Wednesday, November 30, 2022

Lợi dụng khiếu kiện đất đai để kích động chống phá ở vùng DTTS

 Võ Khánh Linh


Thời gian qua, nhiều người Việt rất ngạc nhiên vì sao báo cáo tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ lại vu cáo Việt Nam tước đất, tước “nhân quyền” của người dân tộc Mông cư trú bất hợp pháp tại các Tiểu khu ở một số tỉnh vùng Tây Nguyên. Không có gì là lạ, đám tay chân của Nguyễn Đình Thắng, cầm đầu tổ chức BPSOS, kẻ nhận được tài trợ từ NED và các tổ chức phi chính phủ thực hiện các dự án đòi “tự do tôn giáo” ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam. Mưu đồ của chúng là lợi dụng người dân ở đây không đủ trình độ, hiểu biết pháp lý, tập quán du canh du cư, sinh sống tự phát, phát sinh xung đột quản lý đất đai với chính quyền địa phương. Từ đó, chúng lợi dụng, cử người tiếp cận đồng bào ở đây, xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ việc, kích động đồng bào chống lại công tác quản lý hành chính của chính quyền cơ sở, rồi đòi “nhân quyền” cho những người dân này, làm nóng, đánh lạc hướng vấn đề khiếu kiện đất đai thông thường thành chính quyền đàn áp người dân tộc thiểu số, vi phạm quyền tự do tôn giáo, nhân quyền của đồng bào cu canh du cư

Hàng loạt các vụ khiếu kiện đất đai, như vụ liên quan đến các hộ người Mông ở xã Cư Mtan,Ea Súp,Đắk Lắk tại Tiểu khu 267, 268 ở xã Ea Bung, Ea Súp chẳng hạn. Chúng kích động bà con ở đây gửi đơn khiếu kiện tập thể đến UBND tỉnh Đắk Lắk, cơ quan Trung ương, bộ, ngành có liên quan và cơ quan ngoại giao Mỹ tại Việt Nam để phản đối quyết định cưỡng chế, thu hồi đất tại Tiểu khu 267, 268. Chúng tư vấn cho bà con, yêu sách chính quyền nếu thu hồi, phải bố trí đất tái định cư, đất sản xuất và bồi thưòng tài sản thỏa đáng cho các hộ người Mông.





Chúng dàn dựng kịch bản, nếu chính quyền tổ chức cưỡng chế sẽ huy động người Mông trên địa bàn sử dụng vũ khí tự chế ngăn cản, quay phim, chụp ảnh, tán phát lên mạng xã hội và gửi cho cơ quan ngoại giao Mỹ tại Việt Nam để vu cáo chính quyền “đàn áp”, “cưóp đât” của người Mông.

Không chỉ lợi dụng, kích động người Mông, chúng còn vận động, lôi kéo các hộ dân người Ê-đê ở thị trân Ea Súp có đât tại Tiểu khu 267,268 cương quyết không trả đất cho chính quyền.

Bà con bị chúng lợi dụng càng phản đối, xung đột với chính quyền, chúng càng có nhiều “bằng chứng” để vu cáo tới cơ quan nhân quyền của Mỹ, các tổ chức phi chính phủ để tiếp tục nhận được các dự án tài trợ “bảo vệ nhân quyền”, “bảo vệ tự do tôn giáo” hoặc tập hợp “tư liệu” đó thành các báo cáo nhân quyền gửi đến các cơ chế nhân quyền của Mỹ, Phương Tây và các tổ chức nhân quyền quốc tế, để họ khai thác, sử dụng vào các báo cáo nhân quyền quốc tế hàng năm.

Cách thức nuôi dưỡng “nghề đấu tranh dân chủ nhân quyền” cực kỳ tinh vi của đám phản động lưu vong này cực kỳ nguy hiểm. Mong rằng chính quyền, hội đoàn các địa phương trên cần kiên nhẫn vận động, giải thích cho bà con, đồng bào đồng thuận, tránh để đám phản động lưu vong đục nước béo cò. Cũng mong rằng bà con thận trọng, đừng bị những kẻ hành nghề “nhân quyền” kia biến mình thành kẻ chống chính quyền, tội vạ mình chịu, còn chúng tiếp tục hưởng lợi nhờ càng nhiều “nạn nhân bị đàn áp” càng có nhiều “bằng chứng” vu cáo, bịa đặt, nhào nặn theo ý chúng.

 

Tuesday, November 29, 2022

Lợi dụng phát biểu thiếu khách quan của ĐBQH Sùng Thìn Cò của RFA về tà đạo Dương Văn Mình

 Mới đây, để xuyên tạc, phủ nhận việc Nhà nước xử lý đối tượng cầm đầu, cốt cán tà đạo Dương Văn Mình, RFA đã viện dẫn phát biểu trước nghị trường Quốc hội của Đại biểu Sùng Thìn Cò, trong đó đưa ra vấn đề phong tục tập quán người Mông đang rất lạc hậu. Trước sức ép của phong tục tập quán quá cổ hủ nên tổ chức Dương Văn Mình mới xuất hiện để bỏ cái cũ thay bằng phong tục tập quán mới nhưng bản chất vẫn là phong tục của người Mông. Đồng thời, ông cho rằng, cán bộ đã thiếu trách nhiệm khi không minh rõ bản chất của tổ chức, không tham mưu cho chính quyền để tổ chức trở thành bất hợp pháp. Thực tế việc này có hoàn toàn khách quan? Dân mạng đã có không ít ý kiến lên án phát biểu này của ĐBQH Sùng Thìn Cò.

Thoạt đầu nghe thì có vẻ như Đại biểu Sùng Thìn Cò đang rất hiểu phong tục tập quán người Mông, về hoạt động của tổ chức Dương Văn Mình và lo lắng cho tình hình an ninh trật tự ở những nơi đồng bào người Mông sinh sống. Ông ấy cho rằng “do sức ép phong tục tập quán quá lạc hậu, cổ hủ của người Mông nên tổ chức Dương Văn Mình mới xuất hiện để xóa bỏ cái phong tục cũ, thay bằng phong tục mới nhưng vẫn là phong tục người Mông”. Tuy nhiên, sự thật thì đây là một tổ chức ất ơ, tự thành lập với mục đích chính trị, chống phá chính quyền và họ lợi dụng đúng phong tục lạc hậu của người Mông để hoạt động. Từng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành nghề mê tín dị đoan”, ngay khi ra tù, tà giáo Dương Văn Mình tiếp tục hành nghề mê tín dị đoạn...

Bề ngoài, tổ chức này tỏ vẻ giúp đồng bào dân tộc chuyển văn hóa cũ lạc hậu sang cái mới tốt đẹp hơn dựa trên tín ngưỡng của người Mông như việc đưa con ve, con cóc vào cúng tế ma chay rồi lập nhà đòn để thỉnh nguyện để người dân tộc Mông tin rằng đó là tín ngưỡng của họ nhưng thực chất đó là thứ hổ lốn, mê tín dị đoan.

Không chỉ nhìn nhận sai vấn đề, buồn thay, Đại biểu Sùng Thìn Cò còn chỉ trích “cán bộ thiếu trách nhiệm, không xác minh bản chất của tổ chức Dương Văn Mình, không tham mưu với chính quyền để tổ chức trở thành bất hợp pháp”. Nhưng như Cánh Cò đã đưa tin, tổ chức Dương Văn Mình là một tổ chức bất hợp pháp, là một tà đạo, hoạt động không theo một tôn giáo chính thống nào, không hề có tín ngưỡng hay giáo lý, giáo điều.

Kẻ lập ra tổ chức này là Dương Văn Mình đã từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã xử 5 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân và tuyên truyền mê tín dị đoan. Khi ra tù, Dương Văn Mình lập nên tổ chức bất hợp pháp mang tên mình và tiếp tục lừa đảo. Dương Văn Mình tự cho mình là người linh thiêng, là đấng cứu thế Giêsu, lợi dụng luôn luôn cả đạo Tin lành để vẽ ra hàng loạt tín ngưỡng kỳ quặc để lừa lọc người dân

Rõ ràng, cán bộ đã xác minh rõ bản chất của tổ chức, thậm chí là cả đối tượng “đẻ” ra nó, chứ không hề vô trách nhiệm như Đại biểu Sùng Thìn Cò nói. Hơn nữa, một kẻ có tiền án hành động, nói năng vô lý như vậy thì không hiểu vì sao Đại biểu Sùng Thìn Cò lại cho rằng tổ chức của Dương Văn Mình đang hoạt động tốt? Xin hỏi tốt chỗ nào?

Hoạt động truyền bá tín ngưỡng trái quy ước hương ước.

Nhìn thẳng câu chuyện thì có thể thấy, hàng loạt hành động của tổ chức Dương Văn Mình không phải vì đồng bào người Mông mà đó chỉ là công cụ để họ lôi kéo, thu phục lòng người Mông. Một bộ phận người Mông nhận thức chưa tới sẽ dễ dàng tin theo và bị kích động thành lập “vương quốc Mông”, xưng vương, xưng chúa, chống lại chính sách phát triển nông thôn mới của nhà nước. Thực tế, đã có không ít hộ gia đình người Mông tin nghe theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình mà bỏ ruộng đồng, nương rẫy, không lo làm ăn cứ tụ tập truyền bá mê tín dị đoan, cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hàng loạt chính sách xây dựng phát triển nông thôn mới bị cản trở, đời sống người dân tộc Mông tưởng chừng được tiếp cận văn hóa thì lại càng tụt hậu hơn. Hệ lụy lớn hơn nữa đó là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, xã hội tiềm ẩn nhiều bất ổn như các hoạt động li khai, tách rời người Mông khỏi chính quyền địa phương, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ.

Là một Thiếu tướng Quân đội, đáng lý ra Đại biểu Sùng Thìn Cò phải nhìn nhận đúng vấn đề, kêu gọi người dân lên án các biểu hiện lệch lạc, vi phạm pháp luật như tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình và đề xuất giải pháp thiết thực giúp người Mông thoát khỏi cái bẫy của tổ chức Dương Văn Mình thay vì chê trách “cán bộ không tham mưu cho Đảng và Nhà nước để nó trở thành bất hợp pháp”. Trong khi, thực tế, những năm gần đây, ngành Công an luôn chú trọng công tác an ninh đối nội, đặc biệt là vấn đề tôn giáo, tự do tín ngưỡng, đảm bảo an ninh trật tự tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Lực lượng an ninh các cấp được tập trung xuống cơ sở, nắm chắc tình hình, bền bỉ tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ âm mưu thâm độc của tổ chức Dương Văn Mình, thậm chí là của cả các tổ chức chống phá đất nước. Họ thực hiện 4 cùng với nhân dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với bà con. Đồng thời, lực lượng an ninh cũng phối hợp với cán bộ chính quyền huyện/xã theo dõi, bám sát hoạt động của tổ chức Dương Văn Mình, kịp thời răn đe, vô hiệu hóa các hành vi của tổ chức này, thậm chí xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Không ai khác, chính họ đã kêu gọi và phá dỡ “nhà đòn” – nơi tổ chức Dương Văn Mình tuyên truyền tín ngưỡng sai trái, mê tín dị đoạn.

Cán bộ Công an tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền pháp luật tại địa bàn thôn Đồng Trang, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn.

Trước nghị trường Quốc hội, Đại biểu Sùng Thìn Cò đã tự chia sẻ rằng: “Kẻ thù, tôi không sợ nhưng tôi chỉ sợ bị cấp trên hiểu nhầm, kết luận, kỷ luật, làm oan mà không ai giải thích cho mình”. Phải chăng ông Sùng Thìn Cò không chỉ hiểu sai về tổ chức Dương Văn Mình trên nghị trường mà còn ở trong chính đơn vị mình? Phải chăng ông ấy đã bị khiển trách nên giờ đây mới có phát ngôn như vậy? Chúng ta biết rằng, phát biểu của Đại biểu Quốc hội luôn được công khai cho toàn dân biết, dân nghe, dân hiểu. Thế nên, thật nguy hiểm nếu như ông Sùng Thìn Cò phát biểu chưa đúng vấn đề, nguy hiểm ở đây không chỉ dừng lại ở việc hiểu lầm, phủ nhận vai trò của các cơ quan chức năng mà nghiêm trọng hơn, các tổ chức như Dương Văn Mình sẽ càng có cái cớ, có điểm tựa để chống phá chính quyền nhiều hơn, gây cản trở đến mục tiêu quốc gia chung. Vì vậy, mong Đại biểu Sùng Thìn Cò có thể suy xét và phát ngôn chuẩn xác hơn, đặc biệt là trong vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, tự do tín ngưỡng của các đồng bào dân tộc.

 

Monday, November 28, 2022

“Tin lành Đấng Christ” : chiêu bài tiếp nối bóng ma Tin Lành Đề ga!


Chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị.

Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai…. là chiêu bài không mới. Âm mưu đó từng được thực hiện và thất bại ở Tây Nguyên vào những năm 2001, 2004, 2008 với việc thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở bên ngoài, dùng tổ chức “Tin lành Đề ga” làm công cụ phát triển lực lượng chống phá trong nước.

Đối tượng Y Hin Niê (áo kẻ, cầm micro) 

Vẫn chiêu bài cũ, thời gian gần đây, các đối tượng Fulro lưu vong lại tiếp tục dựng lên các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo dưới các tên gọi khác nhau như “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Không từ bỏ âm mưu thành lập Nhà nước riêng, tôn giáo riêng ở Tây Nguyên  

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, Tổ chức “Tin lành Đấng Christ” do Y Hin Niê, Mục sư Tin lành, sinh năm 1952 (dân tộc Êđê, gốc Đăk Lăk, nguyên Đại tá, Bộ trưởng ngoại giao Fulro III, lưu vong ở Mỹ) cầm đầu, có trụ sở chính tại North Carolina, Mỹ và một số chi nhánh tại Mỹ, Canada. Mục tiêu của chúng là thông qua tổ chức này để tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, tiến tới thành lập “tôn giáo riêng”, “Nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.  

Y Hin Niê (áo tím) tham dự  Hội nghị Tự do tôn giáo Đông Nam á tại Đông Timor 2016

Theo chỉ đạo của Y Hin Niê, vào tháng 5.2017, một tổ chức phản động được nhen nhóm thành lập trong nước với tên gọi “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV”, Ban điều hành” gồm 4 đối tượng đều trú tại tỉnh Đăk Lăk, do Y Jôl Bkrông (con trai Y Hin Niê) làm Hội trưởng, có 22 “hội thánh” tại 5 tỉnh (Đăk Lăk, Bình Phước, Lâm Đồng; Kon Tum; Trà Vinh), tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk.

Từ tháng 6.2017 đến đầu năm 2018, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai đấu tranh quyết liệt với tổ chức phản động đội lốt tôn giáo này. Riêng tại Đắk Lắk, lực lượng An ninh Công an tỉnh đã bóc gỡ hơn 30 đối tượng cốt cán.

Tuy nhiên, với ý đồ sử dụng vấn đề tôn giáo như một chiêu bài chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, vu khống Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch và Fulro lưu vong tìm mọi cách để phục hồi lại tổ chức phản động này.

Tài liệu Yjôl Bkrông soạn, gửi cho Y Hin Niê (cha) và một số đối tượng khác, xuyên tạc về tự do tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Đắk Lắk.  

Tại Mỹ, đầu năm 2019, Y Hin Niê đã tăng cường liên lạc, tiếp tục chỉ đạo số cốt cán trong nước mà đứng đầu là con trai hắn là Yjôl Bkrông ở buôn Ea Khít, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk phục hồi, phát triển lực lượng, kiện toàn lại cái gọi là “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV”. Chúng công khai hóa hoạt động như một tổ chức, nhóm phái Tin lành thuần túy nhưng đằng sau đó, số đối tượng này bí mật thu thập thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong nước, sau đó gửi ra nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại các diễn đàn quốc tế.

Giữa năm 2019, Yjôl Bkrông bắt đầu đẩy mạnh hoạt động nhằm phục hồi lại “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV",  chuẩn bị kế hoạch chống phá. Chúng lôi kéo, bổ sung nhân sự để lập ra ban điều hành giáo hội gồm 7 thành viên, chủ yếu là những đối tượng đã có lịch sử hoạt động Fulro, tham gia biểu tình, gây rối chống chính quyền vào các năm 2001, 2004, từng bị đưa đi cải tạo.

Để có kinh phí hoạt động, một mặt, chúng huy động từ những tín đồ tham gia tổ chức, mặt khác, chúng nhận hỗ trợ về vật chất, phương tiện từ nước ngoài, được số đối tượng bên ngoài trang bị kiến thức, cách thức đối phó với cơ quan chức năng khi bị phát hiện.

Qua những tài liệu mà cơ quan an ninh thu giữ của các đối tượng cốt cán cầm đầu ECCV cho thấy, tổ chức này đã gây dựng 27 điểm nhóm tại 5 tỉnh là Đăk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Lâm Đồng, Trà Vinh với gần 700 tín đồ.

Ngay khi phát hiện, lực lượng Công an đã đấu tranh quyết liệt, nên thời gian qua, ECCV bị tan rã, số đối tượng cầm đầu của tổ chức này ở Đắk Lắk thường xuyên nghi kỵ lẫn nhau nên không liên kết được để hoạt động.

Đối tượng A Ga và vợ

Tháng 9.2019, do mâu thuẫn về quyền lợi, A Ga (sinh năm 1977, gốc Kon Tum, hiện ở Mỹ, đang bị cơ quan điều tra Cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) chỉ đạo số đối tượng đã từng tham gia ECCV trước đây thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động. Đến tháng 9.2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam” thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC), tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 5 thành viên, do A Đảo (trú ở Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng”.

Dưới vỏ bọc tôn giáo, tuyên truyền tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị

“Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện. Tuy nhiên bên trong, CHPC chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêga” trước đây, đó là tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số. Khi bị phát hiện, xử lý, chúng sẽ lấy đó làm lý do để vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người và quyền tự do tôn giáo nhằm tạo sự chú ý và kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức, cá nhân phức tạp ở nước ngoài     

Hoạt động sinh hoạt, nhóm họp trái phép của “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Với thủ đoạn này, từ tháng 9.2020 đến nay, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) đã phát triển được một số tín đồ tại các tỉnh Đăk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên. Sau một thời gian theo dõi và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã nắm được toàn bộ hoạt động vi phạm pháp luật của tổ chức này, thu giữ nhiều phương tiện, tài liệu quan trọng.

Một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đăk Lăk đó là Y Krếc Byă (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978; trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng Fulro, bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm Fulro và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời. Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC.  

Đại tá Nguyễn Thế Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk

Theo cơ quan chức năng, chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, số này lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị để tập hợp lực lượng, tiến tới gây rối, biểu tình, bạo loạn. Mục đích cuối cùng là để thành lập Nhà nước riêng.

Đại tá Nguyễn Thế Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết: Nếu Fulro đứng độc lập thì không làm được gì bởi bản chất Fulro thì người dân đã biết rõ. Fulro muốn làm được, muốn gây rối, muốn bạo loạn, muốn thành lập Nhà nước riêng thì phải có quần chúng mà muốn có quần chúng thì phải có một tổ chức nào đó để lừa bịp, lôi kéo quần chúng. Trước đây có Tin lành Đề ga thì nay là “Tin lành đấng Christ Việt Nam” hay “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Từ những âm mưu, ý đồ hoạt động và những chứng cứ thu được đã thể hiện “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù sau khi bị phát hiện, các đối tượng tham gia CHPC trên địa bàn Đắk Lắk đều đã thừa nhận, cam kết từ bỏ, tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng người mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật.

Núp bóng Tin Lành để phục hoạt bóng ma FULRO

 Võ Khánh Linh


Những tưởng tàn quân FULRO sau khi bị chính quyền ngăn chặn, xử lý và hầu hết những đồng bào bị lừa phỉnh theo FULRO đã trở về với buôn làng, hòa nhập cộng đồng, có công việc và đời sống yên ổn, mảnh đất cao nguyên yên bình, nhưng không hoàn toàn như vậy.

Đám tàn quân FULRO lưu vong ở Mỹ, Thái Lan tiếp tục nuôi dưỡng ảo tưởng lôi kéo, kích động bà con người Thượng tham gia các họi nhóm, tổ chức trá hình hòng ảo tưởng phục hoạt bóng ma FULRO.

Một trong hình thức phổ biến mà đám tàn quân  FULRO yêu thích, núp bóng là theo đạo Tin Lành, với nhiều tên gọi khác nhau kiểu như Tin lành Đề ga, Tin Lành Đấng Christ, …




Đám cầm đầu ở hải ngoại móc nối qua người thân, bạn bè, đồng tộc người Thượng trong nước nhằm “núp bóng” các hệ phái Tin Lành để phát triển lực lượng, Hoạt động phổ biến của chúng là tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “vi phạm” nhân quyền nhằm vận động quốc tế can thiệp, kích động, tạo mâu thuân, hình thành các “điêm nóng” vê tôn giáo, dân tộc, tranh chấp đất đai và lôi kéo người Thượng chống chính quyền

Trong các buổi sinh hoạt tôn giáo, chúng tuyên truyền về “lịch sử đấu tranh” của người DTTS ở Tây Nguyên, dần dần tiêm nhiễm tư tưởng ly khai dân tộc, chống lại người Kinh. Nguy hiểm hơn, chúng không tiếc công lôi kéo các chức sắc, tín đô các hệ phái Tin Lành là người Thượng tham gia, ủng hộ các hoạt động của các điểm, nhóm Tin Lành Đê-ga, qua đó nhanh chóng nhân rộng, phát triển lực lượng.

Chính đám tàn quân FULRO chưa từ bỏ dã tâm này, vẫn đang khiên cao nguyên đại ngàn chưa hoàn toàn yên bình, hạnh phúc.

Mong rằng, chính quyền cơ sở và người dân từng có thời bị ám ảnh bởi bóng ma FULRO mạnh mẽ vạch trần mưu đồ của chúng, chứng minh, cảnh báo cho đồng bào tích cực hơn nữa. Đừng để bóng ma FULRO tiếp tục ám ảnh, phá hoại cuộc sống bình của vùng đất nhiều thăm trầm lịch sử

Vì sao USCIRF liên tục xuyên tạc tự do tôn giáo ở Tây Nguyên?


Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) liên tục đòi đưa Việt Nam vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) về tự do tôn giáo. Đây đang trở thành cái cớ để các đối tượng chống phá tung tin bôi nhọ, cho rằng nước ta “đàn áp tôn giáo”, “quản lý tôn giáo đi sau quản lý kinh tế”.
Thực tế kể từ sau năm 2006, thời điểm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các nước đặc biệt quan tâm” (CPC) về tự do tôn giáo, không có năm nào mà USCIRF không đưa ra các bình luận thiếu khách quan để đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách này. Các vấn đề được đề cập trong Báo cáo năm 2022 tập trung vào nhận định trái chiều liên quan đến việc Việt Nam quản lý chặt chẽ các nhóm tôn giáo mới, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật.




RFA dẫn lời một nhân vật được giới thiệu là Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự của cộng đồng theo đạo Cao Đài năm 1926 tại tỉnh Vĩnh Long cho rằng, Nhà nước đàn áp tôn giáo. Ông ta đưa ra lập luận khá hài hước: nếu hoạt động tôn giáo không đăng ký thì được tự do hơn nhưng sợ “Nhà nước đàn áp”, còn nếu đăng ký thì có những hoạt động phải được duyệt nên không thích (!). Cả RFA và Việt Nam Thời Báo đều đặc biệt tập trung vào cáo buộc của USCIRF về tình trạng cộng đồng đạo Tin lành dân tộc thiểu số ở khu vực miền trung xa xôi và Tây Nguyên mà họ cho rằng bị chính quyền “sách nhiễu, giam giữ”.
Vậy thực chất tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên ra sao?
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về an ninh – quốc phòng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tôn giáo dễ bị lợi dụng
Vùng đất Tây Nguyên từng bị ám ảnh bởi “bóng ma” FULRO trong một thời gian rất dài. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các thế lực bên ngoài vẫn tìm cách lợi dụng một số đối tượng có tư tưởng ly khai, tự trị dựng lên tổ chức FULRO để chống phá chính quyền cách mạng. Bằng nhiều thủ đoạn gian xảo, chúng đánh phá chính quyền, ép dân vào rừng theo FULRO, gây ra nhiều vụ tập kích, giết người, cướp tài sản. Trước những khó khăn, đầy cam go, phức tạp, lực lượng An ninh Công an các tỉnh Tây Nguyên, lực lượng An ninh của Bộ đã phối hợp cùng các ngành chức năng tập trung lực lượng, mở nhiều đợt truy quét FULRO nhằm ngăn chặn kịp thời những âm mưu độc ác của chúng.
Đến năm 1992, vấn đề FULRO ở Tây Nguyên và vùng phụ cận đã cơ bản được giải quyết với nhiều hy sinh, mất mát của các chiến sỹ công an. Tuy nhiên, bọn phản động FULRO được sự hà hơi tiếp sức bên ngoài của các thế lực chống phá cách mạng, chúng vẫn không chịu từ bỏ mà tìm cách hoạt động trở lại. Đầu những năm 2000-2001, chúng dựng lên “luồng gió độc” tôn giáo gọi là “Tin lành Đêga” do thu hút một số đối tượng cầm đầu quay về làng Lao lập ổ nhóm như căn cứ địa để tiếp tục lôi kéo một số người dân tụ tập chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống bình yên, gây bao tội ác.
Từ tháng 2/2001 đến 4/2004, lực lượng An ninh Tây Nguyên và công an các tỉnh đã phối hợp xử lý 1.629 đối tượng cầm đầu, cốt cán FULRO, giáo dục cảm hóa hơn 4.000 đối tượng, xóa 256 khung ngầm FULRO… Tuy nhiên, những tàn dư của phong trào chống đối này còn chưa dứt hẳn vì còn nhiều đối tượng ở nước ngoài giật dây. Đơn cử như Tổ chức “Tin Lành đấng Christ” (UMCC) lén lút hoạt động ở một số buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mằm mục đích chống phá tương tự “Tin lành Đề ga”.
Dưới sự cầm đầu của các đối tượng phản động, những kẻ cầm đầu UMCC chỉ đạo, phân công 14 người đồng bào DTTS ở huyện Sông Hinh thu thập thông tin, tài liệu phản ánh một chiều về những bất cập trong đời sống xã hội, chuyển cho các đối tượng phản động FULRO lưu vong sử dụng làm tài liệu rồi sử dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chính quyền nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Nghiêm trọng hơn nữa là nhóm người tham gia UMCC ở huyện Sông Hinh còn chủ động tạo lập băng rôn, khẩu hiệu để treo và tham gia cầu nguyện hưởng ứng “Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo” theo chỉ đạo của các phần tử phản động FULRO lưu vong. Một số đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn “Đài Á Châu tự do – RFA” nhằm mục đích xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Cơ quan điều tra cho biết “Hội thánh Tin Lành đấng Christ” – United Montagnard Christian Church, viết tắt là UMCC” do Y Hin Niê cùng một số đối tượng FULRO ở Mỹ thành lập vào năm 2001. UMCC núp dưới vỏ bọc tôn giáo, tập hợp các chức sắc, tín đồ người DTTS Tây Nguyên đang sinh sống tại Mỹ và Việt Nam để phục vụ hoạt động chính trị, đấu tranh đòi thành lập “Nhà nước riêng”; vận động đưa các tín đồ Tin Lành người DTTS ở miền Trung – Tây Nguyên sang Mỹ để làm nhân chứng vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo. Rõ ràng những hoạt động của UMCC không phải là tổ chức tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam, mà do FULRO tạo dựng để hoạt động nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam…
Thực tế cho thấy, nếu không có sự quản lý sát sao, nghiêm minh của Nhà nước thì các đối tượng phản động như FULRO sẽ còn lập ra rất nhiều tổ chức tôn giáo trá hình để gây rối loạn trật tự trị an, phá hoại đời sống của bà con nhân dân. Với tinh thần cảnh giác, đấu tranh bền bỉ, một số đối tượng tham gia UMCC đã tự giác kiểm điểm trước buôn làng và cam kết với chính quyền không tham gia tổ chức sai trai đó nữa. Thế nhưng, Việt Nam Thời Báo xuyên tạc việc này và gọi là “Sách nhiễu và đàn áp với ám ảnh nhìn đâu cũng thấy thù địch”.
Tôn giáo ở Tây Nguyên vẫn phát triển rực rỡ song hành cùng những tiến bộ về đời sống nhân dân
Trong bài viết của mình, Việt Nam Thời Báo cho rằng ở Tây Nguyên “quản lý tôn giáo đã không có sự đồng bộ với quản trị chung về kinh tế và cả chính trị.”. Trước hết, họ thừa nhận sự phát triển kinh tế ở địa phương: “có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, từng bước đáp ứng được những nhiệm vụ đặt ra; các chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhìn chung đã tạo động lực quan trọng cho Tây Nguyên phát huy những thế mạnh, tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua”. Và, “đặc biệt, thông qua quá trình thực hiện hàng loạt chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển cho vùng và các tộc người ở Tây Nguyên đã và đang thực hiện, nhất là dành nhiều ưu tiên hỗ trợ phát triển cho các dân tộc thiểu số cả tại chỗ và mới đến, đã góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo của Tây Nguyên và đời sống của các tộc người thiểu số, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, giáo dục, y tế, phân bố dân cư,… Qua đó xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng dân cư là người tại chỗ và mới đến ngày càng được tăng cường, củng cố.”
Thế nhưng, Việt Nam Thời Báo không “dám” đưa ra số liệu cho thấy tôn giáo cũng đang phát triển rực rỡ ở vùng đất Tây Nguyên ra sao. Nơi đây đang là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với tổng số khoảng 2.301.884 tín đồ1, chiếm 34,7% dân số, đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng truyền thống khác. Đến tháng 12/2020, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở 5 tỉnh Tây Nguyên là 529.410 người, 96,6% trong số đó là người dân tộc thiểu số. Công giáo ở Tây Nguyên hình thành 3 giáo phận: Kon Tum (1932), Đà Lạt (1960) và Buôn Ma Thuột (1967) với khoảng 1.126.474 tín đồ, 5 giám mục, hơn 630 linh mục (396 linh mục triều, 234 linh mục dòng), hơn 2714 tu sĩ nam nữ. Phật giáo ở Tây Nguyên có khoảng 600 nghìn tín đồ và đạo Cao Đài có khoảng 22 nghìn đa số là đồng bào người Kinh.
Ngoài các tôn giáo lớn đó, ở Tây Nguyên hiện đang tồn tại hàng chục hiện tượng tôn giáo mới với nguồn gốc xuất xứ, phạm vi và nội dung hoạt động, mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng phát triển rất khác nhau. Các tổ chức này đã thu hút được một số lượng người tin theo khá lớn, trong đó có các tổ chức cực đoan, ly khai nhân danh “hiện tượng tôn giáo mới” vào thời kỳ cao điểm lôi kéo được hàng nghìn người tham gia, sinh hoạt tại nhiều địa phương. Các hiện tượng tôn giáo mới có mặt ở Tây Nguyên trong những năm gần đây với cả hai chiều kích đã làm cho bức tranh tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng vốn đã đa dạng lại càng trở nên đa dạng hơn nữa.
Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cần có nhận xét khách quan hơn về Việt Nam
Việt Nam luôn ghi nhận những đánh giá đúng đắn của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ về những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tại Việt Nam. Tại Việt Nam, các hành vi lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật.
Thực tế cho thấy mỗi quốc gia đều có những vấn đề đặc thù liên quan đến trật tự xã hội và an ninh quốc phòng. Tại khu vực Tây Nguyên, các đối tượng chống phá thường lợi dụng lĩnh vực tôn giáo do có thể dễ dàng quy tụ và tuyên truyền xuyên tạc cho một bộ phận lớn người dân, vu cáo và chống đối chính quyền. Chính vì việc này, Tây Nguyên trở thành điểm nóng với nhiều vụ án trong đó tội phạm là những kẻ lợi dụng mang danh tôn giáo. Điều này không thể được nhìn nhận là Việt Nam “đàn áp” tôn giáo ở Tây Nguyên. Thực tế cho thấy Tây Nguyên nói riêng và nhiều nơi khác ở Việt Nam có đời sống tôn giáo phong phú, được chính quyền ủng hộ thể hiện qua số lượng tín đồ đông đảo và các hoạt động tín ngưỡng phong phú diễn ra hàng năm.
Nếu Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ tìm hiểu chi tiết từng vụ án mạo danh tôn giáo mà họ dẫn ra trong Báo cáo như vụ “tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Bắc Truyển (án 11 năm tù); mục sư người Thượng theo đạo Tin lành Y Yich (bị kết án 12 năm tù); người sáng lập Ân đàn Đại đạo Phan Văn Thu (án tù chung thân)” thì chắc chắn họ sẽ hiểu nguyên nhân thực sự của từng vụ việc. Mọi thứ “Tự do” cần phải trong khuôn khổ của pháp luật dù là “tự do tôn giáo” hay “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”. Nước Mỹ luôn cho mình là nơi tự do ngôn luận, tự do báo chí nhất thế giới nhưng năm 2020 cũng có tới 130 nhà báo tại Mỹ bị bắt hoặc giam giữ vì nhiều lý do khác nhau. Không quốc gia nào, kể cả Mỹ có thể chấp nhận “tự do” quá đà và vi phạm pháp luật.
Việt Nam sẵn sàng đối thoại với Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ để thúc đẩy hiểu biết giữa hai phía, tránh những nhận định chủ quan phi thực tế. Còn với RFA hay Việt Nam Thời Báo thì họ chỉ biết ăn theo nói leo, chống phá Việt Nam quen thói, thiết nghĩ chẳng cần quan tâm.

Sunday, November 27, 2022

Dương Văn Mình, kẻ lừa đảo núp bóng Chúa Giê Su

 

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số trong đó có vùng dân tộc Mông; đặc biệt các chương trình 134, 135, dự án xây dựng điện, đường, trường, trạm, nước sạch.v.v.., đời sống kinh tế – văn hoá – xã hội được nâng lên, tỷ lệ đói nghèo đã giảm, trình độ dân trí nhân dân ngày càng được cải thiện song bên cạnh đó còn có kẻ lợi dụng số nhận thức pháp luật còn hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc Mông để lừa đảo và tuyên truyền cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình”(Dương Văn Mình còn gọi là Giàng Súng Mình,dân tộc Mông, sinh ngày 9/5/1961 tại thôn Xí Điêng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; năm 1982 cùng gia đình di cư đến thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang).


 

Năm 1989 Mình nghe đài nước ngoài tuyên truyền về Vàng Chứ, Y đã bày ra việc: Trong khi đang ngủ thấy có 04 người từ trên trời xuống, 03 người quay về trời, còn một người tên là Giê su (tức người bị đóng đinh trên cây thập ác) ở lại với Dương Văn Mình. Bố trời, đức chúa Giê Su đã nhập vào người Dương Văn Mình. Bước đầu y tuyên truyền cho những người trong gia đình, tay chân thân tín để tạo lòng tin. Sau đó y tiếp tục cho tay chân đến các địa phương có người Mông tuyên truyền cho nhiều người nghe: “ Năm 2000 trái đất sẽ nổ tung, con người sẽ chết hết ai theo Dương Văn Mình sẽ được chúa Giê Su đón lên trời sống sung sướng, không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người chết sẽ sống lại, người già sẽ lột xác trẻ lại, người trẻ trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi bệnh. Người Mông sẽ có tổ quốc riêng… Muốn đến để DVM cóng cầu hồn khỏi bị ốm đau thì phải mang theo tiền, bánh kẹo, thuốc lá và các thứ của cải khác nộp cho Dương Văn Mình làm lễ…”. Nhiều hộ người Mông ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang vì nhẹ dạ cả tin đã bán lúa, ngô, trâu bò, đem tiền đến nộp cho DVM.

DVM và đồng bọn đã tuyên truyền những luận điệu hoang đường, nhảm nhí, những tài liệu dùng trong sinh hoạt cầu khấn không phải là giáo lý của một tôn giáo nào, đây là một thứ pha tạp hổ lốn, phần lớn do Đào Thị Día (vợ DVM) và các đối tượng khác tự sáng tác. Bản thân DVM tự nhận là chúa Giê Su là sai trái. Chính DVM đã nhiều lần cử người về hội thánh Tin lành nhưng không được chấp nhận, không công nhận tổ chức của DVM là một tôn giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng và tôn giáo của Nhà nước cũng nêu rõ: “ Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm hay tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội…”, “Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận…”.DVM và đồng bọn là những kẻ lừa đảo, tuyên truyền những luận điệu hoang đường, nhảm nhí, gây hoang mang tư tưởng trong quần chúng nhân dân. Thực tế đã làm cho cuộc sống của đồng bào Mông tin theo DVM ngày càng khốn khó, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, gây mất an ninh trật tự ở địa phương. Những luận điệu tuyên truyền của DVM như: Không làm cũng có ăn, người chết sẽ sống lại, người ốm không cần đi bệnh viện chữa cũng sẽ tự khỏi bệnh, trẻ mãi không già, năm 2000 trái đất sẽ nổ tung…đều không thành hiện thực. DVM tuyên truyền theo cuộc sống mới do DVM vẽ ra nhưng thực tế không có gì, những người theo DVM chẳng được lợi lộc gì, còn phải mang tiền của vật chất nộp cho chúng. “Tà đạo Dương Văn Mình” đã đem đến nhiều tác hại cho đồng bào. Dương Văn Mình chỉ lừa bịp, gây hại cho đồng bào chứ không mang lại gì tốt đẹp.

Như vậy hoạt động của Dương Văn Mình và đồng bọn lập ra là trái với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Mông, không phải là một tín ngưỡng, hoặc tôn giáo chính thống. Đây là hoạt động của một tà đạo, không được Nhà nước công nhận cần phải được xoá bỏ.

Saturday, November 26, 2022

"Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" có phải là tổ chức tôn giáo?

 Nhiều ngày gần đây xuất hiện tên của một tổ chức Tin lành mới hoạt động tại Tây Nguyên mang tên là "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam". Tuy hoạt động ở Tây Nguyên thời gian qua nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất thực của tổ chức này là gì và vì sao các tổ chức chống phá ở hải ngoại (như Việt Tân) lại rất quan tâm, ủng hộ đến thế?



Thứ nhất, tổ chức "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" không phải là một hệ phái Tin lành theo đúng nghĩa. Tức là hoạt động mang tên goi rất Tin lành nhưng lại không phải là Tin lành thuần túy.

Người đứng đầu ổ chức "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" là mục sư Y Hin-nie, một người có hoạt động chính trị phức tạp ở Tây Nguyên (Vốn là người của Fulro cũ) chạy sang Mỹ và thành lập nên tổ chức này. Tư tưởng của vị mục sư này đó là thành lập mạng lưới "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ để thay thế cho "Tin lành Đê ga"- một tổ chức sau những hoạt động chính trị bị vạch trần nên đa số tín đồ chuyển sang sinh hoạt tại các tổ chức Tin lành được công nhận.

Vậy là không phải xuất phát từ nhu cầu của người dân Tây Nguyên về đạo Tin lành vì ở Tây Nguyên hệ phái có số lượng tín đồ lớn nhất, được công nhận có tư cách pháp nhân là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoàn toàn đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt Tin lành cho người dân (điều mà tín đồ Tin lành Đê ga đã nhận thấy và chuyển sang sinh hoạt).

Thứ hai, Mỹ, EU và các tổ chức chống cộng ở hải ngoại luôn lấy tổ chức "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" để làm cái cớ cho việc Việt Nam "vi phạm tự do tôn giáo" để ép chính quyền Mỹ đưa Việt Nam vào "danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo" (Viết tắt là CPC).

Hàng năm phái đoàn Ủy ban tự do tôn giáo Mỹ đã vào Việt Nam gặp gỡ rất nhiều người trong tổ chức "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" chỉ để củng cố thêm chứng cứ bằng người thật, việc thật là Việt Nam "đàn áp tự do tôn giáo".
Thứ ba, tổ chức "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" chưa được nhà nước công nhận, luôn có các vi phạm về an ninh trật tự tại các tỉnh Tây Nguyên. Tổ chức này nằm trong nhiều các hệ phái Tin lành đang chưa được pháp luật công nhận để hoạt động, cho nên cần có cách nhìn nhận về chỗ đứng, vị thế của những dạng tổ chức mới thành lập nhưng phức tạp về hoạt động này. Đương nhiên chính quyền họ có quy định pháp luật để điều chỉnh.

Vậy nên không phải ai tham gia vào tổ chức chức "Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam" cũng đều phục vụ mục đích dã tâm chính trị mà chỉ có một số kẻ cầm đầu, cốt cán lập ra tổ chức này hoạt động chính trị.

Còn người dân chưa hiểu hết được bản chất tổ chức này, đã tham gia vào tổ chức cần có cách nhìn nhận công tâm, khách quan tránh bị xúi giục, kích động vi phạm quy định pháp luật.

Thay vào đó nếu có nhu cầu sinh hoạt Tin lành chính đáng người dân cần đến sinh hoạt tại các hệ phái Tin lành đã được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân.

"Tự do tôn giáo" là phải hợp pháp hóa tà đạo?

 

 Thời gian qua, núp dưới danh nghĩa “bảo vệ tự do tôn giáo”, nhiều cơ quan, tổ chức ở nước ngoài và các cá nhân, hội nhóm chống đối trong nước vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tà đạo Dương Văn Mình, đòi Nhà nước phải công nhận tà đạo này. Mới đây nhất dư luận lại bức xúc khi trang Luật Khoa Tạp chí, tự nhận là “tờ báo về luật” của giới zân chửi trí thức lại ca tụng và ngang nhiên đòi Chính phủ phải hợp pháp hóa tà đạo này.



Chỉ cần google trên Internet, cho ta thấy hàng loạt tư liệu về tà đạo Dương Văn Mình - vị “giáo chủ” tự phong này. Còn với bất cứ người Mông sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là nạn nhân của tà đạo Dương Văn Mình, càng không xa lạ với tà đạo này. Lợi dụng biết tiếng phổ thông mà Dương Văn Mình được đồng bào tin tưởng, trở thành người truyền thông của thôn, bản. Để chiêu dụ đồng bào, Dương Văn Mình đã phao tin mình là đấng cứu thế, chúa đã ngự trị vào mình, xúi giục “giáo dân” bán trâu bò mang của cải vật chất đến cống nạp cho “giáo chủ”; “giáo dân” bỏ việc làm, đồng án vì chỉ cần đi theo “giáo chủ” là có “của trên trời rơi xuống, dư ăn, chết lên thiên đường”. Rồi từ cuộc sống sung túc, có được nhiều tiền, được ăn sung mặc sướng, được nhiều người mang vật ngon của lạ đến hiến dâng đó, “giáo chủ” càng có thêm thứ khuếch trương, cho mọi người thấy là “phúc báu” mà “chúa trời” ban cho. “Giáo dân” tin càng tin.

Để tăng sự tín nhiệm với người đồng bào, Dương Văn Mình đưa những thứ văn minh vào đời sống người dân, thay đổi hủ tục ma chay, cưới hỏi, bước đầu giúp ích cho người dân. Nhưng rồi từ cái bước đầu đó, Dương Văn Mình lấy đó làm bước đệm để kê mình lên chức “giáo chủ” mở ra tà đạo mang tên mình.

Đủ thứ “loạn luân”, “bệnh hoạn” trên đời quy tụ ở tà giáo này, như: “Chỉ cần treo cờ giáo chủ, khấn vái thì không cần làm cũng có ăn”, “đem vợ đến ngủ với giáo chủ thì vợ sẽ hết bệnh”, “không cần học cũng biết chữ”, ngủ với em vợ, ngủ với phụ nữ có chồng trong làng để thỏa thú tính, gọi đó là “rửa tội”…đẩy hàng ngàn người Mông đã rơi vào bi kịch và cùng cực, làm cho giá trị nhân phẩm của phụ nữ, thuần phong mỹ tục, lối sống đạo đức của người Mông bị phá vỡ, đứt gãy..

Sự lố lăng, đồi bại, nhớp nhúa của tà đạo Dương Văn Mình là vậy mà nhiều năm qua, vô khối cái gọi là tổ chức bảo vệ nhân quyền, đấu tranh tự do tôn giáo, dân chủ cho Việt Nam…ra rả kêu gào ủng hộ.

Thực tế trên cho thấy, mục đích của những thế lực núp dưới danh nghĩa bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo để cổ súy cho những tà đạo đi ngược lại giá trị đời sống, lợi ích người dân, quốc gia, dân tộc, bất chấp là đúng hay sai là nhằm làm suy yếu lối sống văn hóa – đạo đức, cổ súy hành vi trái luân thường đạo lý, tiêm nhiễm thói hư tật xấu, lối sống thiếu lành mạnh hòng làm suy yếu người dân, đất nước nhằm sử dụng cái gọi là “tín ngưỡng” để bôi nhọ chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Bản chất sự  cổ súy này bắt nguồn từ thực tế mà chúng ta biết rất rõ: trong số những người không công ăn việc làm, nghe theo lời xúi giục của Dương Văn Mình xuống Hà Nội đòi phong Mình làm “giáo chủ”, họ thiệt thà cho biết “giáo chủ” Dương Văn Mình vận động bà con muốn được “đắc đạo” về trời thì theo “giáo chủ”, phải phá bỏ bàn thờ tổ tiên, đục hình con ve, con cóc dùng làm nghi lễ tâm linh cho người chết thay cho các nghi lễ truyền thống của người Mông. Hàng ngày theo chỉ đạo của Dương Văn Mình phải đến “nhà đòn” tập hợp, không được đến nhà văn hóa do chính quyền địa phương xây dựng. “Nhà đòn” là nơi hàng ngày Dương Văn Mình tuyên truyền về cái gọi là “nhà nước Mông tự trị”. Đây là nước cờ nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động: cổ vũ để tà đạo được công nhận tôn giáo mới, để từ cái được công nhận đó, danh chính ngôn thuận thực hiện các hoạt động phục vụ cho mục đích chính trị núp dưới “cái bóng” tự do tôn giáo - tín ngưỡng.

 

Wednesday, November 23, 2022

Cần phân biệt tà đạo với tôn giáo thuần túy

 

Không phải tự nhiên mà Việt Nam đưa những tà đạo như Dương Văn Mình, Ba Cô Dợ, Hà Mòn, Giê Sùa ...là tà đạo. Nó mang những đặc điểm khác hẳn với tín ngưỡng tôn giáo thuần túy, gây nhiều hệ lụy với an ninh trật tự và chính cuộc sống của các tín đồ. Do vậy, dù dưới danh nghĩa "tự do tôn giáo" hay không, không thể đáp ứng yêu sách "hợp pháp hóa"những tà đạo này của các thế lực phản động.




Từ thực tiễn hiện nay cho thấy, có những "hiện tượng tôn giáo mới" biến tướng, hoạt động vi phạm pháp luật, thường được gọi là "tà đạo", với đặc điểm sau:

Thứ nhất, "tà đạo" là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các "hiện tượng tôn giáo mới" tiếp thu một số thành phần trong giáo lý, giáo luật, lễ nghi của tôn giáo truyền thống mà hình thành lên nhưng lại thoát ly khỏi ảnh hưởng và đối lập với tôn giáo truyền thống.

Thứ hai, "tà đạo" mang tính cực đoan, phản văn hóa, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa; phá hoại khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; hoạt động vi phạm pháp luật, tác động xấu đến an ninh trật tự, thậm chí mang màu sắc chính trị, chống phá Nhà nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc.

"Tà đạo" được phân biệt với tôn giáo thuần túy ở những điểm cơ bản sau:

Một là, "giáo lý" và "giáo luật", "lễ nghi" của các "tà đạo" có nội dung tuyên truyền mê tín dị đoan, trái với đạo đức văn hóa truyền thống, mang nặng yếu tố phản văn hóa, phản khoa học, hủy hoại sức khỏe, tài sản của con người như: Phá bỏ bàn thờ tổ tiên, chỉ cầu cúng thần, Phật, không cần lao động có thể trả hết nợ nần, uống nước lã để chữa bệnh... xúc phạm đến niềm tin, giáo lý của các tôn giáo truyền thống gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân, gây chia rẽ khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.

Hai là, mục đích hoạt động của "tà đạo" là vì lợi ích của "giáo chủ". Với chiêu thức tự xưng là thần, Phật phán truyền những điều ma mị để quy tụ "tín đồ", đưa ra quy định buộc người theo phải đóng tiền hoặc mua những "đồ dùng việc đạo" do họ kinh doanh với giá tiền đắt hơn nhiều lần so với giá trị thật nhằm phục vụ mục đích trục lợi cho "giáo chủ". Các "giáo chủ" còn lợi dụng việc "mở đạo", "truyền đạo" để khuếch trương thanh thế, phê phán xã hội và chính quyền, kích động sự chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự xã hội, thậm chí chống phá Nhà nước. 

Khi đã lôi kéo được "tín đồ" theo, họ sẽ chi phối, trói buộc bằng thần quyền, dẫn dụ "tín đồ" tin và làm theo lời "giáo chủ" như: Không được tiếp xúc và quan hệ với người khác niềm tin tôn giáo, từ bỏ các phong tục tập quán và tín ngưỡng truyền thống, phủ nhận, bài xích các tôn giáo chính thống, thậm chí không tham gia các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương...

Ba là, phương thức hoạt động của các "tà đạo" chủ yếu là bí mật, lợi dụng những sơ hở của pháp luật, lẩn tránh sự quản lý của Nhà nước để tuyên truyền phát triển "đạo". Để dễ dàng thu nạp người tin theo, người đứng đầu "tà đạo" thường lợi dụng những địa bàn khó khăn, những cộng đồng người có hoàn cảnh đặc biệt để dụ dỗ, lừa bịp, lôi kéo người vào "đạo", họ lợi dụng việc tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường, các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, thiền định, ăn chay, đào tạo ngoại ngữ… nhằm hợp pháp hóa việc tập trung "tín đồ" hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng dẫn đến sự gia tăng các "hiện tượng tôn giáo mới" với hoạt động đa dạng, phức tạp, một số loại còn gây ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, mà còn tạo nên những hệ lụy về kinh tế, chính trị - xã hội và an ninh trật tự ở một số địa phương. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, tuyên truyền những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống để quần chúng nhân dân giữ gìn, phát huy, cần tăng cường cung cấp thông tin về các "tà đạo", các hoạt động tôn giáo trái pháp luật để người dân biết, không tham gia, đồng thời đấu tranh để loại bỏ ra khỏi cộng đồng xã hội.

Saturday, November 19, 2022

Cảnh giác với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo trong dân tộc thiểu số can thiệp nội bộ Việt Nam


Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để công kích, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. Chúng đưa ra luận điệu “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “vi phạm quyền tự do tôn giáo” của người dân; yêu cầu các tôn giáo phải được hoạt động tự do, không cần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước… Chúng vu cáo rằng: “CNXH không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo”; “Pháp luật Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là hình thức, thực chất là cơ sở để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo, thậm chí có hành động đàn áp các tín đồ tôn giáo”… Chúng còn lập nhiều tài khoản trên các trang mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Blog… để phát tán, đăng tải các bài viết, video, hình ảnh đả kích, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng “vạch lá tìm sâu”, cố tình xoáy vào những mặt trái của xã hội để quy kết, hạ thấp thanh danh của Đảng, Nhà nước; thậm chí lợi dụng đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo để lôi kéo, tập hợp lực lượng, truyền đạo trái phép, tổ chức biểu tình, thách thức, chống phá chính quyền, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội… Tất cả nhằm mục đích thêu dệt nên một bức tranh màu xám, méo mó về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam, từ đó kêu gọi quốc tế “gây sức ép”, “can thiệp” vào nước ta.





Lợi dụng tính nhạy cảm của vấn đề tôn giáo, một số phần tử cực đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức các cuộc “hội luận”, “họp báo”, soạn thảo và tán phát các tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Họ đẩy mạnh xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn giáo”. Họ cho rằng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (trước đây) và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay là sự “đàn áp tôn giáo” bằng pháp luật của Nhà nước Việt Nam, không tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển; từ đó, khoét sâu mâu thuẫn giữa các tôn giáo với chính quyền các cấp. Đồng thời, móc nối, câu kết với một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài thành lập hoặc tích cực tham gia các hội, nhóm trái pháp luật, mang danh nghĩa tôn giáo để tập hợp, phát triển lực lượng chống đối. Một số chức sắc cực đoan lợi dụng các vấn đề chính trị – xã hội phức tạp để kích động tín đồ xuống đường biểu tình, gây mất ổn định chính trị – xã hội. Đáng chú ý, với lý do “bảo vệ tự do tôn giáo”, một số thế lực nước ngoài đã ban hành báo cáo, phúc trình, thậm chí là đạo luật, nghị quyết “lên án” tình hình bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực tôn giáo, từ đó gây sức ép về ngoại giao, đồng thời gắn các vấn đề dân chủ và nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo với các vấn đề về viện trợ kinh tế, đầu tư phát triển, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Lợi dụng đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo đều gia tăng các hoạt động mở rộng cơ sở vật chất, dẫn đến phát sinh nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến tôn giáo. Đáng chú ý, số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo cũng như các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo để kích động các hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc và phản ứng của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính quyền với tôn giáo. Nghiêm trọng hơn, họ còn cố tình chính trị hóa sự việc, xuyên tạc, vu cáo chính quyền “lấy đất đai của tôn giáo, bỏ quên quyền lợi nhân dân, bao che cho doanh nghiệp, tàn phá môi trường”, kích động tâm lý so bì, cho rằng Nhà nước đối xử không bình đẳng giữa các tôn giáo. Một số tổ chức, cá nhân tôn giáo không hợp tác với chính quyền trong việc kê khai, làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm lấn chiếm đất để mở rộng cơ sở thờ tự.
Bên cạnh hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai, trong hoạt động tôn giáo cũng xảy ra các vụ, việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật, như thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong các tôn giáo; việc thành lập các cơ sở tôn giáo trực thuộc chưa được sự chấp thuận của chính quyền. Một số cơ sở đào tạo của tôn giáo chưa nghiêm túc triển khai môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam, là môn chính thức trong chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại việc “đào tạo kép”, cụ thể là đào tạo chức sắc ở trong nước kết hợp với cử chức sắc ra nước ngoài đào tạo trái phép vẫn diễn ra ở một số tôn giáo.Các hoạt động vi phạm nói trên luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực xấu khai thác, lợi dụng để gây chia rẽ giữa tôn giáo với chính quyền, giữa người theo đạo và người không theo đạo, cũng như tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn chính trị – xã hội.
Đáng chú ý, tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, vùng DTTS trong cả nước nói chung, lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào một số dân tộc thiểu số; sự sa sút tính chân truyền trong các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận; điều kiện khó khăn về kinh tế, xã hội…, một số đối tượng đã thành lập các hội, nhóm mang danh nghĩa tôn giáo, hoạt động vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại hình mang danh tín ngưỡng, tôn giáo, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở nhiều địa phương, xa rời văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như không thờ cúng tổ tiên, gọi bố mẹ là anh, chị, em; khám, chữa bệnh bằng cầu cúng; tuyên truyền, hứa hẹn về tương lai tốt đẹp để mê muội quần chúng. Điển hình là các tổ chức “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, Pháp Luân Công, Dương Văn Mình, “Nhất quán đạo”, “Thanh Hải Vô Thượng Sư”… Hoạt động của các tổ chức này không chỉ gây mâu thuẫn trong quần chúng, ảnh hưởng tới khối đoàn kết toàn dân tộc, mà còn tạo ra những tác động tiêu cực tới sự ổn định chính trị – xã hội của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “không có tự do tôn giáo”. Tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện tượng thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi, phát triển các hoạt động tâm linh mang màu sắc mê tín, như hoạt động dâng sao giải hạn, bói toán, xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm linh… Các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã triệt để lợi dụng các vấn đề đó để công kích, bịa đặt, xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nội bộ một số tôn giáo, kích động tín đồ tạo phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức khác. Đây đều là các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự đoàn kết nội bộ các tôn giáo cũng như khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình tôn giáo ổn định, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Cơ quan chức năng làm tốt công tác hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Và chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật. Mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; đó cũng là phương cách để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo chân chính đang hoạt động bình thường trên đất nước Việt Nam.