Saturday, January 11, 2025

Nghị định 147: Đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật

 


Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người, được bảo vệ trong các hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, quyền này không phải là quyền tuyệt đối mà phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật để không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền của người khác, hoặc gây bất ổn xã hội. Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ra đời là minh chứng rõ nét cho việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, đồng thời đặt ra các giới hạn hợp lý để bảo vệ lợi ích chung.

Trước hết, Nghị định 147 hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và nội luật, khi đặt ra các giới hạn hợp lý để quản lý nội dung trên không gian mạng mà không vi phạm quyền tự do ngôn luận. Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) khẳng định mọi người có quyền tự do biểu đạt, nhưng quyền này có thể bị hạn chế nếu cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, và quyền của người khác. Điều 25 Hiến pháp Việt Nam (2013) khẳng định bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự công cộng, và quyền lợi chính đáng của các cá nhân khác. Đồng thời, tự do ngôn luận không phải là tự do vô hạn. Quyền tự do ngôn luận phải đi đôi với trách nhiệm và không được gây hại đến lợi ích của cộng đồng. Trong môi trường mạng, các hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để phát tán tin giả, bôi nhọ, kích động bạo lực, hoặc gây tổn hại đến quyền và danh dự của người khác là vi phạm pháp luật và cần bị xử lý nghiêm minh.

Trước hết, phải khẳng định ngay vai trò của Nghị định 147 trong đảm bảo tự do ngôn luận đúng mực

- Nó giúp  cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận và trách nhiệm pháp lý. Nghị định 147 không hạn chế quyền tự do ngôn luận mà thiết lập một khuôn khổ pháp lý để đảm bảo người dân có thể bày tỏ quan điểm chính đáng mà không bị cản trở. Đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm dụng tự do ngôn luận để phát tán thông tin độc hại, xuyên tạc, hoặc gây hại đến an ninh quốc gia.

- Nó giúp ngăn chặn tin giả và nội dung vi phạm: Nghị định yêu cầu các nền tảng mạng xã hội gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ và xác thực danh tính người dùng. Điều này đảm bảo rằng các nội dung độc hại không được lan truyền rộng rãi, từ đó bảo vệ môi trường thông tin minh bạch. Đồng thời, tạo ra trách nhiệm cá nhân đối với những nội dung được đăng tải, giảm thiểu tình trạng "nặc danh" để kích động hoặc vu khống.

- Nó tạo điều kiện cho thông tin chính thống lan tỏa. Khi tin giả và nội dung xuyên tạc bị kiểm soát, các thông tin chính thống sẽ có cơ hội tiếp cận người dân một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, củng cố niềm tin của người dân vào chính sách và pháp luật.

- Đối với người dân và xã hội, Nghị định 147 vừa bảo vệ quyền lợi của người dân đồng thời vừa đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Người dân được bảo vệ trước các hành vi vu khống, bôi nhọ, hoặc lừa đảo trên mạng xã hội. Tạo môi trường mạng an toàn, lành mạnh để mỗi cá nhân có thể bày tỏ ý kiến một cách tự do nhưng có trách nhiệm. Ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để kích động, xuyên tạc, gây bất ổn. Tăng cường sự ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tuy nhiên, bất chấp vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết triển khai Nghị định này, các trang tin thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam đang ra sức xuyên tạc, chống phá Nghị định 147, họ tung ra các luận điệu sai trái như:

·                     "Nghị định 147 bóp nghẹt tự do ngôn luận": Một số trang tin chống phá như Quyenduocbiet cố tình bóp méo rằng nghị định này vi phạm nhân quyền, nhưng thực chất nghị định chỉ đặt ra giới hạn hợp lý để bảo vệ lợi ích chung.

·                     "Chính quyền kiểm duyệt và theo dõi người dân": Họ cố tình đánh đồng các biện pháp quản lý an ninh mạng với hành vi kiểm duyệt trái pháp luật, nhưng thực tế nghị định tuân thủ các nguyên tắc minh bạch và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Mục đích thực sự của các luận điệu này nhằm kích động tâm lý hoang mang, gây chia rẽ giữa người dân và chính quyền và l ợi dụng chiêu bài "nhân quyền" để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, phục vụ các mưu đồ chính trị xấu xa.

Nghị định 147 là một bước tiến lớn trong quản lý không gian mạng tại Việt Nam, vừa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vừa đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Việc triển khai nghị định này không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn cần sự ủng hộ, đồng hành của toàn thể người dân.

Những luận điệu xuyên tạc, chống phá nghị định cần bị lên án và phản bác mạnh mẽ, bởi chúng không nhằm bảo vệ tự do ngôn luận mà chỉ phục vụ lợi ích riêng của các thế lực thù địch, gây hại đến lợi ích chung của xã hội. Ủng hộ Nghị định 147 là bảo vệ môi trường mạng an toàn, lành mạnh, và trách nhiệm, đồng thời khẳng định tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội Việt Nam hiện đại.

 

No comments:

Post a Comment