Tuesday, May 7, 2013

Tâm sự của một bản trẻ...ngộ nhận về Dã ngoại



ĐÔI DÒNG VỀ NGÀY PICNIC NHÂN QUYỀN TẠI HÀ NỘI 05/5/2013

bởi Bach Tran (Ghi Chú) viết vào ngày 6 tháng 5 2013 lúc 14:04
          Tôi  - một người trẻ mới bước vào con đường chính trị, nhưng thời gian cũng đã đủ để tôi nhận ra rằng: "chính trị thì đa màu sắc". Nó không chỉ có màu hồng mà còn có màu xám, không chỉ có mảng sáng mà còn có mảng tối. Về buổi picnic nhân quyền ngày 05/5 vừa qua cũng vậy. Đã có những mặt được và cũng không thiếu những mặt chưa được còn tồn tại. Dưới góc nhìn của một người "đi vòng ngoài", tôi cũng nhận ra được phần nào vấn đề. Chúng ta phải khách quan trong việc nhìn nhận cả mảng sáng và mảng tối của nó. Bởi vậy, trước khi viết bài này, tôi đã nghĩ tới việc bài viết sẽ đụng chạm tới một số cá nhân-điều mà giới trẻ từ trước tới giờ rất "ngại". Tuy nhiên tôi vẫn quyết định viết nó và coi nó như bước đầu của việc "viết lách" một cách dân chủ.

         Với tôi, ý tưởng picnic nhân quyền quả là tuyệt vời. Tuy nhiên sáng 05/5, tôi đã định sẽ không xuất hiện tại khu vực picnic và tất nhiên là không tham gia buổi picnic bởi những lý do nhất định. Nhưng khi nghe tin một số anh chị trong Sài Gòn bị lực lượng an ninh bắt trong buổi picnic, tôi dắt xe ra và hướng thẳng về phía công viên Nghĩa Đô-nơi diễn ra buổi picnic. Tới nơi, buổi picnic đã bắt đầu được khoảng 45 phút theo chương trình. Gửi xe ngay ngoài cổng, tôi đi vào công viên. Hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy là công an, an ninh chìm nổi đông không kém so với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở bờ hồ là mấy. Bởi mục đích lần này là đi vòng ngoài quan sát nên tôi  không muốn "lộ diện" hoặc hòa vào đoàn người. Tôi cố tránh mặt các "đồng chí" an ninh bằng cách giả ngơ, đi dạo. Đang đảo mắt tìm đoàn, anh Dũng Vova xuất hiện ngay trước mắt tôi làm tôi không khỏi vui vì gặp người quen nhưng cũng không khỏi giật mình. Anh bắt tay tôi hỏi thăm, tôi nhủ lòng "thôi xong, còn đâu cái vỏ đi dạo một mình". Hai anh em dọc ven hồ, hướng tới đoàn ở góc phía trên, vừa đi vừa trao đổi. 
Tới gần đoàn tôi tách ra, ngồi với mấy anh an ninh trẻ phía xa và quan sát...như an ninh. Trước đó, tôi nghĩ mọi người  sẽ cùng nói chuyện nhẹ nhàng về nhân quyền trong bầu khí ôn hòa, dân chủ.  Thế nhưng những gì tôi nhìn và nghe thấy lại khác. Không phải mọi người mà là một vài người trong đó có cô Bùi Hằng và mấy bác dân oan đang nói rất to về chủ đề quá quen thuộc như dân oan, biển đảo, tội lỗi của ông lãnh đạo này, tội lỗi của đảng kia. Cũng vẫn với giọng điệu mà với tôi nó có phần thái quá và hơi chút cực đoan. Đại loại như:
- Quan tham cướp đất của dân (dân oan)
- Bọn bán nước
- Hoàng Sa-Trường sa là của Việt Nam
- Đả đảo bọn bán nước
- Mất nước rồi bà con ơi
- Nó cướp hết đất của toi rồi, tôi sống thế nào đây
- Hỡi bà con, hãy đứng lên chống bọn bán nước, chống bọn quan tham....
- Thanh niên ơi xin đừng thờ ơ
- ......
Một hình ảnh phản cảm đập vào mắt tôi là một cô ngực đeo Tổ quốc ghi công, tay cầm mũ hay cái gì đó chìa chìa  ra như xin tiền. Mấy anh, mấy chú trước hay đi biểu tình thì cầm máy ảnh, điện thoại dí sát mặt mấy anh an ninh đang quay đoàn mà chụp, mà quay lại. Không khí chẳng khác gì biểu tình.
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía đoàn picnic, không phải với ánh mắt thán phục, đồng tình. Họ nhìn đoàn picnic với ánh mắt e ngại. dè chừng thâm chí là bĩu môi khinh bỉ. 
An ninh thì sao ư? Họ người ngồì cười, người đứng xa chỉ trỏ, người quay phim. Họ chẳng cần phá đám bởi lẽ chỉ vì một vài cá nhân mà cuộc picnic thảo luận đã chuyển sang một cuộc biểu tình, kêu oan. Và điều này có lợi cho họ vô cùng. Họ không cần phải ngăn cản ai đến với cuộc "thảo luận nhân quyền" này nữa, có lẽ mục đích lúc này của họ là cho người dân xung quanh và đặc biệt là sinh viên (khá đông) nhận ra được "bản chất" của cuộc giã ngoại này . Bởi trước đó họ nói với giới sinh viên rằng: "trong công viên đang có BIỂU TÌNH" và không gì  chứng minh tốt hơn hành động sai lầm của đoàn picnnic .
Người dân ư??? Họ nói với nhau: "ở chỗ Lý Tự trọng ngày nào chả có biểu tình dân oan. Hôm nay nó lại kéo nhau ra đây..."
Sinh viên ư??? Họ cũng e ngại lắm và cũng không quan tâm. Còn mấy bạn sinh viên áo xanh tình nguyện thì hô vang: "Hồ chủ tịch muôn năm, đảng cộng sản Việt Nam muôn năm...". mấy bạn này thì khỏi nói cũng biết vì ai mà họ hô rồi.

Từ lúc này tôi bắt đầu gọi đây là một cuộc BIỂU TÌNH

Đang ngồi cạnh anh an ninh trẻ tuổi, tôi hỏi anh: 
- Có chuyện gì vậy anh?
- À, mấy người rỗi hơi tụ tập với nhau đấy mà. Linh tinh lắm. 
Để ý tôi thấy một anh an ninh khác ra nghe điện thoại và báo cáo: "...nó vẫn đang giảng thuyết anh ạ". Giọng nói của anh có vẻ hả hê, còn tôi khi nghe được cảm thấy man mác buồn.
Điều làm tôi cảm thấy vui vui chút là mấy bạn trẻ kéo nhau tách ra khỏi đoàn "biểu tình", ngồi lại với nhau và nói chuyện về nhân quyền. Tôi thầm nghĩ: ''đây mới là dã ngoại để thảo luận nhân quyền". Mấy bác tri thức cũng chịu sức hút của nhóm trẻ. Một số bác cũng cố gắng nói chuyện với nhau theo đúng bản chất cuộc picnic đề ra. Và tôi cũng biết rằng còn nhiều người muốn như thế nữa nhưng họ không tách ra.
Thế nhưng hình ảnh đẹp đó không được lâu. Đoàn biểu tình bắt đầu rảo bước, đi vòng quanh hồ và hô hoán, hát hò. Mấy anh em trẻ thấy  đoàn người đang tiến về phía mình nên đứng lên và đi. Một tốp 4 đến 5 bạn trẻ đang tập nhảy cũng bị đoàn tuần hành làm phiền buộc phải hủy buổi tập trong tức tối. Quán cơm sát công viên thì hạ rèm che lại vì những lời hô hoán hướng thẳng vào quán trong khi thực khách đang đông.
Lúc này có 2 anh bảo vệ công viên đem loa tay ra, bật âm thanh nhiễu át hết tiếng loa của cụ Tạ Trí Hải. Đoàn người tiến ra phía cổng công viên để giải tán, trong khi một đội sinh viên tình nguyện đang được đưa vào. Được dịp mấy bác bắt đầu nói: "sinh viên các cháu đừng nghe theo những lời tuyên truyền của nhà nước..."

Từ sau khi đoàn người đi ra khỏi công viên tôi không quan tâm nữa, và cũng dần dần không quan sát mà đi với mấy anh em. Gặp 10 người thì 7 đến 8 người tỏ vẻ buồn. Chúng ta đã làm gì để phải buồn? Chúng ta đã không làm đúng theo những gì đã đề ra cho cuộc picnic. Nói một cách chính xác hơn là chúng ta đã "lột xác", thay tên cho buổi  picnic nhân quyền. Chúng ta đã biến nó trở nên xấu xí trong mắt người dân xung quanh.
 Xin hãy đưa ra câu hỏi: "những sinh viên được chứng kiến buổi picnic hôm nay sẽ nghĩ gì?" chứ đừng hỏi: "tại sao sinh viên, giới trẻ lại thờ ơ?"   Ý tưởng của chúng ta rất tuyệt nhưng cách thực hiện của chúng ta thì thật tệ. Tôi không đồng ý với quan điểm coi đây là một cuộc tập dượt, một cuộc thử nghiệm. Bởi lẽ chúng ta tập dượt quá nhiều rồi.
             
   Tôi ra về, trong lòng nghĩ:   "biểu tình đã kết thúc"

(Lưu ý: những quan điểm và nhận xét đưa ra trong bài viết mang tính cá nhân của tác giả)

Việt Tân và buổi Dã ngoại trao đổi về quyền con người



Vừa qua trên mạng đã phát động rầm rộ cuộc vận động Dã ngoại vì Quyền con người tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang và Hải Phòng. Những người đứng tên khởi xướng là Nguyễn HOàng Vi (blogger An Đổ Nguyễn), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm Gấu), Trịnh Anh Tuấn và cô Phạm Thanh Nghiên dã ngoại …tại gia.Nghe có vẻ đây là hoạt động rất có ý nghĩa, không đáng để chính quyền ngăn cản, nhưng thực ra nếu quan tâm đến những “nơi” phát động - lại rất đáng để tâm.

Nhìn qua, không ai nghĩ đây là hoạt động  của Việt Tân, nhưng qua xâu chuỗi sự việc lại thấy một bàn tay Việt Tân đang điều khiển các “vệ tinh” điêu luyện.

1.     Nơi phát động, xây dựng lô trình và các tình huống “phát sinh” gây khó khăn cho buổi Dã ngoại là từ trang Dân làm báo, - “sân chơi” của một số CTV gạo cội như Mẹ Nấm Gấu, Binh Nhì, Nguyễn Hoàng Vi, …Việc Dân làm báo thực chất là “Việt Tân làm báo” đã từng bị hacker Sinh tử lệnh phơi chiếu rồi, ngoài ra có rất nhiều bài trên mạng thể hiện rõ:

-         Quan làm báo lên án Dan làm báo  , trong đó nói rất rõ về nguồn gốc “sinh thành” nên Dân làm báo như sau: “Tác giả Vũ Đông Hà được nhiều người biết ông chính là Huỳnh Ngọc Phước (Phillip Huynh), cả hai vợ chồng ông Phước điều là đảng viên Việt Tân hiện đang cư ngụ tại Texas. Trước đây không lâu tác giả Vũ Đông Hà được biết đến qua trang blog freelecongdinh , sau đó trang web nầy trở thành blog danlambao” Vũ Đông Hà là chủ trang Dân làm báo, bị tố sau khi ông ta viết bài “Sự xâm nhập của đảng vào lề Dân” vu cho Quan làm báo là “đảng”
-         Beo Hồng cho biết “Việt Tân làm báo”, chứ không phải dân làm báo, trong đó có đoạn “Chủ nhân trang mạng Dân làm báo, tên Huỳnh Ngọc Phước, nhà ở 137 N. Hall Dr Sugar Land, TX 77478 (Mỹ), và cái này mới hay ho này, Phước cũng như bộ sậu Dân làm báo là những thành viên cốt cán của đảng Việt Tân.

Email: pnhuynh @comcast.net hay nguyenthixoai @gmail. Com.

Vậy thì Danlambao chính là 1 trang ngôn luận của tổ chức khủng bố Việt Tân, mọi người hãy cẩn trọng với những thông tin đến từ trang mạng này.
-         Dân làm báo – Việt Tân và những người biểu tình do một thành viên X-café đưa lên, ngay sau đó nick này được “đi xa vĩnh viễn” vì dám “lộng hành trên diễn đàn Việt Tân chính hiệu.
-        


2. Nhóm Xuống đường trên mạng đồng hành cùng “Dân làm báo” khởi phát cuộc Dã ngoại này. Nổi bật khắp trên Facebook là tên tuổi quen thuộc Đường đời sỏi đá (có kết nối và quan hệ gắn bó mật thiết với các thành viên khởi xướng, các biểu tình viên trong NO-U FC, Hoàng Sa FC).  Để hiểu rõ hơn vì sao tôi đưa kết luận này, xin tham khảo:

Cẩn thận với nhóm Việt Tân Xuống đường trên mạng của cô sinh viên Aquilaria Vy Tong từng bị ĐƯờng đời sỏi đá xài
Đường đời sỏi đá lên tiếng “phản biện” những “nghi vấn” của dư luận về Việt Tân đứng sau Nhóm Xuống đường trên mạng

3.  
   Hầu như những người tham gia Dã ngoại là các gương mặt quen thuộc trong các cuộc biểu tình trước đây. Nghe nói hầu hết số biểu tình viên chuyên nghiệp này được quy tụ vào NO-U FC, và Hoàng Sa FC.

Từ đây có thể thấy, Dã ngoại vì Quyền con người chẳng qua là hình thức biểu tình biến tướng, thích nghi hoàn cảnh trong khi chưa tìm được “lý do” mà thôi. Bởi vậy Dã ngoại không thể thiếu “nữ tướng biểu tình” Bùi Hằng, không thiếu khẩu hiệu giăng mắc, hô hào đả đảo nọ kia và lại làm …các bác công an nhộn nhịp thăm hỏi sức khỏe các biểu tình viên thôi mà.
VKL