Sunday, April 21, 2019

Khi giới “dân chửi” mượn chuyện chống quấy dối tình dục để chống Nhà nước, và chống… nhau



Trong tuần đầu tiên của tháng 04/2019, nhân việc ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, có hành vi sàm sỡ bé gái 9 tuổi trong thang máy của một chung cư, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã lợi dụng vụ việc để công kích Nhà nước, đồng thời phục hồi phong trào ký tên đòi sửa các luật liên quan đến tội quấy rối tình dục, mà nhóm Hate Change phát động từ tháng 3. Gần 1 tuần sau sự kiện, một phần dư luận bắt đầu lo ngại trước những phương thức phản đối cực đoan, phạm pháp vừa nảy sinh – như xịt sơn, ném phân, chụp ảnh check-in trước cửa nhà ông Linh, hoặc chửi bới gia đình bé gái vì họ không khởi kiện. Do yếu tố mới này, trong tuần qua, những nhóm người khai thác sự kiện bắt đầu phân hóa thành 2 khuynh hướng khác nhau, nhưng không hẳn là đối lập nhau. Một bên là khuynh hướng ôn hòa, ưu tiên vận động sửa luật, mà nhóm Hate Change đại diện; còn bên kia là khuynh hướng cực đoan, ưu tiên công kích Nhà nước, quy tụ hầu hết giới chống đối.

Cụ thể, phần dư luận phi chính thống chọn khuynh hướng ôn hòa đang đưa ra 2 thông điệp.
Trong thông điệp thứ nhất, họ kêu gọi quần chúng “tập trung vào vấn đề thay đổi luật”, thay vì bị phân tán vào những phương thức phản đối mang tính “bạo lực”, thiếu “ôn hòa và văn minh”. Để phản bác những bài viết chửi bới gia đình nạn nhân, họ đặt câu hỏi: “Bạn đang đấu tranh cho nạn nhân hay cho lý tưởng vận động của bạn?”.
Trong thông điệp thứ hai, họ tuyên bố rằng các hoạt động “đấu tranh”, “đòi hỏi” của họ đã tạo ra thay đổi cụ thể, khi vào ngày 08/04, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra văn bản chỉ đạo việc tổng hợp và xây dựng báo cáo công tác xét xử các vụ án xâm hại tình dục.
Trong khi đó, phần dư luận cực đoan, ưu tiên công kích Nhà nước lại đang sử dụng 3 thông điệp khác.
Thứ nhất, họ tung tin rằng qua việc ông Nguyễn Hữu Linh chưa bị khởi tố, có thể thấy Nhà nước đang tìm cách “làm chìm xuồng” vụ việc để “bao che” cho ông Linh. Đặc biệt, một người dùng Facebook chưa rõ danh tính đã tung tin đồn rằng ngay sau khi vụ quấy rối xảy ra, ông Linh đã tìm sự “bao che” của chủ đầu tư Novaland, và trả 7 triệu VNĐ cho mẹ cháu bé để lấp liếm vụ việc. Tin đồn cũng khẳng định rằng người bảo vệ trực camera của chung cư đã “tuồn video ra ngoài”, do “không được đồng nào”. Người tung tin tuyên bố rằng nhân sự của Viện Kiểm sát Đà Nẵng đã nói với anh ta những chuyện này khi “đi nhậu”.
Thứ hai, dựa trên thông tin sai sự thật rằng Nhà nước đang tìm cách “làm chìm xuồng” vụ việc, và rằng hầu hết hung thủ “ấu dâm” ở Việt Nam là cán bộ, Đảng viên; họ tuyên truyền rằng vụ Nguyễn Hữu Linh cho thấy Nhà nước Việt Nam đang chống lại, thay vì bảo vệ, công lý và người dân. Từ đó, họ tự biện hộ rằng đám đông có quyền dùng hành vi và ngôn từ bạo lực để thể hiện sự “đau đớn” và “phẫn nộ”, và để “thực thi công lý” thay cho Nhà nước. Đồng thời, họ tìm cách lèo lái dư luận, chuyển từ chuyện “chống quấy rối tình dục” sang chuyện chống Nhà nước Việt Nam.
Thứ ba, nhân việc một số trí thức phản đối hành vi phá hoại, chửi bới của đám đông cực đoan, cánh Phạm Đoan Trang đã đẩy mạnh chiến dịch công kích cánh trí thức bất mãn của Chu Hảo, mà họ phát động từ cuối tháng 2, khi Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh giải thể. Chẳng hạn, Nguyễn Hồ Nhật Thành viết rằng thay vì “đứng trên đám đông để phán xét đám đông”, trí thức phải là những người “hòa vào đám đông để thấu hiểu”, “có mặt trong mọi ngóc ngách của xã hội, đau cái đau của đồng loại và cất lên tiếng nói của những nhóm người yếu thế”… Qua cách viết của Thành, có thể thấy cánh Phạm Đoan Trang đang muốn định nghĩa lại khái niệm “trí thức”, sao cho khớp với hình ảnh của mình.
Hiện chưa có xung đột công khai giữa Hate Change và các nhóm chống đối cực đoan, bất kể khác biệt về khẩu hiệu và chiến thuật giữa hai phía.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 3 nhận xét.
Thứ nhất, không có bằng chứng nào cho thấy Nhà nước đang định “cho chìm xuồng” vụ Nguyễn Hữu Linh, như giới “dân chửi” tuyên truyền. Ngược lại, báo chí chính thống đang khai thác vụ việc này một cách rất nhiệt tình, và nhiều cơ quan Nhà nước đang phản ứng thuận theo quan điểm của dư luận. Cụ thể, riêng trong tuần qua, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã đề nghị TAND Tối cao sớm có quy định cụ thể trong xét xử tội dâm ô; TAND Tối cao đã ra văn bản chỉ đạo việc tổng hợp và xây dựng báo cáo công tác xét xử các vụ án xâm hại tình dục; trong khi Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ phát biểu rằng hành vi dâm ô của ông Nguyễn Hữu Linh “khá rõ ràng”, “phải khởi tố để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”.
Thứ hai, để lèo lái dư luận, chuyển từ chuyên “chống quấy rối tình dục” sang chuyện chống chế độ, giới “dân chửi” đang liên tục tuyên truyền sai sự thật, vi phạm pháp luật và chửi bới gia đình nạn nhân. Qua những biểu hiện xấu xí này, có thể thấy họ chỉ hành động vì mục đích lật đổ chế độ, chứ không hề quan tâm đến sự thật, công lý hay quyền lợi của nạn nhân, đúng như lời nhóm Hate Change nhận xét.
Thứ ba, nếu cánh Đoan Trang chỉ công kích cánh trí thức bất mãn của Chu Hảo, chúng tôi có thể nhìn nhận rằng hai nhóm này đang tranh giành tầm ảnh hưởng với nhau. Nhưng khi cánh Đoan Trang đi xa đến mức cố định nghĩa lại khái niệm “trí thức”, như Nguyễn Hồ Nhật Thành đang làm, chúng tôi buộc phải nghĩ rằng thực ra họ đang ghen tị với những người mang danh trí thức. Cách hành xử của họ đã chứng thực một bài viết được đăng trên trang Hoàng Thị Nhật Lệ cách đây chưa lâu:
Cả từ “trí” trong tiếng Hán lẫn từ “intellectualis” trong tiếng Latin đều có nghĩa gốc là “hiểu biết”. Như vậy, “trí thức” là người có hiểu biết, chứ không phải là người đồng cảm với đám đông, hành xử thuận theo đám đông. Nếu thiền sư selfie Nguyễn Hồ Nhật Thành muốn hòa vào đám đông, xin cứ việc làm vậy, miễn đừng kéo “hiểu biết” xuống ngang tầm với mình.
Võ Khánh Linh

No comments:

Post a Comment