Những kẻ chống lại chính
quyền Việt Nam hiện nay thường rêu rao rằng, Chủ nghĩa Marx là kẻ thù của tôn giáo,
là vô thần, là quỷ satan,…Để bảo vệ niềm tin, tín ngưỡng của mình, cần phải
chống lại và tiêu diệt chính quyền “cộng sản” đã tôn sùng Marx như một vị thánh.
Những bài giảng dưới danh nghĩa rao giảng Tin Mừng của một số linh mục Dòng
Chúa cứu thế công khai hô hào điều này và kích động con chiên cần bảo vệ Đức
Chúa bằng cách chống lại “cộng sản”. Thực tế có đúng như vậy không?
1. Karl Marx xuất thân từ một gia đình Do Thái, Khi Marx lên 6 tuổi, gia đình
ông theo Cơ Đốc giáo (Kitô Giáo). Thời
trẻ Marx là một giáo đồ Cơ Đốc (tín đồ Kitô giáo) và tín ngưỡng Thượng
Đế. Không thể nói được rằng ông là người VÔ THẦN!
2. Những lý thuyết về XHCN trước Marx chẳng hề tỏ thái độ
thù địch nào với tôn giáo – theo Marx là ngăn cản sự phát triển xã hội – thậm
chí lại càng tỏ ra thích thú với nó khi hàng loạt lý thuyết về sự dung hòa giữa
CNCS và tôn giáo, như “ Phúc âm của một ngư dân nghèo, 1843-1845” của Wilhalm
Weitling (1808-1875)
3. Những tác phẩm của Marx thực chất thừa nhận vai trò, vị
trí của tôn giáo, xem như một ý thức hệ, nhân tố “cách mạng”
Lập luận của những kẻ xem Marx là kẻ thù của tôn giáo thường viện
dẫn, thu tóm quan điểm của Marx
về tôn giáo trong câu : “tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”, dự
đoán về sự tiêu vong của tôn giáo, tiến tới Nhà nước cộng sản…. Marx viết câu
ấy vào năm 1843, lúc ông 25 tuổi, trong tác phẩm « Critique de la
Philosophie du Droit de Hegel ». Trong cùng một đoạn văn, ông cũng
nói : « Tôn giáo một mặt phản ảnh sự cùng khổ của con người, mặt khác là sự đối kháng chống
lại sự cùng khổ ấy ». Tức chính Marx thừa nhận tôn giáo cũng có thể là mầm
mống của cách mạng…
“Như đã bàn đến nhiều lần ở trên, mọi quan điểm của Marx đều phải được đăt trong bối cảnh Lịch Sử trong đó quan điểm ấy có thể áp dụng được. Marx chống lại tôn giáo ở thời ông, vì tôn giáo, vào lúc đó, đóng vai trò thành trì của các lực lượng bảo thủ, chống lại mọi sự thay đổi trong một xã hội đầy dẫy áp bức, bất công. Trên mặt triết lý, tôn giáo, theo mô hình mà Marx chứng kiến, là một hiện tượng vong thân. Con người phóng ra ngoài mình những ước vọng, sợ sệt, lý tưởng, rồi hệ thống hóa thành Thiên Chúa, để chạy theo thờ phượng (vong thân là đánh mất những gì của mình và bị những thứ ấy thống trị ngược lại). Không những thế, với Hegel, người ta còn quan niệm Lịch Sử như một con đường dẫn đến Thiên Chúa, thông qua nhà nước Đức Phổ và xã hội tư sản. Tôn giáo trở thành « nút chặn » đối với sự vận hành của Lịch Sử. Nếu chúng ta là những người Ky Tô Hữu sống ở thời Marx, rất có thể chúng ta cũng chia sẻ một số nhận định của Marx về tôn giáo ?
Ở một giai đoạn Lịch Sử khác, Marx và Engels
không ngần ngại đề cao vai trò của tôn giáo trong công cuộc đấu tranh chống bất
công xã hội. Trong « Contribution à l’Histoire du Christianisme
Primitif », Engels gọi các cộng đồng Ky Tô Giáo nguyên thủy là là những tổ
chức Xã Hội Chủ Nghĩa đầu tiên. Ông cũng nhấn mạnh đến vai trò khai phóng của
của Ky Tô Giáo trong xã hội Cổ La Mã đang trên đà rữa nát, mặc dù ước vọng về
một sự đổi mới, trên nguyên tắc, sẽ chỉ thành sự thật sau sự sụp đổ của cái thế
giới cùng khổ này, ở một « đời sau » tốt đẹp và hạnh phúc. Đến thế kỷ
16, nhà thần học Thomas Munzer quan niệm lời Chúa, Ý Chúa, không phải tìm ở bên
ngoài, mà ở trong chính nội tâm con người. Vấn đề « vong thân” trong điều
kiện đó không đặt ra nũa, và Engels gọi Munzer là « đấng Tiên Tri của Cách
Mạng ». Vì Ánh Sáng của Thiên Chúa soi chiếu nội tâm của mỗi người, giàu
cũng như nghèo, quý phái cũng như cùng đinh, nên Thần Học của Munzer đưa đến
bình đẳng, chống áp bức, bất công. Khi tham gia một cuộc nổi dậy của nông dân,
ông viết trên lá cờ hiệu hàng chữ sau : « Lạy Chúa, xin hãy ủng hộ
Công Lý của Ngài ». Engels cho rằng « Nước Chúa, đối với Munzer, là
một xã hội không có giai cấp, không có tư hữu, và không có Nhà Nước ». Thử
hỏi có bao nhiêu người Công Giáo thành thực nghĩ rằng Nước Chúa là một xã hội
giai cấp, tư hữu, cai trị bởi một guồng máy Nhà Nước ?
Marx và Engels cũng thừa nhận ảnh hưởng của
Joachim de Flore, một tu sĩ sống ở thế kỷ 12, trên Xã Hội Chủ Nghĩa. Lý thuyết
của ông này dựa trên sách « Apocalypse», tức quyển sách cuối cùng của
Thánh Kinh Tân Ước. Joachim de Flore cho rằng giai đoạn một ngàn năm được nói
đến trong Apocalypse, trong đó Đức Ky Tô sẽ trở lại ngự trị trên thế giới,
chính là một sứ điệp hy vọng, một Tin Mừng theo nghĩa gốc của chữ Evangile
(evagellion tiếng Hy Lạp là tin mừng). Đó cũng là một thôi thúc đấu tranh, liền
trong hiện tại, cho sự hình thành của Nước Chúa, với Tình Yêu ngự trị trên mọi
tương quan xã hội. Tư tưởng này đem tương lai vào hiện tại, và, như học thuyết
Marx, nó có khả năng làm quay lại bánh xe Lịch Sử bị bế tắc. Thần học của người
tu sĩ Joachim de Flore đã ảnh hưởng trên những nhà cách mạng sau đó, từ Jan
Hus, qua Thomas Munzer, đến Marx và Engels.
Trước tính áp bức bất công của Nhà Nước Đức Phổ,
gắn liền với Ky Tô Giáo ở thời ông, Marx nói trong «la Question
Juive » : « Nhà Nước tự nhận là Ky Tô Giáo thật ra chỉ là sự phủ
nhận Ky Tô Giáo của Nhà Nước ấy, và hoàn toàn không phải là sự thể hiện của Ky
Tô Giáo trong chính trị ». Ông chủ trương đạt đến một xã hội trong đó
« nền móng không
phải là Ky Tô Giáo, mà là nền tảng nhân bản của Ky Tô Giáo » (5).
Ngày nay, tôn giáo, đặc biệt là Ky Tô Giáo,
trong đại đa số trường hợp, không còn là công cụ của áp bức nữa, mà ngược lại,
thường đứng về phía kẻ bị áp bức. Những chính quyền đàn áp tôn giáo đều là
những chính quyền bảo thủ và ở nhiều nơi trên thế giới, tôn giáo chính là niềm
hy vọng chủ yếu, nếu không phải là duy nhất, trong việc chuyển đổi những thể
chế tệ hại, tham nhũng, bất công, bóc lột …
Đức Gioan Phao Lồ đệ nhị nói, năm 1995 :
« Tư Bản phải phục vụ cho lao động, không phải lao động phục vụ cho Tư
Bản », tóm lược những ý tưởng đã được Ngài đề ra trong Sứ Điệp Centesimus
Annus (1991), đưa đến nhận xét khôi hài của Benoit Duquesne : « Đức Gioan
Phao Lồ đệ nhị là người Marxiste cuối cùng !» (6).”
Thêm nữa một nghiên cứu về những đóng góp của Marx – Angghen
với vấn đề xã hội hóa tôn giáo, tác giả chỉ ra rằng, Marx đánh giá cao vai trò
của tôn giáo trong lịch sử phát triển của xã hội:
“Trong khi vẫn đứng trong khuôn khổ phân tích cái sơ đồ hạ tầng
cơ sở – thượng tầng kiến trúc, Marx và Engels nêu lên một vài sự tương đồng giữa
chủ nghĩa tư bản và Kitô giáo đặc biệt là dưới hình thức Tin Lành của tôn giáo
này. Xã hội tư bản ” tìm thấy trong Kitô giáo, cùng với sự tôn thờ con người trừu
tượng và nhất là ở các tiêu thức tư sản như Tin Lành, thần luận, v.v… một sự bổ
túc tôn giáo thích hợp nhất” Người ta nhận thấy rằng khá lâu trước Weber,
Marx đã chỉ ra một sự liên hệ nào đó giữa chủ nghĩa tư bản và Tin Lành. được
coi như “một tôn giáo tư sản”. Theo ông cái “Kỉ nguyên tư sản chỉ bắt đầu từ thế
kỉ XVI”. Cuộc cải cách Tin Lành và sự tước đoạt các tài sản của các Giáo
hội mà nó tiến hành đã đem lại cho nước Anh một sự kích thích mới “cho sự tước
đoạt mạnh mẽ tài sản của dân chúng ở thế kỉ XVI”
Trong bài viết “Những huyền thoại về cộng sản và vô thần” của Jim Walker, ông đã lập luận: Chỉ có “sự chống Cộng cuồng loạn của Mỹ, những kẻ cuồng tín cực hữu đã cấy vào đầu dân chúng ý tưởng Cộng sản có nghĩa là vô tôn giáo và chủ trương vô thần. Ngày nay, cái huyền thoại này vẫn còn tồn tại trong đầu óc của những chính trị gia và nhà tôn giáo bảo thủ. Tuy nhiên, trong bản Cương Lĩnh của Đảng Cộng sản và trong Hiến Pháp của Liên Bang Sô Viết, không hề nói đến vô thần bất cứ ở chỗ nào. Liên bang Sô Viết cũng không tiêu diệt tôn giáo. Trái lại, không có chỗ nào trong chủ nghĩa Cộng sản cấm không cho phép tôn giáo thực hành. Cần phải để ý đến sự kiện là Bản Cương Lĩnh của Đảng Cộng Sản so sánh Ki Tô Giáo với chủ nghĩa xã hội [Noteworthy appears the fact that the Manifesto of the Communist Party compares Christianity with socialism] như sau:
Không có gì dễ dàng hơn là chủ nghĩa tu
khổ hạnh của Ki Tô Giáo có một màu sắc xã hội. Có phải là Ki Tô Giáo đã
phủ nhận tài sản cá nhân, phủ nhận hôn phối, phủ nhận quốc gia? Có phải là thay
vì đó Ki Tô Giáo đã rao giảng về sự nghèo khổ và từ thiện, chủ nghĩa độc thân
và hành xác, đời sống trong tu viện và Giáo hội mẹ. Chủ nghĩa xã hội của Ki Tô
Giáo không gì khác là “nước thánh” mà các linh mục hiến dâng cho những trái tim
đau khổ của giới quý tộc.
Điều khoản 34 trong bản Hiến Pháp năm
1977 của Liên Bang Sô Viết Xã Hội Cộng Hòa viết:
Công dân của Liên
Bang Sô Viết thì bình đẳng trước pháp luật, bất kể sự khác biệt về nguồn gốc,
tình trạng xã hội và tư hữu, giới tính, trình độ học vấn, ngôn ngữ, thái độ đối
với tôn giáo, nghề nghiệp, nơi ở, và các tình trạng như địa vị, thân thế v…v…
Chủ nghĩa Cộng sản là một hệ thống niềm
tín (beliefs system) về kinh tế và chính trị xã hội, đặt căn bản trên sở hữu
cộng đồng thay vì tư nhân. Chủ nghĩa này không nói bất cứ điều gì để đẩy
mạnh chủ trương vô thần hay diệt trừ tôn giáo.
Tuy chắc chắn đã có những sự bạo hành
đối với nhà thờ Nga Sô vào đầu thế kỷ 20, quyền lực của Cộng sản làm như vậy là
vì những quan ngại chính trị, chứ không phải vì những lý do tôn giáo hay vô
thần. Những người Cộng sản muốn kiểm soát tất cả những nguồn tài
nguyên của quốc gia và trong những nguồn tài nguyên này thì gồm có tôn giáo
cũng như họ đã làm đối với những vấn đề như kỹ nghệ và nông nghiệp. Đó là
một trong những lý do mà Stalin đã cho Giáo hội Chính Thống Nga sống lại và
tồn tại cho đến ngày nay”
Thêm nữa, Stalin cũng sinh ra từ
một gia đình có đạo. Được nuôi dưỡng bởi người mẹ rất sùng đạo, ông ta đã
theo học trường của Giáo xứ, và sau đó vào học trường Dòng Thần học. Trong thời
gian được huấn luyện về thần học, ông ta bắt đầu có những tư tưởng về Cộng sản.
Hầu hết tính khí cũng như tính không khoan nhượng của ông ta thì phù hợp với những
giáo lý mà tôn giáo dạy trong thời đại của ông ta.
Ông viết tiếp:“Có lẽ lý do mà người ta hay nói đến nhất để kết nối chủ nghĩa vô thần với chủ nghĩa Cộng sản là từ lời phát biểu của Karl Marx:
Tôn giáo là tiếng thở dài của những tạo vật bị đàn áp, trái tim của một thế giới vô tâm, cũng như nó là tâm linh của một tình trạng vô tâm linh. Đó là thuốc phiện của con người.
Lời tuyên bố này không bắt nguồn từ triết lý Cộng sản của Marx, mà có vẻ là ông ta muốn chỉ trích triết lý về Quyền của Hegel [Hegel’s Philosophy of Right]. Lời tuyên bố trên cũng không biểu thị chủ nghĩa vô thần hay về không có mặt của Gót, mà chỉ là nhận định về tôn giáo. Chúng ta nên để ý là có nhiều người tin Gót nhưng từ chối tôn giáo và đồng ý với lời tuyên bố của Marx. Thí dụ, những cá nhân Tin Lành thuần túy cũng tin đúng như Marx.
Marx đã giải thích rõ về nhận định trên của ông:
Do đó, Nhà Nước có thể tự giải phóng (emancipated itself) ra khỏi tôn giáo ngay cả khi tuyệt đại đa số người dân vẫn còn theo tôn giáo. Và tuyệt đại đa số người dân vẫn thực hành tôn giáo trong đời tư.. Sự giải phóng của Nhà Nước ra khỏi tôn giáo không phải là sự giải phóng của con người ra khỏi tôn giáo.
[--Karl Marx (Bruno Bauer, The Jewish Question, Braunschweig, 1843)]
Nghe chẳng có vẻ gì là vô thần cả, hoàn toàn không có.
Mặt khác, người ta giải thích làm sao cái gọi là “Cộng sản vô thần” khi mà, trong các thập niên 1970, 1980, các quốc gia Cộng sản và xã hội khác, đặc biệt những quốc gia ở Nam Mỹ, lại theo Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca-tô Giáo?
Chúng ta nên để ý là, hầu hết mọi cuốn sách kết hợp Cộng sản với vô thần là từ các tổ chức tôn giáo hay các tác giả nghiện đạo (religious authors), có khuynh hướng rõ rệt là chống một hệ thống tín ngưỡng cạnh tranh . Thật vậy, Chủ nghĩa Cộng sản, ít ra là Cộng sản Nga, đã là mối đe dọa cho một số các hệ phái Ki Tô. Nhưng sự chống đối này cũng chẳng tệ hại gì hơn là lịch sử Ca-tô chống Tin Lành, của Tin Lành chống Ca-tô, của Hồi giáo chống Ki Tô Giáo hay Ki Tô Giáo chống Hồi giáo. Những tín đồ Ki Tô Giáo luôn luôn coi những kẻ thù tôn giáo của họ là tuyên truyền, lẩn tránh đối thoại, gán cho những nhãn hiệu [và những tín đồ này chính họ cũng luôn luôn thực hành như vậy], và điều này cũng áp dụng cho những luận cứ chống Cộng, vì Cộng sản cũng là một tôn giáo, thờ phụng một Gót của Nhà Nước thay vì một Gót độc tài, chỉ biết ra lệnh.
Ai có thể giải thích cụm từ “Cộng sản vô thần” mà không bao giờ nhắc tới chủ nghĩa vô thần trong đó là gì, từ đâu tới? Bất hạnh thay nhiều người vô thần cũng rơi vào cái mồi của cái huyền thoại này. Nếu Cộng sản Bôn-Xê-vít tước đi đặc quyền của các nhà thờ, chỉ bằng vào điều này thì có dính dáng gì đến chủ nghĩa vô thần? Nếu một cơn bão lốc thổi qua một thị trấn Ki Tô Giáo và phá hủy tất cả các nhà thờ trong đó, chúng ta có quy trách đó là một cơn bão lốc … vô thần không? Thật vậy, nếu Cộng sản biện minh cho tín ngưỡng của họ bằng chủ nghĩa vô thần, ở đâu mà chúng ta có thể tìn thấy những lý lẽ của họ? Thí dụ, trong những cuộc thập tự chinh, tàn sát, tòa án xử dị giáo, chúng ta có thể thấy một sự thừa thãi những lý luận thần học của các nhà thần học và tín đồ để biện minh cho những sự tàn ác trên. Nhưng đâu là những lý luận vô thần mà các bậc lãnh đạo Cộng sản dùng? Chúng ta có thể kiếm ở đâu sự luận bình của họ về vô thần? Nếu Cộng sản đúng như là những lời mà chúng ta lên án họ thì chúng ta phải kiếm được không thiếu gì những tài liệu chứng minh. Chúng ta tìm được chúng ở đâu? Tuy rằng tôi chưa đọc toàn bộ những tác phẩm của Marx và Stalin, tôi đã cố gắng và không thành công kiếm ra bất cứ chỗ nào mà họ thú nhận chủ nghĩa vô thần của họ, cũng như chẳng thấy đâu những điều họ làm sáng tỏ về triết lý của chủ nghĩa vô thần. Thật là kỳ lạ nếu chúng ta xét đến tất cả những điều lạc dẫn để kích thích tín đồ đến buồn nôn (ad nauseam) về chủ đề “Cộng sản vô thần”. Hãy tưởng tượng là một tôn giáo hữu thần mà chẳng bao giờ nói đến Gót của tôn giáo đó, chúng ta có thể thấy sự vô nghĩa của cụm từ “Cộng sản vô thần”. Vậy thì bất cứ khi nào mà có một tín đồ Ki Tô Giáo nào đó muốn bảo vệ những sự tàn ác của tôn giáo họ bằng cách so sánh với những sự tàn ác của “Cộng sản vô thần”, hãy đơn giản hỏi họ về những biện minh vô thần của Cộng sản. Tôi cho rằng họ chẳng biết là họ đã nói những gì.
Tôi cho các người một thách đố. Chắc chắn là nhà “đại vô thần Karl Marx” phải có những quan niệm về vô thần ở đâu đó, vậy các người hãy tìm ra một bài báo hay một bài tiểu luận mà Karl Marx giải thích hay viết về chủ nghĩa vô thần, hoặc là một triết lý, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng. Tốt hơn nữa là hãy kiếm ra ở đâu mà ông ta thú nhận chủ nghĩa vô thần của ông ta, dù chỉ trong một câu chữ.”
5. Bình luận về những kẻ chống “cộng sản” bằng sự xuyên tạc Marx là kẻ thù của tôn giáo, thờ quỷ Satan này, ông Trần Chung Ngọc cho nguyên nhân cốt lõi nằm ở chỗ cứu vớt sự suy tàn của một “ý thức hệ”
“Bất cứ người nào có đôi chút kiến thức
cũng phải hiểu rằng: CS là một hệ thống chính trị xã hội – kinh tế (Communism
is a socio-economic political system) trong khi Vô Thần là một lập trường đối
với các tôn giáo (thần giáo), đặc biệt là Ki Tô Giáo (Atheism is a position
taken in respect to religion, especially Western religion.), và Vô Thần đã
có từ trên 2000 năm nay, trong khi Cộng sản mới chỉ ra đời cách đây trên 100
năm.
Tại sao những người chống Cộng
lại mù quáng và thiếu hiểu biết đến độ ngày nay mà vẫn dùng cụm từ “Cộng sản vô
thần” để lên án Cộng sản? Vì họ đã bị thuốc phiện của những tôn giáo độc
thần làm tê liệt đầu óc, khiến cho họ suốt đời phải bám víu vào một vị thần
tưởng tượng do tôn giáo đó bày đặt ra, như bám víu vào một cặp nạng để lê
lết trên trường đời. Họ được dạy vô thần là chống thần của họ, cho nên
với bất cứ giá nào, họ phải chống những người “vô thần” để duy trì cặp nạng của
họ. Thật là tội nghiệp.
Kết hợp Vô Thần với Cộng Sản là
một thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc xảo quyệt mà Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt
là Ca-tô Rô-ma Giáo, dùng để gây hận thù tôn giáo, mê hoặc đám tín đồ thấp kém
mê tín và cuồng tín, trong sách lược chống Cộng trước đây. Tại
sao Ki Tô Giáo lại chống Cộng một cách điên cuồng bất kể thủ đoạn như vậy?
Thật là dễ hiểu, vì lý thuyết của Marx đã vạch trần bộ mặt thật của Ki Tô Giáo,
kết quả là đưa Ki Tô Giáo vào con đường suy thoái không có cách nào cứu
vãn. Hiện tượng này thật là rõ rệt, không những chỉ ở Âu Châu, cái nôi
của Ki Tô Giáo, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Bắc Mỹ. Học giả
Công giáo Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The
Final Superstition, Prometheus Books, New York, 1994): “Căn nguyên sự
thù ghét Cộng Sản của giáo hội Ca-tô là vì giáo hội ý thức được rằng Cộng Sản,
về ảnh hưởng, là một địch thủ tôn giáo.” [The
root of the (Catholic) Church’s antipathy toward Communism is its realization
that Communism is, in effect, a rival religion].
Ca-tô Rô-magiáo đã dùng mọi thủ đoạn,
khai thác sự cuồng tín và mê muội của tín đồ, gây căm thù trong đầu óc họ đối
với Cộng sản mà Ki Tô giáo gán cho hai chữ Vô Thần, hàm ý Cộng sản chống Thần
của Ki Tô Giáo. Cùng một sách lược, trước sự phát triển của Phật Giáo ở Tây
phương, giáo hoàng John Paul II đã viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng
trong đó ông ta phê bình: “Phật giáo đại để là một hệ thống “vô thần””
(Buddhism is in large measure an “atheistic” system). Câu viết tối tăm lắt
léo này chỉ có mục đích đồng nhất hóa “vô thần” của Cộng Sản với “vô
thần” của Phật Giáo để giữ đám tín đồ đừng đi theo Phật Giáo.
Vì không hiểu rõ chủ trương vô
thần của Marx cũng như bản chất của vô thần cho nên ngày nay vẫn còn có những
người cuồng tín, kể cả những người gọi là trí thức Ca-tô hay Tin Lành, và cả
một số trí thức Phật Giáo thiếu trí tuệ, vẫn tiếp tục kết hợp Cộng sản với Vô
Thần, làm như Vô Thần là một trọng tội xấu xa cần phải diệt trừ. Họ không
đủ kiến thức để hiểu rằng, khi họ kết hợp Cộng Sản với Vô Thần là họ đang thực
sự tôn vinh Cộng Sản.
Trên thực tế, Vô Thần là kết quả
tiến bộ trí thức của con người, như Frank E. Tate đã tuyên bố như sau:
“Suốt cuộc đời tôi, tôi
đã tiến bộ từ một người sùng tín đến một người theo thuyết “bất khả tri” và bây
giờ là một người vô thần. Tôi dùng từ “tiến bộ” vì tôi tin rằng đó
thực sự là một sự tiến bộ, tiến từ sự chấp nhận mù quáng vào một huyền thoại
phi lý đã lỗi thời đến sự nghi ngờ và sau cùng đến sự từ bỏ và không còn tin
nữa.
Chính cái huyền thoại
đó – cuốn Thánh kinh Do Thái – Ki Tô – là một cuốn ghi chép kinh hoàng về những
cuộc đổ máu, dâm dật, và cuồng tín không đếm xỉa gì đến đời sống và sự an sinh
của những người nào không bày tỏ niềm tin mù quáng của mình vào những
giới luật được trình bày qua những lời lẽ mâu thuẫn và không thể nào xảy ra
được”
(During
my lifetime I have progressed from being a “believer,” to being an agnostic and
now an atheist. I use the word “progress” because I believe it to be true
progress to go from blind acceptance of an outdated illogical mythology to
doubt and finally to denial and disbelief...
The myth
itself – the Judeo-Christian Bible – is a shocking account of bloodshed, lust,
and bigoted disregard for the lives and well-being of all peoples who do not
profess a blind belief in the precepts presented in such impossible and
contradictory terms.)
John Cornwell, một tín đồ Ca-tô
Giáo và cũng là một chuyên gia về Ca-tô Rô-maGiáo và Vatican, tác giả 2 cuốn
sách nổi tiếng về Vatican: A Thief in the Night và Hitler’s Pope,
đã viết một tác phẩm khác về Ca-tô Rô-maGiáo nhan đề Từ Bỏ Đức Tin: Giáo
Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Ca-tô Giáo (Breaking Faith: The Pope, The
People, and The Fate of Catholicism), xuất bản năm 2001, trong đó
chương đầu viết về Một Thời Đại Đen Tối Của Ca-tô Giáo (A
Catholic Dark Age).
Trong chương này, tác giả John Cornwell
đưa ra tình trạng suy thoái trầm trọng của Ca-tô giáo ở khắp nơi trên thế
giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ, và Pháp. Số tín đồ mang con đi làm lễ rửa
tội giảm sút, vì ngày nay người ta nhận thức được rằng chẳng làm gì có tội ở
đâu mà phải đi rửa; đám cưới tổ chức không cần đến linh mục, vì hôn
phối có thể hợp thức hóa ngoài nhà thờ và bí tích hôn phối đã mất hết ý nghĩa;
giới trẻ không buồn đến nhà thờ, vì chẳng thấy gì hấp dẫn trong những lời giảng
đi ngược thời gian của các linh mục; số từ bỏ đức tin gia tăng, vì người ta
không còn chịu chấp nhận một đức tin mù quáng; từ 1958 đến nay, số vào nghề
linh mục giảm đi 2/3 v..v.. Tình trạng ở Châu Âu, trước đây là cái nôi
của Công giáo, thật là thê thảm.
Ở Tây Âu (Western Europe), từ 30
đến 50% các giáo xứ không có linh mục. Ở Ý, 90% theo Công giáo nhưng chỉ
có 25% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, giảm 10% kể từ đầu thập niên 1980, số người
vào học trường Dòng giảm một nửa. Ở Ái Nhĩ Lan (Ireland), xứ Công giáo,
số người cảm thấy mình được ơn kêu gọi tụt xuống từ 750 năm 1970 còn 91 năm
1999, số linh mục được tấn phong từ 259 xuống 43 trong cùng thời gian.
Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng
các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Thiên Chúa
không hề hiện hữu” (At a special synod in 1999, the bishops of Europe
declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though
God did not exist”.) Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn.
7000 tín đồ mới có một linh mục. Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ
nhật. Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có
khoảng sáu trăm ngàn tín đồ bỏ đạo (according to the National Conference
of Brazilian Bishops, some 600000 Catholics leave the Church each year.)
Và chính Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI cũng đã nhiều lần thú nhận: “Âu
Châu ngày nay sống như là không biết đến Gót và cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi
của Giê-su”
Âu Châu và nhiều nơi khác trên
thế giới đã trở thành “vô thần”. Cho nên, ngày nay từ “Cộng sản vô thần”
chẳng nói lên được điều gì ngoài phản ánh sự đần độn của đám người cuồng tín,
không theo kịp đà tiến hóa và sự tiến bộ trí thức của nhân loại.
Võ Khánh Linh (tổng hợp)