡ công dân Hoa Kỳ sống hoặc du lịch ở ngoại quốc

-Hỗ trợ các công ty Hoa Kỳ trên thị trường quốc tế;

-Điều phối và cung ứng sự hỗ trợ đối với các hoạt động của các cơ quan Hoa Kỳ khác (chính quyền địa phương, tiểu bang hay chính phủ liên bang), các cuộc viếng thăm chính thức ở ngoại quốc và tại quốc nội, và các nỗ lực ngoại giao khác.

-Thông tin cho công chúng biết về chính sách ngoại giao và quan hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia, tiếp nhận và chuyển vận các thông tin phản hồi từ công chúng đến các giới chức hành chính.

-Cấp giấy đăng ký xe cho các xe của các nhân viên không làm việc trong ngành ngoại giao và các xe của các nhân viên ngoại giao các quốc gia có quyền miễn tố ngoại giao tại Hoa Kỳ.

 

Như vậy, về mặt chính thức, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không có quyền buộc tội vô căn cứ bất cứ một quốc gia ngoại quốc nào. Và những bản báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ buộc phải chính xác về mặt thông tin, dữ liệu và bằng chứng. Bởi vì, bất kỳ cáo buộc vô căn cứ do nguồn tin sai sự thật đều có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa 2 quốc gia.

 

Cục Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động trực thuộc trực tiếp quyền quản lý của Văn phòng Dân chủ và Quốc tế vụ (Democracy and Global Affairs) từ năm 2005, với mục đích thúc đẩy dân chủ tại các nước ngoại quốc, mà trên thực tế là nuôi dưỡng các thành phần phiến loạn chống đối chính quyền với mưu đồ chia rẽ quốc gia bằng hệ tư tưởng đa đảng. Bên cạnh đó, Văn phòng Dân chủ và Quốc tế vụ cũng là nơi xét duyệt hoạt động cấp tài trợ cho các hoạt động dân chủ ở ngoại quốc. Trước năm 1994, Cục có tên là Cục Nhân quyền và Các vấn đề Nhân đạo, nhưng sau đó đã được đổi tên như hiện nay nhằm mục đích tác động mạnh mẽ hơn vào nền chính trị của các nước khác thông qua chiêu bài nhân quyền và dân chủ.

 

Để thực hiện nhiệm vụ của mình và có lẽ để dễ dàng hơn trong duyệt chi các khoản ngân sách liên quan đến dân chủ, Cục này liên tục đưa ra các bản báo cáo bất lợi cho các nước sở tại, bất chấp sự thực. Và nhiều lần, Việt Nam đã bị cơ quan này vu khống, báo cáo sai sự thật về tình hình dân chủ và nhân quyền. Những bản báo cáo này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hòa bình thế giới, khiến Thượng viện, Hạ viện, báo chí và người dân Mỹ hiểu sai về thực trạng tại các quốc gia như Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín Việt Nam trên quốc tế.

 

Bộ Ngoại giao Mỹ, với cương vị quan trọng trong hệ thống chính trị của nước này, ảnh hưởng lớn tới quyết định đối ngoại của Nhà Trắng, cần có trách nhiệm hơn trong quá trình thu thập và báo cáo thông tin của mình. Những thông tin sai lệch có thể dẫn đến bạo loạn tại nhiều quốc gia, cái chết của nhiều người dân vô tội, và tệ hại hơn nữa là các cuộc chiến tranh kéo dài.

 

 VKL

 

Cáo buộc Bộ Công An vô căn cứ, báo cáo của cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ âm mưu điều gì?

 

 

Trong bản Báo cáo về tình trạng Nhân quyền 2020 tại Việt Nam do Cục Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ soạn, Bộ Công An bị chỉ trích ngay tại chương đầu tiên với những cáo buộc nặng nề nhưng thiếu căn cứ, bao gồm:

 

-Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật hoặc vì động cơ chính trị

-Tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay đê hèn khác

 


Bản báo cáo cho biết các "nghi can" không rõ tên và số lượng, "bị ngược đãi và tra tấn bởi cảnh sát, nhân viên an ninh mặc thường phục và nhân viên tại các trung tâm giam giữ người nghiện ma túy trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ". Tuy nhiên, bản báo cáo không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào chứng minh. Lời kể của tội phạm mà không có bằng chứng không thể xem là lời khai có giá trị pháp lý và sử dụng như một cáo buộc về nhân quyền.

 

Bản cáo cáo còn đề cập đến các "tù nhân chính trị" - tức những người được gọi là "nhà đấu tranh dân chủ" nhưng kỳ thực lợi dụng "dân chủ" để thực hiện các phi vụ bất chính vì tư lợi. Ngay từ thuật ngữ "tù nhân chính trị" được sử dụng trong bản báo cáo cũng hoàn toàn sai về bản chất. Những người này hoàn toàn là tội phạm vi phạm các luật dân sự mà cụ thể là các luật về gây rối trật tự trị an. Cũng tương tự như đối với tội phạm thông thường, bản báo cáo tiếp tục tố cáo công an đã hành hung và ép cung các tội phạm này:

 

"Các nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an hành hung các tù nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ hoặc hứa hẹn đối xử tốt hơn. "

 

Lời buộc tội này cũng không đưa ra bằng chứng cụ thể, cũng không có nguồn dẫn link hay nêu ra các vụ việc, sự vụ chứng minh từ ai trong số những người thuộc nhóm "đấu tranh dân chủ giả hiệu" này.

 

Có hai trường hợp được bản báo cáo này nêu ra, đó là vụ hiếp dâm của Vương Văn Hùng - Phạm Văn Nhiệm; và vụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm, thì đều cho thấy, những cáo buộc trên đều là vô căn cứ, bịa đặt,

 

Sự việc Vương Văn Hùng - Phạm Văn Nhiệm và một số đồng phạm khác đã bắt cóc nữ sinh giao gà ở tỉnh Điện Biên, cưỡng hiệp tập thể dẫn đến cái chết của nữ sinh này đã gây xôn xao dư luận năm 2019. Sau khi nhận tội vào cuối năm 2019 thì đến năm 2020, họ đột ngột phản cung. Sự phản cung này chỉ là phản ứng thường thấy để trì hoãn án tử hình - một biện pháp thường được các luật sư bất lương áp dụng nhằm moi tiền người nhà tội phạm.

 

Sự việc Lê Đình Kình ở Đồng Tâm gây tranh cãi trong một thời gian dài và đến nay vẫn bị lợi dụng làm bằng chứng để các "nhà dân chủ giả cầy" buộc tội chính quyền Việt Nam sát hại dân thường. Trên thực tế, Lê Đình Kình và đồng bọn đã dần hình thành một thế lực phiến loạn tại địa phương. Họ đã tích trữ bom xăng, lựu đạn, dao phóng. Đây là hành vi tàng trữ vũ khí trái phép đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Không chỉ vậy, ông Kình và đồng bọn đã gây ra cái chết của 3 cán bộ chiến sĩ công an với bằng chứng, dấu vết, lời khai kẻ phạm tội đầy đủ, kèm theo đủ các yếu tố cấu thành hành vi chống người thi hành công vụ.

 

Những sự việc trên hoàn toàn thiếu cơ sở để cáo buộc Bộ Công An Việt Nam vi phạm nhân quyền. Phải chăng Bộ ngoại giao Mỹ xem xét lại nguồn tin và coi họ là những nguồn tin thiếu chính xác, đồng thời nâng cao năng lực đánh giá và kiểm tra tin tức được cung cấp?!?

VKL

 

Lạm bàn về phán xét "một đảng không dân chủ" của Bộ Ngoại giao Mỹ!

 


Bước vào năm 2021, khi Đảng Dân Chủ thắng thế nhờ sự "lên ngôi" của Joe Biden, nước Mỹ đã có một sự thay đổi sâu sắc về chính sách ngoại giao: từ "mềm dẻo với nước nhỏ và tấn công nước lớn" của Donald Trump, sang "kích động bạo loạn lật đổ ở các nước nhỏ nhân danh dân chủ để giảm ảnh hưởng của các nước cạnh tranh với quyền lực của Hoa Kỳ" do Đảng Dân Chủ đề xướng trong nhiều lần cầm quyền. Nhân danh dân chủ, nhân quyền, Hoa Kỳ gây sức ép lên các nước nhỏ, khiêu khích người dân các nước nhỏ nổi dậy đòi đa đảng. Nhưng hãy coi chừng, đa đảng không mang đến dân chủ và nhân quyền.

 

Mới đây, trong Báo cáo Nhân quyền 2020 về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam do Cục Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố đầy tính khiêu khích đối với chính phủ Việt Nam như sau:

 

"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng; có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng."

 

Vin cớ vào mô hình nhà nước do một đảng lãnh đạo của Việt Nam, Mỹ đã buộc tội Việt Nam không tôn trọng các giá trị dân chủ và nhân quyền. Cáo buộc của bản báo cáo do cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ này đưa ra là cái cớ để khích động các thành phần bạo loạn trong nước kéo bè kết đảng, âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam theo đúng kịch bản Cách Mạng Màu. Một khi nước sở tại xảy ra tình trạng bạo loạn, Hoa Kỳ lập tức can thiệp về mặt chính trị để xây dựng nên chính quyền ngụy quyền như đã từng thực hiện tại miền Nam Việt Nam, nhằm phá hoại hòa bình và chia rẽ khối đoàn kết trong nước. Tại tất cả các quốc gia đã diễn ra cách mạng màu như Cách mạng Vàng Phillipines, Mùa xuân Ả Rập, Cách mạng cam tại Ukraina..., không quốc gia nào có được nền chính trị ổn định, bởi chế độ ngụy quyền do Mỹ lập nên yếu kém về thực lực, không được sự ủng hộ của người dân, liên tục gây chiến với các phe nhóm yêu nước tại những nước này, ... dần dần dẫn đến tình trạng chiến tranh liên miên, kinh tế suy kiệt, quốc gia không thể phát triển. Tuy nhiên, Mỹ không quan tâm đến các vấn đề này, mà chỉ mượn những nước nhỏ như một bàn đạp để tấn công vào Nga, Trung Quốc và các quốc gia Hồi giáo.

 

Ngay tại các nước đã được Mỹ "giải phóng" và "truyền cảm hứng dân chủ", nền dân chủ và nhân quyền không tồn tại. Trong cách mạng cam lần thứ 2 của Ukraina, thế giới được chứng kiến cảnh những người dân chủ dí súng vào đầu những nhân viên an ninh của chế độ cũ, bắt họ quỳ gối. Sau "Mùa xuân Ả Rập", người dân vẫn đói nghèo, thiếu thốn các chế độ dân sinh. Mới đây, Mỹ lại tiếp tục thúc đẩy xung đột ở dải Gaza, tài trợ tiền bạc và vũ khí cho Israel để tiêu diệt người Palestine... Những lời rao giảng của chính quyền Hoa Kỳ về các hoạt động đấu tranh liên quan đến dân chủ và nhân quyền là hoàn toàn bịa đặt.

 

Trong đợt bầu cử vừa qua tại Việt Nam, một phong trào nhỏ ngấm ngầm được lan truyền trong giới hoạt động dân chủ Việt Nam: Tẩy chay bầu cử. Lý do dẫn đến tẩy chay bầu cử dựa trên tín điều tương đồng với Báo cáo nhân quyền của cơ quan trực thuộc Bộ ngoai giao Hoa Kỳ đưa ra: Việt Nam là quốc gia độc đảng, do đó cuộc bầu cử với hình thức "đảng cử dân bầu" là thiếu tính dân chủ và không đảm bảo nhân quyền. Sự tương đồng về lập luận này đặt ra câu hỏi rằng: có hay chăng mối liên đới giữa cơ quan này và phong trào tẩy chay bầu cử tại Việt Nam.

 




 

Nếu như còn tin tưởng vào lập luận của Mỹ rằng chỉ có đa đảng mới mang đến dân chủ và nhân quyền, hãy nhìn lại chính thể Mỹ. Ngay tại quốc gia đa đảng, mà nói chính xác hơn là lưỡng đảng này, không hề có nhân quyền. Nước Mỹ là đất nước của phân biệt chủng tộc với những phong trào kì thị người da màu, mà gần nhất là phong trào Anti-Asian. Đây cũng là đất nước thường xuyên kiểm soát tự do ngôn luận thông qua các chính sách can thiệp vào báo chí và mạng xã hội, phổ biến ngay lần đầu người dân Mỹ bị nhiễm Covid-19. Mặc dù các ca nhiễm trầm trọng, nhưng chính quyền của tổng thống Trump vẫn che giấu sự thật, dẫn đến sự bùng phát không kiểm soát của đại dịch tại quốc gia này. Mặc dù đa đảng, nhưng các đảng này không hề đứng về lợi ích của nhân dân Mỹ mà chỉ bảo vệ lợi ích của Ban lãnh đạo các đảng.

 

Như vậy, để xã hội có được dân chủ và nhân quyền không phụ thuộc vào chế độ Độc đảng hay đa đảng, quân chủ hay dân chủ, cộng sản hay tư bản, mà phụ thuộc vào các lãnh đạo quốc gia có đặt lợi ích của người dân lên trên hết hay không. Và chắc chắn, chính quyền Mỹ không phải là ví dụ điển hình cho một chính quyền vì người dân.

VKL

 

Wednesday, May 26, 2021

Vì sao Việt Nam phản bác Báo cáo Nhân quyền 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ?

 


Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc. Báo cáo sẽ được gửi đến Quốc hội Mỹ để xem xét quốc gia nào đủ điều kiện nhận tài trợ của Mỹ theo Luật Trợ giúp nước ngoài 1961 và Luật Thương mại 1974. Vì vậy, khi thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam và các tờ báo chính thống ở Việt Nam đồng loạt lên tiếng phản đối báo cáo này của Bộ Ngoại giao Mỹ, một số tài khoản chống Cộng trên Facebook đã chế nhạo rằng Nhà nước Việt Nam muốn che giấu các vi phạm về nhân quyền để nhận viện trợ. Người đưa ra các phát biểu kiểu này có lẽ rất thiếu hiểu biết về bản chất của các phát ngôn ngoại giao, cũng như về cách nước Mỹ bành trướng trật tự chính trị của mình ra thế giới.




Trước hết, qua văn phong của các phát biểu từ phía Việt Nam, có thể thấy Nhà nước Việt Nam không hề lên tiếng chỉ vì “tiền tài trợ”. Nhiều bài viết về chủ đề này trên các báo chính thống đã lên án nước Mỹ một cách rất thẳng thừng, như vậy đối tượng mà Việt Nam muốn thuyết phục chắc chắn không phải là Quốc hội Mỹ. Đối tượng mà Việt Nam muốn thuyết phục và dư luận trong và ngoài nước – vốn dễ bị định hướng bởi bất cứ phát ngôn nào mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra.

Muốn hiểu vì sao Bộ Ngoại giao Mỹ dễ dàng chi phối dư luận, và vì sao Nhà nước Việt Nam cần chống lại sự chi phối này, ta phải hiểu cách thức mà nước Mỹ sử dụng để bành trướng trật tự kinh tế - chính trị của mình ra thế giới.

Chủ nghĩa tư bản tự do, đặt kinh đô tại Mỹ, có hạ tầng kinh tế và thượng tầng chính trị liên kết rất chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, dưới ảnh hưởng từ các định chế chính trị - xã hội của chủ nghĩa tư bản tự do, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ có trách nhiệm tuân thủ pháp luật ở từng nước sở tại, mà còn cần đáp ứng các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Số trách nhiệm xã hội này bao gồm việc tôn trọng nhân quyền. Và để bành trướng trật tự chính trị của mình ra toàn cầu, chính quyền Mỹ định nghĩa rằng nhân quyền trước hết là các quyền tự do chính trị - thứ đặc trưng cho các nhà nước dân chủ tư sản hơn là các nhà nước khác. Do đó, mỗi lần hợp tác với một doanh nghiệp sống trong “trật tự Mỹ”, các quốc gia ngoài trật tự lại phải một lần đối mặt với nguy cơ bị đồng hóa về mặt chính trị. Trong trường hợp sự đồng hóa này phá vỡ các thế cân bằng lâu năm, quốc gia có thể phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc, như những gì mà Ai Cập, Libya, Syria… phải gánh chịu sau biến cố “Mùa Xuân Arab”.

Như vậy, Nhà nước Việt Nam phản bác Báo cáo Nhân quyền 2020 không phải để thuyết phục Quốc hội Mỹ. Họ làm vậy để ngăn bộ khái niệm chính trị của “trật tự Mỹ” xâm lấn dư luận Việt Nam, cũng như phần thế giới có quan hệ hợp tác với Việt Nam. Việt Nam có quyền đưa ra những phản bác này, vì thế giới có nhiều nhãn quan khác nhau, nhãn quan của nước Mỹ không thể là cách nhìn duy nhất đúng.

VKL

Friday, May 21, 2021

Sao báo nước ngoài phàn nàn Việt Nam không hoãn bầu cử vì dịch bệnh?

 


Trước ngày bầu cử, hàng loạt báo nước ngoài và các trang thù địch với chính quyền đồng loạt lên tiếng phê phán Việt Nam không hoãn bầu cử trước tình hình đại dịch CoVid-19, kiểu như “Nghịch lý bầu cử Việt Nam: Cử tri đi bầu chỉ để cho xong”, BBC, 22/5; “Tại sao Việt Nam không hoãn cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV”, RFA, 23/5; “Đối diện với trách nhiệm và tương lai”, Báo Tiếng Dân, 22/5,... trong đó nội dung đều xoáy vào việc lên án Đảng “quyết tâm tiến hành bầu cử bằng mọi giá … dù có nguy hiểm”, công kích “cuộc bầu cử sẽ suôn sẻ “nhờ vào 76 năm kinh nghiệm thực hiện các cuộc bầu cử theo thể chế chính trị độc đảng””, thậm chí còn dự đoán theo kiểu “tác động tâm lý người xem” rằng “cuộc bầu cử này diễn ra trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 nên số lượng cử tri không đi bỏ phiếu lớn vì lo bị phơi nhiễm”, rồi quy kết “đây là chế độ mà trong bao thập niên qua không có bất kỳ cuộc bầu cử thật sự nào; bầu cử chỉ là hài kịch và giả dối, chế độ không có guồng máy lập pháp độc lập. Người dân biết vậy mà vẫn “sáng suốt” đi bầu để được yên thân là đánh mất ý thức trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc và trước con cháu”…Không hiểu từ khi nào những đài nước ngoài BBC, RFA hay trang web phản động lại biết lo cho tính mạng người dân Việt Nam trước nguy cơ lây lan dịch bệnh đến vậy?



Rõ ràng mưu đồ của họ thấy rõ qua lòng tốt từ trên trời rơi xuống sát ngày bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND như vậy?

 Xem những “người dân” họ lựa chọn phỏng vấn, rặt kẻ lâu nay chống Đảng, Nhà nước đến cùng!

Xem thời điểm họ ban phát lòng tốt? Sát ngày bầu cử, sau nhiều bài báo, bài viết hô hào tẩy chay bầu cử, phá hoại bầu cử bất thành kiểu như “không biết không bầu”, bầu cử không có ý nghĩa gì vì chế độ “độc đảng”, “Đảng mượn bầu cử để hợp pháp hóa quyền lực, Quốc hội chỉ là bù nhìn”…

Mục tiêu họ công kích, phủ nhận chế độ chính trị hiện nay, đó là “bầu cử chỉ là hài kịch và giả dối”, người dân đi bầu là “đánh mất ý thức trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc và trước con cháu”, chẳng khác nào trò “nước mắt cá sấu”!

Mấy cơ quan truyền thông mang danh “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” này ngày ngày chỉ rình mò Việt Nam có “biến động”, có “sự kiện” gì là công kích, là xuyên tạc, là đả phá bằng mọi chiêu trò và thủ đoạn thì hỏi, họ có thừa lòng tốt để lo lắng cho người dân Việt Nam hay không?

Hãy xem báo chí, truyền thông đã tuyên truyền, phổ biến về cách thức bầu cử trong dịch bệnh, phương án xử lý dịch bệnh vẫn đảm bảo bầu cử an toàn để thấy chính quyền đã chuẩn bị rất kỹ đảm bảo dân chúng yên tâm đi bầu rồi. Chưa năm nào, danh sách và lí lịch trích ngang của ứng cử viên được đính kèm phiếu cử tri. Chưa năm nào thông tin về ứng cử viên được dán nhiều nơi, nhiều ngày để cử tri quan tâm tìm hiểu trước khi đến địa điểm bầu cử như năm nay.

 Mỗi người dân chỉ cần tuân thủ tốt 5K mọi nơi, mọi lúc thì không dịch bệnh nào cản trở mình thực hiện quyền công dân cả.

VKL