Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 73, soạn vào ngày Chủ nhật, 24/11/2019. Chúng tôi sẽ điểm lại những chủ đề nổi bật của dư luận lề trái trong 2 tuần vừa qua, và chỉ ra những sự thật thú vị về chúng mà các bạn chưa chú ý.
Xem bản tin cũ: https://diemtinletrai.wordpress.com
Chủ đề số 1:
Người biểu tình Hong Kong “tử thủ” trong 5 trường đại học và cái kết
Ngày 12/11/2019, khi phong trào biểu tình đòi tự trị, đòi thay đổi chế độ ở Hong Kong tăng mức
bạo động, người biểu tình đã chiếm 5 trường đại học ở thành phố này, và viết thư xin quốc tế can thiệp vào Hong Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”, để quảng bá cho cách
mạng đường phố và khuếch trương thanh thế.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại những diễn biến mới của phong trào biểu tình ở Hong Kong, trước khi đánh giá cách dư luận lề trái Việt Nam phản ứng với chúng.
Ngày 11/11/2019, phong trào dù vàng ở Hong Kong tổ chức một cuộc tổng biểu tình toàn thành phố. Diễn biến này khiến bạo lực leo thang – khi cảnh sát dùng đạn thật bắn một người biểu tình, người biểu tình đổ xăng đốt một người đàn ông ủng hộ chính phủ, cả 2 người này đều trong tình trạng nguy kịch. Trong ngày, cảnh sát bắt khoảng 260 người, nâng tổng số người bị bắt từ tháng 6 lên hơn 3000 người.
Ngày 12/11, hàng chục trường học ở Hong Kong thông báo đóng cửa để bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên.
Từ ngày 12 đến ngày 14/11, người biểu tình, bao gồm sinh viên, lần lượt chiếm 5 trường đại học, dùng chúng
làm căn cứ để tiếp tục chặn đường
hầm nối thành phố với bến cảng. Họ xây công sự, đánh cắp hóa chất trong phòng thí nghiệm, và biến trường học thành một điểm sản xuất nhiều vũ khí thô sơ – bao gồm bom xăng, cung tên và máy bắn đá. Xung đột khiến 1 cảnh sát nhập viện do trúng tên, và 1 lao công 70 tuổi thiệt mạng do trúng gạch của người biểu tình.
Trong 5 trường đại học vừa nêu, Đại học Trung Hoa, Đại học
Trung văn, Đại học Bách khoa là nơi diễn ra những xung đột nóng nhất.
Trong 3 ngày này, người biểu tình Hong Kong cũng tung một loạt các thông tin gây hoảng loạn lên mạng xã hội. Chẳng hạn, đêm 12/11, họ viết rằng nếu cảnh sát chiếm được Sàn giao dịch Internet Hồng Kông nằm trong Đại học Trung văn,
thì chính quyền Trung Quốc sẽ dùng công nghệ nhận dạng để “truy lùng, bắt giữ, hãm hiếp, thu hoạch nội tạng” của “hàng triệu người Hong Kong” đã tham gia biểu tình. Cũng có tin đồn rằng cảnh sát sẽ ám sát người biểu tình trong các trường học rồi dàn dựng hiện trường tự tử hoặc tai nạn, cảnh sát sẽ “tắm máu” người biểu tình, lựu đạn của cảnh sát có chất dioxin gây ung thư và đột biến…
Ngày 15/11, Roky Tuan, Giám độc Đại học Trung Hoa Hong Kong, viết thư ngỏ có đoạn: “Trường đại học là nơi để học tập, không phải để giải quyết các tranh chấp chính trị, hoặc thậm chí là chiến trường để tạo vũ khí và sử dụng vũ lực… Nếu trường đại học không được tiếp tục thực hiện nhiệm
vụ cơ bản của mình, thì chúng tôi phải tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ quan
chính phủ liên quan để giải tỏa khủng hoảng hiện thời”.
Ngày 17/11, cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình tại Đại học Bách khoa. Họ tuyên bố rằng trừ các phóng viên, bất cứ ai rời khỏi trường này sẽ bị bắt.
Đêm 17/11, nhiều người biểu tình tìm cách trốn khỏi Đại học Bách khoa với sự giúp đỡ của đồng đội ở ngoài, song đa số thất bại. Cảnh sát Hong Kong dọa bắn đạn thật nếu người biểu
tình tiếp tục tấn công bằng các vũ khí tự chế.
Sáng 18/11, nhiều người biểu tình đầu hàng cảnh sát, rời trường an toàn. Số khác tiếp tục cố thủ, song không xảy ra tình trạng “tắm máu”.
Đáp lời “kêu cứu” của người biểu tình Hong Kong, ngày 20/11, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền cho Hongkong 2019. Cùng ngày 20/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo rằng “Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phản đối mạnh mẽ và Mỹ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả” nếu Tổng thống Donald Trump ký dự luật trên.
Khi trả lời phỏng vấn Fox News hôm 22/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump không nói ông có thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền cho Hongkong hay không. Thay vào đó, Trump nói:
“Chúng ta phải sát cánh với Hong Kong, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập. Ông ấy là người bạn của của tôi. Tôi muốn họ tự giải quyết, OK?”.
Sau đó, Trump nói rằng những cuộc biểu tình triền miên là một "nhân tố gây phức tạp" trong thỏa
thuận thương mại với Trung Quốc.
Ông cũng khoe rằng Tập Cận Bình có “hàng triệu binh sĩ đứng sẵn sàng ngay bên ngoài Hong Kong, và họ không tiến vào chỉ bởi vì tôi đã yêu cầu ông ấy: 'Xin đừng làm thế. Ngài sẽ mắc một sai lầm lớn. Điều đó sẽ có tác động hết sức tiêu cực đến thỏa thuận thương mại'”.
“Nếu không nhờ tôi, Hong
Kong đã bị xóa sổ trong vòng 14 phút”.
Những diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Hong
Kong rơi vào suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong 1
thập kỷ, do việc kinh
doanh sụt giảm vì bạo động kéo dài. Theo BBC, một trong những ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới dự
đoán rằng doanh thu của họ tại Hong Kong sẽ giảm 25% trong quý cuối cùng của năm tài chính do
bạo động; nhiều cơ sở
kinh doanh định chuyển đến Singapore nếu bạo động còn kéo dài thêm 6 tháng nữa. Cùng lúc đó, chính quyền Trung Quốc tiếp tục gây sức ép, buộc các doanh
nghiệp phải tuyên bố ủng hộ chính quyền nếu không muốn mất mối kinh doanh ở Đại
lục.
Chuỗi diễn biến trên cho thấy trong những ngày qua, dư luận về phong trào biểu tình ở Hong Kong đã sử dụng khá nhiều thông tin không đúng sự thật. Cụ thể:
_ Không có chuyện các trường đại học ở Hong Kong cùng nổi dậy chống chế độ. Thay vào đó, người biểu tình (bao gồm sinh viên) đã đánh chiếm các trường đại học, rồi dùng chúng để chặn con đường nối thành phố với bến cảng, nhằm gây áp lực với chính quyền.
_ Không có chuyện cảnh sát Hong Kong “tàn sát”, “tắm máu”, mổ bụng moi tim người biểu tình ra đem bán như
các nhà dân chửi Việt Nam mô tả.
_ Không có chuyện người biểu tình “tử thủ”, “chiến đấu đến cùng”, “sẵn sàng chết vì tự do”.
_ “Thế giới tự do” không có thật, chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của người biểu tình Hong
Kong và các nhà dân chửi Việt Nam. Người biểu tình Hong Kong là những con người tự do cao quý, từ đầu đến chân không chỗ nào không có
phẩm giá và nhân quyền; đồng thời là món hàng để Donald Trump đem ra trao đổi
trong chiến tranh thương mại.
Với sự đầu hàng của người biểu tình và phát ngôn phũ
phàng của ông Tổng thống Mỹ, tập phim đẫm nước mắt mới nhất của phong trào dù vàng đã kết thúc không kèn không trống tại đây. Tuy nhiên cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ của nhân dân Hong
Kong vẫn còn kéo dài, mời các bạn chuẩn bị bắp rang để đón xem trong tuần tới.
Chủ đề số 2:
“Stand With Hong Kong” hay
“Lie With Hong Kong”?
Giữa tháng 11/2019, người biểu tình Hong Kong đã chiếm 5 trường đại học, và viết thư xin quốc tế can thiệp vào Hong
Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”, để quảng bá cho cách
mạng đường phố và khuếch trương thanh thế. Vậy các thành viên của phong trào này nói gì, và chúng có hợp lý không? Mời bạn cùng chúng
tôi tìm hiểu.
Nhìn lại, có thể thấy phong trào khởi đầu vào đêm 12/11/2019, khi người biểu tình ở Đại học Trung văn phát đi một lời “kêu cứu”, mà fanpage
“Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông” dịch sang tiếng Việt dịch sang tiếng Việt chỉ sau
đó vài giờ như sau:
“Đại học Trung văn Hồng Kông (HKCU) bị Lực lượng cảnh sát Hồng Kông bao vây. Lý do đằng sau điều này là nếu họ có thể tiếp quản HKCU, họ sẽ có quyền truy cập vào Sàn giao dịch Internet Hồng Kông (HKIX),
nằm trong HKCU. HKIX
đóng vai trò là trung tâm cho 99% tin nhắn được gửi và nhận qua Internet ở Hồng Kông. Nếu HKCU sụp đổ, mọi thông điệp của người Hồng Kông sẽ được theo dõi bởi Trung Quốc Cộng sản và Chính phủ Hồng Kông bù nhìn. Với A.I. của Trung Quốc, hàng TRIỆU người Hồng Kông sẽ bị truy lùng, bắt giữ, hãm hiếp, bộ phận nội tạng gan và thận bị thu hoạch, v.v. Chúng ta sẽ biến mất không một dấu vết sau đó một cách có hệ thống.
Người Hồng Kông chúng ta đang ở tiền tuyến của trận chiến giữa Thế giới Tự do và chế độ chuyên chế Cộng sản. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới chỉ ngồi thư giãn, xem và
không làm gì ngoài việc ăn bắp nổ.
Khi bạn thấy thông báo này, xin vui lòng ít nhất là chia sẻ. Đừng để những người trẻ tuổi của chúng tôi chiến đấu một mình. Chúng ta đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng và đã đến lúc Liên Hợp Quốc và thế giới can thiệp ngay lập tức!”.
Đáp lại lời “kêu cứu” này, các nhà
dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Đứng cùng Hong
Kong”, “Cầu nguyện cho Hong
Kong”, tạo ra một sóng truyền thông lớn. Các thông điệp chủ đạo của sóng truyền thông này bao gồm:
Người nghe
|
Thông điệp
|
Phong
trào dân chửi
|
_
Người biểu tình Hong Kong là “tuyến đầu” trong cuộc chiến chống Trung Quốc của
“thế giới tự do”, vì vậy phải “đứng cùng” họ.
_
Dù phong trào biểu tình ở Hong Kong đã chuyển thành bạo động và bị phương Tây
bỏ rơi, nó chưa thất bại, vì nó đã ngăn được Dự luật Dẫn độ và khiến thế giới
biết đến tội ác của Cộng sản Trung Quốc.
_
Phong trào biểu tình ở Hong Kong và chiến tranh thương mại với Mỹ cho thấy
Trung Quốc đang bị bao vây tứ phía, sắp sụp đổ; vì vậy cần lạc quan về triển
vọng của phong trào dân chủ ở Việt Nam.
|
Người
dân Việt Nam
|
*
Về vấn đề chọn phe:
_
Sinh viên biểu tình ở Hong Kong sẽ bị cảnh sát ám sát, hiếp dâm, bỏ tù, đưa
sang Trung Quốc để mổ lấy nội tạng… Vì vậy phải tham gia ký tên, chụp ảnh ủng
hộ Hong Kong… để “giải cứu” họ.
_
Ủng hộ người biểu tình là “mệnh lệnh đạo đức tuyệt đối”; trí thức không được
phép đứng trung lập, vì đứng trung lập là chọn ủng hộ kẻ mạnh, ủng hộ độc
tài.
_
Nếu người Việt Nam không ủng hộ người biểu tình Hong Kong, sau khi chiếm được
Hong Kong, Trung Quốc sẽ chiếm Đài Loan, Việt Nam và chiếm cả thế giới (tương
tự trường hợp Đức – Ba Lan trong Thế chiến II).
*
Về vấn đề bạo động:
_
Bạo động bùng phát là do chính quyền không đáp ứng yêu sách của người biểu
tình, chứ người biểu tình không làm gì sai.
_
Vì tự do phải sẵn sàng hy sinh mọi thứ, kể cả đổ máu, bạo động, phá hoại nền
kinh tế.
_
Người biểu tình Hong Kong là những con người “tự do” “cao quý”; còn những người
Việt Nam phản đối biểu tình, bạo động vì sợ “vỡ nồi cơm” thì chỉ là “bọn lợn”
“bần tiện”.
*
Về vấn đề sinh viên:
_
Sinh viên thuộc thành phần “tinh hoa” của xã hội, và các trường đại học đóng
vai trò quan trọng với vận mệnh quốc gia. Vì vậy, việc sinh viên chiếm các
trường đại học ở Hong Kong để duy trì biểu tình, bạo động cho thấy phong trào
đại diện cho dân chúng, cho chính nghĩa.
_
Việc cảnh sát đàn áp sinh viên cho thấy chế độ chính trị của Trung Quốc và Việt
Nam đang chống lại tri thức.
_
Giới trẻ Việt Nam cần tạo phong trào sinh viên giống Hong Kong.
|
Nhà
nước Việt Nam
|
_
Chính phủ Việt Nam phải đáp ứng yêu sách của người biểu tình, nếu không sẽ xảy
ra bạo động giống Hong Kong.
|
“Thế
giới tự do”
|
_
Anh, Mỹ phải can thiệp vào Hong Kong bằng Luật Nhân quyền và Dân chủ, thậm
chí bằng can thiệp quân sự.
_
Việc Mỹ “bỏ rơi” Hong Kong sẽ khiến “hệ giá trị” của Trung Quốc được chấp nhận
trên phạm vi toàn thế giới.
|
Như vậy, các nhà dân chửi Việt Nam đang đi ngược lại những giá trị mà họ và người biểu tình Hong
Kong nhân danh.
Dù họ nhân danh Tự do, họ coi chống Cộng bằng vũ lực là một “mệnh lệnh đạo đức tuyệt đối” mà mọi người phải tuân theo.
Dù họ nhân danh Nhân quyền, họ coi người bất đồng chính kiến với mình như đông vật:
Dù họ nhân danh Độc lập, họ cầu xin phương Tây can thiệp vào Hong Kong.
Dù họ nhân danh Bất Bạo động và Tình yêu,
họ kêu gọi lập băng đảng để giết người thân của cảnh sát:
Họ đang “Stand With Hong
Kong” hay “Lie With Hong Kong”?
Khi bạn không thể sống trọn vẹn với một giá trị tốt đẹp, đừng kêu gọi người khác chết vì chúng.
Chủ đề số 3:
Những mắt xích quan trọng trong phong trào “Đứng cùng Hong Kong”
Ngày 12/11/2019, khi phong trào biểu tình đòi tự trị, đòi thay đổi chế độ ở Hong Kong tăng mức bạo động, người biểu tình đã chiếm 5 trường đại học ở thành phố này, và viết thư xin quốc tế can thiệp vào Hong
Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”, để quảng bá cho cách
mạng đường phố và khuếch trương thanh thế. Vậy ai đang tham gia phong trào này?
Các hoạt động tuyên truyền trong phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” có 3 nét nổi bật về mặt nhân sự.
Thứ nhất, nhân sự của phong trào chủ yếu share lại bài viết, hình ảnh từ các trang mạng xã hội của người biểu tình Hong Kong; chứ không sàng lọc hoặc tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Vì vậy, dư luận mà họ tạo ra ở Việt Nam có nội dung, tính chất giống hệt dư luận của người biểu tình Hong
Kong vào cùng thời điểm. Chẳng hạn, dư luận ở Việt Nam cũng nổi lên để hưởng ứng lời “kêu cứu” của sinh viên Đại học Trung văn hôm 12/11; và cũng sử dụng các khẩu hiệu, ảnh tuyên truyền, tin giả… giống hệt dư luận
của người biểu tình Hong Kong. Như vậy, các trang mạng ở Việt Nam đã trở thành cánh cổng để đưa không gian
“cách mạng đường phố” ở
Hong Kong vào Việt Nam, thay vì tường thuật diễn biến này từ góc nhìn của người ngoài cuộc.
Thứ hai, lượng người tham
gia tuyên truyền rất lớn, vì ít nhất 3 lý do.
Một: Người biểu tình Hong Kong sử dụng nhiều hình ảnh, trang phục, khẩu hiệu bắt mắt, tạo được hiệu
quả truyền thông.
Hai: Ca ngợi người biểu tình Hong Kong là
cách để hô hào “cách mạng đường phố” ở Việt Nam mà không vi phạm pháp luật, lại dễ được hưởng ứng do người Việt Nam ghét Trung Quốc.
Ba: Có nhiều nhân vật nổi tiếng (ca sĩ, MC, phóng viên…) kêu gọi ủng hộ người biểu tình Hong Kong, khiến quần chúng trung lập quan tâm đến vấn đề này. Họ tạo một hiệu ứng truyền thông tương tự hiệu ứng mà MC Phan Anh tạo ra trong vụ Formosa năm 2016. Các nhân vật nổi tiếng tham gia hướng tuyên truyền này phần nào vì lý do số 2 vừa nêu.
Thứ ba, dù lượng người tham gia tuyên truyền rất đông, vẫn có thể lọc ra một số tiếng nói quan trọng, có vai trò quyết định. Họ là những mắt xích nối dư luận Hong Kong với dư luận Việt Nam, nối giới chống đối với quần chúng trung lập, nối hoạt động trên mạng với hoạt động trên đường phố. Họ bao gồm:
Loại mắt xích
|
Người, trang cụ
thể
|
Nối
dư luận Hong Kong với dư luận Việt Nam
|
Cổng
chính để đưa bài, ảnh từ các trang mạng của người biểu tình Hong Kong vào Việt
Nam bao gồm:
_
Fanpage “Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông”, và group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng
Kông” do nó thành lập. Ann Đỗ là admin công khai của fanpage; trong khi group
có một số admin khác trẻ hơn. Christine Nguyen (Killershark France) là một
người có ảnh hưởng trong group.
_
Fanpage “Ủng hộ phong trào dân chủ
Hong Kong” (mới thành lập)
_
Hệ thống truyền thông của đảng Việt Tân, bao gồm các nhóm như Antichicom, và
các cá nhân như Võ Hồng Ly.
|
Nối
giới chống đối với quần chúng trung lập
|
_
Các nhân vật giải trí: MC Phan Anh, Văn Mai Hương, Thái Thùy Linh, Mỹ Lệ,
Nguyễn Sỹ Luân, Kyo York, Dưa Leo
_
Người trong giới xuất bản hoặc báo chí: Nguyễn Văn Phước (First News, Tiểu Vũ
(Một Thế Giới), Lê Nguyễn Duy Hậu…
_
Người trong ngành giáo dục: Vũ Thế Dũng (cựu Hiệu phó ĐH Bách Khoa TP.HCM),
Trần Trung Hiếu (phóng viên Tạp Chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu, trợ giảng
ĐH Quốc gia TP.HCM)…
_
Trang tôn giáo: All For Jesus (đạo Tin Lành)
|
Nối
hoạt động trên mạng với hoạt động trên đường phố
|
Chủ
yếu được thực hiện bởi nhóm Phạm Đoan Trang, nhóm “đánh BOT” và group “Hội Ủng
Hộ Dân Chủ Hồng Kông”. Cụ thể:
_
NXB Tự Do kêu gọi độc giả viết bài, làm thơ, chụp ảnh… để ca ngợi người biểu
tình và chửi cảnh sát Hong Kong, để tập hợp thành cuốn sách “Hong Kong – Máu
và Tình yêu”.
_
Một số thành viên Green Trees chụp ảnh với áo đen, khẩu trang đen và biểu ngữ
“Stand with Hong Kong” hôm 19/11.
_
Ngô Oanh Phương (nhóm “đánh BOT”) mang ô vàng đến chụp ảnh trước cửa lãnh sự
quán Trung Quốc ở TP.HCM hôm 20/11.
_
Group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông” trở thành tụ điểm sinh hoạt, làm việc
chung của cả giới chống đối lẫn quần chúng trung lập quan tâm đến chủ đề này.
Chẳng hạn, đêm 20, rạng sáng 21/11, thành viên Nguyễn Han của group này lập một
nhóm kín để tổ chức việc chụp ảnh “Stand with Hong Kong”, được rất nhiều người
hưởng ứng.
|
Qua bức tranh toàn cảnh trên, có thể thấy các thành
viên của phong trào “Đứng cùng Hong Kong” muốn làm cách mạng lật đổ, nhưng không sẵn sàng trả giá cho cuộc cách mạng này. Phong trào là một cơ hội để họ chống Cộng mà vẫn được an toàn – nhờ lấp sau danh nghĩa “ủng hộ nhân đạo”, sau đám đông, sau chiếc khẩu trang đen, sau các nick giả trên Facebook… Đáng tiếc, mối nguy hiểm lớn nhất mà họ đang đối mặt không phải là pháp luật, mà là sự hận thù mù quáng
và những tính toán trục lợi của đám đông mà họ tham gia:
Hy vọng khi những biến loạn
trôi qua, Hong Kong sẽ được hàn gắn và Việt Nam vẫn được yên bình, thay vì lặp lại những vụ bạo loạn đáng tiếc, như ở Bình Dương năm 2014 và ở Bình Thuận năm 2018.
Chủ đề số 4:
“Đứng cùng Hong Kong” gây ngộ độc thông tin như thế nào?
Giữa tháng 11/2019, người biểu tình Hong
Kong đã chiếm 5 trường đại học, và viết thư xin quốc tế can thiệp
vào Hong Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong
Kong”, để quảng bá cho cách mạng đường phố và khuếch trương thanh thế. Nếu để
ý, bạn sẽ thấy thông tin trong phong trào này vận hành theo những quy luật riêng, có cả ưu điểm lẫn nhược điểm.
Như đã đề cập, phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” chủ yếu sử dụng tin, ảnh trên các trang mạng xã hội của người biểu tình Hong Kong. Vì vậy, cấu trúc thông tin của phong trào này tổng hợp các đặc điểm của mạng xã hội, của người biểu tình Hong Kong, và của giới chống đối ở Việt
Nam, thành một mô hình như
sau:
Phương diện
|
Cấu trúc
|
Lý do
|
Thời gian
|
_
Dòng thời gian bị băm vụn. Thay vì tường thuật đầy đủ chuỗi sự kiện ở Hong
Kong theo trình tự thời gian, họ bẻ vụn nó thành từng khoảnh khắc xung đột giữa
người biểu tình và chính quyền, mỗi bài viết chỉ xoay quanh 1 khoảnh khắc.
_
Thời gian được cảm nhận theo nhịp điệu khẩn cấp, gấp gáp, không có khoảng lặng
để nghỉ ngơi hoặc suy nghĩ. Một mặt, phong trào chỉ đăng tải những hình ảnh
và thông điệp thể hiện tính khẩn cấp, đòi hỏi phản ứng nhanh (VD: tin nhắn
kêu cứu; cảnh bạo lực, đổ máu, cháy nổ…). Mặt khác, phong trào đăng bài với số
lượng rất lớn, tốc độ dồn dập liên tục, khiến độc giả không có cơ hội dừng lại
để suy nghĩ, hoài nghi, hoặc đọc các thông tin khác.
_
Quá khứ bị xóa. Các bài viết cũ bị trôi, khó truy ngược lại.
_
Tương lai mang tính tiên tri (VD: “dân chủ tất yếu thắng trên toàn cầu”; hoặc
“Trung Quốc chiếm xong Hong Kong, sẽ chiếm Việt Nam và cả thế giới”).
|
_
Đặc điểm của mạng xã hội.
_
Tâm lý đám đông.
_
Nhu cầu sử dụng thông tin giật gân và thông điệp kích động để tăng hiệu quả
tuyên truyền.
_
Tình thế bế tắc, hỗn loạn mà người biểu tình Hong Kong đang gặp phải.
|
Không gian
|
Phân
mảnh về mặt hình khối, đồng nhất về mặt màu sắc.
Cụ
thể:
_
Về mặt hình khối: Dùng nhiều ảnh chụp, clip, status ngắn hơn các phóng sự
dài. Dùng nhiều chuyện kể và cảm nhận cá nhân hơn các bài đưa ra cái nhìn
toàn cảnh. Nhấn mạnh vào cảnh đổ vỡ, cháy nổ, va chạm, thương vong. Tranh cổ
động và “Bức tường Lenon” được tạo hình từ các mảnh giấy, mảnh báo, mảng màu
nhỏ ghép lại với nhau; thay vì bằng các hình khối lớn và đồng nhất như tranh,
tượng tuyên truyền của các đảng Cộng sản. Người biểu tình ưu tiên chiến thuật
“phân tán như nước” hơn các đội hình diễu hành ngay ngắn.
_
Về mặt màu sắc: Trang phục và đồ họa đều mang màu đen và vàng chóe (giống màu
của ong, rắn độc hoặc biển cảnh báo giao thông; tạo cảm giác nguy hiểm, xung
đột một mất một còn)
|
_
Đặc điểm của mạng xã hội, smartphone và crowdfunding
_
Các lý thuyết về dân chủ, xã hội dân sự, cách mạng không lãnh đạo thời
Internet
_
Đen là màu được chọn cho cuộc biểu tình kỷ niệm 30 năm sự kiện Thiên An Môn
(04/06/2019), nhằm thể hiện sự “đau buồn” hoặc “phẫn nộ” của người biểu tình.
|
Con người
|
*
Về cách chia phe:
_
Chia phe và đoàn kết nội bộ dựa trên kẻ thù chung. Người biểu tình Hong Kong,
giới chống đối Việt Nam và các nước phương Tây được xếp vào cùng phe “thế giới
tự do”; vì họ có kẻ thù chung là Cộng sản (dư âm từ Chiến tranh Việt Nam) và
Trung Quốc (ảnh hưởng từ lịch sử Việt Nam và sự kiện Tư Chính). Họ bám chặt lấy
cách chia phe này, dù trong thực tế phương Tây đang từ chối “Đứng cùng Hong
Kong”.
_
Phán xét con người dựa trên việc họ chọn phe nào, thay vì dựa trên pháp luật
hoặc hệ giá trị dân chủ. (VD: Người biểu tình là “tốt”, là “nạn nhân”, là
“giàu tình yêu” và “can đảm”; dù họ bạo động gây chết người, tung tin giả và
đầu hàng. Cảnh sát là “xấu, là “ma quỷ”; dù họ tuân thủ pháp luật và hành xử
chuyên nghiệp trong hầu hết các trường hợp. Người đứng trung lập là “hèn
nhát”, “vô cảm”, là “động vật chỉ biết đến nồi cơm”; dù nhiều khi quan điểm của
họ không trái với các nguyên tắc duy lý, dân chủ và bất bạo động.)
_
Kỳ vọng rằng hai phe sẽ đối đầu một mất một còn. (VD: dùng phổ biến các cụm từ
“máu”, “chiến sĩ dân chủ”, “thà chết không đầu hàng”… Xóa, chặn các bình luận
của người khác chính kiến, dù chúng không vi phạm nội quy của fanpage hoặc
group.)
*
Về cách phối hợp hành động:
_
Bắt đầu dùng mạng xã hội để bắt chước chiến thuật “nước” của người biểu tình
Hong Kong, trên 4 điểm: (1) không có lãnh đạo tập trung; (2) hành động đơn giản,
dễ bắt chước; (3) tập hợp nhanh rồi giải tán, (4) giấu danh tính.
*
Về cách lan tỏa:
_
Nhấn mạnh các yếu tố “trẻ” (VD: “sinh viên”, ảnh đôi lứa hôn hít); “bình dân”
và đông (VD: “người bình thường”, “ai cũng có thể”; tuyên truyền bằng gương mặt
giải trí đại chúng); “thương xót” (VD: ảnh chụp máu me, lời kêu cứu).
|
*
Về cách chia phe:
_
Di sản lịch sử của Việt Nam.
_
Cả người biểu tình Hong Kong lẫn giới chống đối Việt Nam đều đang ở thế bế tắc,
cần phương Tây can thiệp.
_
“Đứng cùng Hong Kong” là một cách để giới chống đối Việt Nam thổi phồng lực
lượng, triển vọng và tính chính đáng của mình.
*
Về cách phối hợp hành động và lan tỏa:
_
Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của các cuộc cách mạng đường phố, bao gồm
Hong Kong
_
Đặc điểm của mạng xã hội, smartphone và crowdfunding
|
Như vậy, phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong
Kong” có điểm mạnh là đông, phi tập trung, khó ngăn chặn về mặt tổ chức và pháp luật. Tuy nhiên, họ có điểm yếu là tự mâu thuẫn với chính mình –
cả về những lý tưởng mà họ nhân danh lẫn những gì họ từng viết trong quá khứ.
Chẳng hạn, trong khi mục đích ban đầu của đợt biểu tình là đòi giữ nguyên mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”; hiện cả một bộ phận không nhỏ người biểu tình ở Hong Kong lẫn những fan của họ ở Việt Nam đã dồn hết sự chú ý sang vấn đề đòi ly khai
khỏi Trung Quốc, đòi lệ thuộc vào phương Tây, đòi lật đổ chính quyền Đại lục, cùng những đòn trả đũa bằng bạo lực qua lại giữa phe biểu tình và phe thân chế độ. Cách làm này bẫy hai bên vào xung
đột một mất một còn, và đợt biểu tình càng kéo dài thì mục đích ban đầu càng khó có thể đạt được.
Do đó, thay vì phân tán nguồn lực để ngăn chặn mọi hoạt động tuyên truyền trong phong trào, các cơ quan hữu trách nên tập trung làm 2 việc. Một, là cắt các mắt xích quan trọng nhất. Hai, là hướng xã hội theo một cấu trúc thông tin có khả năng cải biến hoặc ngăn chặn
cấu trúc của phong trào (VD: hướng dẫn báo chí đưa tin đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ; sửa Wikipedia; bổ sung luật về các hoạt động gây quỹ có mục đích đe dọa an ninh quốc gia…).
Về mặt cá nhân, “Đứng cùng Hong Kong” có thể gây ngộ độc thông tin. Nó băm vụn tư duy của bạn thành những status trên mạng xã hội; ám ảnh bạn bằng những “tin shock” cùng những lời tiên tri; và thu hẹp hiểu biết của bạn trong định kiến của phe phái. Bạn tưởng đợt biểu tình ở Hong Kong là một sự kiện lịch sử vĩ đại của thế kỷ 21, trong khi nửa tá cuộc các mạng đường phố tương tự đã thất bại trong thập kỷ vừa qua, và những chuyện như vậy xảy ra như
cơm bữa trong thế kỷ 20. Hong Kong chẳng có gì đáng sợ hay đáng mừng, đã đến lúc bạn tắt máy tính và
đi ngủ.
Chủ đề số 5:
Áo No-U: vì biển đảo hay vì cách mạng đường phố?
Sau khi được truyền cảm hứng
bởi biến cố “Mùa Xuân Arab” năm 2011, giới chống đối đã phát động nhiều đợt biểu tình, bạo động lớn, với mục đích làm cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Lựa theo đặc điểm
tâm lý của người Việt Nam; đa số các đợt biểu tình này mượn danh nghĩa “chống Trung Quốc”, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam trước Trung Quốc. Ngay từ mùa hè năm 2011, người biểu tình đã chọn mẫu áo phông
No-U (Nói Không với đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông), do ông Nguyễn Quang A thiết kế, làm biểu tượng chính cho các hoạt động của mình. Tháng 08/2011, người biểu tình cũng tập hợp thành nhóm No-U; nhưng No-U sớm chuyển thành một nhóm chuyên kích động biểu tình và
tuyên truyền chống chế độ,
thay vì tập trung vào mục đích ban đầu là “chống Trung Quốc”.
Năm 2019, vấn đề “chống
Trung Quốc” nóng trở lại với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cách mạng đường phố ở Hong Kong (bắt đầu từ tháng 6), và
việc Trung Quốc cho tàu khảo sát xâm phạm vùng biển của Việt Nam (bắt đầu từ
tháng 7). Nhân đó, trong thời gian qua, giới chống đối đã đẩy mạnh quảng bá biểu tượng No-U với 2 hoạt động
nổi bật – là việc Ngô Thứ in, phát miễn phí áo No-U, và việc CLB Lê Hiếu Đằng viết thư ngỏ về mẫu áo.
Trong hoạt động thứ nhất, cựu giáo viên Ngô Thứ đã quyên tiền qua Facebook, để in và phát miễn phí một lượng lớn áo No-U mẫu mới, có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” cỡ lớn bằng tiếng Anh. Trong số những người công khai ủng hộ tiền, có cả một số gương mặt chống Cộng cực đoan, cờ vàng ở hải ngoại.
Qua tìm hiểu, được biết bà Ngô Thứ đã in và phát miễn phí áo No-U từ năm 2018, khi đợt biểu tình, bạo động để phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế vừa nổ ra. Sang năm 2019, bà phát nhiều áo hơn, và chỉ phát áo màu
đen, thay vì cả màu trắng như năm 2018. Việc chọn màu đen có thể liên quan đến một góc nhìn của giới chống đối, theo đó cả họ lẫn người biểu tình mặc đồ đen ở Hong Kong đều đứng
ở “tuyến đầu” trong cuộc chiến chống Cộng, chống Trung Quốc của “thế giới tự
do”. Chẳng hạn, trong những người đăng ký nhận áo, Huy Lai viết rằng “Hongkong có Dù Vàng, Việt Nam có Áo No U”, Hieu Mai kêu gọi “toàn dân mặc áo này tràn
hết ra đường”, và cả 2 comment này đều được Ngô Thứ ủng hộ:
Ngày 15/10/2019, công an Biên Hòa thu giữ một số áo No-U trữ trong nhà Khai Nguyen, với lý do việc in áo “có sự hậu thuẫn của Việt Tân”. Lý do này phần nào có căn cứ, vì vào năm 2018, nhiều đảng viên Việt Tân ở hải ngoại đã công khai quyên tiền để tài trợ cho việc in áo No-U, nhằm phục vụ các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế ở trong nước:
Từ nửa sau tháng 10/2019, việc hệ thống kiểm duyệt Việt Nam để lọt nhiều sản phẩm chứa hình ảnh đường chữ U của Trung Quốc, bắt đầu bằng phim “Abominable”, đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam. Đầu tháng 11, nhân việc diễn viên Thành Long dự định thăm Việt Nam, dư luận tiếp tục phát động một chiến dịch tẩy chay các nhân vật giải trí từng ủng hộ đường chữ U của Trung Quốc. Tận dụng các sóng truyền thông vừa kể, ngày
14/11/2019, CLB Lê Hiếu Đằng soạn “Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước”, trong đó họ kêu gọi thanh niên cả nước mặc áo No-U, kêu gọi Nhà nước khuyến khích mặc áo No-U, phản đối công an thu giữ áo No-U. Ngày
15/11, ông Lê Thân (chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng) nói với RFA rằng “nếu chính quyền đàn áp người dân mặc áo No-U thì (chính quyền) không còn là chính nghĩa”, không “còn gì để sống trên đất nước này được”.
Các nhóm trí thức hưu trí (như CLB Lê Hiếu Đằng) và các nhóm
biểu tình mặc áo No-U (như Ngô Thứ) là hai thành
phần thường cùng phát động những đợt biểu tình “chống Trung Quốc” ở Việt Nam.
Vì vậy, thư ngỏ của CLB Lê Hiếu Đằng có thể là dấu hiệu cho thấy trong thời gian tới, hai lực lượng này sẽ phối hợp với nhau để phục hồi phong trào biểu tình, nhân việc xung đột ở cả Hong Kong lẫn Biển Đông sẽ còn kéo dài, vấn đề Đặc khu Kinh tế đang được đặt lại, và Đại hội Đảng XIII đang trong
giai đoạn chuẩn bị.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy có một cách rất đơn giản để xử lý áo No-U. Các hội cờ đỏ ở miền Trung nên thiết kế một mẫu áo mới để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam,
trên đó in cờ đỏ sao vàng, rồi quảng bá nó. Sau
đó, các địa phương có thể chính thức cấm áo No-U, với lý do đảng Việt Tân từng tài trợ tiền để in áo này.
Cuối cùng, hội cờ đỏ tặng CLB Lê Hiếu Đằng một mẫu áo mới xem họ có mặc không. Nếu mặc, họ sẽ bị tẩy chay bởi các nhà dân chửi cờ vàng. Nếu không mặc, rõ là họ không có tinh thần bảo vệ biển đảo.
Chủ đề số 6:
Giới chống Cộng cực đoan
đang đại diện cho ai khi ngăn cản EVFTA?
Trong quý 3 năm 2019, Nghị viện Châu Âu đã có một số hoạt động để chuẩn bị cho việc xem xét phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA).
Cụ thể, ngày 26/09/2019, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viên Châu Âu
nhiệm kỳ 9 đã mời 3 NGO đến điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, liên quan đến việc Nghị viện xét thông qua EVFTA
và IPA. Ba tổ chức được mời là Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH (mà Võ Văn Ái là thành viên), VOICE và
VETO!. Cả 3 tổ chức này đều từng vận động EU hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA cho tới khi Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền. Cụ thể, đơn khiếu nại của
FIDH từng khiến Ủy ban Châu Âu bị Thanh tra Liên Âu khiển trách về việc không thực hiện "Đánh giá Tác động Nhân quyền" trước khi ký EVFTA; còn VETO! từng vận động Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu vào tháng 10/2018, khiến họ không thông qua EVFTA và IPA trong nhiệm kỳ 8.
Tiếp đó, trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài từ ngày 29 tới 31/10/2019, các dân biểu thuộc phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu đã gặp 3 đại diện NGO tại Việt
Nam (trong đó có ông Nguyễn Quang A). Trong cuộc gặp này, cả 3 đại diện đều nói rằng Việt Nam chưa cải thiện
tình hình nhân quyền, nhưng không lấy việc cải thiện này làm điều kiện tiên quyết để thông qua 2
hiệp định.
Do đó, sau buổi tường trình, những dân biểu ủng hộ EVFTA và IPA đã lập luận rằng mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, kể cả giới hoạt
động, đều muốn 2 hiệp định được nhanh chóng thông
qua.
Đáp lại, những dân biểu chống EVFTA và IPA chỉ còn cách lập luận rằng Nghị viện nên hoãn thông qua 2
hiệp định này một thời gian, để các dân biểu mới có thêm thời gian tìm hiểu, và để Việt Nam chứng minh những
cam kết mình đã hứa hẹn bằng kết quả thật, mà EU kiểm soát được.
Nhân đó, giữa tháng 11/2019, Hội Nhà báo Độc lập của Phạm Chí Dũng đã bắt đầu vận động Nghị viện Châu Âu không thông
qua EVFTA cho đến khi Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền. Họ cũng kêu gọi các nhóm chống đối khác tham gia
đợt vận động này, thay vì hành động một cách đơn lẻ
Cụ thể, ngày 14/11, Phạm Chí Dũng viết “thư kiến nghị”, xin Quốc hội Châu Âu “hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA” vì 3 lý do.
Thứ nhất, vì “năm nào EU cũng phải nhập siêu từ Việt Nam khoảng 20 - 25 tỷ USD”, thực ra “EU phải chịu thiệt thòi đáng kể trong giao thương với Việt Nam”, thay vì hưởng lợi. Từ đó, Dũng viết rằng EVFTA và IPA không làm gia
tăng lợi ích cho EU, mà chỉ làm lợi cho “một nhóm nhỏ trong các doanh nghiệp của EU làm ăn với Việt Nam”.
Thứ hai, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi thay vì cải thiện.
Thứ ba, nếu EVFTA và IPA có hiệu lực trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ lặp lại “kịch bản vào trước bắt sau”, truy tố một loạt các gương mặt chống đối, khiến giới chống
đối thiệt hại nặng.
Đặc biệt, để gây áp lực chính trị, Dũng hướng mũi công kích
vào ông Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam), bằng cách nói rằng ông này “quá gần gũi với giới quan chức trong chính quyền Việt Nam, thường nói tốt cho chính quyền này trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền”.
Nối tiếp Phạm Chí Dũng, ngày 19/11, Thục Quyên (VNTB) cũng kêu gọi giới chống đối trong và ngoài nước tập trung công kích 2 nhân vật “thân Việt Nam” là Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam) và Chang-Hee
Lee (giám đốc ILO tại Hà Nội); tập trung đòi Việt Nam thông qua Công ước số 87 của ILO; bám sát các điều khoản của 2 hiệp định khi
vận động.
Ngoài ra, Thục Quyên cũng kêu gọi giới hoạt động bám sát 3 mốc thời gian – là Ủy ban Thương mại INTA mời đại diện của ILO và EUROCHAM
đến tường trình (02/12/2019); ngày Ủy ban INTA bỏ phiếu về bản ý kiến chung của Ủy ban quanh vấn
đề phê chuẩn EVFTA và IPA
(21/01/2020); ngày toàn thể Nghị viện biểu quyết về việc phê chuẩn 2 hiệp định (02/2020).
Dù Phạm Chí Dũng đã bị bắt vào ngày
21/11, các nhóm chống đối trong và ngoài nước có thể vẫn tiến hành các hoạt động vừa nêu. Chẳng hạn, bài viết của Thục Quyên đã được bà Ca Dao (lãnh đạo Lao Động Việt) đăng lại trên
Facebook.
Sau khi xem xét các diễn biến trên, chúng tôi nghĩ ông Phạm Chí Dũng nên xem lại bằng Tiến sĩ Kinh tế của mình. Nếu nói việc EU phải nhập siêu từ Việt Nam cho thấy thương mại
với Việt Nam không đem lại lợi ích cho EU,
và EU nên bỏ EVFTA; ta cũng có thể nói rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới cho thấy thị trường toàn cầu không có lợi cho Mỹ, và Mỹ nên đóng cửa với thế giới. Thêm nữa, EVFTA có lợi cho người tiêu dùng và môi trường kinh doanh ở châu Âu và Việt Nam, chứ không chỉ làm lợi cho một nhóm nhỏ doanh nghiệp ở hai bên. Thương mại không vận hành theo quy luật thắng thua, không nên để tư duy của các phong trào tẩy chay Trung Quốc lấn át kiến thức kinh tế học.
Chuỗi diễn biến trên cũng cho thấy các tổ chức chống Cộng cực đoan không đại diện cho đa số doanh nghiệp và người tiêu dùng – đối tượng hưởng lợi và đang ủng hộ EVFTA. Họ cũng không có chung lợi ích với các NGO hợp pháp và cánh hoạt động ôn hòa hơn – những người đang đợi EVFTA nới rộng khuôn khổ hoạt động. Thay vào đó, họ đại diện cho các nhóm cờ vàng ở trong và ngoài nước – những người đã dành khá nhiều thời gian để ngăn kinh tế Việt Nam phát triển, với niềm tin rằng khủng
hoảng kinh tế sẽ gây biểu tình, bạo động, giúp lật đổ Nhà nước Việt Nam. Lá phiếu của nhóm cử tri cờ vàng là thứ duy nhất giúp họ gây áp lực lên Nghị viện EU trong 3 tháng vận động sắp tới.
Chủ đề số 7:
Vụ Sông Đuống:
lộ việc Bùi Thanh Hiếu, Bạch Hoàn và Báo Sạch viết thuê cho “nhóm
lợi ích”?
Trong tháng 10/2019, vụ đổ trộm dầu thải vào nguồn nước của Nhà máy Sông Đà, khiến nước sinh hoạt của 18% dân số Hà Nội bị nhiễm bẩn, đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam. Nhân đó, từ ngày 19 đến ngày 21/10, Mai Phan Lợi và Trần Song Hào đã tung tin đồn rằng Nhà máy Nước Sông Đuống thuê người đổ dầu vào nguồn nước của Nhà máy Sông
Đà, để cạnh tranh không lành mạnh. Ngày 29/10, Bùi Thanh Hiếu, Bạch Hoàn và nhóm Báo Sạch đồng loạt tham gia hướng tuyên truyền này, khi tung tin rằng Nhà máy Sông Đuống đã dàn dựng vụ đổ dầu thải để hạ uy
tín Nhà máy Sông Đà, đồng thời tạo cớ cho UBND thành phố Hà Nội tăng giá nước sinh hoạt, để mua nước của mình với mức giá cao. Hướng tuyên truyền này nóng lên trong tuần đầu của tháng 11, khi báo chí chính thống đưa tin rằng 34% cổ phần
của Công ty Sông Đuống thuộc sở hữu của một tỷ phú Thái Lan, đồng thời tài liệu chào bán cổ phần của công ty này xuất hiện trên Internet.
Trong 2 tuần giữa tháng 11, chính quyền thành phố Hà Nội đã trả lời dư luận về vấn đề này. Cụ thể, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 12/11, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà giải thích rằng nguyên tắc tính giá nước của các đơn vị đều giống nhau theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau. Chẳng hạn, Nhà máy Nước mặt Sông Đà đi
vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của Sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng; quy mô đầu tư của hai dự án khác nhau khiến giá phải khác.
Tiếp đó, tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 15/11, Chủ tịch
thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời chất vấn rằng “Thành phố chưa mất một đồng nào để bù giá và chắc chắn không bao giờ bù giá” cho
Nhà máy Sông Đuống. Về chênh lệch giá nước giữa Nhà máy Sông Đuống và Nhà máy Sông Đà, ông Chu cho rằng “Nhà máy nước Sông Đà đã sản xuất nước nhiều năm, hoàn vốn nhiều nên chắc chắn giá sẽ thấp hơn” so với Nhà máy Sông Đuống.
Ngay sau đó, báo chí chính thống đã đăng nhiều bài phản bác quan điểm của chính quyền thành phố Hà Nội. Chẳng hạn, Nguyễn Khánh (báo Dân Trí)
chỉ ra rằng vì 80% tổng mức đầu tư của Nhà máy Sông Đuống là tiền đi vay, không thể choSông Đuống hưởng giá bán nước cao hơn để bù tiền đầu tư, cũng không thể tính số tiền trả lãi ngân
hàng vào giá bán nước. Trả lời phỏng vấn Dân Trí, PGS.TS. Ngô
Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng lẽ ra tiền đầu tư càng cao, công nghệ càng hiện đại, thì hiệu suất phải càng lớn, khiến giá thành càng rẻ. “Việc chọn nhà đầu tư để xây dựng nhà máy nước cần qua đấu thầu công khai để tìm được suất đầu tư phù hợp, hiệu quả”; và “cần thanh tra rõ quy trình phê duyệt, thẩm định, làm rõ có đấu thầu hay chỉ định thầu”
trong việc chọn nhà đầu tư cho Nhà máy Sông Đuống.
Trước những diễn biến trên, nhóm Bùi Thanh Hiếu, Bạch Hoàn và Báo Sạch (tạm gọi là 3B) đã
thay đổi nội dung tuyên truyền, theo 3 hướng.
Thứ nhất, họ ngừng tung tin
đồn rằng Nhà máy Sông Đuống đã thuê người đổ dầu thải vào nguồn nước của Nhà máy Sông Đà, dù tin đồn này là thông điệp chủ đạo của họ hồi đầu tháng 11.
Thứ hai, họ lặp lại các thông điệp trên báo chí chính thống, để quy kết rằng UBND thành phố Hà Nội đã thiên vị, “bao che” cho Nhà máy Sông
Đuống.
Thứ ba, họ chuyển sang bới móc những tình tiết vụn vặt, để ngăn cản hoạt động kinh doanh của
Nhà máy Sông Đuống, hoặc khiến dư luận có ác cảm với Nhà máy Sông Đuống và UBND
thành phố Hà Nội. Những tình tiết này bao gồm:
Tình tiết
|
Cáo buộc của
nhóm 3B
|
Sơ hở của cáo
buộc
|
Đáp
lại tin đồn, bà Đỗ Liên viết trên Facebook rằng “Chó cứ sủa, còn đoàn người cứ
đi”.
|
“Chị
Liên coi khách hàng là chó”.
|
_
Bà Đỗ Liên đáp trả một chiến dịch truyền thông công kích Nhà máy Sông Đuống,
chứ không đáp trả các khiếu nại của khách hàng.
_
Nếu tin đồn “Sông Đuống thuê người đổ dầu thải xuống Sông Đà” là sai sự thật,
thì cách đáp trả trên có phần chấp nhận được.
|
“Chị
Liên làm một sân tập golf trong nhà máy nước. Và cái bể lắng dẫn nước vào ống
nước, là chỗ để các golfer quất thẳng banh vào đó”.
|
“Thiếu
tôn trọng khách hàng”.
|
_
Quả bóng golf trong bể lọc không ảnh hưởng đến chất lượng nước.
|
“Dân
mạng lại đang ồn ào, công nghệ Đức trong nhà máy nước Sông Đuống thực chất là
công nghệ từ công ty của chồng chị Shark Liên mà thôi”.
|
_
“Chồng mở công ty tại Đức, công ty vợ ký kết hợp tác với công ty chồng, thế
là nhà máy nước sông Đuống có công nghệ Đức và được lãnh đạo Hà Nội ký cho
giá nước gấp đôi doanh nghiệp cùng thị trường và toan tính lấy ngân sách ra
bù giá?”
_
“Không loại trừ quan hệ kinh doanh của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống do
bà Liên làm Chủ tịch và Tập đoàn Aone Deutschland AG (Đức) do ông Lê Toàn làm
Chủ tịch là giao dịch liên kết. Theo
các quy định hiện nay, khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì lãi vay
không được vượt quá 20% EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao)”.
|
_
Chưa có bằng chứng về việc thành phố Hà Nội “toan tính lấy ngân sách ra bù
giá”.
|
Có
3 người Thái Lan trong Hội đồng Quản trị Nhà máy Sông Đuống.
|
Nhà
đầu tư nước ngoài có thể “thâu tóm” nhà máy nước, để đe dọa an ninh nguồn nước
của Việt Nam.
|
_
Nhà đầu tư Thái Lan chưa nắm đủ cổ phần để “thâu tóm” Nhà máy Sông Đuống.
_
Chưa có bằng chứng cho thấy người Thái Lan đầu tư vào Nhà máy Sông Đuống nhằm
mục đích “đe dọa an ninh nguồn nước của Việt Nam”
_
Không thiếu dự án điện, nước của Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài, và việc
này không vi phạm pháp luật.
|
Trương
Huy San viết bài bênh Nhà máy Sông Đuống.
|
Bùi
Thanh Hiếu tung tin: “nhà Đỗ Liên thuê Osin Huy Đức làm truyền thông, dựng
hình ảnh Chung Con lên và dìm uy tín Hoàng Trung Hải xuống”.
|
_
Không có bằng chứng.
|
Trong dư luận phi chính thống, cũng có người phản bác một phần chiến dịch truyền thông của nhóm 3B. Chẳng hạn, Nguyen Tieu Quoc Dat viết bài có đoạn:
“…Nhà máy nước sạch sông Đà, quản lý nguồn nước yếu kém gây thiệt hại, ảnh hưởng cho hàng trăm nghìn hộ dân, đang ở vai trò kẻ chịu trách nhiệm, tuy nhiên chỉ cần vài tin đồn thuyết âm mưu bỏn đổ thải từ đối thủ cạnh tranh sông Đuống, thế là thành kẻ bị hại, đáng thương
vkl. Chỉ cần một cái suy diễn chưa có căn cứ bằng chứng mẹ gì, thế là một thằng thoát chửi, và đám đông
quay sang chửi một người khác.
… Từ ngày cty cơ khí cao su Thanh Hà để thất thoát chất thải từ chính người nhà, chiếc xe tải chờ thêm dầu thải FO đến một cty sản xuất cao su khác ở Hưng Yên rồi đổ đi, hai bọn này là đầu mưu, chả hiểu sao cứ thấy
chìm xuồng. Trung bình rải rác 3 tháng,
đã có vài ba vụ đổ thải trộm lên báo. Vụ kinh nhất là đổ ở Thái Bình, chưa tìm ra bọn nào, người dân lội qua bị bỏng. Mới đây trong Nam cũng có vụ đổ dầu thải. Nghĩa là số vụ đổ thải ở trên toàn quốc nhiều hơn chưa bị phanh phui.
…Search từ khoá "giá bán nước sạch tối đa" không ra được 1 dòng giải thích ra hồn. Giả dụ, nếu giá bán nước sạch tối đa của Sông Đuống là 10.246 đồng/m3 chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng mà so với giá nước sạch tối thiểu (10m3 đầu
tiên) giá 5.973đ/m3, thì đó là một sự so sánh có tính kích động quần chúng. Giá nước sạch tối đa của Hawacom cho hộ gia đình sử dụng trên từ 30 khối trở lên là 15.929đ/m3
và cho đối tượng kinh doanh
dịch vụ là 22.068đ/m3 (giá năm 2018). Hoặc, trừ khi có một cách hiểu giá nước sạch tối đa khác, bạn nào trong ngành, làm ơn chỉ hộ. Theo tôi hiểu, cách tính giá nước sạch tối đa này chỉ là tạm tính để có đủ căn cứ vay ngân hàng…”.
Tóm lại, trọng tâm của cuộc thảo luận về Nhà máy Sông Đuống đã được chuyển từ mạng xã hội lên báo chí chính thống, và có thể sẽ xoay quanh vấn đề thanh tra. Trong vụ việc này, lợi ích chung của cộng đồng có thể sẽ gắn với vấn đề tăng giá nước và vấn đề đấu thầu công khai, minh bạch.
Nhóm 3B vẫn theo đuổi vụ việc, nhưng hoạt động tuyên truyền của họ có 2 điểm yếu.
Thứ nhất, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm về việc tung tin đồn “Nhà máy Sông Đuống đổ dầu thải xuống nguồn nước của Nhà máy Sông
Đà”.
Thứ hai, do quá tập trung vào việc soi mói, đánh
phá Nhà máy Sông Đuống, đôi lúc họ không còn bám
sát lợi ích chung của cộng đồng, và để lộ rõ ác ý cá nhân.
Qua vụ việc này, có thể thấy Bùi Thanh Hiếu, Bạch Hoàn và Báo Sạch là những tay viết thuê cho “nhóm
lợi ích”, chứ không phải là nhà báo độc lập, khách quan như họ tự nhận.
Chủ đề số 8:
Toàn cảnh phiên xử luật sư Trần Vũ Hải về tội trốn thuế
Trong 3 ngày 13, 14 và 15/11/2019, Tòa án Nhân dân thành phố Nha Trang đã xử sơ thẩm luật sư Trần Vũ Hải,
về cáo buộc phạm tội trốn thuế trong một vụ giao dịch mua
bán đất ở địa phương này. Kết quả, tòa tuyên vợ chồng ông Hải chịu 12 tháng cải tạo không giam giữ và nộp mỗi người 20 triệu VNĐ tiền phạt.
Vì Trần Vũ Hải đóng vai trò quan trọng trong các nhóm luật sư chuyên bào chữa cho giới chống đối và “dân oan”, từ khi ông Hải bị truy tố đến nay, giới chống đối và giới luật sư bất mãn đã liên tục làm truyền thông công
kích phiên tòa. Phiên tòa cũng diễn ra với một loạt các tình tiết căng thẳng, xuất phát từ tác động của cả giới luật sư lẫn hệ thống chính trị.
Cụ thể, hơn 60 luật sư đăng
ký bào chữa cho ông Hải, trong đó có 42 luật sư được chấp nhận, khiến
dư luận cho rằng phiên tòa “đạt kỷ lục” về số lượng luật
sư. Trong 3 ngày diễn ra phiên tòa,
công an chặn các con đường gần tòa, phá sóng trong tòa, buộc người ra vào tòa phải trải qua 3 vòng kiểm tra an ninh, đồng thời
ngăn các luật sư mang điện thoại di động và laptop. Do số luật sư bào chữa quá đông, dẫn đến thiếu chỗ ngồi, họ không được cung cấp bàn làm việc. Ngoài ra, chỉ những phóng viên có tên trong danh sách mới được phép vào dự tòa để đưa tin.
Lúc đầu, do nghĩ rằng phiên xử chỉ kéo dài từ ngày 13 đến 14/11, nhiều luật sư đã đặt vé máy bay khứ hồi từ trước. Tuy nhiên, khi nghe tòa thông báo rằng phiên xử dự tính kéo dài
5 ngày (do số luật sư quá đông), vợ chồng Trần Vũ Hải xin cấp thủ tục bào chữa thêm cho 5 luật sư, nhưng không được tòa chấp nhận. Khi luật sư Nguyễn Duy Bình đề nghị được nói về vấn đề này trong ngày xét xử thứ hai (hôm 14/11),
nhưng không được tòa chấp nhận, ông Bình
chuyển sang “nói” bằng cách hỏi đi hỏi lại vợ chồng Trần Vũ Hải, là thân chủ của mình. Khi chủ tọa đề nghị ông Bình rời khỏi phiên tòa do cố tình vi phạm, ông Bình tiếp tục nán lại nói, dẫn đến việc chủ tọa cử một nhóm cảnh sát tư pháp đến “kẹp cổ, xốc nách” ông để đưa ra khỏi phiên xử.
Trong và sau phiên tòa, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã tận dụng những tình tiết căng thẳng vừa kể để bào chữa và ca ngợi Trần Vũ Hải, phê phán hệ thống tư pháp của Việt Nam, công kích chế độ chính trị của Việt Nam. Gia đình Trần Vũ Hải và nhóm luật sư bào chữa dẫn đầu hướng tuyên truyền này bằng các thông
cáo báo chí của Trần Vũ Hải, biên bản phiên tòa ghi bởi luật sư Ngô Anh Tuấn, và bài viết của các luật sư còn lại. Những nhóm chống đối từng cộng tác với Trần Vũ Hải, như Diễn đàn Xã hội Dân sự hoặc “dân oan” Đồng Tâm, chủ yếu nhắc lại thông tin và lập luận của các luật sư. Trong khi đó, Lê Công
Định và Tuấn Khanh tận dụng phiên tòa để kêu gọi thành lập tổ chức của giới luật sư và tung tin đồn nội chính.
Các thông điệp tuyên truyền chính của những nhóm người vừa kể được thể hiện trong bảng sau:
Chủ đề
|
Nội dung tuyên
truyền
|
Chứng
minh Trần Vũ Hải vô tội
|
_
Khoản 11, Điều 2, Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định: “a) Trường hợp trên hợp đồng
chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp
hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định
của pháp luật về đất đai.” Như vậy, “căn cứ theo mức giá 2,14 tỷ đồng mà cơ
quan thuế đã áp, và đã thu số tiền thuế hơn 42 triệu đồng”, có thể thấy “nhà
nước đã thu đủ, không có việc thất thu thuế”.
_
Trần Vũ Hải “không thể là đối tượng bị xử lý hay quy tội trốn thuế trong vụ
này vì là bên mua”, “không phải là người có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập
cá nhân từ việc chuyển nhượng bất động sản do đó theo các quy định của Luật
Quản lý Thuế”.
_
Hơn 1 năm trước, công chứng viên Phạm Anh Tuấn đã gọi điện cho Trần Vũ Hải
báo rằng: “Vụ việc nhận chuyển nhượng nhà của anh đang bị công an xác minh và
cho rằng có vấn đề về thuế!”. “Họ có thể triệu tập em nhưng không thể nào xử
lý được em! Hầu hết người dân Nha Trang đều làm như vậy, trong đó có rất nhiều
các quan chức lãnh đạo chính quyền và cơ quan pháp luật ở tỉnh Khánh Hoà hoặc
thân nhân của họ cũng làm như vậy. Những tài liệu hồ sơ liên quan đến những
quan chức này hoặc người thân của họ em đều nắm giữ. Nếu họ động đến em, em sẽ
tung hê, nên khôn ra, họ sẽ phải “biết điều” với em."
|
Ca
ngợi Trần Vũ Hải
|
_
Trong lời phát biểu trước tòa hôm 15/11, Trần Vũ Hải viết rằng mình bị vu oan
“vì đam mê công lý, dấn thân”, “từng giải oan cho hơn 60 người dân vô tội”…
|
Công
kích hệ thống tư pháp và tình trạng tự do ngôn luận của Việt Nam
|
_
Việc công an chặn các con đường gần tòa, phá sóng trong tòa, buộc người ra
vào tòa phải trải qua 3 vòng kiểm tra an ninh
_
Việc các luật sư không được mang điện thoại di động và laptop, không được có
bàn làm việc; trong khi phía công tố và hội đồng xét xử được cung cấp đầy đủ
các phương tiện đó
_
Việc chỉ phóng viên có tên trong danh sách mới được phép vào dự tòa để đưa
tin
_
Việc luật sư Nguyễn Duy Bình bị “kẹp cổ, xốc nách” để đưa ra khỏi phiên xử
_
Việc sau khi tuyên án các bị cáo, tòa “cắt điện”, “tắt đèn”, khiến các luật
sư không đọc được biên bản phiên tòa, để bắt bẻ rằng đây là “án chỉ đạo”
_
Cho rằng tòa cố tình “câu giờ”, khiến phiên xử kéo dài hơn mức các luật sư dự
tính.
|
Đặt
giả thuyết về lý do Trần Vũ Hải bị truy tố
|
_
Truy tố ông Hải là để triệt hạ ông, ngăn ông tiếp tục “bảo vệ công lý”, bảo vệ
“dân oan” và “tù nhân lương tâm”.
_
Lê Công Định: Truy tố ông Hải là để ngăn ông ứng cử vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật
sư Hà Nội; bởi ông Hải có thể đắc cử, do “có uy tín trong giới”.
_
Lê Công Định: Truy tố ông Hải là để ngăn ông bào chữa cho Trương Duy Nhất (vốn
là thân chủ của Hải 4 năm trước); do Nhất “có thể cung cấp những hồ sơ mật
liên quan đến các quan chức cao cấp”, và “sự có mặt của Hải” “có thể đưa vụ
án đến những diễn biến bất ngờ”.
_
Nguyễn Ngọc Già: Việc truy tố ông Hải là đòn đánh vào thế lực từng thuộc về
ông Nguyễn Bá Thanh, do Trương Duy Nhất thân với ông Thanh.
|
Kêu
gọi lập hội
|
_
Tuấn Khanh & Lê Công Định: Sau phiên tòa, hơn 60 luật sư đăng ký bào chữa
cho ông Hải nên lập một “hội luật sư độc lập”.
|
Vậy “luật sư oan” Trần Vũ Hải
đã bị oan như thế nào? Mời các bạn đọc bài phân tích của nhà báo Đặng Thị Hàn Ni (click vào ảnh để đọc):
Về lý do khiến Trần Vũ Hải bị truy tố, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến như sau:
Thứ nhất, nếu ông Hải muốn “bảo vệ công lý”, ông nên bắt đầu bằng việc không trốn thuế, không khai man hợp đồng.
Thứ hai, Lê Công Định phải rất hài hước mới đùa rằng ông Hải có thể trúng cử Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội.
Thứ ba, dư luận nên nhớ rằng Trương Duy Nhất bị bắt vì cáo buộc lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để mua bán nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng
phí, khi giữ chức Trưởng Văn phòng Đại diện của báo này. Khi Lê Công Định và Nguyễn Ngọc Già viết rằng ông Nhất tham gia sâu vào “nhóm lợi ích” của ông Nguyễn Bá Thanh, dường như họ đã góp phần khẳng định cáo buộc đó. Cách bình luận của họ cho thấy Trương Duy Nhất là kẻ viết thuê cho một “nhóm lợi ích” tham nhũng, chứ không phải là một “nhà báo độc lập” hay “nhà hoạt động độc lập”.
Tiếc rằng sau phiên tòa vừa qua, chúng ta sẽ không được xem luật sư trốn thuế Trần
Vũ Hải bào chữa cho nhà báo tham
nhũng Trương Duy Nhất, trong khi phong trào dân chủ tôn cả hai ông này thành những đấng hy sinh vì công lý,
nhân quyền, dân tộc.
Chủ đề số 9:
Nghề hoạt động: “hy sinh cho
xã hội” hay làm công ăn lương?
Ngày 15/11/2019, khi Đinh Phương Thảo (nhân viên của tổ chức VOICE) đáp máy bay từ Bangkok về Hà Nội sau 4 năm hoạt động ở nước ngoài, Thảo đã bị an ninh tạm giữ trong 8h để trao đổi. Nhân đó, các
thành viên của VOICE (như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Vi Yên), cùng
các nhóm chịu ảnh hưởng của họ (như Green Trees, Hate Change), đã làm truyền thông để công kích chế độ, ca ngợi Thảo, và kêu gọi độc giả làm nghề “nhà hoạt động” như Thảo.
Các bài viết của họ có 3 ý chính.
Thứ nhất, họ tường thuật quá trình hoạt động của Thảo, để ca ngợi
học vấn và thành tích của cô này. Theo
đó, năm 2015, Thảo tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, gia nhập nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, đi biểu tình. Năm 2016, Thảo điều phối Green Trees, đồng
tổ chức chiến dịch hỗ trợ các “ứng cử viên độc lập” trong đợt bầu cử Quốc hội, thành lập nhóm Hate Change; và đi học khóa đào tạo 6 tháng của VOICE, sau đó làm cho VOICE, đi nhiều nước. Việc Thảo “được chọn làm người phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sỹ” đã khẳng định đẳng cấp của cô này.
Thứ hai, họ ca ngợi hình mẫu “nhà hoạt động”, và kêu gọi độc giả bắt chước Thảo làm nghề này. Nguyễn Vi Yên mô tả các “nhà hoạt động” như những người “sống vì xã hội”, đang can đảm hy sinh để
xã hội trở nên tốt đẹp hơn; đồng thời nói rằng ai cũng có thể trở thành “nhà hoạt động”, dù đây là một nghề sang chảnh vì được ra sách, đi nước ngoài, đi điều trần trước Liên Hiệp Quốc. Phạm Đoan Trang mô tả “nhà hoạt động” như những người can đảm, hy sinh vì cộng đồng; sẵn sàng vứt bỏ mọi ước mơ, cơ hội mà họ có được nhờ đi nước ngoài, chỉ để đổi lấy việc bị thất
nghiệp, theo dõi, đánh đập, bắt bớ khi về Việt Nam.
Thứ ba, họ công kích rằng Nhà nước Việt Nam đã vi phạm nhân quyền khi tạm giữ Thảo, đã “bóp chết ước mơ” của Thảo.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy việc Đinh Phương Thảo, Nguyễn Vi Yên và Phạm Đoan Trang “hy sinh cho xã hội” là không rõ ràng, vì 3 lý do.
Thứ nhất, xã hội không nhờ vả họ hoạt động, họ tự chọn con đường này cho mình.
Thứ hai, cả 3 “nhà hoạt động” này đều là nhân viên hưởng lương của tổ chức VOICE, và đã nhận tiền thì đương nhiên phải làm việc. Cần nhớ rằng lương táng của VOICE không nhỏ, đủ để “nhà hoạt động” Nguyễn Anh Tuấn xây một nhà nghỉ cho thuê và đi học trường Việt Nhật ngay sau
khi về nước.
Siêu hơn Tuấn, ngoài cạnh khoản thu nhập chính thức – bao gồm tiền lương biên tập viên Luật khoa Tạp chí (1000 USD/tháng), tiền lương ở VOICE, và thu nhập từ các dự án của Green Trees (đến từ các khoản đầu tư của PIN và NED) – “nhà hoạt động” Phạm Đoan Trang còn kiếm được tiền từ các đợt tặng sách mang màu sắc thiện nguyện của mình. Cụ thể, vì Đoan Trang quyên góp 200 triệu VNĐ để in 2000 cuốn sách trong tháng 9
và tháng 10 vừa qua, lượng tiền quyên được cho mỗi cuốn sách là 100 nghìn VNĐ, nhỉnh hơn một chút so với giá bán sách
trên Amazon. Do chi phí để in và chuyển phát sách mỗi cuốn sách ở Việt Nam là khoảng 40 nghìn VNĐ,
Trang lãi khoảng 120 triệu VNĐ nhờ đợt “tặng sách” kéo
dài 2 tháng.
Thứ ba, không thể nói rằng các “nhà hoạt động” đã hy sinh cho xã hội khi chọn về nước, thay vì tị nạn ở nước ngoài. Họ ra nước ngoài bằng tiền của VOICE tài trợ, để dự khóa đào tạo chống Cộng của VOICE, học xong đương nhiên họ phải về nước chống Cộng.
Qua cách Đoan Trang viết về Đinh Phương Thảo, có thể thấy cô đang hơi bị ám ảnh về việc đi nước ngoài. Hy vọng phong trào dân chủ sớm cơ cấu một suất tị nạn chính trị cho Trang, để cô khỏi tâm tư mà sao nhãng công cuộc cứu dân cứu nước.
Chủ đề số 10:
Tổng thống Trump ân cần thăm hỏi, động viên nạn nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Ngày 07/11/2019, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp 5 “nạn nhân Cộng sản”, đến từ Ba Lan, Venezuela, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam. Hai tổ chức Dân Làm Báo và Mạng lưới Blogger đã vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Nạn nhân Cộng sản (Victims of Communism Foundation), để thành viên của họ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được làm nạn nhân người Việt Nam trong cuộc gặp đó.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tường thuật gặp này qua các bài trả lời phỏng vấn của mình, nhằm công kích Việt Nam vi phạm nhân quyền và quảng bá cho 2 tổ chức.
a. Mục tiêu mà DLB và MLB đặt ra trong cuộc gặp
Quỳnh cho biết trong và sau cuộc gặp, 2 tổ chức này đã này tìm cách
đặt “quan hệ làm việc lâu dài với chính phủ Hoa Kỳ trong tương lai”, để
đạt được 3 mục tiêu:
“Thứ nhất là tạo được sự quan tâm, cảm tình của tổng thống Trump đối với những người hoạt động tại Việt Nam;
Thứ hai là nêu lên được tình trạng đàn áp nhân
quyền và những tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị ngược đãi.
Thứ ba là những tác động tích cực của Hoa Kỳ đối với sự bành trướng của Bắc Kinh”.
b. Nội dung cuộc gặp
Theo chương trình ban đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, thì mỗi “nạn nhân Cộng sản” sẽ phải chuẩn bị một bài nói ngắn để trình bày với Trump. Tuy nhiên, khi cuộc gặp bắt đầu, Trump đòi “bỏ hết tất cả các quy tắc trước đó đi”, để biến cuộc gặp thành một buổi trò chuyện, trong đó ông đặt câu hỏi và các “nạn nhân” trả lời. Trump chủ yếu hỏi về
“câu chuyện cụ thể” xảy ra vớ từng “nạn nhân”, và
nguyện vọng của họ, chứ
không hỏi về tình hình nhân quyền của các quốc gia liên quan. Trump hỏi nhiều về Cuba và Venezuela, hỏi về Việt Nam ít.
Khi Trump hỏi về câu chuyện của Quỳnh, Quỳnh kể về việc mình và các tù nhân khác bị “ngược đãi” bởi “cai tù Cộng sản”. Khi Trump hỏi Quỳnh
muốn ông làm gì cho Việt Nam, Quỳnh đề nghị Trump “tiếp tục ủng hộ những
nhà hoạt động đang tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận”, đang làm truyền thông bằng mạng xã hội và blog.
Khi trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt, Quỳnh nói cô “vui
vì Trump chụp hình với từng người trong số 5 nạn nhân hội kiến”. Tác phong của Trump trong cuộc gặp, và việc Trump khen nạn nhân người Venezuela đẹp trai, khiến
Quỳnh nhận xét rằng Trump “thân thiện và gần gũi”.
c. Các hoạt động vận động sau cuộc gặp
Sau cuộc gặp, DLB và MLB đã “gửi riêng cho Bộ Ngoại giao chi tiết về những tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Hồ Đức Hoà, Huỳnh Trường Ca và nhiều người khác”.
Quỳnh nói nếu có thêm cơ hội vận động trong tương lai,
2 tổ chức này sẽ:
“(1) Trình bày tình trạng chế độ Hà Nội đã dùng những người tù tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam để làm công cụ đổi chác trong những thương thuyết với Hoa Kỳ và Cộng đồng chung Âu châu.
(2) Nói về tình trạng các cán bộ cộng sản đã chuyển tiền, mua nhà, gửi con cái sang Hoa Kỳ và kêu gọi Tổng thống Trump có biện pháp đối với những tên tội phạm cộng sản vừa gây tội ác ở Việt Nam vừa đang nhỡn nhơ tại Hoa Kỳ này.
(3) Nói lên sự ủng hộ của chúng tôi về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, nhất là cuộc chiến thương mại đối với
Bắc Kinh. Đặc biệt, chúng tôi sẽ kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ cho Việt Nam ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông; và một trong những gia tăng nỗ lực
này là lên tiếng bảo vệ, tạo sức ép đối với nhà cầm quyền Hà Nội đã đàn áp, bắt giam, bỏ tù công dân
Việt Nam có cùng một mục tiêu với Hoa Kỳ là ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc”.
Tóm lại, DLB và MLB tập trung vận động Mỹ về 4 vấn đề - là tự do ngôn luận, tù nhân lương
tâm, luật Magnitsky, và chống Trung Quốc.
Sau khi xem xét sự việc, chúng tôi thấy cuộc gặp giữa bà Quỳnh và ông Trump khá mờ nhạt, trên 2 điểm.
Thứ nhất, ông Trump gặp bà Quỳnh như một nạn nhân, chứ không phải như một lực lượng chính trị hay một nhà hoạt động.
Thứ hai, bà xin ông Trump ban phát hơi nhiều. Trước khi xin Mỹ chống Trung Quốc hộ Việt Nam, lẽ ra bà nên nghĩ đến lòng tự tôn của một dân tộc độc lập.
Nói gì thì nói, để ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông, Tổng thống Mỹ cần hợp tác với Nhà nước Việt Nam hơn là một nhóm biểu tình viên ngáo Like. Chúc bà Quỳnh sớm vượt qua được thân phận của một nạn nhân người Việt, để hòa nhập như một công dân bình thường của nước Mỹ.
Xem bản tin cũ: https://diemtinletrai.wordpress.com
Link tài liệu (xếp theo trình tự thời gian):
* Các diễn biến mới của cuộc xung đột ở Hong Kong:
_ “Biểu tình ở Hong Kong: Trường học đóng cửa do lo ngại về an toàn” – BBC, 12/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50385220
_ “KHẨN CẤP: Đại học Trung Văn Hồng Kông (HKCU) đang bị vây hãm bởi Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông. Lý do đằng sau điều này là nếu họ cố gắng tiếp quản HKCU, họ sẽ có quyền truy cập vào giao dịch Internet Hong Kong (HKIX), nằm trong vòng HKCU…” – Nguyễn Ngọc Chu (FB cá nhân),
13/11/2019, 13:24
facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1792897754176980?__tn__=-R
_ “Hong Kong: Cảnh sát nói bạo lực đẩy nền pháp trị đến 'bên bờ sụp đổ''” – BBC, 13/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50400428
_ “Sinh viên Hong Kong cố thủ tại các trường đại học” – VOA, 14/11/2019
voatiengviet.com/a/sinh-vi%C3%AAn-hong-kong-c%E1%BB%91-th%E1%BB%A7-t%E1%BA%A1i-c%C3%A1c-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc/5165721.html
_ “Biểu tình Hong Kong: Một người chết sau khi bị 'vật cứng' đập vào đầu” – BBC, 15/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50429393
_ “Trường đại học Trung Quốc
ở Hong Kong nói sẽ kêu gọi trợ giúp từ chính phủ nếu người biểu tình không
giải tán” – RFA, 15/11/2019
rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/university-tells-non-students-to-go-now-as-hong-kong-campus-showdown-loom-11152019082212.html
_ “Biểu tình Hong Kong: 'Tôi bị xịt hơi cay trong giờ ăn
trưa'” – Katie Prescott (BBC), 16/11/2019
Trích: “…sự hấp dẫn của sự thịnh vượng và ổn định ở trung tâm Đông Á này đã bị hủy hoại đáng kể vì Hong Kong
trong năm tháng qua bị bao vây liên tiếp bởi những cuộc biểu tình chống chính phủ, sự ủng hộ dân chủ gia tăng và phản đối hành động của cảnh sát. (…) Một nguồn tin tại một trong
những ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới cho biết họ dự đoán doanh thu tại Hong Kong sẽ giảm 25% trong quý cuối cùng của năm tài chính do bạo động…”.
bbc.com/vietnamese/world-50444579
_ “Biểu tình Hong Kong: Cảnh sát bị thương vì trúng tên
ở chân” – BBC, 17/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50450039
_ “Biểu tình Hong Kong: Cảnh sát bao vây
Đại học Bách Khoa sau một đêm bao lực” – BBC, 18/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50456362
_ “Một nhóm Sv PolyU hạ vũ khí rời trường. Một nhóm khác vẫn đang tìm đường thoát. Cảnh sát chống bạo động của Hk đã giải quyết được cơ bản vấn đề trong đêm, không xảy ra tình trạng tắm máu. Việc này cho thấy quân đội TQ không có cơ sở động binh…” – Nguyen Tieu Quoc Dat (FB cá nhân), 18/11/2019, 07:36
facebook.com/tiesuc/posts/10157741010018088
_ “Sáng nay có viết nhanh về dự luật vừa thông qua tại Thượng viện. Nhưng đọc bài này mới thấy rõ vì sao dự luật của Thượng viện phải đưa xuống 1 lần nữa
cho Hạ viện để kiểm tra sửa đổi rồi mới đưa lên cho tổng thống kí. Đọc để hiểu thêm quy trình thông qua 1 dự luật và cách làm việc của hai nghị viện của Mỹ…” – Nguyen Tieu Quoc Dat (FB cá nhân), 20/11/2019, 14:07
facebook.com/tiesuc/posts/10157747520458088
_ “Trung Quốc thề 'trả đũa' nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong” – BBC, 20/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50456368
_ “TT Trump: Không có tôi, Hong Kong đã có thể bị xóa sổ trong 14 phút” – Zing,
22/11/2019, 22:19
news.zing.vn/tt-trump-khong-co-toi-hong-kong-da-co-the-bi-xoa-so-trong-14-phut-post1016445.html
_ “TT Trump không nói có ký hai dự luật HK hay
không” – BBC, 23/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50523722
* Về lời “kêu cứu” hôm 12/11 của người biểu tình tại Đại học Văn khoa Hong Kong:
_ “Người Hongkong share thông điệp toàn thế giới. Xin đừng bỏ rơi họ.” – Nhật Ký Yêu Nước (trang FB), 13/11/2019, 04:08
Nguồn của bài viết là fanpage Phong trào dù vàng Hong Kong.
facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/3245398295486895
* Tin đồn gây hoảng loạn trong phong trào biểu tình ở Hong Kong:
_ “Theo như lời của những người
Hong Kong kể, lũ hắc cảnh đang tiến hành chiến dịch “ No Blood” Tức là nó sẽ giết trước, sau đó tạo hiện trường giả như tự tử, xác trắng không máu, điều mà Trung Quốc đã làm trước đây ( chắc cũng đã cử người sang VN tham khảo tại các phường và trại tạm giam)…” – Nguyễn Quang (FB cá nhân),
15/11/2019, 10:23
facebook.com/mc.quang/posts/3767085946650311
_ “Hong Kong's clouds of tear gas spark health panic” – Clare Jim
(Reuters), 22/11/2019
reuters.com/article/us-hongkong-protests-health-teargas-idUSKBN1XW11K
* Những bài bênh vực bạo động ở Hong Kong, thúc giục người dân “chọn phe” bạo động:
_ “BÌNH MINH HƯƠNG CẢNG SAU ĐÊM TỬ CHIẾN” – Phuong Ngo (FB cá nhân), 14/11/2019, 11:28
facebook.com/phuongngo81.vn/posts/522542445267054
_ “KHÁT VỌNG HONGKONG” – Trung Bảo (Báo Sạch), 18/11/2019, 09:38
Trích: “…Đâu đó trên facebook Việt xuất hiện tiếng nói cho rằng người biểu tình đang đi vào kết cục bi thảm khi sử dụng cung tên, bom
xăng với cảnh sát. Bạo lực đương nhiên là điều cuối cùng không mong muốn và chúng ta chỉ biết nguyện cầu cho những thanh niên Hongkong. Nhưng, các tiếng nói “tỉnh táo” trên đã
ở đâu khi cảnh sát lạm dụng bạo lực với người biểu tình, ở đâu khi những cái xác người biểu tình nổi trôi trên vịnh Hongkong?
Bạo lực là con đường cuối cùng và cũng
là câu trả lời cuối cùng của người dân sau những gì chính quyền đã làm với họ…”.
facebook.com/baochisach/photos/a.100322217999624/152588409439671
_ “HONGKONG KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG” – Tiểu Vũ (FB cá nhân),
18/11/2019, 18:45
Trích: “…Cái giá của tự do phải trả bằng máu nước mắt và sự sinh mới có được…”.
facebook.com/photo.php?fbid=2780209738663893&set=a.504143659603857&type=3
_ “…Nhìn hình biếm họa này mình lại nghĩ đến những người luôn tỏ ra khách quan, đạo đức trước những sự kiện xung đột chính trị. (…)Những người này thường là dạng trí thức nửa mùa, đầu thì đầy chữ nhưng tâm chưa đủ rộng để nhìn đầy đủ vấn đề. Hoặc là những kẻ dùng con chữ để che giấu thái độ hèn nhát của mình trước biến động thời cuộc. Nhớ câu danh
ngôn của vị nào đó nói, đại ý trước một tình trạng bất công thì thái độ trung lập đồng nghĩa với việc đứng về phía kẻ mạnh.” – Nguyễn Hồ Nhật Thành (FB cá nhân), 18/11/2019, 19:58
facebook.com/photo.php?fbid=2762827670428125&set=a.600752436635670&type=3
_ “Khi biểu tình kết thúc trong bạo loạn - khi chính trị trở nên vô nghĩa” – XÊ (trang FB), 19/11/2019,
21:41
facebook.com/notes/x-%C3%AA/khi-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-k%E1%BA%BFt-th%C3%BAc-trong-b%E1%BA%A1o-lo%E1%BA%A1n-khi-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-v%C3%B4-ngh%C4%A9a/2595890183835572/?__tn__=H-R
_ “…Gandhi không muốn thu hút những người sợ cầm vũ khí, hoặc không thấy mình có khả năng kháng cự vào phong trào đấu tranh vì lương
tâm. Ông viết “Tôi thực sự tin rằng nếu chỉ được
chọn giữa hèn nhát và bạo động, thì tôi
khuyên nên chọn bạo động.” [xv] Gandhi luôn nhấn mạnh rằng hành vi bất bạo động “không bao giờ làm con người đánh mất nhân phẩm”, trong khi sự hèn nhát thì “luôn làm con người trở nên đồi bại”…” – Hoàng Đức Minh (FB cá nhân), 22/11/2019, 00:12
facebook.com/minh5e/posts/10158126300120992
* Những bài ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu trong phong trào biểu tình Hong Kong:
_ “ [Lời cuối từ PolyU]
Và đây là một lời tỏ tình…” –
Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông (trang FB), 18/11/2019, 02:35
facebook.com/phongtraoduvanghongkong/photos/a.1523334947940194/2474181266188886/?type=3&__tn__=-R
_ “TÌNH YÊU NƠI TUYẾN ĐẦU” – Báo Sạch (trang FB), 19/11/2019, 12:46
facebook.com/baochisach/posts/152999279398584?__tn__=-R
_ “ĐỜI CÓ 1 TRI KỶ CHẾT KHÔNG OÁN
(Tạ ơn Chúa bọn nhỏ không chết. Cậu bạn trai đào thoát
thành công khỏi PolyU. Cậu ấy twitt kể lại tấm chân tình của bạn gái không bỏ rơi khi cậu nguy nan. Là 1 câu chuyện tình đẹp của HK PolyU 2019, xem đoạn chat hơi trẻ con không bi luỵ sến sẩm mà tràn đầy nghĩa khí)…” –
Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông (trang FB), 19/11/2019, 23:25
facebook.com/phongtraoduvanghongkong/posts/2476109955996017?__tn__=-R
* Những bài kêu gọi giới trẻ Việt Nam tạo phong trào sinh viên tương tự Hong Kong:
_ "Tôi nghĩ trường đại học biểu tượng cho ý chí không khuất phục" – Nguyễn Trường
Sơn (FB cá nhân), 14/11/2019, 13:28
facebook.com/truongson.nk/posts/2550240185061807
_ “Vì sao là sinh viên?” – Bui An (FB cá nhân), 19/11/2019, 13:04
facebook.com/photo.php?fbid=3082178625130108&set=a.224285024252830&type=3
* Những bài trách “thế giới tự do” bỏ rơi Hong Kong:
_ “Nếu cuộc chiến đòi tự do của người Hongkong hôm nay không thành
công, lỗi một phần của chúng ta. Nếu ngày càng có thêm nhiêu người biểu tình ở Hongkong bị giết chết, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, những nước luôn tuyên bố ủng hộ các giá trị tự do cũng không đứng ngoài trách nhiệm này…” – Phạm Thanh Nghiên (FB cá nhân), 13/11/2019, 20:18
facebook.com/thanh.nghien.1/posts/1339842746177185
_ “…Bằng sự gián tiếp thừa nhận chủ trương “không can thiệp vấn đề nội bộ quốc gia” của Bắc Kinh, thế giới cùng lúc đã thừa nhận sức mạnh Trung Quốc đồng thời chấp nhận một “hệ giá trị” mới của thế giới ngày nay, trong đó
đúng hoặc sai không còn là sự chọn lựa để cho thấy lương tâm nhân loại cần phải được đặt ở vị trí nào để mai sau lịch sử không phán xét. Bằng thái độ đang có đối với Hong Kong, thế giới đã gián tiếp “nuôi dưỡng” một “hệ giá trị” được viết theo cái nhìn và tư duy Bắc Kinh…” – Manh Kim (FB cá nhân),
19/11/2019, 12:43
facebook.com/photo.php?fbid=10158670134194796&set=a.10151549756699796&type=3
* Các fanpage và group Facebook về biểu tình Hong
Kong:
_ “Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông”
facebook.com/phongtraoduvanghongkong
_ “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”
facebook.com/groups/500089374090858
_ “Ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong”
facebook.com/proHongKongers
* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của những gương mặt giải trí đại chúng:
_ “Cầu nguyện cho Hongkong. Từ hôm nọ đến giờ đọc báo, coi hình mà đau lòng quá” – Văn Mai Hương (trang FB), 16/11/2019,
01:17
facebook.com/photo.php?fbid=2804423876234296&set=a.263941660282543
_ “Tôi đã khóc như 1 đứa trẻ khi xem clip này” – Văn Mai Hương
(trang FB), 17/11/2019, 12:18
facebook.com/vmhuong.singer/posts/2496626247073154
_ “Các nghệ sĩ Việt Nam nói về Hongkong. Bên cạnh Đàm Vĩnh Hưng và Duy Mạnh thì vẫn có các nghệ sĩ bày tỏ quan điểm của mình về xã hội.” – Báo Sạch (trang FB), 17/11/2019, 19:13
facebook.com/baochisach/posts/152268836138295
_ “CHÚNG TA HÃY SHARE VÀ NGUYỆN CẦU CHO HONGKONG!” – Kyo York (trang FB), 18/11/2019, 03:55
facebook.com/kyoyorkvn/posts/1427375207428337?__tn__=-R
_ “Đêm qua 1 đêm nghẹt thở và những người trẻ HK đã đấu tranh cho tương lai của
chính họ…” – Dưa Leo (trang FB), 18/11/2019, 12:59
Trích: “…Với công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) của Trung Quốc, hàng triệu người Hồng Kông sẽ bị truy lùng, bị bắt giữ, bị hãm hiếp, bị lấy nội tạng.... Chúng tôi sẽ biến mất không một dấu vết một cách có hệ thống sau đó. Người Hồng Kông chúng
tôi đang ở tiền tuyến của trận
chiến giữa Thế giới Tự do và chế độ chuyên chế Cộng sản TQ. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới chỉ ngồi thư giãn, xem và
không có động thái can thiệp…”.
facebook.com/DuaLeo.Stand.up.comedian/posts/2770636156329554?__tn__=K-R
_ “…Mai Khôi, Thái Thùy Linh, Mỹ Lệ, Văn Mai Hương... you have my respect!!! Các bạn dám chọn phe, và chọn phe khó cho chính bản thân mình…” – Đỗ Cường (FB cá nhân),
19/11/2019, 11:17
facebook.com/DeadAz/posts/2739394529415505
* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của Green Trees:
_ “HÃY GIÚP HONG KONG THEO CÁCH CỦA CHÚNG TA” – Nhà xuất bản Tự Do (trang FB), 18/11/2019, 20:31
Trích: “…Hãy bày tỏ tình yêu và sự kính trọng của bạn đối với Hong
Kong, hãy bày tỏ sự phẫn nộ của bạn dành cho Chinazi và hắc cảnh. Bạn có thể làm một bài thơ (hay một chùm thơ), viết một bài diễn tả cảm xúc của bạn để thúc hối thế giới phải lên tiếng, phải hành động cho Hong Kong. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể chụp một tấm hình thật đẹp nhằm truyền tải những thông điệp thể hiện cảm xúc của bạn. Với một tấm hình, bạn có thể tự do sáng tạo, tự do thể hiện tình cảm một cách đa dạng và phong
phú. Thậm chí bạn có thể tự tay thiết kế một tấm thiệp (bưu thiếp) với nội
dung hoặc thông điệp liên quan đến Hong Kong 2019 và cuộc chiến vì tự do của người dân nơi đây, rồi chụp hình tấm thiệp lại và gửi cho chúng tôi.
Hãy gửi cho chúng tôi những sáng tác của bạn, chúng tôi sẽ tập hợp chúng trong một ấn phẩm đặc biệt với tựa đề: HONG KONG – MÁU VÀ TÌNH YÊU…”.
facebook.com/NhaxuatbanTuDo/posts/1029063087472632
_ “Gửi muôn vàn sự kính trọng dành cho các bạn trẻ và tất cả những người đang chiến đấu, phản kháng vì lý tưởng Tự Do-Dân Chủ cho HongKong. Chính sự dũng cảm và nhiệt huyết của các bạn đã làm rung
động tới tất cả những
trái tim yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ, và lay chuyển cả thế giới này. Sát Cánh Cùng HongKong.” – Lananh Nguyen (FB
cá nhân), 20/11/2019, 12:15
Những nick được tag: Lan Le, Lan Ky Phuong, Lê Kiên Cường, Cao Vĩnh Thịnh, Nấm
Xinh
facebook.com/nam.xinh.355/posts/1589807561171281
* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của Hate Change:
_ “Các bạn Vietnam cưng ghê chưa” – Phong
Trào Dù Vàng - Hồng Kông (trang FB), 21/11/2019, 17:56
facebook.com/phongtraoduvanghongkong/posts/2477772085829804?__tn__=H-R
* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của nhóm “đánh BOT”:
_ “Chiều nay (20/11), “nữ tướng đánh BOT” Phuong
Ngo, với một cây dù vàng, đến trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn để chụp hình. Công an và bảo vệ lãnh sự quán kéo ra cản trở, đôi co với Phương (ngôn ngữ nhà sản gọi là “nhắc nhở”). Sau đó thì Phương...
biến mất cùng với họ. Bạn bè cố gắng gọi điện cho cô nhưng không thấy tín hiệu gì…” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân),
20/11/2019, 16:37
facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158056148438322
* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của nhóm “Sinh viên nói vì sinh viên”:
_ “Tình hình ở Hong Kong đang rất căng thẳng các bạn ạ. Điều gì đã khiến các sinh viên ở những trường đại học biểu tình đến như vậy?” – Sinh viên nói vì sinh viên
(trang FB), 19/11/2019, 07:18
facebook.com/sinhviennoivisinhvien/posts/1274980666020151?__tn__=-R
_ “Giữa lúc người dân Hong
Kong nói chung và người trẻ nói riêng đang đứng giữa những làn sóng phản kháng (như "trẻ không học biểu tình làm
gì", "lũ rảnh rỗi"...) và sự ủng hộ từ cộng đồng
(#prayforHongKong, #standwithHongKong...), chúng tôi xin
chia sẻ lại bài viết này, như một cách gợi nhớ về một thời hào hùng của tuổi trẻ Việt Nam, dẫu có khác nhau ở hai bờ chiến tuyến. Họ có thể là những người mài đũng quần trên ghế nhà trường, sợ giảng viên, sợ điểm thấp... Nhưng đứng trước
những vấn đề xâm phạm một giá trị cơ bản của con người và đất nước họ, họ xem mạng sống của mình không
đáng giá bằng. Niềm tin tự do,
sự rùng mình hoặc cái đập mạnh của con tim trước một
vấn đề thời cuộc, họ cấm đoán những ai xâm phạm sân trường, họ báng bổ cả thánh thần, họ "phản cha giết chúa" để mong sự cải cách...” – Sinh viên nói vì sinh viên (trang FB), 19/11/2019, 17:05
facebook.com/sinhviennoivisinhvien/posts/1275338032651081?__tn__=-R
* Về các sự vụ liên quan đến áo No-U:
_ “Áo đã có và tôi đã gửi đến các bạn mới chiều nay. Vải áo tốt cotton 4 chiều 100%, không phải trả phí ship nhe. Chỉ nhận áo thôi. (…) Công an không dọa được người đặt áo bèn đến dọa nơi làm áo. Nhưng có nhiều nơi vẫn sẵn sàng nhận. Một fber của một cơ sở
thiện nguyện đã giới thiệu nơi làm áo này.
Lần trước họ sai thiết
kế. Tôi vẫn đặt làm tiếp, dặn đi dặn lại làm thiết kế mới . Không hiểu sao lần này vẫn làm thiết kế như cũ. Ôi tôi thua. Tôi không thể hiểu được sao họ lại có thể vô trách nhiệm đến 2 lần như vậy. Tôi ưu phiền khi tặng mà bị chê áo xấu. Tôi nghĩ đến người VN vì rất yêu thông điệp HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM đã mặc bất chấp. Một bác còn bảo "cứ giặt khô là lại mặc" khiến tôi nghĩ phải tặng bác thêm áo…” – Ngo Thu (FB cá nhân), 08/10/2019, 17:58
facebook.com/ngo.thu.7/posts/10214528653838016
_ “…Cảm ơn tài trợ của…” – Ngo Thu (FB cá nhân), 11/10/2019, 22:13
facebook.com/ngo.thu.7/posts/10214553160610670
_ “Anh Hien Van thích kiểu ÁO CÓ TÚI. Áo polo như hình. Ảnh tha thiết đề nghị và hứa tài trợ phần tăng thêm. Tôi nghĩ
có thể nhiều người có nhu cầu như anh. Ai thích vui lòng cmt
bên dưới. Tôi đề nghị áo màu đen…” – Ngo Thu (FB cá nhân), 13/10/2019, 08:02
facebook.com/ngo.thu.7/posts/10214564697099075
_ “Hongkong có Dù Vàng. Việt Nam có Áo No U. Đây là tâm huyết của cô Ngo Thu, cô đã thực hiện điều đó một cách vô cùng sư phạm. Nhẹ nhàng, kiên
trì gửi hy vọng vào từng hạt mầm được gieo.” – Huy Lai (FB cá nhân),
13/10/2019, 10:57
facebook.com/huy.lai.58173/posts/500402623876392
_ “Ngày hôm qua, 15/10/2019, an ninh Đỗ Tuấn đã cùng công
an địa phương tại Biên Hoà dùng xe chuyên dụng vào thẳng nhà anh Khai
Nguyen lục lọi và tịch thu những chiếc áo in dòng chữ "Hoàng Sa, Trường Sa Paracel Islands & Spratly Islands Belong To VietNam" như
trong hình đem đi một cách vô pháp
chỉ với lý do "có sự hậu thuẫn của Việt Tân". Ngày hôm nay, 16/10/2019, cô giáo Ngo Thu đã
tuyên bố trên trang cá nhân của mình sẽ "mạng đổi mạng" với ai dám lấy chiếc áo này của cô qua thông
điệp sau…” – Võ Hồng Ly (FB cá nhân), 16/10/2019, 18:44
facebook.com/hongly.vo.5059/posts/260980464860803
_ “Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước” – Nguyễn Thị Kim Chi thay mặt CLB Lê Hiếu Đằng, 14/11/2019
boxitvn.net/bai/66709
_ “‘NoU’: chiếc áo mang biểu tượng yêu nước!” – RFA, 15/11/2019
Trích: “…Theo Ông Lê Thân, điều đó rất là lạ, nếu chính quyền đàn áp người dân mặc áo NoU thì không còn là chính nghĩa. Ông
cho rằng, ít nhất họ phải giữ một ít thể diện cho chính quyền, chứ nếu đàn áp trắng trợn thì còn gì để sống trên đất nước này được…”.
rfa.org/vietnamese/in_depth/le-hieu-dang-club-sent-an-open-letter-about-the-shirts-bearing-the-patriot-symbol-11152019124235.html
* Về chiến dịch ngăn EVFTA:
_ “Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA” – Phạm Chí Dũng,
14/11/2019
boxitvn.net/bai/66686
_ “Tình hình EVFTA và IPA (1) hiện nay: các XHDS độc lập Việt Nam cần làm gì?” – Thục Quyên (BVN), 19/11/2019
boxitvn.net/bai/66790
* Hoạt động tuyên truyền của Báo Sạch về vấn đề Nhà máy Sông Đuống:
_ “BOT đường, BOT nước,... rồi
gì nữa?” – Đoàn Kiến Giang (Báo Sạch), 17/11/2019, 11:22
facebook.com/baochisach/posts/152117789486733
_ “Thành viên Báo Sạch đã đến nơi mà bà chủ coi khách hàng như
chó. Ngày mai, Báo Sạch sẽ hầu bạn đọc những thông tin khá là thú vị.” – Báo Sạch (trang FB), 17/11/2019, 18:03
facebook.com/baochisach/photos/a.100322217999624/152250202806825/?type=3&permPage=1
_ “Các bạn ạ, chị Liên làm một sân tập golf trong nhà máy nước. Và cái bể lắng dẫn nước vào ống nước, là chỗ để các golfer quất thẳng banh vào đó. Bóng chơi golf không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng cách chơi, cách sống của chị đang bị ô nhiễm nặng nề. Nếu không thấy sự nghiệp của mình thiêng liêng, nếu không tôn nghiêm bản thân, thì cũng
phải tôn trọng khách hàng…” – Báo Sạch (trang FB), 18/11/2019, 07:44
facebook.com/baochisach/videos/689771824845082
_ “QUY HOẠCH NƯỚC HÀ NỘI ĐÃ BỊ PHÁ VỠ NHƯ THẾ NÀO?
Đồ họa do Báo Sạch và các CTV thực hiện. Hãy trích
nguồn #Baosach khi chia
sẻ để bảo vệ nguồn tài nguyên sống còn và quý giá của tất cả chúng ta.” – Báo Sạch (trang FB), 19/11/2019, 09:57
facebook.com/watch/?v=1206016359788170
_ “SÔNG ĐUỐNG: SHARK LIÊN RA, NGƯỜI THÁI VÀO” –
Thanh Nhã (Báo Sạch), 19/11/2019, 10:26
facebook.com/baochisach/photos/a.100322217999624/152968592734986/?type=3&__tn__=-R
_ “VỢ CHỒNG SÔNG ĐUỐNG” – Báo Sạch (trang FB), 22/11/2019, 16:12
facebook.com/baochisach/posts/154099749288537?__tn__=K-R
* Hoạt động tuyên truyền của Bùi Thanh Hiếu về vấn đề Nhà máy Sông
Đuống:
_ “Osin Huy Đức ở đâu thò mặt ra trả lời hộ nhân dân Hà Nội với, doanh nghiệp mà mày khen là tài giỏi, có tâm là như thế này
sao? Nền kinh tế tư nhân trông chờ vào bọn như Toàn Liên như mày ca ngợi thì có mà chết dân.
Cầm tiền nhà nó rồi thì bênh cho nó đi, giờ báo chí và dư
luận phang nhà nó ầm ầm, rất chờ mày cứu khủng hoảng truyền thông cho nhà nó đấy…” – Bùi Thanh Hiếu (FB cá nhân),
14/11/2019, 06:31
facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/2670901246301485
_ “Gọi Osin là nó trả lời liền, đánh lái
sang chuyện nước sạch mới đắt
tiền. Nước sạch hay không là do bộ y tế kiểm nghiệm theo quy
chuẩn. Bao giờ bộ y tế kết luận nước sông Đuống sạch gấp đôi, gấp ba nước của các nhà máy khác,
lúc ấy hãy nói về giá cả. Nhưng dù thế cũng vẫn vô lý, vì nó sạch gấp 10 lần thì tăng giá
gấp 10 lần và bắt dân phải mua vì độc quyền bán à?...” – Bùi Thanh Hiếu (FB cá nhân), 14/11/2019, 18:39
facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/2672141476177462
_ “Chị Đỗ Liên nói câu này, bất cứ kẻ nào cũng nói
được để bao biện hành vi của mình bị dư luận chỉ trích. Nhưng vấn đề ở đây là hành động của chị là bắt tay với quan chức chính quyền để bóc lột dân. Cấu kết với nhau nâng giá nước bán độc quyền, bắt người dân phải mua. Hành vi ăn cướp như thế bị người ta lên án, chị không thể dùng câu kia
để bao biện cho mình. Trừ khi câu ấy để bao biện cho một chế độ, độc tài, thối nát. Chế độ mà bọn tư bản đỏ cấu kết với bọn quan lại tham nhũng để bóc lột người dân, một chế độ thối nát do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo…” – Bùi Thanh Hiếu (FB cá nhân), 16/11/2019, 16:01
facebook.com/photo.php?fbid=2676520395739570&set=a.186232898101678&type=3
_ “…Trong cuộc nói chuyện của Osin do nhà hàng Đỗ Liên tài trợ, Huy Đức tuyên bố Hoàng Trung Hải sẽ bị bắt trong 2 tuần nữa.
Đến nay vài tháng rồi mới thấy ông Trọng nhắc vụ Gang thép Thái Nguyên. Xâu chuỗi lại thì thấy nhà Đỗ Liên thuê Osin Huy Đức làm truyền thông, dựng hình ảnh Chung Con lên và dìm
uy tín Hoàng Trung Hải xuống…” – Bùi Thanh Hiếu (FB cá nhân),
19/11/2019, 01:57
facebook.com/photo.php?fbid=2681969005194709&set=a.408006619257637&type=3
* Hoạt động tuyên truyền của Bạch Hoàn về vấn đề Nhà máy Sông Đuống:
_ “Có mấy chục tổng biên tập các tờ báo ở Việt Nam, hôm qua, đến thăm nhà máy nước Sông Đuống. Họ cũng mời tôi, nhưng tôi không đi. Để xem các báo chọn lợi ích của hàng triệu dân, hay bắt tay với nhóm lợi ích bán nước - cũng là con đường tha hoá, cũng là cách tự đào hố chôn mình. Chính quyền ưu ái doanh nghiệp, nếu báo chí cũng thoả hiệp với lợi ích nhóm,
thì ai sẽ bảo vệ quyền lợi của
hàng triệu nhân dân?” – Bạch Hoàn (FB cá
nhân), 17/11/2019, 21:31
facebook.com/bachhoanvtv24/posts/2516950375218869
_ “Dân mạng lại đang ồn ào, công nghệ Đức trong nhà máy nước Sông Đuống thực chất là công ty của chồng chị Shark Liên mà thôi. Tức chồng mở công ty tại Đức, công ty vợ ký kết hợp tác với công ty chồng, thế là nhà máy nước sông Đuống có công nghệ Đức và được lãnh đạo Hà Nội ký cho giá nước gấp đôi doanh
nghiệp cùng thị trường và toan tính lấy ngân sách ra
bù giá?...” – Bạch Hoàn (FB cá nhân), 22/11/2019, 18:40
facebook.com/bachhoanvtv24/posts/2521642184749688
* Diễn biến liên quan đến phiên xử Trần Vũ Hải:
_ “THÔNG CÁO BÁO CHÍ (Về phiên toà xét xử sơ thẩm liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải với cáo buộc giúp sức trốn thuế)” – Tuan Ngo (FB cá nhân), 13/11/2019, 08:01
facebook.com/permalink.php?story_fbid=10215191548013257&id=1569759542
_ “An ninh thắt chặt tại phiên tòa xử luật sư Trần Vũ Hải” –
RFA, 13/11/2019
rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lawyer-tran-vu-hai-s-trial-starts-11132019070934.html
_ “BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ (Ngày 01)” – Tuan Ngo (FB cá
nhân), 13/11/2019, 22:19
facebook.com/photo.php?fbid=10215195559713547&set=a.3626737838303&type=3
_ “Vụ LS Trần Vũ Hải: Chuyện gì xảy ra trong phiên toà đầu tiên?” – BBC, 14/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50387343
_ “BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ (Ngày 02)” – Tuan Ngo (FB cá
nhân), 14/11/2019, 21:40
facebook.com/photo.php?fbid=10215202004714668&set=a.3626737838303&type=3
_ “Thông Cáo Báo Chí (Thông tin
về ngày thứ hai phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án trốn thuế liên quan luật sư Trần Vũ Hải).” – Trần Vũ Hải (FB cá nhân),
15/11/2019, 07:35
facebook.com/tranhai.vune/posts/3899353696757178
_ “Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị 12 tháng cải tạo không giam giữ” – BBC, 15/11/2019
bbc.com/vietnamese/vietnam-50422032
_ “LS. Trần Vũ Hải bị tuyên 12 tháng cải tạo không giam giữ” – RFA, 15/11/2019
rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tran-vu-hai-sentenced-to-12-month-house-arrest-11152019110850.html
_ “BẢN GHI CHÉP LỜI NÓI SAU CÙNG CỦA ÔNG TRẦN VŨ HẢI VÀ BÀ NGÔ TUYẾT PHƯƠNG TRONG PHIÊN TOÀ HÔM NAY” –
Tuan Ngo (FB cá nhân), 15/11/2019, 19:47
facebook.com/permalink.php?story_fbid=10215208393914394&id=1569759542
_ “BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ
(Ngày 03)” – Tuan Ngo (FB cá nhân), 18/11/2019, 20:23
facebook.com/permalink.php?story_fbid=10215232933967880&id=1569759542
* Bài về mục đích của phiên xử Trần Vũ Hải:
_ “Luật sư Trần Vũ Hải trốn
thuế - Động cơ chính trị?!” – Nguyễn Ngọc Già (RFA), 15/11/2019
rfa.org/vietnamese/news/blog/tran-vu-hai-tax-evasion-or-political-reason-11152019095638.html
_ “Luật sư Lê Công Định “Vụ án Ls Hải ‘trốn thuế’ chỉ là đòn triệt hạ”” – Tuấn Khanh, Lê Công Định (RFA), 15/11/2019
rfa.org/vietnamese/news/blog/le-cong-dinh-hai-trial-is-to-stop-him-from-doing-his-job-11152019101021.html
* Bài công kích hệ thống tư pháp nhân phiên xử Trần Vũ Hải:
_ “Phiên xử Luật sư Trần Vũ Hải: Tòa ‘Câu giờ’,một luật sư bị ‘kẹp cổ, xốc
nách' khỏi tòa” – Ben Ngo (RFA), 14/11/2019
rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trial-of-lawyer-tran-vu-hai-court-buy-time-a-lawyer-was-evicted-11142019071806.html
_ “Sau khi tuyên án bố mẹ tôi Luật sư Vu Hai Tran, các luật sư yêu cầu được đọc biên bản toà do nghi ngờ là án chỉ đạo và toà ra
phán quyết trước khi hoàn thành biên bản toà. Ngay sau đó, toà đã bị "mất điện", tối
om như mực, không có một chút ánh sáng
nào, các luật sư cũng không thể dùng ánh đèn
của điện thoại để đọc,
do đã bị thu điện thoại ngay từ cổng. Đồng thời, lực lượng an ninh cảnh sát quây kín lại toà nhà để "bảo vệ an ninh". Trùng hợp quá nhỉ…” – Hoang Tran (FB cá nhân), 15/11/2019, 18:08
facebook.com/cafepho/posts/10156939114508510
_ “KẾT QUẢ VỤ ÁN LS TRẦN VŨ HẢI VÀ LỜI NÓI SAU CÙNG...” – Ls Lê Ngọc Luân (FB cá nhân), 15/11/2019, 19:53
facebook.com/LSLeNgocLuan/posts/1142263126105054
* Bài tham khảo về phiên xử Trần Vũ Hải:
_ “QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ VỀ VỤ ÁN TRỐN THUẾ Ở NHA TRANG” – Đặng Thị Hàn Ni (FB cá nhân), 16/11/2019, 08:24
facebook.com/hannisggp/posts/1258730524312724
* Về việc Đinh Phương Thảo bị tạm giữ 8h khi về nước:
_ “NHÀ HOẠT ĐỘNG ĐINH THẢO BỊ BẮT GIỮ KHI TRỞ VỀ VIỆT NAM” – Nguyễn Vi Yên (FB cá nhân), 15/11/2019, 11:17
facebook.com/photo.php?fbid=3049042065321335&set=a.1407717306120494&type=3
_ “BÓP CHẾT ƯỚC MƠ” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân),
15/11/2019, 16:11
facebook.com/photo.php?fbid=10158041107023322&set=a.302988698321&type=3
_ “Nhà hoạt động Đinh Thảo: Biết là sẽ gặp khó khăn 'nhưng vẫn phải về'” – BBC, 15/11/2019
bbc.com/vietnamese/vietnam-50429803
_ “Góc khởi nghiệp của Đinh Thảo” – Nguyễn Quang Minh (FB cá nhân), 16/11/2019, 18:20
facebook.com/photo.php?fbid=2465865040199992&set=a.190370944416091&type=3
_ “Đôi lời gửi tới quý vị và các bạn” – Đinh Thảo (FB cá nhân), 16/11/2019, 21:05
facebook.com/photo.php?fbid=3544560575562058&set=a.567887563229389&type=3
_ “TRỞ THÀNH MỘT NHÀ HOẠT ĐỘNG” – Nguyễn Vi Yên (FB cá nhân), 17/11/2019, 01:05
facebook.com/photo.php?fbid=3050861268472748&set=a.1407717306120494&type=3
* Về việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp Donald Trump:
_ “Blogger Mẹ Nấm kể chuyện
gặp gỡ Tổng thống Donald Trump” – BBC, 13/11/2019
bbc.com/vietnamese/world-50371289
No comments:
Post a Comment