Thursday, March 5, 2020

Điểm tin lề trái số 77: Toàn cảnh chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi


 

Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 77, soạn vào ngày Chủ nhật, 19/01/2020. Bản tin tuần này sẽ xoay quanh các phát ngôn tổng kết năm 2019, dự báo năm 2020 của giới hoạt động; đồng thời đi sâu tìm hiểu các lực lượng đã tạo ra các chiến dịch vận động chính sách chống những hoạt động kinh doanh rượu bia và nhiệt điện.



Chủ đề số 1:
Đoan Trang nhìn thập niên vừa qua như thế nào?

Ngày 30/12/2019, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long đã viết một bài trên trang Luật khoa Tạp chí do họ quản lý, để “nhìn lại và đánh giá những sự kiện, biến động và khuynh hướng lớn nhất của nền chính trị ở Việt Nam” trong 1 thập kỷ vừa qua.

Trong bài, họ đã liệt kê 9 khuynh hướng, bao gồm:


Khuynh hướng
Diễn giải của Luật khoa Tạp chí
1. Sự nổi lên của xã hội dân sự
Từ 2010 trở về trước, xã hội dân sự là một khái niệm xa lạ và nhạy cảm, các NGO chỉ “mang tính chất phụ họa và tư vấn cho chính quyền”. Sau khi Nhật ký Yêu nước phát động biểu tình năm 2011, xã hội dân sự mới đủ sức “trực tiếp huy động quần chúng gây sức ép buộc chính quyền phải thay đổi thái độ, hành vi và thể chế”.
2. Môi trường suy thoái theo cấp số nhân
Nhà nước đưa ra một loạt các chủ trương lớn và dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến hơn 71 nghìn người chết vì ô nhiễm mỗi năm. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ họp kín, trấn an dư luận và đàn áp các “nhà hoạt động môi trường”, không có giải pháp chống ô nhiễm.
3. Cưỡng chế đất trên diện rộng
Nhà nước lợi dụng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để cướp đất của nông dân, giao cho các “tập đoàn đỏ” “để đổi lấy sự trung thành với chế độ”. Dù vấn đề này đã tồn tại từ lâu, sự xuất hiện của mạng xã hội khiến nó “được phơi bày ở một quy mô lớn chưa từng thấy”.
4. Các tập đoàn ‘tư bản đỏ’ lũng đoạn chính trị
“Các tập đoàn, công ty lớn đang nổi lên, trở thành những thế lực hùng mạnh có đủ khả năng lũng đoạn cả nền kinh tế lẫn chính trị Việt Nam”; thông qua việc “sử dụng chính guồng máy chính sách làm công cụ phục vụ cho mình” và “thao túng truyền thông, cả báo chí chính thống lẫn mạng xã hội”. “Nền chính trị Việt Nam đã chính thức bước vào chế độ tài phiệt (plutocracy)”.
5. Hình hài mới của các cuộc tranh giành quyền lực
Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không bao gồm những cải cách thể chế giúp ngăn chặn tham nhũng một cách lâu dài, mà thực ra chỉ là “đấu đá quyền lực trong Đảng”. Thay vì chỉ “dàn xếp về mặt chính trị với nhau” như trước đây, các “phe” bắt đầu gia tăng “xu hướng xử lý về mặt pháp lý”, với các bản án trải từ án tù cho đến tử hình.
6. Chính trị xoay vần theo các hiệp định thương mại
Quá trình đàm phán, ký kết 2 hiệp định thương mại TPP và EVFTA đã “chi phối chính trị Việt Nam gần như cả thập kỷ qua”, giúp các nhóm hoạt động có cơ hội kêu gọi Mỹ, EU gây sức ép lên Việt Nam trong “hàng loạt vấn đề nhân quyền gai góc”.
7. Tranh chấp chủ quyền và chính sách ‘đu dây’ trong đối nội, đối ngoại
Đáp lại chiến lược lấn chiếm theo kiểu “tằm ăn dâu” của Trung Quốc, Nhà nước Việt Nam chỉ dùng chính sách “4 Không”, “đu dây” và đàn áp biểu tình. Các chính sách này cho thấy Nhà nước Việt Nam không có cả quyết tâm giữ nước, sự minh bạch lẫn sự dân chủ.
8. Mạng xã hội trở thành cuộc sống
Nhờ mạng xã hội, lần đầu tiên mọi người dân Việt Nam đều có năng lực để xuất bản và thảo luận, vận động chính trị; trong khi mọi quan chức Việt Nam đều có thể bị tố cáo sai phạm. “Mạng xã hội, nhất là Facebook, đã trở thành ‘mặt trận truyền thông’, là nơi đảng Cộng sản và các xu hướng chính trị đối lập cạnh tranh để gia tăng ảnh hưởng, thu hút quần chúng. (…) Không chỉ là mặt trận, mạng xã hội đã thực trở thành cuộc sống của người Việt Nam”.
9. Cuộc đào thoát khỏi quê hương
Người Việt Nam tìm mọi cách để bỏ sang nước ngoài sống. Điều đó cho thấy Việt Nam không phải là nơi đáng sống, nước Việt Nam đứng trước nguy cơ tồn vong.

Chín “khuynh hướng” vừa kể đã được Luật khoa Tạp chí liệt kê, sắp xếp một cách khá tùy hứng, lộn xộn. Để dễ cảm nhận hơn, ta có thể phân loại chúng thành 3 nhóm:

Nhóm
Khuynh hướng số
Từ khóa
Các thay đổi về công nghệ và cấu trúc xã hội mang đến sức mạnh cho phong trào dân chủ
1, 6, 8,
Mạng xã hội, Xã hội Dân sự, Hiệp ước thương mại với Âu – Mỹ,
Các thay đổi về công nghệ và cấu trúc xã hội gây suy yếu cho chế độ
4, 5,
Chế độ Tài phiệt, Đấu đá quyền lực trong Đảng,
Các chủ đề để công kích chế độ
2, 3, 7, 9.
Trung Quốc, Sở hữu Đất đai, Ô nhiễm Môi trường, Xuất cư.
 
Sau khi xem xét 2 bảng trên và nội dung bài viết, chúng tôi xin đưa ra 3 nhận xét.

Thứ nhất, về bản chất, những gì Luật khoa Tạp chí trình bày không phải là 9 khuynh hướng nổi bật của chính trị Việt Nam trong 10 năm vừa qua. Chúng chỉ là 9 chủ đề tuyên truyền nổi bật của dư luận chống Cộng Việt Nam trong riêng năm 2019. Chẳng hạn, chúng không bao gồm những khuynh hướng chính trị, xã hội quan trọng mà dư luận chống Cộng không quan tâm – như sự phục hồi của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, việc cải cách hành chính theo hướng tinh giản, hoặc việc kêu gọi theo đuổi mô hình “Nhà nước kiến tạo”… Chúng cũng không bao gồm những chủ đề mà dư luận chống Cộng quan tâm trong những năm trước của thập kỷ – như suy thoái kinh tế, sự gia tăng bạo lực của cảnh sát, sự xuống cấp của nền giáo dục… Trong khi đó, vấn đề “Xuất cư” lại được đưa vào danh sách trên, dù nó không gây bức xúc cho cộng đồng nào khác ngoài giới chống Cộng (vốn có ký ức và tương lai gắn liền với việc tị nạn chính trị), và bản thân giới chống Cộng cũng không nói nhiều về chủ đề này trong những năm trước 2019.

Như vậy, danh sách 9 điểm chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về dư luận chống Cộng trong năm 2019, cùng các hướng phát triển chính của nó trong năm 2020. Danh sách cũng cho thấy dư luận chống Cộng lệ thuộc nặng vào mạng xã hội, các nhóm biểu tình, ô dù phương Tây, và việc khai thác các mâu thuẫn trong xã hội. Qua việc vùng dư luận này chỉ tập trung khai thác các mâu thuẫn, các động lực phá hoại, và hầu như không nhắc đến sự phát triển kinh tế, văn hóa hay các nỗ lực cải tổ ôn hòa; có thể thấy nó không có cùng lợi ích với đa số người dân Việt Nam hiện nay. Thông tin mà nó cung cấp cũng sẽ bị bóp méo vì những hạn chế và sự lệ thuộc vừa kể.

Thứ hai, về chất lượng thông tin, bài viết của Luật khoa Tạp chí thiếu chính xác và khách quan trên 2 điểm.

Một: bài chỉ  mô tả “9 khuynh hướng” của chính trị Việt Nam theo lối định tính, không kèm số liệu định lượng, nên nặng về cảm tính. Nó đưa độc giả đến một số ấn tượng sai lầm – như phong trào chống Cộng ngày càng mạnh, chế độ ngày càng chia rẽ và mất kiểm soát, xã hội ngày càng xuống cấp và đẩy người dân đến chỗ tuyệt vọng, khiến cách mạng đường phố có cơ hội nổ ra. Trong thực tế, từ năm 2017 đến nay, phong trào chống Cộng ngày càng yếu do thiếu tiền tài trợ; chế độ đang siết lại nội bộ và tăng cường kiểm soát xã hội; cả người dân lẫn nhà đầu tư nước ngoài đều tương đối lạc quan trước đà tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Việc phong trào chống Cộng tổ chức được biểu tình lớn vào mùa hè hằng năm trong giai đoạn 2011-2018, nhưng không làm được việc này vào năm 2019, dù được khuyến khích bởi biểu tình ở Hong Kong và xung đột trên Biển Đông, là bằng chứng cho thấy cán cân thực lực đang không nghiêng theo hướng mà bài viết mô tả.

Hai: bài viết chứa nhiều thông tin sai. Chẳng hạn:

Thông tin sai trong bài
Thực tế
Trước năm 2011, các NGO có ảnh hưởng không đáng kể.
Giai đoạn 2000-2010 là thời hoàng kim của các NGO có tư cách pháp nhân. Việc phương Tây giảm tài trợ cho họ từ năm 2010, và cách mạng đường phố Arab nổ ra năm 2011, khiến các nhóm biểu tình tạm trỗi dậy và tranh chỗ với họ trên sân khấu.
“Không có bất kỳ một cuộc cải cách thể chế nào được khởi xướng để chống tham nhũng một cách có hệ thống.”
Giai đoạn 2016-2019 chứng kiến quá trình cải cách hành chính theo hướng tinh giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh, cùng sự xuất hiện của những văn bản như Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Nhiều thay đổi trong số này nhằm ngăn chế độ rơi sâu vào chiều hướng tài phiệt.                              
Trung Quốc đã thành công khi áp dụng chiến lược “tằm ăn dâu” trên Biển Đông.
Số công trình phòng thủ mà Việt Nam xây thêm trên Biển Đông sau năm 1988 hiện lớn nhất khu vực, dù quy mô nhỏ hơn các công trình của Trung Quốc. Các đợt gây hấn của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua không khiến Việt Nam chùn bước trong chính sách ngoại giao, trong khi họ làm được điều này với các nước ASEAN còn lại. Sau sự kiện Tư Chính, Việt Nam đã tăng cường hợp tác, quốc phòng an ninh đa phương, đồng thời được xem là nước ASEAN cứng rắn nhất với Trung Quốc.
Lượng người xuất cư lớn cho thấy nước Việt Nam là nơi không đáng sống, đang đứng trước nguy cơ tồn vong.
Trong suốt dòng lịch sử, Việt Nam vẫn giảm áp lực dân số và mở rộng nhờ di cư. Những người di cư mới không cắt đứt hoàn toàn quan hệ với quê hương, mà gửi một lượng lớn kiều hối giúp phát triển kinh tế. Tỉ lệ di cư của Việt Nam hiện nay không thấm vào đâu so với tỉ lệ di cư của Ireland thuộc Anh trong “Nạn đói Khoai tây” hồi thế kỷ 19.
 
Thứ ba, về động cơ, bài viết của Luật khoa Tạp chí có dấu hiệu thiên vị những lực lượng chính trị liên quan đến họ. Ngoài việc thiên vị phong trào chống Cộng như đã đề cập, bài này còn thiên vị nhóm Nhật ký Yêu nước, mà cả Phạm Đoan Trang lẫn Trịnh Hữu Long đều tham gia. Trong thực tế, “xã hội dân sự” không có tư cách pháp nhân đã hoạt động sôi nổi ở Việt Nam từ thời Khối 8406 ra đời năm 2006. Trước năm 2011, chính Phạm Đoan Trang cũng từng tích cực tham gia Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, khi đó có ảnh hưởng trong cả dư luận phi chính thống lẫn chính thống.

Nhưng dù bài viết của Luật khoa Tạp chí có nhiều hạn chế, nhiều vấn đề mà họ nêu trong bài thật sự hiện diện trong xã hội Việt Nam và ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Chúng là những thách thức mà cơ quan quản lý phải đối mặt trong những năm tới.



Chủ đề số 2:
Năm 2019 trong mắt các nhà dân chủ

Trong dịp chuyển giao giữa năm 2019 và 2020, một số tổ chức, cá nhân chống đối đã có các bài viết để tổng kết, đánh giá những diễn biến chính trị nổi bật trong năm 2019. Số này bao gồm BBC, VOA, Việt Tân, Hội Nhà báo Độc lập (IJAVN), và cá nhân Tuấn Khanh. Họđ ã  liệt kê tổng cộng 18 diễn biến chính trị nổi bật, và mỗi nhóm người lại dành cho những diễn biến này mức độ quan tâm khác nhau.

Bảng sau trình bày 18 diễn biến được họ nhắc đến, cùng thứ tự quan tâm mà họ dành cho chúng (đánh số theo thứ tự từ cao xuống thấp):

Diễn biến
BBC
VOA
Việt Tân
IJAVN
Tuấn Khanh
Tổng
Sự kiện Tư Chính và tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ
5
10
8
4
10
37
Vụ 39 người nhập cư chết ngạt trong xe đông lạnh
4
9
10
-
6
29
Ô nhiễm môi trường
-
7
7
-
5
19
Luật An ninh Mạng


3
5
9
17
Chiến dịch chống tham nhũng
-
8
-
-
8
16
Việc giới chống đối bị “đàn áp, bắt bớ, ngược đãi trong tù”
2
-
4
6
3
15
Tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
5
9
-
-
14
Bóng dá Việt Nam đạt nhiều thành tích cao, thu hút dư luận
1
6
5
-
-
12
Hai hiệp định EVFTA và CPTPP 
-
3
1
2
4
10
Vấn đề đất đai ở “vườn rau Lộc Hưng” và xã Đồng Tâm
-
-
6
1
-
7
Vấn đề BOT giao thông
-
-
-
-
7
7
Mức tăng trưởng kinh tế 7,08%
-
4
-
-
-
4
Quy định mới về ghi âm, ghi hình khi lấy cung
-
-
-
3
-
3
Người Việt hải ngoại kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ 
3
-
-
-
-
3
Các vụ xâm hại tình dục hoặc tai nạn đối với phụ nữ và trẻ em
-
1
-
-
1
2
Giá thịt lợn tăng
-
2
-
-
-
2
Nguyên nhân tử vong của cố Thứ trưởng Giáo dục Lê Hải An
-
-
2
-
-
2
Án oan và chết trong trại giam
-
-
-
-
2
2

(Phong trào biểu tình ở Hong Kong và xung đột lưỡng đảng ở Mỹ cũng thu hút sự chú ý của dư luận phi chính thống, nhưng không được nêu trong bảng này, do chúng là các vấn đề ở nước ngoài.)

Qua 18 diễn biến chính trị vừa nêu, có thể chỉ ra 7 chủ đề chính mà giới chống đối đang quan tâm:

Chủ đề
Diễn biến liên quan trong năm 2019
Tổng điểm
Quyền ngôn luận, hội họp, không bị tra tấn của giới chống đối trong nước
_ Luật An ninh Mạng [17]
_ Việc giới chống đối bị “đàn áp, bắt bớ, ngược đãi trong tù” [15]
_ Hai hiệp định EVFTA và CPTPP  [10]
_ Quy định mới về ghi âm, ghi hình khi lấy cung [3]
_ Án oan và chết trong trại giam [2]
47
Biển Đông và tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ
_ Sự kiện Tư Chính và tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ [37]

37
Cộng đồng người Việt hải ngoại
_ Vụ 39 người nhập cư chết ngạt trong xe đông lạnh [29]
_ Người Việt hải ngoại kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ  [3]
32
Các vấn đề nội chính
_ Chiến dịch chống tham nhũng [16]
_ Tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng [14]
_ Nguyên nhân tử vong của cố Thứ trưởng Giáo dục Lê Hải An [2]
30
Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
_ Bóng dá Việt Nam đạt nhiều thành tích cao, thu hút dư luận [12]
_ Mức tăng trưởng kinh tế 7,08% [4]
_ Các vụ xâm hại tình dục hoặc tai nạn đối với phụ nữ và trẻ em [2]
_ Giá thịt lợn tăng [2]
20
Ô nhiễm môi trường
_ Ô nhiễm môi trường [19]
19
Đất đai và các “nhóm lợi ích” tư bản [14]
_ Vấn đề đất đai ở “vườn rau Lộc Hưng” và xã Đồng Tâm [7]
_ Vấn đề BOT giao thông [7]
14

Dù kết quả trên chỉ có giá trị tương đối (do hạn chế của số mẫu khảo sát, cách tính điểm và cách chia đề mục), nó khá khớp với một số đặc điểm của dư luận chống đối trong năm 2019 mà ta quan sát được bằng mắt thường:

Thứ nhất, giới chống đối đang suy yếu, phải chuyển từ thế chủ động sang thế phòng thủ, nhiều người bị bắt hoặc bỏ đi tị nạn. Trong một thập kỷ vừa qua, 2019 là năm đầu tiên mà giới chống đối không phát động được biểu tình lớn, cũng không viết bài tổng kết hoạt động của “phong trào dân chủ” trong dịp cuối năm, do cả năm không có hoạt động nào đáng kể. Vì vậy, họ rất lệ thuộc vào (và bị ám ảnh về) các tác động từ nước ngoài, từ cộng đồng hải ngoại, từ diễn biến nội chính trước thềm Đại hội Đảng, như bảng trên chỉ ra.

Thứ hai, chủ nghĩa dân tộc vẫn là một động lực lớn của toàn xã hội (thể hiện qua số điểm của cả mục “Biển Đông” lẫn mục “Bóng đá”).

Thứ ba, các mâu thuẫn nội tại của xã hội Việt Nam mà họ tập trung khai thác lần lượt là (1) mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền – đối ngoại; (2) mâu thuẫn trong nội bộ Đảng; (3) tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, phẩm giá và các quyền; (4) ô nhiễm môi trường; (5) quyền sở hữu đất.

Do bối cảnh chính trị, nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục tập trung khai thác 5 mâu thuẫn này trong năm 2020.

Qua các dữ kiện trên, có thể thấy giới chống đối đang tồn tại như một lực lượng đối kháng nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam, chứ không phải như một “phong trào dân chủ”. Có hai biểu hiện cho thấy điều đó.

Thứ nhất, nội lực chính trị - kinh tế của họ chủ yếu nằm ở cộng đồng người Việt tị nạn, các chính phủ phương Tây và các định chế quốc tế; chứ không nằm ở các nguồn lực và cơ cấu sinh hoạt dân chủ của người dân Việt Nam. Có lẽ vì lý do này, trừ nhóm trí thức của Diễn đàn Xã hội Dân sự, đa phần giới chống đối coi khinh dân thường; trong khi cung kính với các lực lượng ở hải ngoại, đồng thời tôn thờ các chính phủ phương Tây và các định chế quốc tế.

Thứ hai, đời sống chính trị của họ không xoay quanh các sinh hoạt dân chủ nội bộ, mà xoay quanh các hoạt động biểu tình và công kích Nhà nước Việt Nam. Sự lệch trọng tâm này rõ ràng đến nỗi họ không thể viết tổng kết năm nếu trong năm không có biểu tình lớn.

Trong bối cảnh này, sức mạnh tinh thần của giới chống đối sẽ lệ thuộc khá nhiều vào (1) Ảo tưởng rằng các mâu thuẫn trong nước & quốc tế sẽ khiến chế độ chính trị của Việt Nam sụp đổ trong một thời gian ngắn; và (2) Ảo tưởng rằng các guồng máy hành chính của phương Tây có thể bảo vệ họ, đồng thời thúc đẩy sự sụp đổ vừa nêu. Năm 2020 sẽ là một năm khó khăn với các nhà dân chửi, khi hiệp định EVFTA khiến khiến ảo tưởng số (2) có nguy cơ bị rạn nứt.



Chủ đề số 3:
2020: Thêm một năm buồn cho giới dân chửi?

Trong dịp chuyển giao giữa năm 2019 và 2020, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã viết bài để dự đoán về tình hình Việt Nam trong năm 2020, đồng thời tiết lộ một số dự định hoạt động của họ. Các dự đoán và dự định của họ được thể hiện qua bảng sau:

Vấn đề
Dự đoán & dự định
Biển Đông
* Dự đoán:
_ Viện Nghiên cứu Lowy, Australia: 2020 là năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN, các bên tăng cường đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, và lần đầu ASEAN áp dụng “Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Việc này đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam (do Trung Quốc và Campuchia có thể phá).
_ Hội đồng Đối ngoại (CFR), Mỹ: Biển Đông là 1 trong 4 “điểm nóng”, dễ diễn ra đụng độ quân sự trong năm 2020.
_ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm): Chuyện Biển Đông sẽ trở nên “kịch tính”, trong đó Việt Nam rơi vào thế bị động, chỉ phản ứng trước các động thái của Trung Quốc.

* Dự định:
_ Trần Diệu Chân (vợ Lý Thái Hùng, Việt Tân): “Vấn đề Biển Đông và việc kiện Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong bàn cờ chính trị tại Việt Nam năm 2020. (…) mạng xã hội đã giúp lan tỏa sự phẫn nộ của người dân trước hiện tượng bá quyền của Trung Cộng trên Biển Đông, kết nối những tấm lòng và hành động, tạo thành một áp lực lớn buộc nhà cầm quyền CSVN (…) kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc (…) chấm dứt trò đu giây nhằm bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng”.
Đại hội Đảng XIII
* Dự đoán về vấn đề cải cách thể chế:
_ Phạm Quý Thọ: 2020 là năm Việt Nam vào “bước ngoặt” của phát triển. Nếu Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang kinh tế thị trường nhưng không “chuyển dịch sang các giá trị phổ quát”, mâu thuẫn ý thức hệ giữa kinh tế thị trường và Đảng Cộng sản sẽ khiến kinh tế không bền vững, Đảng tha hóa, xã hội hỗn loạn.
_ Võ Thị Hảo: Đại hội Đảng XIII là một cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế, nhưng hiện “chưa có một triệu chứng nào, một mầm mống nào” cho thấy chính quyền muốn cải cách.

* Dự đoán, dự định về vấn đề chống tham nhũng và “tranh chấp nội bộ”:
_ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm): Đại hội sẽ khiến chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục diễn ra một cách “kịch tính”.
_ Trần Diệu Chân (Việt Tân): “Những phân hóa và tranh chấp nội bộ của đảng CSVN trước thềm đại hội 13 lại càng làm cho tình hình thêm trầm trọng và phức tạp”.
_ Tiến sỹ Trần Tuấn (VUSTA): Trong 4 năm qua, một số nhóm lợi ích kinh tế lũng đoạn “các bộ ngành Công Thương, Thông tin - Truyền thông, quân đội, công an” đã “vào lò”. Năm 2020, “lò” sẽ tiếp tục “thanh lọc” một loạt các tổ chức xã hội dân sự “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát”, do “họ đã tạo ra một tiếng nói nhằm ủng hộ cho các thế lực của họ”, làm cản trở những chính sách như Luật Phòng chống Tác hại Rượu Bia. Việc “thanh lọc” này sẽ đem lại chiến thắng cho “thế lực tích cực” “vì dân”; từ đó “mở đường cho các vấn đề từ luật công đoàn, từ những vấn đề đối với người lao động, cũng như với tiếng nói của các nhà khoa học trong các vấn đề phản biện xã hội”, giúp “Việt Nam đi được theo các hướng mà các nước đã phát triển”.
Môi trường
* Dự đoán và khuyến nghị:
_ Võ Thị Hảo: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và Tp.HCM, cùng tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức nguy cấp, chính quyền cần ưu tiên giải quyết.
Kinh tế
* Dự đoán:
_ Nguyễn Xuân Nghĩa: Năm 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp một số thuận lợi – như (1) CPTPP và EVFTA; (2) thương chiến Mỹ-Trung; (3) giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam có nguy cơ chịu thiệt hại từ các biến động tiêu cực của kinh tế thế giới – do (1) lệ thuộc vào xuất khẩu; (2) lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài; và (3) đang gia tăng hội nhập với CPTPP và EVFTA. Bên cạnh đó, đà tăng trưởng cao của kinh tế Việt Nam có thể chững lại – do (4) giá nhân công tăng dần lên; (5) tay nghề, cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp phụ trợ kém các nước láng giềng; (6) chi phí môi trường cao; (7) bị Mỹ cáo buộc gian lận thương mại; (8) bị lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.
Di sản VNCH
* Dự định:
_ Thiện Ý (mục “Diễn Đàn Bạn Đọc Làm Báo” của VOA): “Chúng tôi sẽ viết về người Việt Quốc gia “45 năm chống cộng vì tự do dân chủ cho Việt Nam” thành quả và triển vọng đến đâu rồi; để tiếp nối loạt bài năm 2019 đã viết về “44 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp của Sộng sản quốc tế” thành hay bại. (…) chúng tôi muốn trình bày cho Bạn đọc một cách có hệ thống tình hình thực tế của “Bên thua cuộc” (Việt Quốc) và “Bên thắng cuộc” (Việt cộng) để có một lời giải đáp chung, rằng “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam” kéo dài nhiều thập niên qua, di hại toàn diện cho dân tộc, liệu đã kết thúc được chưa”.
Hoạt động dân chủ
* Dự doán:
_ Trần Diệu Chân (Việt Tân): Trong năm 2020, sức ép từ Đại hội Đảng XIII, căng thẳng trên Biển Đông và chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới sẽ khiến chế độ “tăng cường đàn áp và khống chế các lực lượng đấu tranh”, “với những bản án nặng”.

(Tiến sĩ Trần Tuấn, mà bảng trên đề cập, là người giữ vai trò quan trọng trong các chiến dịch vận động thông qua Luật Phòng Chống Tác hại Rượu Bia và vận động không xây thêm nhà máy nhiệt điện than mới. Vấn đề này được nói rõ hơn trong mục sau.)

Sau khi xem xét các thông tin vừa nêu, chúng tôi thấy giới dân chửi đang tiên đoán bằng một tầm nhìn khá hạn hẹp. Thay vì tìm kiếm những dự đoán khách quan về bối cảnh đất nước trong năm 2020, họ chỉ liệt kê những mâu thuẫn chính trị mà họ có thể tận dụng để thúc đẩy quá trình thay đổi chế độ, đồng thời phỏng đoán diễn biến sắp tới của những mâu thuẫn đó. Tầm nhìn hẹp này khiến họ không thấy bức tranh tổng thể về tình hình đất nước, từ đó khiến họ có các quyết định sai lầm. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến họ liên tục yếu đi trong 3 năm vừa qua, dù từ 15 năm nay, năm nào họ cũng đoán rằng chế độ sắp sụp đổ.

Ngoài ra, một số dự đoán của giới dân chửi về năm 2020 cũng cho thấy họ đang khá bi quan về số phận của mình. Nếu trong năm 2019, họ từng tiên đoán rằng vấn đề Biển Đông có thể khiến Mỹ can thiệp vào Việt Nam, và công tác nhân sự trước thềm Đại hội Đảng có thể gây hỗn loạn; thì hiện nay, họ chỉ dám đoán rằng những vấn đề đó có thể gây cho chế độ nhiều sức ép.

Với tầm nhìn như vậy, có lẽ trong năm 2020, giới dân chửi sẽ tiếp tục tồn tại như một cái đuôi của các bức xúc trong xã hội, và một bóng ma chưa siêu thoát của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Là những kẻ mắc kẹt trong quá khứ và hiện tại đau buồn, họ sẽ không thể phác họa cho người dân một tương lai hạnh phúc.



Chủ đề số 4:
Toàn cảnh chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Tại hội nghị tổng kết ngành Công thương hôm 27/12/2019, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Thủ tướng trả lời rằng “nếu nói tiếp tục phát triển điện than thì dư luận chưa chắc chấp nhận”, “nếu phát triển mới phải theo hướng năng lượng sạch”.

Nhân đó, ngày 30/12/2019, một mạng lưới nhiều tổ chức đã nhóm họp tại Hà Nội để cùng ra một tuyên bố chung, trong đó họ kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam. Qua tìm hiểu, được biết mạng lưới này liên kết ít nhất 6 thành phần – là (1) các NGO Việt Nam, (2) các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, (3) các nhóm phóng viên, (4) các quan chức và cựu Đại biểu Quốc hội, (5) các tổ chức quốc tế, (6) các Sứ quán. Mạng lưới này chính là tác giả của nhiều chiến dịch “vận động hành lang” – như đợt vận động dừng các dự án nhiệt điện than, kéo dài từ năm 2012 đến nay; và đợt vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, kéo dài từ khoảng năm 2015 đến nay.

Tổ chức MEC của Mai Phan Lợi và Đại sứ quán Mỹ giữ một số vai trò quan trọng trong mạng lưới này. Vì vậy, cần tìm hiểu thêm về mạng lưới này để có các điều chỉnh phù hợp, nhằm cân bằng giữa nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân và nhu cầu an ninh; trong bối cảnh Mai Phan Lợi đứng đầu một tập thể “phóng viên môi trường” bất mãn với chế độ, còn Mỹ trở thành đối tác năng lượng toàn diện của Việt Nam từ tháng 10/2019:

 

 


a. Nội dung và nhân sự của “Tuyên bố Hà Nội ngày 30/12/2019”

Ngày 30/12/2019, một mạng lưới nhiều tổ chức đã nhóm họp tại Hà Nội để cùng ra một tuyên bố chung, trong đó họ kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam.

Yêu sách của mạng lưới bao gồm 4 điểm:

“(i) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng triển khai các nhà máy nhiệt điện than trong danh sách kèm theo để rà soát, đánh giá toàn diện tính khả thi về tài chính, các tác động về sức khỏe, môi trường, an ninh, trật tự xã hội của các dự án này;

(ii) Chỉ đạo thực hiện ngay các giải pháp về kỹ thuật và kinh tế để tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo.

(iii) Bảo đảm thực thi các quy định nêu trong Hiến pháp 2013 và các văn bản có liên quan về dân chủ cơ sở trong việc tham vấn ý kiến người dân và các tổ chức đại diện cho người dân trong triển khai các dự án năng lượng, ngay từ khâu lập kế hoạch.

(iv) Yêu cầu các nhà máy nhiệt điện công khai dữ liệu quan trắc môi trường (nước thải và khí thải) tới người dân và công chúng để đảm bảo công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.”

Nhân sự chính của mạng lưới bao gồm 6 liên minh NGO:

Tên tiếng Việt
Tên tiếng Anh
Viết tắt
Mạng lưới Sông ngòi
Vietnam Rivers Network
VRN
Liên minh hành động vì Khí hậu Việt Nam
Vietnam Coaliation 4 Climate Action
VCCA
Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam
Vietnam Sustainable Energy Alliance    
VSEA
Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam
Vietnam Non-communicable Diseases Prevention Alliance    
NCDs-VN
Nhóm Công lý, Môi trường và sức khỏe
Action Group of Justice, Environment and Health    
JEH
Liên minh Truyền thông và Quyền của những người dễ bị tổn thương
Coalition for Right to access to information and Media for Vulnerable group
RiM

Sáu liên minh vừa nêu chủ yếu xoay quanh 3 lĩnh vực – là (1) môi trường, (2) năng lượng tái tạo, và (3) sức khỏe. Mỗi liên minh lại được hợp thành bởi nhiều NGO, doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, liên minh trẻ nhất là VCCA, mới ra đời vào ngày 21/08/2019, có danh sách thành viên như sau:

Thành phần
Tổ chức & vai trò
NGO Việt Nam
GreenID (sáng lập, điều phối); Viện Tài chính Vi mô & Phát triển Cộng đồng (tư vấn tài chính); MEC (truyền thông, tổ chức sự kiện);
Doanh nghiệp và tổ chức đại diện
_ Công ty Cổ phần SolarTech; Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa; Công ty Cổ phần điện mặt trời Vũ Phong; Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Hà; Công ty TNHH Thu Minh;
_ Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam; Hiệp hội Khí Sinh học Việt Nam;
Tổ chức quốc tế
WWF (sáng lập, tài chính); ACA (mạng lưới quốc tế).         

Ngoài ra, “Tuyên bố Hà Nội” còn được ký bởi 6 tổ chức không trực thuộc các liên minh – là Tổ chức Oxfam Việt Nam, Tổ chức CARE Việt Nam, Quý Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống Bền vững (Sống Foundation), Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Sức khỏe Cộng đồng (CCHS), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI).

Danh sách nhân sự trên cho thấy “Tuyên bố Hà Nội” nằm trong một chiến dịch vận động hành lang lớn. Nó không chỉ xoay quanh vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân, mà còn xoay quanh việc giành thị phần của các nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.



b. Bốn tổ chức nòng cốt của “Tuyên bố Hà Nội ngày 30/12/2019”, và những chiến dịch vận động hành lang mà họ đã phối hợp thực hiện trong thập kỷ qua

Qua danh sách thành viên của 6 liên minh soạn “Tuyên bố Hà Nội”, có thể thấy những liên minh này chủ yếu xoay quanh 4 tổ chức xương sống sau:

Tên tiếng Việt
Tên tiếng Anh
Viết tắt
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh
Green Innovation and Development Centre
GreenID
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Cộng đồng
Research & Training Center for Community Development
RTCCD
Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững
Law & Policy of Sustainable Development  
LPSD
Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng
Center for Media in Educating Community
MEC

Bảng dưới thể hiện vị trí của 4 tổ chức này trong 6 liên minh đã ký “Tuyên bố Hà Nội”:  


GreenID
RTCCD
LPSD
MEC
Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA)
X
(lead)
X
X

Liên minh hành động vì Khí hậu Việt Nam (VCCA)
X
(lead)


X
Mạng lưới Sông ngòi (VRN)
X
(mem quan trọng)



Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN)
X
X
(lead)
X
X
Nhóm Công lý, Môi trường và sức khỏe (JEH)


X
(lead)

Liên minh Truyền thông và Quyền của những người dễ bị tổn thương (RiM)



X
(lead)
 
Trong suốt thập kỷ qua, 4 tổ chức vừa kể đã phối hợp thực hiện nhiều chiến dịch “vận động hành lang” – như đợt vận động dừng các dự án nhiệt điện than, kéo dài từ năm 2012 đến nay; và đợt vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, kéo dài từ khoảng năm 2015 đến nay:

Chiến dịch
Một số hoạt động phối hợp giữa 4 tổ chức
Vận động dừng các dự án nhiệt điện than
_ 2012: Ngay sau khi có giấy phép hoạt động, GreenID đồng sáng lập VSEA với mục đích phản đối nhiệt điện than, cổ vũ năng lượng tái tạo.
_ 2014-2016: VSEA thực hiện nhiều nghiên cứu về tác động của hoạt động khai thác than và nhiệt điện than.
_ 25/10/2016: VSEA và NCDs-VN trình kiến nghị dừng các dự án nhiệt điện than.
_ 08/2017: VSEA tổ chức Tuần lễ Năng lượng Bền vững Việt Nam 2017, trong đó RTCCD cung cấp diễn giả quan trọng.
_ 12/11/2017: GreenID và CHANGE phối hợp tổ chức buổi tập huấn “Kỹ năng viết báo về vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng”. Mai Phan Lợi (MEC) là một trong các giảng viên.
_ 25/09/2018: VSEA, NCDs-VN và một số liên minh khác đồng tổ chức cuộc họp lần I của “Nhóm Hành động vì Chất lượng Không khí” tại Đại sứ quán Mỹ. Thời điểm này MEC đã tham gia NCDs-VN.
_ 05/11/2018: Đại sứ quán Mỹ, VSEA, NCDs-VN đồng tổ chức cuộc họp nhóm với chủ đề “Ô nhiễm không khí và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự” tại trụ sở RTCCD.
_ 21/08/2019: GreenID và WWF Việt Nam đồng sáng lập “Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam” (VCCA), tập hợp một số NGO về môi trường và doanh nghiệp về năng lượng thay thế. MEC là thành viên nòng cốt của liên minh này.
_ 30/12/2019: Sáu liên minh cùng ký “Tuyên bố Hà Nội của các Liên minh kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam”
Vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia
_ 29/02/2016: NCDs-VN tổ chức hội thảo “Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá”.
_ 03 và 04/2016: MEC phát động chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” và trao giải Vành Khuyên Xanh lần I. Từ thời điểm này, MEC góp mặt trong lĩnh vực “phòng chống bệnh không lây nhiễm” (tức chuyên môn của NCDs-VN).
_ 08/11/2016: Group Facebook của chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” đổi tên thành “Xanh & Sạch”, để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phòng chống các bệnh từ thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm môi trường (cũng thuộc phạm vi “bệnh không lây nhiễm”).
_ 15/11/2016: NCDs-VN tổ chức “Hội thảo Góp ý Luật Phòng chống tác hại rượu bia”, trình kiến nghị giục Quốc hội đẩy nhanh quá trình xây dựng dự luật.
_ 25/11/2016: NCDs-VN tổ chức kỳ “Tập huấn truyền thông Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” dài 2 ngày, trong đó Mai Phan Lợi là một giảng viên.
_ 09/11/2017: NCDs-VN tổ chức tọa đàm “Sau làn khói trắng” – Liệu tăng thuế có làm gia tăng buôn lậu? Hay đó chỉ là chiêu trò của các công ty thuốc lá?”. MEC phụ trách truyền thông.
_ 31/07/2018: NCDs-VN trình kiến nghị về việc đảm bảo lợi ích bảo vế sức khỏe cộng đồng trong dự thảo “Luật Phòng, Chống Tác hại của Rượu Bia”, sau khi Bộ Y tế trình dự luật này vào ngày 24/07/2018. MEC có trong danh sách ký tên.
_ 03/09/2018: GreenID, RTCCD, MEC đồng tổ chức “Tuần lễ Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam”. MEC phụ trách truyền thông, bà Bùi Thị An (JEH) làm một trong các diễn giả.
_ 29/11/2018: RTCCD và MEC đại diện cho NCDs-VN trao Giải Vành Khuyên Xanh 2018, về chủ đề “Phòng chống tác hại thuốc lá”.
_ 05/04/2019: NCDs-VN trình kiến nghị lần 3 về dự thảo “Luật Phòng, Chống Tác hại của Rượu Bia”. Cả 4 tổ chức GreenID, RTCCD, LPSD và MEC đều tham gia ký tên.
_ 18/07/2019: NCDs-VN tổ chức “Hội thảo về đánh giá kết quả vận động, chống tác hại của rượu bia”. Trong đó, Ts. Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) nói: “Trong những lúc đấu tranh mệt mỏi, tưởng chừng như đã nhụt chí rồi, không thể phản bác lại luận điệu của ngành công nghiệp rượu bia, dự thảo Luật rơi vào tình trạng “suy dinh dưỡng”, Bộ Y tế tổ chức truyền thông tập huấn báo chí, để truyền thông vào cuộc. Từ đó, chúng tôi chiếm được sóng trong khung giờ vàng ở một số thời điểm, tạo ra tác động lớn đến người dân”.
_ 04/01/2020: Ts Trần Tuấn (Giám đốc RTCCD) trả lời BBC rằng trong 4 năm qua, một số nhóm lợi ích kinh tế lũng đoạn “các bộ ngành Công Thương, Thông tin - Truyền thông, quân đội, công an” đã “vào lò”. Năm 2020, “lò” sẽ tiếp tục “thanh lọc” một loạt các tổ chức xã hội dân sự “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát”, do “họ đã tạo ra một tiếng nói nhằm ủng hộ cho các thế lực của họ”, làm cản trở những chính sách như Luật Phòng chống Tác hại Rượu Bia. Việc “thanh lọc” này sẽ đem lại chiến thắng cho “thế lực tích cực” “vì dân”; từ đó “mở đường cho các vấn đề từ luật công đoàn, từ những vấn đề đối với người lao động, cũng như với tiếng nói của các nhà khoa học trong các vấn đề phản biện xã hội”, giúp “Việt Nam đi được theo các hướng mà các nước đã phát triển”.
_ 09/01/2020: NCDs-VN tổ chức buổi “Tập huấn Truyền thông giám sát và thúc đẩy thực thi chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm”. Người giảng dạy là Mai Phan Lợi của MEC và Đặng Đình Bách của LPSD.
Tập huấn kiến thức truyền thông để vận động chính sách
_ 14/03/2019: Nhân sự VRN dự buổi tập huấn “Xây dựng chiến dịch truyền thông trên MXH cho vận động chính sách. Mai Phan Lợi là 1 trong 2 giảng viên.
_ 17/04/2019: Công bố “Giáo trình Truyền thông Phát triển”, trong đó Mai Phan Lợi (MEC) và Đặng Đình Bách (LPSD) là giảng viên.

Từ năm 2017 đến nay, MEC cũng liên tục sản xuất nhiều hội thảo, phóng sự về tác hại của thuốc lá, rượu bia, nhiệt điện than, và về ích lợi của năng lượng tái tạo. Sự quan tâm mà MEC dành cho những đề tài này thể hiện rõ qua danh mục chủ đề trên kênh GTV của MEC:



Bảng trên, cùng nội dung cụ thể của một số báo cáo, kiến nghị mà các tổ chức và liên minh đã soạn, cho phép đưa ra 3 nhận định:

Thứ nhất, 4 tổ chức nòng cốt của “Tuyên bố Hà Nội” đã cùng thực hiện nhiều chiến dịch vận động chính sách, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay. Trong các chiến dịch này, họ thường xuyên đối kháng với Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, rượu bia, nhiệt điện than; trong khi nhận hỗ trợ từ Bộ Y tế và các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo. Họ nhận được sự tham gia, hỗ trợ từ một số cán bộ đương chức hoặc mãn nhiệm – như ông Hoàng Xuân Lương (cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc), bà Bùi Thị An (cựu Đại biểu Quốc hội), ông Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế).

 Qua cuộc phỏng vấn của BBC hôm 04/01/2020 – trong đó ông Trần Tuấn (Giám đốc RTCCD, thành viên ban nghiên cứu think-tank VUSTA) kêu gọi “thế lực tốt” “thanh lọc xã hội dân sự”, bằng cách cho cho các tổ chức “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát” vào “lò” – có thể thấy mâu thuẫn giữa hai bên đã khá gay gắt, đến mức chuyển từ cạnh tranh ôn hòa sang kêu gọi xóa bỏ.

Thứ hai, tổ chức MEC của Mai Phan Lợi giữ vai trò quan trọng trong những chiến dịch vận động chính sách này. Có thể đặt giả thuyết rằng chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” hồi tháng 03/2016 đã cho phép MEC tham gia liên minh NCDs-VN vào tháng 11 cùng năm; để từ đó tham gia các hoạt động chống ngành sản xuất thuốc lá, rượu bia, nhiệt điện than của liên minh; rồi hợp tác với GreenID trong khuôn khổ các hoạt động đó. MEC cung cấp cho các tổ chức còn lại 3 dịch vụ - là (1) tổ chức sự kiện, (2) truyền thông, (3) tập huấn về truyền thông. Phát biểu của Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang hôm 18/07/2019 cho thấy các hoạt động truyền thông đã góp phần quan trọng vào thành công của chiến dịch.

Thứ ba, Đại sứ quán Mỹ quan tâm đến vấn đề nhiệt điện than, không quan tâm đến vấn đề thuốc lá, rượu, bia. Ngoài việc cung cấp địa điểm hoặc đồng tổ chức 2 buổi hội thảo của “Nhóm Hành động vì Chất lượng Không khí” vào năm 2018, như bảng trên đã đề cập, họ còn là nguồn số liệu chính cho báo cáo về chất lượng không khí của GreenID. Việc Mỹ trở thành đối tác năng lượng toàn diện của Việt Nam từ tháng 10/2019 có thể liên quan đến những hỗ trợ của Đại sứ quán Mỹ cho giới NGO trong lĩnh vực này.



c. Những nguy cơ từ sự hiện diện của Mai Phan Lợi trong mạng lưới “Tuyên bố Hà Nội”

Mai Phan Lợi chuyên xây dựng các cộng đồng chung của giới báo chí và giới hoạt động, thông qua việc tạo hoặc quản lý các group Facebook như “Diễn đàn Nhà báo Trẻ”, “Góc nhìn Báo chí – Công dân”, “Xanh & Sạch”, “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”… Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lợi cố tình biến những cộng đồng này thành công cụ để giới chống đối, bất mãn tác động vào quần chúng trung lập.

Chẳng hạn, Phạm Đoan Trang đã có tên trong Hội đồng Khoa học của MEC từ ngày 31/05/2014 đến nay:

 
Mai Phan Lợi đã đưa Trần Song Hào, Mai Quốc Ấn, Đỗ Cao Cường vào làm admin group “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”, mà Lợi lập ngay sau vụ nhiễm độc không khí do cháy nhà máy Rạng Đông. Trần Song Hào góp phần hình thành dư luận mạng về vụ Formosa, trong khi Mai Quốc Ấn và Đỗ Cao Cường vừa chi phối dư luận mạng về các vụ ô nhiễm môi trường, vừa thường xuyên tận dụng vấn đề ô nhiễm để công kích chế độ:

 
 
 
Các thành viên trong group này khá thoải mái trong việc mượn các vấn đề thời sự để công kích chế độ:

 
Với cách làm này, Mai Phan Lợi biến một phần không nhỏ của dư luận chống ô nhiễm môi trường thành dư luận chống chế độ. Khi việc này đi quá giới hạn, nó có thể gây hại cho chính phong trào chống ô nhiễm môi trường, như đã xảy ra với phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015.



d. Nên làm gì để hạn chế nguy cơ?

Các hoạt động của mạng lưới chống nhiệt điện than đang mang lại cả lợi ích lẫn nguy cơ cho xã hội Việt Nam.

Về mặt lợi ích, nó hỗ trợ một hướng đi không tránh được về lâu về dài, là “nếu phát triển mới phải theo hướng năng lượng sạch” (theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).GreenID đã cung cấp các nghiên cứu có giá trị khoa học về nguyên nhân của ô nhiễm không khí; và Oxfam, WWF có thể cung cấp các khoản quỹ hữu ích để phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam. Việc phát triển năng lượng sạch sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe và sinh kế của người dân ở nhiều địa phương, từ đó giảm những tình huống khủng hoảng truyền thông như vụ bạo động ở Bình Thuận năm 2018.

Về mặt nguy cơ, Mai Phan Lợi có thể lái dư luận về vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng công kích chế độ, và Mỹ có thể biến xã hội dân sự Việt Nam thành một công cụ để định hướng chính sách của Việt Nam. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, cách làm của ông Trần Tuấn có thể phản tác dụng về lâu dài, khi làm giới hạn không gian tự do dân sự.

Xét các yếu tố trên, chúng tôi tin rằng Mai Phan Lợi nên điều chỉnh hành vi của mình, để chiến dịch phản đối nhiệt điện than không chệch khỏi hướng đi có lợi cho toàn xã hội. Nếu ông Lợi tiếp tục biến các kênh truyền thông của chiến dịch thành kênh tuyên truyền chống chế độ, các tổ chức tham gia chiến dịch có thể tìm một đối tác truyền thông khác.



Chủ đề số 5:
“Hội ủng hộ dân chủ Hong Kong” hỗn loạn vì tin giả và bài viết chửi bới

10 năm nay, các nhà dân chửi liên tục cáo buộc Nhà nước bưng bít hoặc bóp méo thông tin về các phong trào biểu tình. Tuy nhiên, chính họ không hành xử khá hơn với thông tin về các phong trào đó.

Ngày 10/12/2019, một loạt thành viên tích cực trong group “Hội ủng hộ dân chủ Hong Kong” đã phàn nàn về tình trạng hỗn loạn thông tin trong nhóm này. Chuyện bắt đầu khi Phong phàn nàn về tình trạng “spam bài một cách điên cuồng và không ghi nguồn bài viết”:

 
Tiếp đó, Cố Sự Quán và Cecilia Trương than phiền về việc tin giả, tin sai sự thật, bài viết kích động bạo lực và hận thù đang xuất hiện một cách tràn lan trong các group về biểu tình Hong Kong:

 
 
Như vậy, trong khi phong trào biểu tình ở Hong Kong tự nhận là đại diện cho lẽ phải, sự can đảm và tình yêu, dòng dư luận ca ngợi nó ở Việt Nam lại đang tràn ngập sự dối trá, nỗi sợ và thù hận.



Link tài liệu (xếp theo trình tự thời gian):




* Nhận định của giới chống đối về năm 2019:

_ “Xây dựng 'Chính phủ kiến tạo' ở VN đang gặp những điểm nghẽn thể chế” – BBC, 25/12/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50909342

_ “2019: Bãi Tư Chính là 'cái bẫy' của TQ cài cho Việt Nam” – Quốc Phương (BBC), 25/12/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50906171

_ “BBC News Tiếng Việt điểm sự kiện nổi bật năm 2019” – BBC, 26/12/2019

bbc.com/vietnamese/media-50918281

_ “10 nan đề của năm 2019” – Tuấn Khanh, 28/12/2019

nhacsituankhanh.blogspot.com/2019/12/10-nan-e-cua-nam-2019.html

_ “10 SỰ KIỆN NỔI BẬT VIỆT NAM TRONG NĂM 2019” – Ban Biên Tập Web Việt Tân 30/12/2019

facebook.com/viettan/posts/10159589665105620

_ “10 SỰ KIỆN NỔI BẬT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2019” – Ban Biên Tập Web Việt Tân, 31/12/2019

facebook.com/viettan/posts/10159589607200620

_ “Nhìn lại 2019: Việt Nam qua những con số” – Ngọc Lễ (VOA), 31/12/2019

voatiengviet.com/a/nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i-2019-vi%E1%BB%87t-nam-qua-nh%E1%BB%AFng-con-s%E1%BB%91/5226265.html

_ “SỰ KIỆN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI: TỔNG KẾT 2019 VÀ DỰ PHÓNG” – TS Trần Diệu Chân, 01/01/2020

facebook.com/viettan/posts/10159591859910620

_ “Mười sự kiện nổi bật trong năm 2019” – VNTB, 02/01/2019

boxitvn.net/bai/67665

_ “Kinh tế Việt Nam 2019 qua sắc mặt của người dân lao động” – Hiền Vương (VNTB), 02/01/2020

boxitvn.net/bai/67663

_ “Kinh tế Việt Nam liệu có 'hay ho' như số liệu GDP tính lại?” – Quốc Phương (BBC), 05/01/2020

bbc.com/vietnamese/vietnam-50999289

_ “Hơn 120 cuộc đình công của công nhân Việt Nam trong năm 2019” – RFA, 07/01/2020

rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/over-120-strikes-of-vietnamese-workers-in-2019-01072020074134.html



* Dự đoán của giới chống đối về năm 2020:

_ “Chủ tịch ASEAN 2020: Cơ hội cho VN chống tham vọng bá quyền TQ” – Hoài Hương (VOA), 19/12/2019

voatiengviet.com/a/chu-tich-asean-2020-co-hoi-cho-vn-chong-tham-vong-ba-quyen-tq/5212131.html

_ “VN trước bước ngoặt phát triển, tha hóa và khó khăn 2020” – Quốc Phương (BBC), 20/12/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50869102

_ “Tình hình Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2020?” – BBC, 23/12/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50890546

_ “Nỗi lo chủ quyền từ ông Tổng Trọng dự báo rắc rối 2020?” – Quang Thành (VNTB), 25/12/2019

boxitvn.net/bai/67508

_ “Tổ chức Mỹ cảnh báo khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020” – Viễn Đông (VOA), 31/12/2019

voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-%C4%91%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BB%99-v%C5%A9-trang-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-n%C4%83m-2020/5226666.html

_ “Thư cuối năm gởi bạn đọc” – Thiện Ý (VOA), 31/12/2019

voatiengviet.com/a/thu-goi-doc-gia-dau-nam-2020/5226708.html

_ “VN: Thông điệp năm mới 2020 - 'đột phá' thể chế” – Phạm Quý Thọ (BBC), 01/01/2020

bbc.com/vietnamese/forum-50967428

_ “SỰ KIỆN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI: TỔNG KẾT 2019 VÀ DỰ PHÓNG” – TS Trần Diệu Chân, 01/01/2020

facebook.com/viettan/posts/10159591859910620

_ “Đốt lò 2020: Các nhóm cản trở chính sách sẽ bị thanh lọc?” – BBC, 04/01/2020

bbc.com/vietnamese/vietnam-50982602

_ “Cơ hội và rủi ro cho Việt Nam 2020” – Nguyễn Xuân Nghĩa (RFA), 07/01/2020

rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/vietnam-the-2020-perspectives-01072020093145.html



* Về “Tuyên bố Hà Nội” ngày 30/12/2019:

_  “Tuyên bố Hà Nội của các Liên minh kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than MỚI trên lãnh thổ Việt Nam” – 30/12/2019

greenidvietnam.org.vn/tuyen-bo-ha-noi-cua-cac-lien-minh-kien-nghi-dung-trien-khai-xay-dung-cac-nha-may-nhiet-dien-than-moi-tren-lanh-tho-viet-nam.html

_ “Thông cáo báo chí - Tuyên bố Hà Nội” – 30/12/2019

greenidvietnam.org.vn/thong-cao-bao-chi-tuyen-bo-ha-noi.html

_ “THÔNG CÁO BÁO CHÍ  Tuyên bố Hà Nội của các Liên minh kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than MỚI trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo SỨC KHỎE của người dân  Hôm nay, ngày 30/12/2019, tại Hà Nội, Các liên minh của tổ chức xã hội- nghề nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ quyền - sức khỏe - môi trường - năng lượng – pháp lý (sau đây gọi tắt là các liên minh) đã ra “Tuyên bố Hà Nội về việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam”…” – Mai Phan Lợi (group Góc nhìn Báo chí – Công dân), 30/12/2019, 21:54

facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1248868852169550/



* Về VSEA:

_ “LIÊN MINH NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG VIỆT NAM (VSEA)” – 2012

Trích: “…Mỗi thành viên chút chốt sẽ có vai trò cụ thể như sau:      GreenID: chủ trì, đảm bảo tính pháp lý cho các hoạt động của VSEA, điều phối hoạt động và thực thi các chương trình của VSEA, vận động chính sách, và hỗ trợ thực hiện mô hình Lập kế hoạch năng lượng địa phương…”.

vsea.info/gioi-thieu

_ “​Kiến nghị dừng các dự án nhiệt điện than” – Tuổi Trẻ, 25/10/2016

Trích: “…Đây là nội dung chính trong 10 kiến nghị do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) phát ngày 25-10…”.

tuoitre.vn/kien-nghi-dung-cac-du-an-nhiet-dien-than-1194499.htm                          

_ “Kiến nghị dừng các dự án nhiệt điện than vì lo ô nhiễm môi trường” – Dân trí, 26/10/2016     

Trích: “…Trong hai năm qua, VSEA đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến các tác động môi trường, xã hội và sức khỏe của cộng đồng từ hoạt động khai thác than và nhiệt điện than…”.

dantri.com.vn/kinh-doanh/kien-nghi-dung-cac-du-an-nhiet-dien-than-vi-lo-o-nhiem-moi-truong-20161026134607177.htm

_ “Tuần lễ Năng lượng Bền vững Việt Nam 2017 tại Hà Nội” – RTCCD, 28/08/2017

rtccd.org.vn/tuan-le-nang-luong-ben-vung-viet-nam-2017-tai-ha-noi/

_ “Cuộc họp lần I của Nhóm Hành động vì Chất lượng Không khí” – RTCCD, 25/09/2018

rtccd.org.vn/cuoc-hop-lan-i-cua-nhom-hanh-dong-vi-chat-luong-khong-khi/



* Về NCDs-VN:

_ “Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam” – 2015

ncdvn.org/ve-chung-toi/

_ “Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá” – RTCCD, 19/02/2016

rtccd.org.vn/ngan-chan-su-can-thiep-cua-nganh-cong-nghiep-thuoc-la/

_ “Chính phủ cần đẩy nhanh lộ trình xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu bia” – RTCCD, 15/11/2016

rtccd.org.vn/chinh-phu-can-day-nhanh-lo-trinh-xay-dung-luat-phong-chong-tac-hai-ruou-bia/

_ “THƯ KIẾN NGHỊV/v: Đảm bảo lợi ích bảo vệsức khỏe cộng đồng,giảm đói nghèovà phát triển bền vữngtrong nội dung “DựLuật Phòng chống tác hại của rượu bia” được Chính phủtrình Quốc hội khóa XIV, kỳhọp tháng 10/2018” – NCDs-VN, 31/07/2018

rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Thu-Kien-nghi-Chinh-Phu-LuatPCTHRB-1.8-final-ver-2.pdf

_ “Công bố Tuần lễ Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam” – RTCCD, 03/09/2018

rtccd.org.vn/cong-bo-tuan-le-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem-viet-nam/

_ “Họp nhóm ô nhiễm không khí và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự” – RTCCD, 05/11/2018

Trích: “…Đó là thông tin được chia sẻ tại cuộc họp vào chiều ngày 11/5/2018 tại Trung tâm RTCCD do Đại sứ quán Hoa Kỳ, Liên minh Năng lượng bền vững(VSEA), Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm(NCDs-VN) phối hợp tổ chức…”.

rtccd.org.vn/hop-nhom-o-nhiem-khong-khi-va-vai-tro-cua-cac-to-chuc-xa-hoi-dan-su/

_ “NCDs-VN gửi kiến nghị lần 3 tới Quốc hội về Dự thảo Luật Phòng chống Tác hại của Rượu bia” – RTCCD, 05/04/2019

rtccd.org.vn/4690/

_ “Tôi nhận một bài học quý giá về truyền thông” – Viettimes, 18/07/2019

Trích: “…Thông tin được TS. Nguyễn Huy Quang chia sẻ tại hội thảo về đánh giá kết quả vận động, chống tác hại của rượu bia do Liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm (NCDs-VN) tổ chức tại Hà Nội sáng 18/7.  “Trong những lúc đấu tranh mệt mỏi, tưởng chừng như đã nhụt chí rồi, không thể phản bác lại luận điệu của ngành công nghiệp rượu bia, dự thảo Luật rơi vào tình trạng “suy dinh dưỡng”, Bộ Y tế tổ chức truyền thông tập huấn báo chí, để truyền thông vào cuộc. Từ đó, chúng tôi chiếm được sóng trong khung giờ vàng ở một số thời điểm, tạo ra tác động lớn đến người dân” – TS. Nguyễn Huy Quang nói…”.

viettimes.vn/toi-nhan-mot-bai-hoc-quy-gia-ve-truyen-thong-361395.html

_ “Tập huấn Truyền thông giám sát và thúc đẩy thực thi chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm” – RCCD, 09/01/2020

rtccd.org.vn/tap-huan-truyen-thong-giam-sat-va-thuc-day-thuc-thi-chinh-sach-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem/



* Về VCCA:

_ “Đăng ký tham gia Lễ ra mắt Liên minh Hành động vì Khí hậu Việt Nam” – Xuân Quyên (GreenID), 20/08/2019

Trích: “…Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam (VCCA) là sáng kiến của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và WWF-Việt Nam, đồng thời là một thành viên của ACA quốc tế, ra đời với tầm nhìn hướng tới nền kinh tế carbon thấp vì sự an toàn, phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam. (…) Lễ Ra Mắt “Liên minh Hành động vì Khí hậu Việt Nam” chính thức được tổ chức, nhằm mục tiêu công bố các thành viên nòng cốt chính thức tính đến tháng 8/2019, đồng thời kêu gọi sự tham gia hợp tác của các bên liên quan cùng đóng góp cho mục tiêu ứng phó với biển đổi khí hậu ở Việt Nam…”.

greenidvietnam.org.vn/dang-ky-tham-gia-le-ra-mat-lien-minh-hanh-dong-vi-khi-hau-viet-nam.html

_ “MEC chính thức tham gia Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam (VCCA)” – MEC, 26/08/2019, 14:30

Trích: “Vừa qua ngày 21/8 tại TP Huế và ngày 23/8 tại TP Hồ Chí Minh, Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam (VCCA) đã tổ chức sự kiện ra mắt, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng là một thành viên nòng cốt.  Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam là sáng kiến của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID). Liên minh bước đầu được xây dựng với sự tham gia của 12 thành viên, gồm: Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Công ty Cổ phần SolarTech, Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa, Viện Tài chính Vi mô & Phát triển Cộng đồng, Công ty Cổ phần điện mặt trời Vũ Phong, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Hà, Mạng lưới hiệu quả năng lượng Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thu Minh, Công ty cổ phần Sáng tạo Xanh, Hiệp hội khí Sinh học Việt Nam…”.

mec.org.vn/vi/xa-hoi/mec-chinh-thuc-tham-gia-lien-minh-hanh-dong-vi-khi-hau-viet-nam-vcca/2019083001574952p4c19.htm

_ “Ra mắt Liên minh Hành động vì Khí hậu Việt Nam” – Thanh Huyen (GreenID), 27/08/2019

Trích: “…Tọa đàm có sự tham gia của 05 vị khách mời: đại diện từ Mạnh lười hành động Khí hậu quốc tế có ông Nithi Nesadurai, đại diện từ phía CSOs có bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc GreenID và  ông Mai Phan Lợi - Giám đốc Trung tâm Truyền thông & Giáo dục cộng đồng, đại diện từ khối tài chính có bà Nguyễn Thanh Hương - Chuyên gia về Tài chính bền vững - WWF Vietnam, đại diện từ phía doanh nghiệp có sự góp mặt của ông Phan Đình Nam - Tổng giám đốc Công ty SolarTech…”.

greenidvietnam.org.vn/ra-mat-lien-minh-hanh-dong-vi-khi-hau-viet-nam.html



* Về VRN:

_ “Về chúng tôi” – VRN

Trích: “…VRN được thành lập vào tháng 11 năm 2005 và được điều phối bởi Trung Tâm Bảo Tồn và Phát triển Tài Nguyên Nước (WARECOD). Bắt đầu từ năm 2012, Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển Xã hội (CSRD) là cơ quan điều phối chung của VRN, WARECOD tiếp tục phụ trách điều phối VRN ở Khu vực phía Bắc và Trung Tâm Đa Dạng Sinh học và Phát Triển (CBD) phụ trách điều phối VRN ở Khu vực phía Nam. Trung Tâm Sáng Tạo và Phát triển Xanh (GreenID) tham gia hỗ trợ VRN trong các vấn đề vận động chính sách liên quan năng lượng và phát triển…”.

vrn.org.vn/about/

_ “Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh tuyển dụng” – 29/10/2015

Trích: “…Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green Innovation and Development Centre - GreenID) là một tổ chức thành viên của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam…”.

huph.edu.vn/announcement/2679

_ “Thông cáo báo chí về Việc tẩy chay Tham vấn Đập thủy điện Pak Lay Tại Viêng Chăn, CHDCND Lào” – GreenID, 17/09/2018

Trích: “…Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) và các thành viên của Mạng lưới quyết định không tham gia các buổi họp tham vấn về xây dựng đập thủy điện Pak Lay do MRC tổ chức tại Viêng Chăn, CHDCND Lào vào ngày 20 tháng 9 năm 2018 vì những lý do như sau...”.

greenidvietnam.org.vn/thong-cao-bao-chi-ve-viec-tay-chay-tham-van-dap-thuy-dien-pak-lay-tai-vieng-chan-chdcnd-lao.html



* Về JEH:

_ “Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thường niên Mạng lưới dừng sử dụng Amiang Đông Nam Á” – LPSD, 03/10/2018

Trích: “…Trong ba ngày từ 12/9/2018-14/9/2018 Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách phát triển bền vững (LPSD)  trong vai trò là điều phối viên  Nhóm Hành động vì Công lý, Sức khỏe và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban dân tộc, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức Tổ chức nhân dân Ôxtrâylia vì y tế, giáo dục và phát triển của Úc (APHEDA) đã tổ chức Hội nghị thường niên Mạng lưới dừng sử dụng Amiang Đông Nam Á. (…) Tuy nhiên, theo ông Hoàng Xuân Lương – Nguyên thứ trưởng, Phó chủ nhiêm Ủy ban dân tộc kiêm Chủ tịch Nhóm Hành động vì Công lý, Môi trường và Sức khỏe cho biết “một số nhóm lợi ích đã tìm mọi cách để kéo dài thời gian thực hiện, khiến Amiang vẫn được sử dụng nshiều trong các sản phẩm công nghiệp, nhất là sản phẩm tấm lợp Fibroximang tại Việt Nam…”.

l-psd.org/tin-tuc/viet-nam-to-chuc-thanh-cong-hoi-nghi-thuong-nien-mang-luoi-dung-su-dung-amiang-dong-nam-a-a615.html



* Về RiM:

_ “Truyền thông và Quyền của người dễ bị tổn thương”

facebook.com/truyenthongvaquyenRiM/

_ “Trao giải cuộc thi "Góc nhìn công dân"” – MEC, 09/12/2016

Trích: “…Cuộc thi sáng tạo hình ảnh "Góc nhìn công dân" được thực hiện từ tháng 9/2016 bởi Liên minh Truyền thông và Quyền của người dễ bị tổn thương (RiM) mà MEC là thành viên. RiM gồm 7 tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực báo chí, điện ảnh, y tế, sức khỏe, bảo vệ quyền của người khuyết tật, phụ nữ và người dân tộc thiểu số…”.

mec.org.vn/vi/xa-hoi/trao-gia%CC%89i-cuo%CC%A3c-thi-go%CC%81c-nhi%CC%80n-cong-dan/20170111104525754p3c21.htm



* Một số hoạt động của Mai Phan Lợi trong mạng lưới:

_ “Chính thức phát động chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” và trao giải Vành Khuyên Xanh lần I” – MEC, 15/04/2016

mec.org.vn/vi/chong-thuc-pham-ban/chinh-thuc-phat-dong-chien-dich-chong-thuc-pham-ban-va-trao-giai-vanh-khuyen-xanh-lan-i/20160415033524831p1c6.htm

_ “Tập huấn truyền thông Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” – RTCCD, 28/11/2016

Trích: “…Ngày thứ hai của Khóa tập huấn, thành viên liên minh NCDs-VN được hỗ trợ những kỹ năng truyền thông mạng xã hội, tận dụng những lợi thế to lớn của nó để truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của người dân cũng như vận động chính sách ở cấp Trung ương về các vấn đề trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. Giảng viên cho buổi tập huấn là Nhà báo Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và là Quản trị viên của rất nhiều trang và nhóm trên mạng xã hội…”.

rtccd.org.vn/tap-huan-truyen-thong-phong-chong-cac-benh-khong-lay-nhiem/

_ “Tọa đàm “Sau làn khói trắng” – Liệu tăng thuế có làm gia tăng buôn lậu? Hay đó chỉ là chiêu trò của các công ty thuốc lá?” – RTCCD, 09/11/2017

(Tọa đàm do GTV tổ chức)

rtccd.org.vn/toa-dam-sau-lan-khoi-trang-lieu-tang-thue-co-lam-gia-tang-buon-lau-hay-do-chi-la-chieu-tro-cua-cac-cong-ty-thuoc-la/

_ “Kỹ năng viết báo về vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng - 'Trăm nghe không bằng một thấy'” – Nông thôn Mới, 12/11/2017

Trích: “…  Tiếp theo đó, ông Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng đã giới thiệu cách thức thức tìm chủ đề liên quan tới vấn đề BĐKH, nhiệt điện than và năng lượng tái tạo cho các bài báo về môi trường. Đồng thời chia sẻ các kỹ năng cũng như những thách thức, khó khăn phải đối mặt khi thực hiện một bài báo môi trường…”.

nongthonviet.com.vn/thoi-su/xa-hoi/201711/ky-nang-viet-bao-ve-van-de-bien-doi-khi-hau-va-nang-luong-tram-nghe-khong-bang-mot-thay-714184/

_ “Trao giải báo chí Vành khuyên xanh 2018 về “Phòng chống tác hại thuốc lá”” – Báo Yên Bái, 29/11/2018

Trích: “…Giải Vành Khuyên Xanh 2018 chủ đề Phòng chống tác hại thuốc lá do Liên minh NCDs-VN (đại diện gồm Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Tổ chức HealthBridge Canada và Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng-MEC) đã tổ chức với 2 giải…”.

baoyenbai.com.vn/16/170141/Trao_giai_bao_chi_Vanh_khuyen_xanh_2018_ve_Phong_chong_tac_hai_thuoc_la.htm

_ “Tập huấn “Xây dựng chiến dịch truyền thông trên MXH cho vận động chính sách”” – CDI, 14/03/2019

Trích: “…Tham gia khóa tập huấn là thành viên từ các Liên minh Liên minh Đất rừng, Liên minh Nước sạch, Liên minh Khoáng sản, Mạng lưới Sông ngòi, Mạng lưới di cư, Liên minh Minh bạch ngân sách, và Liên minh Nông nghiệp.  Điều phối tập huấn gồm anh Hoàng Đức Minh – người sáng lập Wake it up, anh Mai Phan Lợi – Trung tâm Giáo dục Cộng đồng…”.

cdivietnam.org/tap-huan-xay-dung-chien-dich-truyen-thong-tren-mxh-cho-van-dong-chinh-sach/

_ “Công bố Giáo trình Truyền thông Phát triển” – GTV, 17/04/2019

Trích: “…Giảng viên khóa học: Ông Đặng Đình Bách - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) Ông Mai Phan Lợi - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC)…”.

facebook.com/thongtinGTV/videos/847445932276389/?video_source=permalink

_ “LIVE: Tọa đàm: Thúc đẩy điện mặt trời tại Việt Nam” – Truyền thông MEC (FB), 01/12/2019

facebook.com/TruyenThongMec/posts/2543509809098761

_ “BỘ CÔNG THƯƠNG, ĐIỆN THAN VÀ NGHỊ QUYẾT 120/NQ-CP” – Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân (Viettimes), 02/01/2020

greenidvietnam.org.vn/bo-cong-thuong-dien-than-va-nghi-quyet-120nq-cp.html

Mai Phan Lợi cho biết bài báo đã bị gỡ:

facebook.com/groups/vimothanoixanh/permalink/1226082690910819/

_ “HỘI THẢO: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO NGUỒN PHÁT THẢI Ô NHIỄM (Góp ý Luật Bảo vệ môi trường) ” – GTV, 08/01/2020, 13:13

Trích: “Các khách mời tham gia: - Ông Trần Đình Sính - Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh - Green ID - Bà Mai Dần - Viện Tài Nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng - IRECO - Ông Nguyễn Trọng An - Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển Cộng đồng - RTCCD - Ông Bùi Thế Tung - Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc, Miền núi - HRC - Ông Đặng Đình Bách - Trung tâm Nghiên cứu Pháp Luật và Chính sách phát triển bền vững – LPSD”

facebook.com/groups/vimothanoixanh/permalink/1231769940342094/





No comments:

Post a Comment