Saturday, December 21, 2019

Đảng độc quyền Quân đội là lực cản phát triển?



Đúng vào dịp Quân đội kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập, tại cuộc tiếp xúc đại diện Quân đội và trên  báo chí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu Đảng lãnh đạo toàn diện Quân đội là “nhân tố có ý nghĩa quyết định” đối với thắng lợi, thành công Quân đội trong 75 năm qua, đồng thời lên án cảnh báo mưu đồ “phi chính trị hóa” và “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Đáp lại lập trường này, RFA phỏng vấn Nguyễn Quang A và một số “quân xanh” của mình với chủ đề “Nguy hại của quyết tâm không ‘phi chính trị hoá’ quân đội!”
Ông Nguyễn Quang A và các quân xanh của RFA đã đưa ra khá nhiều lập luận về “tính nguy hại” của lập trường TBT Nguyễn Phú Trọng nêu ra là “trái với tư tưởng Hồ Chí Minh”, là “vi hiến, độc tài”, là “Đảng Cộng sản Việt Nam đã tư hữu hóa quân đội mà lẽ ra quân đội này để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc chống ngoại xâm thì bây giờ lại bảo vệ Đảng Cộng Sản Việt Nam”, “ là một lực cản vô cùng lớn đối với sự phát triển dân chủ của chính thể ở Việt Nam”…

Trên facebook những ngày qua, các “nhà zân chủ” như Nguyễn Văn Đài, băng nhóm CHTV do Lê Dũng Vova cầm đầu…đều tích cực công kích phát biểu và lập trường nêu trên của TBT Nguyễn Phú Trong bằng câu từ thóa mạ, xúc phạm gay gắt, thách thức bằng tuyên bố “Chế độ CSVN là giặc nội xâm, là kẻ thù của Nhân dân VN.Mục tiêu đấu tranh của cả dân tộc VN là xoá bỏ đảng CSVN và chế độ CSVN.

Thực ra yêu sách đòi phi chính trị hóa quân đội, rằng lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất cứ tổ chức chính trị, đảng phái nào, rồi viện dẫn mô hình chính trị của Mỹ, phương Tây và các quốc gia phát triển khác làm căn cứ chứng minh đời sống người dân phát triển, người dân được hưởng quyền tự do dân chủ, …đều nhờ vào mô hình chính trị này. Tiếp đến là so sánh với các quốc gia Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam…đều là mô hình chính trị độc tài, người dân bị kìm kẹp, kiểm soát, không hưởng nhu cầu sinh hoạt đa dạng, phong phú, không phát triển bản thân…đều bắt nguồn từ chế độ cộng sản!
Bài học từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô cho thấy đều bắt nguồn từ việc xóa bỏ quy định của HIến pháp về vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo quân đội của Đảng Cộng sản.
Thực tiễn đã có vô vàn minh chứng, ở những nước có sự tồn tại của nhiều đảng phái chính trị, việc thực hiện cái gọi là “quân đội trung lập”, đứng ngoài chính trị” đã dẫn tới  tình trạng mâu thuẫn, xung đột, mất đoàn kết nội bộ và bất ổn chính trị - xã hội. Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, Ấn Độ, Pháp,…vừa qua, cho thấy, đa đảng, phi chính trị hóa quân đội không phải là tiền đề cứu vãn đất nước khỏi bất ổn, bế tắc.
Xét về bản chất, không có bộ máy Nhà nước nào khi tranh giành quyền lực xảy ra, đảng phái thiếu sự ủng hộ của quân đội lại có thể kiểm soát được tình hình. Ở Thái Lan, chính phủ và các đảng phái chính trị đều ra sức tranh thủ sự ủng họ, hậu thuẫn về chính trị của quân đội, khi đất nước rơi vào bế tắc, khủng hoảng chính trị thì quân đội buộc thiết lập trật tự, trực tiếp nắm quyền điều hành đất nước. Ngay trong nền chính trị với cấu trúc lưỡng đảng ở Mỹ, quân đội Mỹ cũng không hề đứng ngoài chính trị. Chỉ tính từ năm 1990 đến nay, quân đội Mỹ tiếp tục can dự vào đời sống chính trị nhiều nước, nhiều khu vực, kể cả tạo ra chiến tranh để can thiệp vào tình hình chính trị, đạo diễn các “Mùa xuân Ả Rập”…để lại vô khối hệ lụy cho các dân tộc ở đây.
Bài học cho thấy, mọi quốc gia muốn ổn định, muốn giữ được hòa bình, thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc, thì bộ máy Nhà nước đều phải nắm được  quân đội. Chính K.Clausewitz – nhà lý luận quân sự tư sản của nước Phổ đã khái quát luận điểm: Chiến tranh là sự kế tục của chính trị, được thừa nhận như là một chân lý cả trong khoa học quân sự tư sản lẫn trong khoa học quân sự vô sản. Một khi đã thừa nhận “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị” thì tất yếu phải thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị” hoặc “không dính dáng đến chính trị”. Bởi vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, thể hiện lập trường chính trị của các bên tham chiến, quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó, điểm khác nhau ở chỗ mức độ công khai thừa nhận mỗi nơi mỗi khác mà thôi.
Thực tiễn điều hành đất nước ta đến nay cho thấy, mọi nhiệm vụ của Quân đội muốn thành công đều phải có Đảng tổ chức, huy động cả hệ thống chính trị cùng thực hiện, đồng thời Quân đội luôn là mắt xích quan trọng đảm bảo Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu chính trị đã hoạch định ra. Mưu đồ tách rời, chia rẽ thành hai chủ thể bằng luận điệu mị dân, bằng thứ bánh vẽ không bao giờ có được, bản chất nhằm lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng thực hiện dã tâm của một thế lực chính trị đang nuôi ảo tưởng có Mỹ, phương Tây hậu thuẫn sẽ sớm có “cách mạng ô dù Hồng Kong”, “cách mạng đường phố” ở Trung Đông hay “cách mạng màu” ở Đông Âu mà thôi.


No comments:

Post a Comment