Như chúng ta đều biết, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan tương đương sinh ra với vai trò nhằm đại diện cho quốc gia đó để quan hệ với các nước khác hoặc quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ các công ty, doanh nghiệp của mình ở nước ngoài. Tuy nhiên với Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao lại có một định nghĩa khác, đó là phán xét và can thiệp nội bộ vào một quốc gia khác.
Hàng năm, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại đưa ra một bản báo cáo về tình hình nhân quyền, chủ yếu là nhằm vào các quốc gia "nằm ngoài sự kiểm soát" (về mặt lợi ích) của Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam.
Các báo cáo này có điểm chung là đều bóp méo tình hình nhân quyền, khai thác dữ liệu từ các đối tượng, các tổ chức có khuynh hướng khủng bố, chống nhà nước mà không có sự đối chứng với chính quyền sở tại hay với quần chúng nhân dân.
Chẳng hạn, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê các đối tượng cho là "những nhà hoạt động nhân quyền" như Lê Hùng Anh, Phan Tất Thành... bị chính quyền Việt Nam bắt và khởi tố để chứng minh Việt Nam vi phạm nhân quyền. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại bỏ qua các hành vi vi phạm pháp luật của Bộ luật Hình sự Việt Nam, đã được đưa ra xét xử và tuyên án. Ngoài ra, các đối tượng này gây bức xúc trong nhân dân và được nhân dân Việt Nam đồng tình khi họ bị khởi tố.
Để mà nói về tự do, dân chủ, nhân quyền, Hoa Kỳ không có cửa với Việt Nam. Ở Việt Nam, không có chuyện chỉ vì da đen, lỡ đưa tay vào túi quần mà bị cảnh sát cho ngay kẹo đồng, không có chuyện tấn công, xúc phạm chỉ vì người ta có khuôn mặt Châu Á và càng không có chuyện lâu lâu xuất hiện tay súng trong trường học hay nhà thờ. Việt Nam cũng không "xuất khẩu" dân chủ, nhân quyền tới các quốc gia khác để rồi người dân nước đó mất hẳn quyền cơ bản là quyền được sống.
Theo thống kê, năm 2021 nước Mỹ có gần 700 vụ xả súng, chết 45 nghìn người; 2022 có 600 vụ, chết 40 nghìn người. Theo báo cáo của Stop AAPI Hate thì từ năm 2020 đến 2021 có gần 4000 vụ kỳ thị chủng tộc trên toàn nước Mỹ, có tới 77% là thanh niên da màu trong bị giam giữ trong các nhà tù Mỹ.
Có lẽ Hoa Kỳ cần quan tâm tới tình hình nhân quyền của chính mình trước khi đòi làm "cảnh sát quốc tế". Người Việt Nam có câu "Đời người lắm kẻ ở không, chuyện mình chưa tỏ đã lo chuyện người" hay câu "Catwalk bẻ đôi cũng không biết thì đừng có tỏ ra đi guốc trong bụng người khác".
No comments:
Post a Comment