Nhìn trên facebook và các bài trả lời phỏng vấn đài
báo nước ngoài của ông Nguyễn Quang A trong thời gian gần đây, bất cứ ai thấy
rõ rằng, ông ta đang điên cuồng chống phá bằng mọi giá cuộc chiến chống tham
nhũng, không cần biết lợi ích dân tộc
hay đất nước như thế nào.
Các stt trên facebook của ông này chia sẻ bài viết của
đồng bọn hay báo chí đưa tin về diễn biến cuộc chiến chống tham nhũng đều nhằm
mục đích tấn công, bôi nhọ nỗ lực của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và
ĐCSVN. Thể hiện rõ nhất là ông ta luôn “cay cú” từ khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt
về cho đến phiên tòa xét xử, luôn chầu chực diễn biến phiên tòa rửa nhục của Đức
trên tờ báo chống cộng Thoibao.de để có cớ mạt sát, thóa mạ ông Tổng Bí thư cho
đã cơn cuồng cay cú bệnh hoạn (1,2). Rồi bất kể “bức xúc” gì xảy ra trong xã hội,
Nguyễn Quang A đều lấy đó làm cái cớ để xuyên tạc bản chất chế độ và xúc phạm,
xem đó là “lỗi”, “trách nhiệm” của ông Tổng Bí thư, tiêu biểu như chuyện một
nhóm thương binh bức xúc nào đó kéo đến nhà Nguyễn Lân Thắng (3,4), một bức
tranh tuyên truyền bị đám rận photoshop (5) ..hay một quan chức trọng diện “tình
nghi” (6) nhằm đánh đồng với bản chất chế độ, xuyên tạc, đánh tráo bản chất cuộc
chiến chống tham nhũng.
Mới đây, ngày 2/8/2018 trên đài BBC
tiếng Việt (7), Nguyễn Quang A và Phạm Chí Dũng, Trần Quốc Thuận cùng “thảo luận”
xuyên tạc chiến dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không nhằm chống tham
nhũng, mà chỉ là một “vở kịch” để “triệt hạ các phe phái khác” trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam. Số này đưa ra một số căn cứ biện hộ
cho quan
điểm của mình, như viện lời Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đã
nói rằng chiến dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ yếu xoay quanh việc
“chống tham nhũng thời kỳ trước” – tức thời mà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
còn đang đương chức, theo cách hiểu của Phạm Chí Dũng; vu cáo cho rằng trong chiến dịch chống
tham nhũng, những người được cho là “thân” ông Nguyễn Tấn Dũng, như ông Đinh La
Thăng, bị xử rất nặng, trong khi các ông Huỳnh Đức Thơ, Tất Thành Cang, Trương
Minh Tuấn, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân… chưa bị truy tố, dù đã có nhiều dấu hiệu
sai phạm; và chiến dịch chống tham nhũng có hai “giai đoạn chùng xuống một cách bất ngờ”,
là 4 tháng sau Hội nghị Trung ương 5 vào tháng 06/2017, và khoảng thời gian trước
Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 05/2018. Nguyễn Quang A lý giải rằng trong hai
“giai đoạn chùng xuống” vừa nêu, “thế quyền lực” giữa “các phe” trong Đảng chưa
“ngã ngũ”, nên không có quan chức nào bị truy tố.
Sau đó trong cuộc trả lời phỏng vấn
đài VOA ngày 07/08 (8), Nguyễn Quang A xuyên tạc việc mở chương trình học đào tạo
cử nhân chuyên ngành chống tham nhũng tại Đại học Quốc gia Hà Nội là không cần
thiết, chỉ gây lãng phí, vì chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng chỉ nhằm mục đích “thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản”,
chứ không nhằm mục đích chống tham nhũng. Có thể nói, Nguyễn Quang A bất chấp “nhu
cầu thực tế” cần đào tạo lớp người có chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ nhận diện,
điều tra, phòng ngừa, xử lý loại tội phạm tham nhũng là có thực, là đòi hỏi cấp
bách và được giới trí thức tâm huyết xây dựng kỹ lưỡng. Bởi chính trong ngày 07/08,
tiến sĩ Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát
triển Xã hội) nói với VOA rằng Trung Quốc đã có chương trình đào tạo thạc sĩ chống
tham nhũng từ năm 2011, và Việt Nam đáng lẽ nên triển khai chương trình này sớm
hơn. Bà Hồng cũng nói rằng chương trình này “là kết quả của tâm huyết, nhiều nỗ
lực, thậm chí là sự khổ công của nhiều người tại Khoa Luật ĐHQG Hà Nội”.
Có thể thấy rõ động
cơ điên cuồng chống phá chiến dịch chống tham nhũng và luôn tìm cớ bôi nhọ ông
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy, Nguyễn Quang A thực chất muốn chống chế
độ trong sự bất lực nên cay cú và tìm cớ tuyên truyền phá hoại. Mục đích của
ông A không ngoài nuôi dưỡng hy vọng tgacs động quần chúng
tin rằng nghị trường chỉ là chuyện đấu đá để tranh giành quyền lực, quyền lợi của
phe phái, cá nhân; từ đó mất niềm tin vào chiến dịch chống tham nhũng do Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, và vào khả năng tự cải thiện của hệ thống
chính trị, để khiến quần chúng mất niềm tin vào chế độ.
Võ Khánh Linh