Monday, March 26, 2018

MÙA GIẢI THƯỞNG CỦA CÁC TRÍ THỨC ZÂN CHỦ HAY CHIA TIỀN CHO "NGƯỜI NHÀ"

Cuối tháng 3 nắng nóng, đó chính là mùa giải thưởng của các trí thức zân chủ. Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, các trí thức zân chủ bày ra hai giải thưởng lớn: Một là giải thưởng Phan Chu Trinh, hai là giải thưởng Văn Việt. Mọi năm, hai giải này chặn đầu chặn cuối tháng 3, nhưng năm nay, hai giải này gối nhau liên tiếp trong hai ngày 24 và 25 tháng 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cả 2 buổi trao giải này, người ta đều thấy những gương mặt quen thuộc của  “Nhóm Kiến nghị 72” như Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Dzũng…v…v…

Giải thưởng Phan Chu Trinh năm nay có chất lượng khá hơn những năm ngoái nhưng vẫn chỉ gói gọn trong phe cánh của nhóm trí thức 72. Dịch giả Nguyễn Tùng (giải dịch thuật) và nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng (giải nghiên cứu) là hai cây bút quen thuộc của NXB Tri Thức, đầu nậu giúp các trí thức chống đối này có vị trí chính thống hiện nay. Nên nhớ, ông Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức đồng thời cũng là BTC giải thưởng Phan Chu Trinh. Giám đốc của NXB Tri Thức lại đi trao giải cho các CTV thân thiết của NXB Tri Thức ở một giải thưởng tự PR mình là độc lập và công tâm, rõ là trò nực cười, chẳng khác nào “mèo khen mèo dài đuôi”. Lố bịch hơn hết là giải thưởng trao cho Dương Thụ về những đóng góp thúc đẩy văn hóa giáo dục. Ai cũng biết Dương Thụ tổ chức 2 quán café Salon Café thứ 7 ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tại đây, các trí thức zân chủ thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, vừa để tuyên truyền, vừa để PR cho nhau. Dương Thụ cũng đặc biệt thân thiết với Chu Hảo và thường xuyên mời Chu Hảo làm MC tại Salon Café Thứ Bảy. Như vậy, giải thưởng Phan Chu Trinh đã trở thành một hình thức chia tiền cho “người nhà” của NXB Tri Thức mà đại diện là GS Chu Hảo.
Tương tự như giải thưởng Phan Chu Trinh, giải thưởng Văn Việt cũng là một hình thức chia tiền cho “người nhà”. Giải Văn Việt thực sự không phải để trao tặng các cây bút xuất sắc trong lĩnh vực văn học mà là cách để Nguyên Ngọc và Hoàng Hưng kết nối với một số đối tượng quan trọng hoặc tệ hơn, chia tiền cho phe cánh của mình. Trong 2 mùa giải năm 2016, 2017, cộng đồng mạng đã phàn nàn về tính chất “chia giải” này trong cách chấm giải và trao giải của Văn Việt. Năm nay, Văn Việt vẫn tiếp tục chiến lược của mình và móc nối đến các thế lực phức tạp hơn. Cụ thể là nhà thơ trẻ Phapxa Chan, đệ tử chân truyền của Thích Nhất Hạnh, giáo chủ của tổ chức chống đối chính quyền núp danh Phật giáo Làng Mai và nhân vật chủ chốt trong giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Ngoài ra, giải thưởng còn được trao cho Phạm Nguyên Trường, một dịch giả thân thiết với NXB Tri Thức và thường xuyên có các phát ngôn chửi bới chính quyền trên facbeook cá nhân. Các giải thưởng khác cũng được trao cho hai cây bút có xu hướng tương tự thường xuyên đăng bài trên Văn Việt. Tóm lại, nếu không chống đối chính quyền hay tỏ ra bất mãn với thời cuộc, không có mối quan hệ thân thiết với Nguyên Ngọc hay Hoàng Hưng thì đừng mong có được giải thưởng. Bởi vì giải thưởng này không phải để tôn vinh các tác phẩm hay, cũng không vì lợi ích của một nền văn học nước nhà, mà là vì lợi ích trong phe cánh của nhóm trí thức 72.
Điều đáng lo ngại là hai giải thưởng này vẫn đang chễm chệ tổ chức công khai ở các địa điểm lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những khoản tiền lớn vẫn được rót vào đều đặn hàng năm, cả có nguồn gốc và không có nguồn gốc, bất chấp những bất minh trong cách làm việc của BTC và Ban giám khảo. Người đọc nghe thấy tác phẩm được giải đều cảm thấy ấn tượng và vội vã tin theo. Như thế, hai giải thưởng này không phải chỉ đơn thuần là chia tiền mà còn là một hình thức PR cho các trí thức zân chủ.

 Võ Khánh Linh

No comments:

Post a Comment