Wednesday, May 31, 2023

Nhận diện mưu đồ lợi dụng tôn giáo để cổ súy tư tưởng ly khai, dân tộc cực đoan

 


Cùng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, vấn đề tôn giáo cũng luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, việc nhận diện một số thủ đoạn mà các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan thường lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như: lợi dụng truyền đạo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hình thành tư tưởng ly khai và chủ nghĩa dân tộc cực đoan; xuyên tạc chính sách tôn giáo nhằm can thiệp vào chính trị nội bộ, mặc cả trong các quan hệ đối ngoại của Việt Nam; tôn giáo hóa các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; lợi dụng hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam; lợi dụng vấn đề đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo; lợi dụng mạng xã hội và diễn đàn quốc tế; lợi dụng các hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa quan trọng định hướng công tác ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá trên lĩnh vực tôn giáo này

Trước tiên, cần phải nhận thấy rõ mưu đồ, hoạt động xuyên suốt lâu nay của các thế lực thù địch với Việt Nam là lợi dụng truyền đạo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hình thành tư tưởng ly khai, dân tộc cực đoan

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đồng bào các dân tộc, tôn giáo đoàn kết, cùng chung sống hòa bình, thân thiện với nhau. Trong lịch sử, một số chức sắc, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam và khó khăn về kinh tế - xã hội ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc truyền đạo trái pháp luật để gây ra những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, thậm chí tạo những điểm nóng chính trị - xã hội, nhằm tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Ở khu vực miền núi phía Bắc, những thập niên gần đây, chúng lợi dụng sự chuyển đổi niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo gắn với lịch sử, tâm lý của người Mông để kích động ly khai, thành lập “Nhà nước Mông tự trị” nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Sự kiện lợi dụng đạo Tin lành tuyên truyền, tập trung hàng nghìn người Mông tại bản Huổi Khon, huyện Nậm Bồ, tỉnh Điện Điên năm 2011 với âm mưu gây bạo loạn và vụ việc vài trăm người Mông (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) bị các phần tử phản động tuyên truyền, kích động đã trốn vào rừng nhằm tiếp tục âm mưu tuyên truyền, gây bạo loạn vào tháng 2-2020 (trong đó có nhóm người đã từng gây ra vụ bạo loạn năm 2011 tại Mường Nhé) cho thấy, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để thúc đẩy hoạt động ly khai trong người Mông tại Việt Nam.

Ngoài việc lợi dụng đạo Tin lành, ở một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, các phần tử phản động cũng tăng cường lợi dụng một số hiện tượng tôn giáo mới. Hiện tượng “Con đường mới” (ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), hiện tượng “Giê Sùa” (tại Điện Biên, Lai Châu) cũng đã bị lợi dụng để lôi kéo người Mông nhằm tập hợp lực lượng phục vụ cho hoạt động thành lập “Nhà nước Mông”. Ở một số địa phương như Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn và Lào Cai, một số người Mông theo hiện tượng “Dương Văn Mình” cũng bị lôi kéo vào các hoạt động chống đối Nhà nước như: không tham gia hoạt động bầu cử, tổ chức biểu tình, khiếu kiện, khiếu nại,...

Tại khu vực Tây Nguyên, các thế lực Fulro, có sự tiếp tay từ nước ngoài, đã kích động đồng bào dân tộc thiểu số gây ra các vụ bạo loạn chính trị nhằm lật đổ chính quyền, âm mưu thành lập nhà nước “Đề ga tự trị”. Sự kiện chính trị năm 2001 và 2004 cùng các vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc kéo dài nhiều năm ở Tây Nguyên cho thấy rõ âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc của các thế lực thù địch, phản động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và chống phá Nhà nước Việt Nam.

Ở nước ngoài, các tổ chức Fulro lưu vong như: “Hội những người miền núi”(MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP),... vẫn đang ra sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động người dân Tây Nguyên đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập.

Ở trong nước, tàn dư của lực lượng Fulro có dấu hiệu hoạt động trở lại khi chúng lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới như “Hà Mòn”, “Bơ khắp Brâu” để truyền bá mê tín dị đoan và hoạt động chính trị, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự xã hội ở một số địa phương.

Ở khu vực miền Trung, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề Hồi giáo (Hồi giáo Bà ni, Islam giáo) và Bà-la-môn giáo để kích động đồng bào Chăm theo tư tưởng ly khai, khôi phục “Vương quốc Chămpa tự trị”.

Ở khu vực Tây Nam Bộ, người Khmer với Phật giáo Nam tông từ lâu đã bị chúng nhắm tới  trong chiêu bài thành lập quốc gia “Khmer Krôm tự trị”. Ở ngoài nước, nhiều tổ chức phản động của người Khmer như:“Hội Ái hữu Khmer Campuchia Krôm” (AKKK), “Hội bảo vệ nhân quyền Khmer Campuchia Krôm”, “Hội sư sãi Khmer Campuchia Krôm”, “Liên hiệp Ủy ban chủ nghĩa dân tộc” (KKK), “Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia Krôm” (KKNLF), “Ủy ban dung hòa Khmer Campuchia Krôm” (KKKCC), “ủy ban Điều phối Khmer Campuchia Krôm” (KKKCC)”, “Liên minh Khmer Campuchia-Krôm” (KKF),... cũng ráo riết đẩy mạnh hoạt động, kích động lôi kéo sư tăng ra nước ngoài học tập, kích động sư tăng trong nước ly khai khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ở trong nước, chúng lợi dụng mối quan hệ đồng tộc, đồng tôn giữa người Khmer ở Việt Nam và người Khmer ở Campuchia để kích động, lôi kéo người Khmer ly khai, tự trị.

Để minh họa cụ thể thủ đoạn chống phá này, xin lấy ví dụ hoạt động cổ súy FULRO (viết tắt 5 chữ đầu của tổ chức “Mặt trận thống nhất đấu tranh của ác chủng tộc bị áp bức” do Mỹ dựng nên từ trước năm 1975) nhằm thực hiện âm mưu vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gieo rắc tư tưởng ly khai, đòi thành lập "Nhà nước Đê Ga tự trị", tạo cớ để nước ngoài can thiệp chống phá Việt Nam. Thủ đoạn chính mà chúng đang thực hiện là:

- Tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lợi dụng triệt để vấn đề tôn giáo để truyền đạo "Tin lành Đê Ga" - một tổ chức chính trị phản động của FULRO, và coi đây là ngòi nổ để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ ở Tây Nguyên.

- Kích động, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền.
- Lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, tiến hành lôi kéo, khống chế, mua chuộc họ thực hiện các kế hoạch chống phá cách mạng.

- Dùng tiền để kích động nhân dân chặt phá rừng, mua chuộc một số cán bộ thoái hoá biến chất, thổi phồng một số khuyết điểm, yếu kém của ta nhằm làm suy giảm niềm tin, gây sự nghi ngờ trong dân chúng, đẩy tới các hoạt động khiếu kiện; đồng thời tìm cách móc nối, cài cắm người của chúng vào bộ máy Đảng, Nhà nước.

- Liên kết với các thế lực phản động người nước ngoài, bọn phản động lưu vong người Việt, ngụy quân, ngụy quyền cũ... để chống phá cách mạng nước ta.

Nhận diện rõ những thủ đoạn chính của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay là nhằm góp phần ngăn chặn sự phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử xấu chống phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung trong tiến trình đổi mới đất nước, phát triển kinh tế- xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.  

Tuesday, May 30, 2023

Bản chất hai mặt của USCIRF

         Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) là tổ chức hoạt động độc lập với chính phủ Mỹ, thành lập trên cơ sở “Đạo luật Tự do tín ngưỡng quốc tế - HR.2431” và do Tổng thống Mỹ ký, ban hành ngày 27-10-1998. Cơ cấu tổ chức của USCIRF gồm 10 thành viên được bổ nhiệm bởi Tổng thống Mỹ và lãnh đạo của hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong lưỡng viện Mỹ. Hoạt động của USCIRF trong vai trò là tổ chức theo dõi, giám sát vấn đề tự do tôn giáo quốc tế và có quyền triệu tập các buổi điều trần, soạn thảo bản phúc trình hàng năm về tình hình tôn giáo quốc tế cho Tổng thống và Quốc hội Mỹ. Đồng thời, có quyền lập danh sách các nước trong diện “Cần được quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC)” để đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định.



Từ khi được thành lập đến nay, USCIRF đã nhiều lần cử các đoàn lâm thời vào Việt Nam. Mặc dù, đoàn USCIRF luôn đặt vấn đề: “Không phải vào Việt Nam để phê phán, khuyến khích tự do tôn giáo kiểu Mỹ mà là để tìm hiểu tình hình sát thực tế, báo cáo Tổng thống và Quốc hội Mỹ, thúc đẩy tự do tôn giáo và quyền cơ bản của con người”. Tuy nhiên, trong các chuyến thăm Việt Nam, đoàn USCIRF đều tìm cách tiếp xúc với thành phần chống phá cực đoan về tôn giáo và đưa ra những đề nghị thiếu thiện chí, gây sức ép với ta đòi thả tự do cho số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo có hoạt động vi phạm pháp luật đang thi hành án phạt tù mà họ cho là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” như: Hồ Đức Hòa, Lê Quốc Quân, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh…

Tất cả quá trình đó đã cho thấy bản chất “hai mặt” của USCIRF khi tuyên bố một đằng nhưng làm một nẻo, bản chất là lấy vấn đề “tự do tôn giáo” để gây sức ép, để “mặc cả”, đánh đổi vấn đề chính trị với lợi ích kinh tế. Ví dụ như:

Trên cơ sở những thông tin, nhận định sai lệch của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong các phiên điều trần “về tự do tôn giáo” trước Quốc hội Hoa Kỳ, số cực hữu trong chính giới Mỹ, EU thường xuyên ra điều kiện, yêu cầu Việt Nam cải thiện “tình trạng vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” với những dẫn chứng thiếu khách quan như: “tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục có khuynh hướng tiêu cực”; “chính quyền tiếp tục đàn áp trên diện rộng các lãnh đạo tôn giáo, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động ôn hòa và những người chỉ trích khác trên toàn quốc”…

Đáng chú ý, theo thông lệ hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều đưa ra 2 bản báo cáo: “Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới” và “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế”. Hai báo cáo này tuy gọi là về “tình hình thế giới” nhưng tập trung chỉ trích vào những nhà nước do các Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, trong đó có Việt Nam.

Năm 2004, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC, năm 2006 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút tên Việt Nam khỏi danh sách CPC... Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm vừa thừa nhận Việt Nam có một số tiến bộ nhất định trong việc cho phép người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng nhưng mặt khác vẫn kêu gọi Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Bản chất chống phá Việt Nam của USCIRF thể hiện rõ nét trong các lần tiếp xúc với  số chức sắc, nhà tu hành và số tín đồ có thái độ chính trị xấu, mang nặng tư tưởng tôn giáo cực đoan, công khai bày tỏ quan điểm sẵn sàng tài trợ bất hợp pháp cho số này hoạt động trở thành “ngọn cờ” chống đối trong tôn giáo, thậm chí là khuyến khích họ hoạt động độc lập, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Ngược lại, được sự khích lệ, hứa hẹn bảo trợ sau mỗi lần tiếp xúc với đoàn USCIRF, các đối tượng chống đối tích cực cung cấp thông tin, tài liệu vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.

Đồng thời, để củng cố dẫn chứng nhằm hạ uy tín của Việt Nam trong các bản phúc trình về “tự do tôn giáo”, USCIRF còn tài trợ, hậu thuẫn cho các tổ chức tôn giáo thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài như “Ủy ban Tự do tôn giáo cho Việt Nam”; “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”… để soạn thảo các bản “phúc trình”, lập hồ sơ “những nạn nhân bị đàn áp tôn giáo”, vận động tổ chức các “diễn đàn” tạo cơ hội cho số chống đối cực đoan trong và ngoài nước lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo trên diễn đàn quốc tế.

Mặt khác, xét trong tính liên tục của các báo cáo về tình hình tự do tôn giáo thế giới do USCIRF công bố hằng năm, có thể thấy, dù có nhiều cuộc làm việc, khảo sát trực tiếp ở Việt Nam, được Việt Nam cung cấp tài liệu cụ thể, chính xác nhưng những người soạn thảo các báo cáo vẫn sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam và dựa vào đó để đánh giá.

Từ những dẫn chứng đó, có thể khẳng định rằng thông tin được phản ánh trong các bản phúc trình về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo của USCIRF không đáng tin, không thể hiện sự khách quan khi bóp méo một chiều theo luận điệu xuyên tạc của số đối tượng cực đoan trong tôn giáo ở trong và ngoài nước.

Sunday, May 28, 2023

Lê Tùng Vân có đáng được Hoa Kỳ “quan tâm, bảo vệ”?

 

Liên tục trong các báo cáo về tự do tôn giáo Việt Nam những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ đều đưa những kẻ cố tình lợi dụng danh nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng Lê Tùng Vân tại “Thiền am bên bờ vũ trụ” (còn gọi là Tịnh thất Bồng Lai), tỉnh Long An cũng vào danh sách cần “quan tâm, bảo vệ”. Báo Công an nhân dân đã gọi việc làm này là “hành động này đang đi ngược với giá trị chân chính của tôn giáo”.

Lâu nay, dư luận bức xúc trước những lùm xùm tại Tịnh thất Bồng Lai (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) bởi nơi đây có nhiều vi phạm, đặc biệt là hành vi phạm pháp của ông Lê Tùng Vân và các đồng phạm. Theo kết luận của cơ quan chức năng, từ năm 2016, Lê Tùng Vân và một số người khác đến ở tại số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An do bà Cao Thị Cúc làm chủ hộ. Lê Tùng Vân biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia theo Phật giáo, lấy tên “Tịnh thất Bồng Lai” nhưng không được ngành chức năng và Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An công nhận. Lê Tùng Vân đổi tên cơ sở này thành “Thiền am bên bờ vũ trụ” để tiếp tục hoạt động.

Từ năm 2019 - 2021, Lê Tùng Vân đã cầm đầu, chỉ đạo Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi) sử dụng máy tính, điện thoại di động để đăng lên Facebook và Youtube thông tin sai sự thật, xuyên tạc nhằm tuyên truyền, kích động, xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa (Long An), xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ), gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Tổng cộng, có 5 video và 1 bài viết trên mạng xã hội của nhóm người này được phân tích, giám định và xác định là hành vi có tổ chức. Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đang điều tra về hành vi lừa đảo xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Cụ thể, Công an tỉnh Long An nhận được nhiều đơn tố cáo Lê Tùng Vân và những cá nhân sinh sống ở “Tịnh thất Bồng Lai” có hành vi giả sư, giả trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm.

Vụ việc đã gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Liên quan đến vụ án này, ngày 21/7/2022, sau 2 ngày xét xử, TAND huyện Đức Hòa tuyên phạt Lê Tùng Vân 5 năm tù về tội“Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331, Bộ luật Hình sự. Với vai trò đồng phạm, bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (30 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (31 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) bị phạt mỗi người 4 năm tù. Bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên lĩnh 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Cao Thị Cúc 3 năm tù.

Ngày 3/11/2022, sau 2 ngày xét xử phúc thẩm, HĐXX TAND tỉnh Long An đã bác kháng cáo, đồng thời tuyên y án bị cáo Lê Tùng Vân 5 năm tù. Các bị cáo cũng giữ mức án như sơ thẩm. Cũng theo HĐXX, nhận định của tòa sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, tuyên đúng người, đúng tội, không oan sai. Các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt.

Tuy nhiên, ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm xét xử, USCIRF đã đưa Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, Cao Thị Trúc vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu. Hành động này đang đi ngược với giá trị chân chính của tôn giáo. Một số cá nhân chống đối vin lý do này cũng hùa theo, có những bình luận sai trái, đả phá chính quyền.

Lê Tùng Vân là đối tượng chống đối, không có đóng góp gì cho hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Tự bào chữa cho mình và trả lời trước phiên tòa, bị cáo Lê Tùng Vân cho biết “Tôi không theo tôn giáo nào, chưa có vợ con và mong được lấy vợ”! Trong khi đó, các hành vi vi phạm pháp luật của Lê Tùng Vân đã được Công an tỉnh Long An thu thập đầy đủ chứng cứ và toà sơ thẩm, phúc thẩm đã xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, được dư luận đồng tình. Việc USCIRF lấy danh nghĩa tôn giáo để lên tiếng bênh vực cho các đối tượng vi phạm pháp luật, câu hỏi đặt ra là tổ chức này có đại diện cho những người theo tôn giáo chân chính hay lợi dụng tôn giáo để can thiệp vào nội bộ nước khác? USCIRF đã cố tình làm ngơ trước các chứng cứ mà các cơ quan chức năng Việt Nam thu thập, chứng minh hành vi sai phạm của những người trong cái gọi là “tịnh thất” này. Kết quả điều tra cho thấy, “Tịnh thất Bồng Lai” chỉ là mạo xưng, những người ở đây không phải là tu sĩ Phật giáo, không do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý.

Các đối tượng lợi dụng danh nghĩa tu sĩ Phật giáo, hình thức cơ sở của giáo hội, lợi dụng hình thức nuôi những người cơ nhỡ làm từ thiện để trục lợi cho mình. Đó là vi phạm về pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của Tổ chức Phật giáo thế giới mà trực tiếp là tổ chức Phật giáo ở Việt Nam. Liên quan đến vụ việc ở “Tịnh thất Bồng Lai”, hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã tiếp tục phục hồi tin báo tố giác tội phạm và khởi tố thêm tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Riêng tin báo về hành vi loạn luân, Cơ quan An ninh điều tra đang chờ văn bản trả lời của cơ quan chuyên môn để làm căn cứ xem xét, giải quyết.

Thật đáng tiếc cho cơ quan ngoại giao, một tổ chức quốc tế về tôn giáo lẽ ra phải đại diện cho danh dự, giá trị chân chính của chính đạo chứ tại sao lại cổ vũ, bênh vực cho những kẻ bệnh hoạn, đi ngược với lương tri nhân loại, chà đạp lên giá trị đạo đức? Điều đó cho thấy, họ không đại diện cho những người theo tôn giáo chân chính, không vì sự phát triển xã hội và hòa bình thế giới mà lại lấy danh nghĩa tôn giáo để thực hiện động cơ, ý đồ riêng. Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Mỹ hay USCIRF cần phát ngôn và hành động cho đúng với vị thế, danh xưng của mình, cần có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, tránh đưa ra những đánh giá sai lệch, xuyên tạc. 

Thursday, May 25, 2023

Lạm bàn thực hư“Tôn giáo ở Việt Nam là một quyền tự do có định hướng chính trị”?

 


Sau khi 02 báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ và Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) được công bố (5/2023), các trang mạng phản động đua nhau tán phát nhiều bài viết xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, chẳng hạn như bài “Tôn giáo ở Việt Nam là một quyền tự do có định hướng chính trị”  trên trang “Vietnamthoibao”, có nội dung vu cáo các tổ chức tôn giáo “chịu sự phụ thuộc vào định hướng chính trị” nặng nề của chính quyền, đánh đồng giữa những chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo” với những kẻ đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để phá Đời, phá Đạo, vu cáo chính quyền “sách nhiễu”, “đàn áp”. Thực tế hoàn toàn bác bỏ luận điệu xuyên tạc này.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả việc Đạo và việc Đời.

Theo Điều 21, Mục 1, Chương V, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016: “Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này; 3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; 5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Theo quy định trên, ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 04 tổ chức và 01 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo này đã phát huy tốt “các nguồn lực” của mình trong tiến trình lịch sử, luôn chung sống hòa đồng, gắn bó với dân tộc, thể hiện sinh động qua hệ thống giáo lý, giáo luật, mục đích, phương châm hành đạo, chứ hoàn toàn không phải chịu sự “định hướng chính trị” nặng nề như Phạm Lê Đoan và đồng bọn xuyên tạc.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, hệ thống chính trị các cấp hướng dẫn họ hoạt động theo quy định của pháp luật, địa phương, hỗ trợ về mọi mặt, nhất là mặt pháp lý, xét, công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đồng thời, chúng ta cũng có các quy định nhằm chấn chỉnh, xử lý khi họ có những sai phạm, vi phạm quy định của pháp luật. 

Với các tổ chức đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh, nghiêm trị. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Cao Đài Chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo độc lập, đạo Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, đạo Hà Mòn, Hội thánh Đức Chúa Trời… là những tổ chức không được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tà đạo, giả danh, đội lốt tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Còn những kẻ mà các thế lực thù địch, phản động gọi là “tù nhân tôn giáo”, người Thượng và Hmong theo đạo Tin Lành (Tin Lành Đềga), một số chức sắc trong các tôn giáo như Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Văn Toản, Đinh Hữu Thoại, Lê Quang Hiển… là những kẻ vi phạm cả việc Đạo và Đời, bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật và bị các tổ chức tôn giáo kỷ luật, tín đồ lên án, tẩy chay. Các cá nhân, tổ chức này thường có những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, câu kết với các đối tượng chống phá ở nước ngoài tán phát các tài liệu phản động, tập hợp lực lượng chống đối, gây rối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội nói chung, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo nói riêng. Họ không phải là đại diện cho chức sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, do đó nguồn thông tin cung cấp cho các tổ chức, truyền thông quốc tế không có giá trị, chỉ là sự xuyên tạc, bịa đặt.

Thursday, May 18, 2023

Việt Nam sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế tự do tôn giáo"?

  

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với khoảng ¼ dân số theo các tôn giáo. Tín đồ tôn giáo phần lớn là người yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều hướng thiện, chung sống hòa bình, không có xung đột đức tin và chiến tranh tôn giáo. Người Việt Nam được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn giáo.

Bất chấp sự thật đó, hàng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số tổ chức đội lốt “bảo vệ tự do tôn giáo cho Việt Nam” đã đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo thật sự; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số; luật pháp Việt Nam sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; “ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”...

Có thể khẳng định ngay rằng không có chuyện ở Việt Nam đàn áp, hạn chế tự do tôn giáo, cũng không có tội danh nào là “tội danh mơ hồ” để đàn áp tôn giáo. Ngay trong Bản Hiến pháp đầu tiên, năm 1946 của nước ta, tại Điều 10, ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”; Hiến pháp năm 2013 (Điều 24), đã công nhận: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”, những điều khoản đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Một số bộ luật quan trọng của Việt Nam: Bộ luật Hình sự 2015 (Điều 116); Luật Tổ chức chính phủ 2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016; Bộ luật Giáo dục 2019 (Điều 13, 20) đều ghi rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, mọi tổ chức tôn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Không có điều khoản nào về an ninh quốc gia, "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo. ở Việt Nam cũng không có khái niệm “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” mà chỉ có người vi phạm pháp luật, phải thực hiện cải tạo trong các nhà tù. Bất kỳ công dân Việt Nam nào nếu vi phạm pháp luật, chống đối Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia... thì dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đương nhiên, những tổ chức bất hợp pháp, núp dưới danh nghĩa tôn giáo, nói xấu Đảng, Nhà nước, tuyên truyền chống phá đất nước thì không có đất để tồn tại ở Việt Nam.

Lấy ví dụ về tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào Mông ly khai, tự trị với ý đồ lập “nhà nước Mông” do Dương Văn Mình đứng đầu. Với luận điệu nhảm nhí, lừa bịp người dân, lợi dụng nhận thức hạn chế đã yêu cầu người dân nộp tiền, trâu, bò, của cải, thành lập quỹ “Vàng Chứ”, danh nghĩa là giúp dân, nhưng tổ chức này đã sử dụng, chi tiêu cá nhân. Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình không phải là tôn giáo, không có giáo lý của một tôn giáo chính thống mà vay mượn nội dung giáo lý các tôn giáo khác có pha trộn yếu tố mê tín dị đoan, hoạt động dưới vỏ bọc là tổ chức tôn giáo. Nhiều người Mông đã tin và nghe theo tổ chức này, đã dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, không chịu làm ăn, không cho con đi học… dẫn đến cái đói, cái nghèo đeo đẳng.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp đã quá rõ ràng, vì vậy không thể nhầm lẫn giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp. Các tôn giáo đều hướng tới những điều tốt đẹp, được pháp luật thừa nhận và người dân có quyền theo hoặc không theo. Còn đối với tổ chức bất hợp pháp, chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật, khi người dân có đủ hiểu biết, họ sẽ không tin, không nghe theo và tự nguyện rời bỏ các tổ chức này.

Hơn 90 năm qua kể từ khi có Đảng, nhân dân Việt Nam không phân biệt theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua khó khăn, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Đất nước thống nhất, toàn thể dân tộc cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có sự phân biệt hay hạn chế tự do tôn giáo của cá nhân. Tín đồ tôn giáo trước hết là công dân Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trên đất nước này, tôn giáo có đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp của văn hóa, những lễ hội tôn giáo và những điều tốt đẹp của nó có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, ảnh hưởng đến đông đảo cá nhân trong xã hội như Lễ Phật Đản; Lễ Vu Lan báo hiếu, Lễ Chúa giáng sinh... Vì vậy, những kẻ âm mưu gây dựng tổ chức bất hợp pháp hay cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đừng hy vọng, vì dù nhầm lẫn hay cố tình xuyên tạc để thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam cũng sẽ thất bại.

Monday, May 15, 2023

Việt Nam có gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số hay không?

  

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với khoảng ¼ dân số theo các tôn giáo. Tín đồ tôn giáo phần lớn là người yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều hướng thiện, chung sống hòa bình, không có xung đột đức tin và chiến tranh tôn giáo. Người Việt Nam được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn giáo.

Bất chấp sự thật đó, hàng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số tổ chức đội lốt “bảo vệ tự do tôn giáo cho Việt Nam” đã đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo thật sự; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số; luật pháp Việt Nam sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; “ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”...

Tại Việt Nam, các cá nhân và tổ chức tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo đều tăng hàng năm. Ngoài các tổ chức của Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao đài..., hàng trăm chi hội và điểm nhóm của đạo Tin lành đã được cấp đăng ký hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo với 26.689.748 tín đồ, trong đó có 57.716 chức sắc; 130.167 chức việc. Hầu hết các tôn giáo đều có các ấn phẩm như báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để hoạt động.

 Như vậy, Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ở chỗ nào? Có tôn giáo nào đủ điều kiện mà chưa được công nhận ở Việt Nam? Một số hội, nhóm tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số chưa được thừa nhận như: “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế”,... luôn được đưa ra để lên án hính quyền Việt Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật. Thực chất các tổ chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. “Hội thánh Đề ga quốc tế” với những nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan Ngol, Y Wi Ksơn (A ma Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với mưu đồ thành lập “Nhà nước Đề ga tự trị” ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu và nhóm cốt cán của các nhóm “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam”, “Cây Thập giá Chúa Jêsu Krits” và “Hà Mòn” ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các hiện tượng này trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, còn gọi là “Tin lành Đề ga” và “Công giáo Đề ga” - được hứa hẹn là quốc giáo của “Nhà nước Đề ga”, thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai, phục vụ mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

Do vậy, đừng nhầm lẫn giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp hay tạo cho các tổ chức bất hợp pháp một cái vỏ bọc là tôn giáo để đòi hỏi được pháp luật công nhận là tôn giáo. Bởi vì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được công nhận là tôn giáo chứ không nên hiểu là Nhà nước “gây khó khăn” cho việc công nhận tổ chức tôn giáo.

Friday, May 12, 2023

Việt Nam có tự do tôn giáo hay không?

 


Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với khoảng ¼ dân số theo các tôn giáo. Tín đồ tôn giáo phần lớn là người yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều hướng thiện, chung sống hòa bình, không có xung đột đức tin và chiến tranh tôn giáo. Người Việt Nam được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn giáo.

Bất chấp sự thật đó, hàng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số tổ chức đội lốt “bảo vệ tự do tôn giáo cho Việt Nam” đã đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo thật sự; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số; luật pháp Việt Nam sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; “ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”...

Để biết rõ ở Việt Nam có tự do tôn giáo thực sự hay không, hãy nhìn vào bức tranh tôn giáo ở Việt Nam để khẳng định: Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Kể từ đó đến nay, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam không phân biệt người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, sát cánh bên nhau, nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua bao khó khăn, cùng nhau gìn giữ, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tính đến tháng 12/2021, theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam có mặt 16 tôn giáo. Nếu như năm 1985, số lượng tín đồ các tôn giáo khoảng 14 triệu thì đến năm 2021, số lượng tăng lên đến hơn 26,5 triệu. Có 29. 854 cơ sở thờ tự, tăng thêm 5.800 cơ sở so với năm 2008; hơn 60 cơ sở đào tạo của các tổ chức tôn giáo. Nếu không có tự do tôn giáo thực sự, chắc hẳn không thể có số lượng tín đồ, chức sắc đông như vậy, cũng không có các cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo… nhiều đến vậy. Thực tế, thành quả của độc lập tự do, của công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước theo tinh thần “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ thành công, thành công, đại thành công” là do sự quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam, không phân biệt theo hoặc không theo tôn giáo. Người theo tôn giáo ở Việt Nam không bị hạn chế phát triển quyền tự do cá nhân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… và các tôn giáo được hình thành trong nước như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử và cũng có những tôn giáo mới hình thành. 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Tính trên cả nước có khoảng 25 ngàn cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Ngoài ra, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.

Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có 6 Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam nữ tu sĩ, và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỉ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc…). Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam, một sự kiện tôn giáo quốc tế lớn dự kiến thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ...). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN… Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Tòa thánh Vatican đã cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 25 chuyến thăm Việt Nam, làm việc với tất cả 26 Giáo phận Công giáo và trên 60 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Đối với các cộng đồng các dân tộc thiểu số, quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo được Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển. Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer đã được thành lập và Kinh sách Phật giáo bằng tiếng Khmer được nhập khẩu để phục vụ đào tạo chức sắc và sinh hoạt tôn giáo của người dân tộc Khmer. Người dân tộc Chăm theo Hồi giáo và đạo Bàlamôn được tạo điều kiện thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ việc sinh hoạt tôn giáo, gìn giữ và phát triển tôn giáo truyền thống. Kinh thánh song ngữ tiếng Việt – Banar/Êđê/Jrai cũng được phát hành để đáp ứng nhu cầu của người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành.

Những con số và dữ liệu biết nói đó là câu trả lời rõ ràng nhất ở Việt Nam có tự do tôn giáo hay không.

Wednesday, May 10, 2023

Những đánh giá sai lệch về Việt Nam trong “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế” của Mỹ

Vẫn như mọi bận, mang danh Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng lại dựa trên những thông tin không chính xác, thậm chí xuyên tạc của thành phần bịa đặt, chống phá Việt Nam, dùng đó để quy kết, đánh giá sai lệch về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Cụ thể, trong báo cáo này cũng đưa ra nhận định là trong năm qua có sự cải thiện đối với các tổ chức tôn giáo nào được nhà nước công nhận nhưng các nhóm tôn giáo không đăng ký với nhà nước tiếp tục bị chính quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do hành đạo. Các ví dụ được nêu lên hóa ra toàn là tà đạo hoặc tổ chức phản động núp danh tôn giáo như tà đạo Dương Văn Mình, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất...Điều này khiến dư luận Việt Nam bất bình. 


 

Ông Nguyễn Phù Nghĩa đã đưa ra 7 đánh giá về sự đảm bảo tự do tôn giáo ở Việt Nam không hề được phía những người soạn thảo báo cáo tự do tôn giáo trên đểm xỉa đến, cụ thể:

1. Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo và không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn. Các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật. Đặc biệt, những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự. Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam).

Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có hơn 2.600 điểm nhóm, sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có thêm hơn 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật. Hàng năm, số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Cả nước hiện có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo tại 38 tỉnh, thành phố. Một số cơ sở đào tạo của tôn giáo được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện hoạt động xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng tôn giáo bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Từ năm 2018 đến năm 2022, Nhà xuất bản Tôn giáo đã có quyết định xuất bản 2.527 ấn phẩm với 8.506.240 bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số, v.v.

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam còn tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế; tham gia vào đời sống chính trị xã hội. Quốc hội khóa XV, có 05 vị chức sắc trúng cử đại biểu; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 225chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021 – 2026, là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tích cực tham gia các Hội, đoàn thể khác.

3. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.Hiện có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh, thành phố với hàng trăm người tham gia, chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh (41 điểm nhóm), Hà Nội (13 điểm nhóm) và có quốc tịch từ nhiều nước (Hàn Quốc, Philippin, Singapore, Malaixia, Nga, Mỹ, Pháp,…).

4. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số.Là quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, có 53 dân tộc thiểu số, với gần 14 triệu người, chiếm khoảng 14,3% dân số cả nước. Nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo đã được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, giải quyết. Kinh sách của các tổ chức tôn giáo đã được xuất bản bằng 13 thứ tiếng dân tộc thiểu số.

5. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù.Hiện đã có 17 đầu sách liên quan đến tôn giáo với 4.418 cuốn được đưa vào sử dụng tại thư viện của 54 trại giam, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân.

6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.Trong lĩnh vực giáo dục, cả nước có khoảng 300 trường và 2.000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề do các tổ chức tôn giáo thực hiện. Trong lĩnh vực y tế, cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức, góp phần cùng chính quyền địa phương chăm lo sức khỏe và lan tỏa tinh thần yêu thương trong cộng đồng. Trong các hoạt động từ thiện nhân đạo, bảo trợ xã hội, hiện cả nước có 113 cơ sở trợ giúp xã hội được cấp phép hoạt động, đang chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội.

7.Nhà nước luôn quan tâm giải quyết đất đai liên quan đến tôn giáo.Căn cứ vào nhu cầu của các tổ chức tôn giáo, quỹ đất của địa phương và theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện cấp đất cho các cơ sở, tổ chức tôn giáo. Đến nay, số lượng cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc chiếm hơn 70%. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới cơ sở tôn giáo. Hiện nay, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa khang trang, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Năm 2022, đã có 203cơ sở thờ tự tôn giáo được cấp phép xây dựng mới; 283 cơ sở được cấp phép sửa chữa, cải tạo.

Vì vậy, để giữ uy tín, thiết nghĩ Bộ Ngoại giao Mỹ cần dựa trên những căn cứ khách quan để tránh đánh giá sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, ở Việt Nam nói riêng./.