Saturday, October 12, 2024

Lý do Việt Nam được ghi nhận tiến bộ trong phòng chống tội phạm buôn người?

 


Vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo thường niên năm 2024 về tình hình buôn bán người trên thế giới, trong đó đánh giá tích cực hơn về tình hình buôn bán người tại Việt Nam so với năm 2023. Theo đó, bản báo cáo này cũng đã nâng Việt Nam lên mức 2 (Tier 2) đồng nghĩa với việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “theo dõi” về nạn buôn người (Tier 3). Điều đó là không thể phủ nhận vì thời gian qua Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp và nỗ lực nhằm tăng cường đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, và đạt được những kết quả đáng chú ý, cụ thể:

Việt Nam đã bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tội phạm buôn người. Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người ở nước ta thời gian qua diễn biến ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng, tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, chúng đặc biệt lợi dụng các ứng dụng công nghệ để thực hiện hành vi, thậm chí gia tăng tình trạng mua bán người ngay trong nội địa. Trong khi đó Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, sau 13 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung. Do đó, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo sẽ trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới đây được đánh giá là một bước tiến kịp thời, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo đó, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm 8 chương, 65 điều đã, bổ sung 55 điều, xây dựng mới 10 điều, bỏ 2 điều. Các nội dung sửa đổi lớn trong dự thảo Luật gồm: Bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân và quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân cùng một số căn cứ khác để xác định nạn nhân; Bổ sung chế định đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân gồm: Bổ sung những quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân bảo đảm khắc phục những bất cập hiện nay, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay cũng như thời gian tới, phù hợp với cam kết của Việt Nam liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân bị mua bán. Dự thảo luật cũng đã bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân; bổ sung quy định về bảo vệ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân; hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng, chống mua bán người; hoàn thiện quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người… Khi thủ đoạn của tội phạm mua bán người thay đổi tinh vi, xảo quyệt, việc xây dựng chế tài phải đủ mạnh, đủ sức răn đe sẽ giúp kiềm chế sự gia tăng của tội phạm mua bán người, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Không chỉ tạo cơ sở pháp lý và chế tài đủ mạnh, Việt Nam còn thực hiện các chính sách, chương trình hòng đẩy mạnh hiệu quả đấu tranh chống nạn buôn người. Theo đó, Việt Nam tiếp tục quyết liệt triển khai chương trình phòng chống buôn bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn xã hội, với các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người bằng nhiều hình thức thiết thực, đơn giản, dễ hiểu, chú trọng công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở phù hợp với mọi lứa tuổi, vùng, miền hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người, ưu tiên các nhóm có nguy cơ cao bị mua bán, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện Chương trình, lực lượng chức năng cũng đã tổ chức tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phòng ngừa tái phạm liên quan đến tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan tiếp nhận, xác minh, xử lý kịp thời tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố về tội phạm mua bán người; điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng; thực hiện các biện pháp giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. Kết quả Chương trình đã đạt nhiều kết quả quan trọng, như tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành, cải thiện công tác thống kê, đẩy mạnh điều tra, xử lý tội phạm mua bán người, và truyền thông phòng ngừa, nâng cao nhận thức về mua bán người.

Một trong những thay đổi rõ rệt, tạo hiệu quả sâu rộng là Việt Nam thay đổi nhận thức, tư duy trong đấu tranh xóa nạn buôn người là xác định “nạn nhân là trung tâm”. Trong các vụ án mua bán người, lực lượng chức năng xác định luôn coi nạn nhân là trung tâm. Do đó, việc xác minh, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nạn nhân mua bán người thường là những người dễ bị tổn thương, bao gồm người di cư, phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ em bị bỏ rơi hoặc xuất thân trong các gia đình nghèo khổ, bất hòa; phần lớn bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và một số bị ép buộc tham gia các nhóm vũ trang. Đa số nạn nhân bị mua bán trở về đều có hoàn cảnh khó khăn, học vấn thấp, tâm lý thường hay thay đổi, thiếu định hướng, vì vậy, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện công tác tiếp cận, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề. Do đó, công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân có sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, đoàn thể, nạn nhân bị mua bán trở về được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội, qua đó, giúp nạn nhân có điều kiện ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Không chỉ vậy, nhiều địa phương đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên tại cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng, thông qua đó góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội ở địa phương.

Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân ngoài cộng đồng cũng được đẩy mạnh, khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm. Việt Nam nhận thức để đấu tranh có hiệu quả với nạn buôn người cần nâng cao nhận thức người dân, để họ không bị lừa gạt, dụ dỗ trở thành nạn nhân hoặc tiếp tay cho tội phạm buôn người. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội (facebook, zalo) về chủ đề phòng, chống mua bán người bảo đảm quyền con người, Việt Nam đã từng bước nâng cao cảnh giác trong quần chúng nhân dân, đề phòng và kịp thời phát hiện tố giác hoạt động của bọn tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật để góp phần làm giảm các nguy cơ, đẩy lùi tội phạm mua bán người, thúc đẩy di cư an toàn và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập với cộng đồng. 

Việt Nam tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ để phối hợp triển khai các công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn người. Tội phạm mua bán người thường hoạt động xuyên quốc gia với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhất là chúng còn lợi dụng những tiện ích của khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của Internet để tiến hành nhiều hoạt động lôi kéo, dụ dỗ nạn nhân qua mạng xã hội, các tài khoản ảo bằng các chiêu trò kết bạn, làm quen, hò hẹn, hứa đưa ra nước ngoài tìm kiếm việc làm mang lại thu nhập cao, lấy chồng người nước ngoài giàu có... nhưng thực tế là lừa bán nạn nhân vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh trái phép, massage, karaoke trá hình. Do đó, Việt Nam cũng đã ký kết các công ước, văn kiện pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống nạn mua, bán người như: Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em về mua, bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em... và ký nhiều hiệp định tương trợ tư pháp về phòng, chống tội phạm với các nước, trong đó đều có nội dung phòng, chống tội phạm mua, bán người. Kết quả Việt Nam đã thuận lợi hơn trong công tác điều tra, xử lý loại tội phạm nguy hiểm này.

Có thể khẳng định, những nỗ lực của Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng, chống mua, bán người là không thể phủ nhận. Chính sách về bảo vệ nạn nhân mua, bán người của Việt Nam thể hiện sự tiến bộ khi đã tiếp cận với những giải pháp mới, phù hợp khuyến nghị của các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới. Ðặc biệt ở quan điểm "lấy nạn nhân là trung tâm" đã hỗ trợ được nạn nhân và hạn chế những thương tổn tối đa. Nạn nhân khi trở về được tạo mọi điều kiện, bảo đảm các quyền về an sinh xã hội để có thể tái hòa nhập cộng đồng. Dù Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “theo dõi” về buôn người nhưng trong báo cáo của Mỹ vẫn có nhiều đánh giá chưa khách quan như “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu trong một số lĩnh vực then chốt”, “Chính phủ chưa báo cáo một cách chủ động hoặc nhất quán về việc sàng lọc, xác định hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân mua bán lao động hoặc tình dục trong số những người trở về sau khi bị dụ dỗ tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến, bao gồm cả những người được chính phủ trực tiếp hồi hương”, “Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở có nguy cơ mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục cao nhất nhưng chưa có báo cáo chính thức về việc xác định được danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, “Chính phủ chưa có báo cáo về bất kỳ cuộc điều tra, truy tố hoặc kết án nào đối với cán bộ nhà nước đồng lõa với tội phạm mua bán người”… đây là những vấn đề mà Mỹ cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là không coi trọng những luận điệu, chứng cứ đã bị xuyên tạc, nhuốm màu cực đoan, thù địch từ các tổ chức phản động, thiếu thiện chí với Việt Nam để có đánh giá khách quan, chính xác, toàn diện hơn nữa về tình hình, nỗ lực thực chất của Việt Nam.  

 

Friday, October 11, 2024

Cần sự công tâm khi đánh giá về tinh hình buôn người năm 2024 của Việt Nam

 


Trong báo cáo phúc trình buôn người 2024 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào tháng 6 vừa qua mặc dù Việt Nam không còn ở khỏi danh sách “theo dõi” về buôn người, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn còn bị phía Mỹ xếp hạng Cấp độ 2 (Tier 2). Nghiên cứu về nội dung bản báo cáo cho thấy, Mỹ đã chưa công tâm và luôn thể hiện rõ sự áp đặt của một nước lớn, cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập như Việt Nam.

Thứ nhất, mặc dù Mỹ đã công nhận “Chính phủ (Việt Nam) đã có nhiều nỗ lực tổng thể hơn so với kỳ báo cáo trước; do đó Việt Nam được nâng cấp lên Nhóm 2”, thừa nhận “Những nỗ lực này bao gồm việc trình dự thảo Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) năm 2011 lên cơ quan lập pháp để xem xét; tăng cường điều tra, truy tố và kết án các đối tượng tội phạm nghi ngờ có hành vi mua bán người; xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân bị mua bán hơn; cũng như hồi hương và hỗ trợ 4.100 nạn nhân có nguy cơ bị dụ dỗ tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến ở các nước láng giềng” nhưng Mỹ vẫn đưa ra những điểm chưa “hài lòng” với Việt Nam khi cho rằng “Chính phủ (Việt Nam) chưa báo cáo một cách chủ động hoặc nhất quán về việc sàng lọc, xác định hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân”, “Chính phủ chưa xác định được bất kỳ nạn nhân bị mua bán là người nước ngoài nào”, “Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở … nhưng chưa có báo cáo chính thức về việc xác định được danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, “mặc dù chính phủ cho biết đã bắt giữ một số lượng đáng kể các đối tượng bị tình nghi mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục tại những địa điểm đó”. Đây được coi là những đánh giá vô lý gần như ngớ ngẩn. Bởi lẽ, Việt Nam xác định “nạn nhân là trung tâm” trong nạn buôn người, do đó, khi xác định được nạn nhân buôn người, cơ quan chức năng luôn phải làm công tác điều tra, phân loại, xác định mức độ thương tổn về cả tâm lý lẫn vật lý của họ, qua đó hỗ trợ họ một cách phù hợp. Nạn nhân của nạn buôn ngườichủ yếu là những người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em bị bỏ rơi hoặc xuất thân trong các gia đình nghèo khổ, bất hòa; phần lớn bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và một số bị ép buộc tham gia các nhóm vũ trang. Đa số nạn nhân bị mua bán trở về đều có hoàn cảnh khó khăn, học vấn thấp, tâm lý thường hay thay đổi, thiếu định hướng, vì vậy, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện công tác tiếp cận, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề.

Để khắc phục những khó khăn này, Việt Nam đã thành lập các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành phố thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 100% nạn nhân bị mua bán người có khó khăn về tài chính, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, trong đó, 96% vụ việc tham gia tố tụng. Các nạn nhân bị mua bán được tiếp nhận và lưu trú tạm thời tại Trung tâm bảo trợ Xã hội hoặc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân tại trên 400 Trung tâm Bảo trợ xã hội do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và 03 cơ sở hỗ trợ nạn nhân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng với các Tổ chức quốc tế thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân. Các nạn nhân được hỗ trợ các dịch vụ như: trợ cấp khó khăn ban đầu, học nghề, tạo việc làm, vay vốn, khám chữa bệnh, tư vấn tâm lý và trợ giúp pháp lý…  Có thể nói, Việt Nam, một quốc gia còn có nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng đã luôn quan tâm,hỗ trợ những nạn nhân tối đa khả năng của mình. Mỹ không thể quy chụp, so sánh mức hỗ trợ của Mỹ và của Việt Nam để rồi đánh giá Việt Nam chưa  “cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân” được.

Mặt khác, bản báo cáo còn cho rằng “Chính phủ chưa xác định được bất kỳ nạn nhân bị mua bán là người nước ngoài nào”. Vẫn phải là có mới xác định được, Việt Nam không thể ăn không nói có, không thể “cố tìm” nạn nhân nước ngoài để đủ “chỉ tiêu” trong đánh giá được. Tương tự như việc, bản báo cáo chỉ ra  “Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở … nhưng chưa có báo cáo chính thức về việc xác định được danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, “mặc dù chính phủ cho biết đã bắt giữ một số lượng đáng kể các đối tượng bị tình nghi mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục tại những địa điểm đó”, “Cơ quan chức năng cũng khép lại cuộc điều tra cán bộ ngoại giao bị cáo buộc trực tiếp tạo điều kiện cho hành vi mua bán người vì mục đích bóc lột lao động một số công dân Việt Nam tại Ả Rập Xê Út vào năm 2021 với lý do thiếu bằng chứng, đồng thời khôi phục chức vụ cho cán bộ ngoại giao này tại Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) sau khi đình chỉ công tác và xử phạt hành chính cá nhân này vào năm 2022”. Việc này rõ ràng là hành động thúc giục Việt Nam phải báo cáo tất cả những kết quả điều tra của cơ quan chứ năng Việt Nam cho Mỹ, thậm chí là việc khám xét hay bắt giữ những kẻ tình nghi. Theo pháp luật, khi đang trong quá trình điều tra, nghi vấn, tất cả những nghi phạm vẫn chưa bị kết tội, nếu không có bằng chứng đầy đủ và xác đáng, cơ quan chức năng Việt Nam không thể đưa ra công khai bên ngoài được, huống hồ gì đây là đưa cho nước ngoài. Điều đấy có nghĩa là Mỹ đang áp đặt, cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là một điều đi ngược lại với pháp luật quốc tế. Luật pháp quốc tế có bảy nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc cấm sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực (ngoại lệ Quyền tự vệ chính đáng), nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, nguyên tắc bình đằng chủ quyền, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, nguyên tắc thiện chí thực thi các cam kết quốc tế, nguyên tắc dân tộc tư quyết và nguyên tắc hợp tác. Đây là các nguyên tắc có vai trò nền tảng trong toàn bộ hệ thống luật pháp quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay. Trong nguyên tắc đó có nội dung, không Quốc gia nào hay nhóm Quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ Quốc gia nào khác.  

Từ lâu, Mỹ luôn cho mình quyền được đi phán xét các nước khác với lí do vì nhân quyền, công lý hay vì an ninh quốc gia Mỹ. Các đối tượng, tổ chức phản động cực đoan ở bên ngoài cũng triệt để lợi dụng điều này để thường xuyên cung cấp các thông tin, tài liệu chắp vá, bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo (trong trường hợp này là tình trạng và công tác đấu tranh với nạn buôn người tại Việt Nam) và vận động chính giới, quốc hội, bộ ngoại giao Mỹ… lên tiếng, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những hành động này đều đi ngược lại với luật pháp quốc tế cũng như đi ngược lại với mục tiêu hòa bình của Liên Hợp quốc.

 

 

Những đánh giá thiếu khách quan, áp đặt với Việt Nam trong báo cáo phúc trình buôn người năm 2024

 


Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình thường niên về buôn người trên thế giới năm 2024. Đáng chú ý, bản phục trình này vẫn tiếp tục dựa trên những nhận định sai lệch, thông tin thiếu chính xác như từng diễn ra trong các báo cáo trước đây, dẫn đến đánh giá thiếu khách quan, sai sự thật về tình hình buôn người của Việt Nam. Mặc dù Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “theo dõi” về buôn người, nhưng vẫn xếp hạng Việt Nam ở Cấp độ 2 (Tier 2). Điều này thể hiện sự công nhận chưa phù hợp với các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong xóa bỏ nạn buôn người.



Thứ nhất, trong nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về buôn người, Mỹ cho rằng, mặc dù “Việt Nam trình dự thảo Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) năm 2011 lên cơ quan lập pháp để xem xét” nhưng “các quan sát viên cho biết luật vẫn cần phải chỉnh sửa và xem xét thêm, điều này có thể trì hoãn việc thông qua luật này so với lịch trình ban đầu mà chính phủ đã đề ra”. Điều này là hoàn toàn vô lý vì tại bất kỳ một quốc gia nào (kể cả Mỹ), khi ban hành một văn bản luật phải thông qua nhiều quy trình, đặc biệt là quá trình góp ý, tham gia ý kiến từ nhiều bộ, ban, ngành. Việt Nam đã rất nỗ lực trong xem xét sửa đổi Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 do đòi hỏi của thực tiễn, thay đổi cả về nhận thức và các phương thức tiếp cận, quản lý với vấn đề này, do đó cần phải có cả quá trình thực hiện cẩn trọng và đúng đắn, không thể vì Mỹ thúc ép mà phải đẩy nhanh tiến độ được.

Thứ hai, Mỹ cho rằng, “Chính phủ chưa có báo cáo về bất kỳ cuộc điều tra, truy tố hoặc kết án nào đối với các cán bộ nhà nước đồng lõa với tội phạm mua bán người” và quan tâm đặc biệt với “cách xử lý của chính phủ” đối với vụ việc năm 2021 nghi vấn 2 cán bộ ngoại giao Việt Nam đã trực tiếp tạo điều kiện cho hành vi cưỡng bức lao động một số công dân Việt Nam ở Ả Rập Xê Út. Xem ra điều Mỹ đặc biệt quan tâm không phải là việc Việt Nam điều tra, khởi tố, xét xử được bao nhiêu tội phạm buôn người, Mỹ quan tâm là việc “cán bộ Nhà nước Việt Nam liên quan đến tội phạm buôn người”.

Trước hết, điều này thể hiện sự không công tâm, khách quan của Mỹ khi chỉ chăm chăm tìm lỗi từ người phạm tội có nhân thân là “cán bộ Nhà nước”, cho thấy sự cực đoan, thiếu thiện chí của Mỹ. Thứ hai, vụ việc này do tổ chức Project 88 là một tổ chức phi chính phủ NGO có trụ sở tại Mỹ  do Hoàng Lan (bạn gái cũ của Nguyễn Tiến Trung, đối tượng chống đối quyết liệt Việt Nam) khởi xướng cùng với một số bạn nước ngoài của cô này, từ  năm 2012 với mục đích chuyên thu thập thông tin những kẻ bị xử lý theo Điều 88 BLHS để xuyên tạc và vận động nước ngoài bảo trợ, can thiệp. Đến đây thì cũng không khó để nhận thấy động cơ “không khách quan” của nhóm project88 khi cung cấp các thông tin về vụ án này cho Mỹ để đánh giá về tình hình chống buôn người của Việt Nam. Thứ ba, vụ việc đó đã được cơ quan chức năng của Việt Nam điều tra và kết luận “thiếu bằng chứng”, “hành vi bị cho là đã tạo điều kiện cho hành vi mua bán người của các cán bộ nàyy vì mục đích bóc lột lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Kết quả là vậy nhưng Mỹ không hài lòng, Mỹ đánh giá Việt Nam chưa xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp này. Điều này thật vô lý, bởi lẽ một vụ án, khi vào quá trình điều tra, muốn truy tố, xét xử hình sự phải yêu cầu một điều vô cùng quan trọng, không thể không có đó là “bằng chứng”, không có bằng chứng vậy Mỹ muốn Việt Nam nghiêm khắc như thế nào. Hay Mỹ muốn không có bằng chứng vẫn phải xử vì đó là “cán bộ Nhà nước”.

Thật nực cười và lố bịch, đối với số đối tượng chống đối, khi Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng, Mỹ lại luôn miệng đi can thiệp, kêu gọi trả tự do; trong khi đối với các “cán bộ Nhà nước” khi không đủ bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội, Mỹ lại bảo là phải xử lý nghiêm. Rõ ràng, Mỹ đánh giá các tình hình về các công việc tại Việt Nam không phải dựa trên chính nghĩa và pháp luật mà do chính kiến và định kiến.

Cuối cùng, Mỹ cho rằng Việt Nam “không sàng lọc” và “cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân”, chê bai Việt Nam “thiếu năng lực, nhân sự và nguồn lực có thể cản trở khả năng của cơ quan thực thi pháp luật, bộ đội biên phòng và các cán bộ khác trong việc sàng lọc nạn nhân bị mua bán một cách nhất quán và chủ động”. Không thể thừa nhận Việt Nam là một đất nước đang phát triển với rất nhiều khó khăn cũng như hạn chế về năng lực, tài chính, nguồn lực, kinh nghiệm… trong đấu tranh xóa bỏ nạn buôn người trong khi với tình hình thay đổi chóng mặt của tội phạm với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin được bọn tội phạm triệt để lợi dụng để lừa bịp, dụ dỗ, cưỡng ép nạn nhân buôn người. Do đó, đóng vai trò là một cường quốc, Mỹ nên hỗ trợ Việt Nam nhất là về tài chính, đào tạo, nâng cao năng lực cho lực lượng chức năng của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn người chứ không thể vì định kiến với Việt Nam về thể chế chính trị mà đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, phiến diện về tình trạng nạn buôn người và những nỗ lực cũng như kết quả công tác đấu tranh với loại tội phạm này của Việt Nam.

Mối quan hệ giữa báo cáo TIP 2024 và tình hình thực tế tại Việt Nam về nạn buôn bán người


Báo cáo TIP 2024 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một trong những tài liệu quan trọng nhất đánh giá tình trạng buôn bán người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về tình trạng này tại Việt Nam, cần phải phân tích cẩn thận để đảm bảo rằng các thông tin được báo cáo phản ánh đúng thực tế và không gây hiểu lầm.



Báo cáo TIP 2024 đã nêu bật nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng buôn bán người tại Việt Nam, trong đó có việc phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam bị cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục tại nhiều quốc gia. Báo cáo này cũng đề cập đến các nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Tam giác vàng, nơi công dân Việt Nam dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động buôn bán người.

Tuy nhiên, cần phải đặt câu hỏi về tính chính xác của những thông tin này. Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phòng chống buôn bán người, đặc biệt là trong bối cảnh quốc gia này ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế. Nhiều biện pháp mạnh mẽ đã được Chính phủ Việt Nam triển khai nhằm bảo vệ công dân khỏi các hoạt động buôn bán người.

Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng buôn bán người, bao gồm cả việc cải thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế. Nghị định số 09/2013/NĐ-CP và Luật Phòng, chống mua bán người được ban hành để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định quốc tế nhằm tăng cường hợp tác trong việc phòng chống buôn bán người.

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn và dân tộc thiểu số. Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 80% nạn nhân của buôn bán người tại Việt Nam là người dân tộc thiểu số, điều này cho thấy sự cần thiết của các chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các cộng đồng này.

Báo cáo TIP 2024 đề cập đến việc phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam bị buôn bán sang Trung Quốc để kết hôn cưỡng ép hoặc làm việc trong các cơ sở giải trí như quán karaoke, mát-xa. Điều này không phải là không có cơ sở, khi các vụ việc liên quan đến buôn bán người sang Trung Quốc đã được báo chí trong nước đưa tin trong nhiều năm qua. Một số trường hợp nạn nhân đã may mắn thoát khỏi cảnh ngộ và trở về nước, chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo cộng đồng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các vụ việc này không phản ánh toàn bộ bức tranh về tình trạng di cư lao động của phụ nữ Việt Nam. Phần lớn phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài thông qua các chương trình hợp pháp và đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xuất cảnh. Các chương trình như xuất khẩu lao động hoặc kết hôn với người nước ngoài thường được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng, giúp giảm thiểu rủi ro cho những người tham gia.

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như IOM, UNICEF, và UNODC (Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm) để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống buôn bán người. Các chương trình hợp tác này không chỉ tập trung vào việc ngăn chặn buôn bán người mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Một trong những thành công nổi bật là việc xây dựng các trung tâm hỗ trợ nạn nhân mua bán người, cung cấp các dịch vụ như tư vấn tâm lý, y tế và hỗ trợ pháp lý. Các trung tâm này đã giúp nhiều nạn nhân tìm lại cuộc sống bình thường và phòng ngừa nguy cơ tái phạm.

Báo cáo TIP 2024 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình trạng buôn bán người trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, để đánh giá tính chính xác của các thông tin trong báo cáo này, cần phải xem xét kỹ lưỡng từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm các nguồn tin công khai, chính thống và các nghiên cứu khoa học.

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phòng chống buôn bán người, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải đối mặt. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế và cộng đồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng những tiến bộ này sẽ được duy trì và phát triển trong tương lai.


Thursday, October 10, 2024

Báo cáo TIP 2024: cần đánh giá khách quan kết quả ngăn ngừa tình trạng phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức lao động và nô lệ tình dục


Báo cáo TIP 2024 mặc dù ghi nhận tiến bộ tích cực trong phòng chống tội phạm mua bán người, tuy nhiên một số nội dung đánh giá chưa khách quan, toàn diện, nhất là nỗ lực tình trạng phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức lao động và nô lệ tình dục



Cụ thể trong báo cáo TIP 2024, một trong những điểm nhấn quan trọng là tình trạng phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức lao động và trở thành nô lệ tình dục khi ra nước ngoài thông qua môi giới kết hôn hoặc làm việc tại các cơ sở mát-xa, karaoke. Báo cáo cũng chỉ ra rằng một số phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam bị buôn bán sang các nước như Myanmar, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, và nhiều quốc gia khác, dẫn đến tình trạng bóc lột nghiêm trọng. Tuy nhiên, tính chính xác và đầy đủ của những thông tin này cần được xem xét kỹ lưỡng.

Một trong những vấn đề cần xem xét là bối cảnh và điều kiện thực tế tại các quốc gia mà báo cáo TIP 2023 đề cập. Thực tế là nhiều phụ nữ Việt Nam di cư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều trở thành nạn nhân của mua bán người. Một số trường hợp có thể bị lợi dụng do thiếu thông tin hoặc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân, nhưng phần lớn không phải là nạn nhân của bóc lột tình dục hoặc cưỡng bức lao động.

Các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có nhiều phụ nữ Việt Nam di cư thông qua các chương trình kết hôn hoặc lao động, có các quy định pháp luật khá chặt chẽ về bảo vệ quyền lợi của người lao động và phụ nữ nước ngoài. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng cưỡng bức lao động, bao gồm cả việc giám sát chặt chẽ các chương trình thực tập sinh kỹ thuật và lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã có nhiều cải tiến trong chính sách nhập cư và quản lý lao động nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Trong báo cáo TIP 2023, có đề cập đến việc một số phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức trở thành nô lệ giúp việc gia đình hoặc nô lệ tình dục tại các quốc gia như Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Singapore và Đài Loan. Tuy nhiên, thông tin này cần được xem xét dựa trên các nguồn tin chính thống và điều tra thực tế.

Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam, việc kiểm soát và bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Các cơ quan chức năng Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các nước tiếp nhận lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. Việc cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục, nếu có xảy ra, thường chỉ là các trường hợp cá biệt và đã được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời.

Ngoài ra, việc các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thường xuyên giám sát và đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ các nước tiếp nhận lao động cũng giúp giảm thiểu tình trạng này. Các quốc gia như Singapore và Đài Loan cũng đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn và xử lý các vụ việc liên quan đến mua bán người và cưỡng bức lao động.

Việt Nam đã nỗ lực đáng kể trong việc ngăn chặn và chống lại nạn mua bán người, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm tăng cường nhận thức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho những người có nguy cơ bị mua bán. Các chương trình như "Phòng, chống mua bán người" được triển khai trên khắp cả nước với sự tham gia của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống mua bán người. Các chiến dịch nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về nguy cơ của mua bán người đã được đẩy mạnh. Nhiều phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, đã được đào tạo và cung cấp thông tin để phòng tránh trở thành nạn nhân của mua bán người.

Các nguồn tin công khai và chính thống từ các cơ quan chức năng Việt Nam, như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đều cho thấy rằng công tác phòng chống mua bán người đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Các biện pháp như tăng cường giám sát các hoạt động môi giới kết hôn, quản lý chặt chẽ các công ty xuất khẩu lao động, và hợp tác quốc tế trong điều tra và xử lý các vụ việc liên quan đến mua bán người đã được triển khai hiệu quả.

Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cũng đã phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong việc hỗ trợ các nạn nhân của mua bán người trở về và tái hòa nhập cộng đồng. Các chương trình này đã giúp nhiều nạn nhân tìm lại cuộc sống bình thường và phòng ngừa nguy cơ tái phạm.

Báo cáo TIP 2023 đã đưa ra nhiều thông tin quan trọng về tình trạng mua bán người, trong đó có tình trạng phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức lao động và trở thành nô lệ tình dục khi ra nước ngoài. Tuy nhiên, để đánh giá tính chính xác và đầy đủ của những thông tin này, cần phải dựa vào các nguồn tin công khai, chính thống và các điều tra thực tế.

Qua phân tích từ các nguồn tin và số liệu cụ thể, có thể thấy rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phòng chống mua bán người và bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư. Những thông tin trong báo cáo TIP 2024 cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo tính khách quan và không gây ra sự hiểu lầm về tình hình thực tế.

Wednesday, October 9, 2024

Báo cáo TIP 2024: Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế xử lý, ngăn chặn vấn đề buôn bán và bóc lột tình dục công dân Việt Nam ở nước ngoài

 

Báo cáo TIP 2024 mặc dù ghi nhận tiến bộ tích cực trong phòng chống tội phạm mua bán người, tuy nhiên một số nội dung đánh giá chưa khách quan, toàn diện, nhất là nỗ lực thúc đẩy  hợp tác quốc tế xử lý, ngăn chặn vấn đề buôn bán và bóc lột tình dục công dân Việt Nam ở nước ngoài

Cụ thể, trong báo cáo TIP 2024 đã đưa ra nhiều thông tin đáng chú ý về tình trạng buôn bán và bóc lột tình dục công dân Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở các quốc gia như Trung Quốc, Campuchia và một số nước châu Âu. Những nội dung này đã gây ra nhiều tranh cãi và cần được phân tích kỹ lưỡng để xác định tính chính xác của chúng. Bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích các tuyên bố trong báo cáo TIP, đồng thời đối chiếu với các nguồn thông tin khác để đưa ra cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về vấn đề này.



 Báo cáo TIP 2024 cho rằng nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị buôn bán qua biên giới và bị ép buộc tham gia vào các hoạt động mại dâm hoặc kết hôn trái phép với người Trung Quốc. Thực tế, tình trạng buôn bán người qua biên giới Việt - Trung không phải là vấn đề mới và đã tồn tại từ lâu. Truyền thông trong nước và quốc tế đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng này. Nhiều phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị lừa đảo với lời hứa về việc làm hoặc kết hôn tốt ở Trung Quốc, nhưng thực tế họ bị buôn bán vào các nhà thổ hoặc bị ép buộc kết hôn với người Trung Quốc mà không có sự đồng ý.

Các nạn nhân thường bị tịch thu giấy tờ tùy thân, bị cô lập khỏi xã hội, và bị đe dọa để không thể trốn thoát. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực biên giới phía bắc Việt Nam, nơi có nhiều tuyến đường buôn bán người trái phép.

Báo cáo TIP 2024 cũng nêu lên tình trạng công dân Việt Nam bị bóc lột tình dục tại Campuchia, đặc biệt là trong các khu vực biên giới và các thành phố lớn như Phnom Penh và Siem Reap. Theo báo cáo, nhiều phụ nữ Việt Nam đã bị lừa đảo hoặc ép buộc tham gia vào các hoạt động mại dâm tại các khu vực này.

Các báo cáo từ các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Campuchia cũng đã xác nhận tình trạng này. Một nghiên cứu từ Tổ chức Quốc tế về Di cư (IOM) năm 2021 cho thấy, nhiều phụ nữ Việt Nam bị lừa đảo với lời hứa về việc làm tốt tại Campuchia, nhưng sau đó họ bị ép buộc tham gia vào các hoạt động mại dâm. Các nạn nhân thường bị tịch thu giấy tờ tùy thân, bị giam giữ trái phép, và không có cách nào để thoát khỏi tình trạng này.

Trước tình trạng buôn bán người và bóc lột tình dục ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hợp tác với các quốc gia liên quan và các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề này. Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều chương trình giáo dục cộng đồng, tăng cường kiểm tra biên giới, và hợp tác chặt chẽ với các quốc gia láng giềng để phát hiện và giải cứu các nạn nhân.

Một ví dụ tiêu biểu là Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc chống buôn bán người qua biên giới. Chương trình này đã giúp giải cứu hàng trăm nạn nhân và đưa họ trở về Việt Nam an toàn. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nạn nhân, bao gồm cả hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ vượt qua khó khăn và tái thiết cuộc sống.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng báo cáo TIP 2024 đã đưa ra những thông tin có cơ sở về tình trạng buôn bán người và bóc lột tình dục công dân Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết vấn đề này. Việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, mà còn là một nỗ lực toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Những nỗ lực này thể hiện rõ nét trên 4 kết quả nổi bật sau:

Thứ nhất, đã xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tổ chức triển khai có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương về phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc; tham mưu Chính phủ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh về phòng, chống mua bán người và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Bản ghi nhớ; hiện đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Malaysia, Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Myanmar về hợp tác phòng, chống mua bán người. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán gười, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em (Công ước ACTIP), Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC) và Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền phòng ngừa; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống mua bán người phù hợp thực tiễn và tương thích với Công ước TOC.

Thứ hai, tăng cường triển khai thực hiện các hoạt động ưu tiên hợp tác song phương về phòng, chống mua bán người với Cảnh sát các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan trên cơ sở các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết, trong đó trọng tâm là trao đổi thông tin, thành lập các nhóm công tác chung chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng của phía bạn phối hợp điều tra, truy bắt các đối tượng phạm tội, giải cứu, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Tổ chức hội nghị thường niên với các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc đánh giá kết quả phối hợp thực hiện các Hiệp định; tham dự Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về hợp tác song phương nhằm loại trừ mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị mua bán.

Riêng đối với Trung Quốc, đã luân phiên tổ chức các hội nghị triển khai và tổng kết cao điểm phối hợp tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người, đảm bảo cơ chế trao đổi thông tin kịp thời trong đấu tranh, triệt phá các chuyên án, vụ án mua bán người giữa hai nước. Đặc biệt, đã thiết lập đường dây nóng giữa Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an Việt Nam và Cục Điều tra hình sự, Bộ Công an Trung Quốc để tăng cường, xử lý có hiệu quả các thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người và nạn nhân nghi bị mua bán.

Ngoài ra, đã đẩy mạnh triển khai thực hiện Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh về hợp tác phòng, chống mua bán người, trong đó có việc triển khai Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ hiện đại: Tiếp cận liên ngành thay đổi hành vi, tăng cường hỗ trợ, tiếp cận pháp lý và tái hòa nhập cho nạn nhân” tại 05 địa phương trong cả nước.

Thứ ba, đã triển khai thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các khuôn khổ hợp tác đa phương trong phòng, chống tội phạm mua bán người như: Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) và Thỏa thuận toàn cầu về người tị nạn (GCRs) do Liên hợp quốc bảo trợ nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng, chống di cư trái phép và buôn bán người, bảo vệ quyền và lợi ích của người di cư; tham dự Hội nghị Ban chỉ đạo Sáng kiến phối hợp cấp Bộ trưởng trong phòng, chống mua bán người Tiểu vùng sông Mê Công (COMMIT) và Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 13 các nước Tiểu vùng sông Mê Công về phòng, chống mua bán người; tham dự Cuộc họp cao cấp Dự án Mê Công về phòng, chống mua bán người do INTERPOL tổ chức theo hình thức trực tuyến và một số hội thảo, diễn đàn quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, xác định cơ chế trao đổi thông tin, tăng cường đối thoại, huy động sự hỗ trợ của cộng đồng cho công tác phòng, chống mua bán người.

Thứ tư, trong hợp tác trao đổi thông tin và phối hợp điều tra, xử lý tội phạm mua bán người, đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL, nhất là lực lượng thực thi pháp luật, cơ quan đại diện ngoại giao các nước láng giềng, nước có đông nạn nhân là người Việt Nam nhằm trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về. Công an các địa phương có chung đường biên giới với Campuchia, Lào và Trung Quốc đã tiến hành hàng chục cuộc giao ban định kỳ, đột xuất, hàng trăm cuộc điện thoại đường dây nóng trao đổi thông tin, tình hình tội phạm mua bán người, giải cứu, trao trả nạn nhân và kiểm soát xuất, nhập cảnh qua biên giới..

Chính nhờ giải pháp tổng thể và sự quyết liệt trong thúc đẩy hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm nguy hiểm này giúp Việt Nam ngày càng chống loại tội phạm này hiệu quả hơn


  

Báo cáo TIP 2024: cần đánh giá khách quan tác động của đại dịch COVID-19 đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài

 

Trong báo cáo TIP 2024 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một số ghi nhận tiến bộ, tích cực của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống vấn nạn mua bán người này. Tuy nhiên, tìm hiểu về cách thức đánh giá của báo cáo TIP, vẫn thấy nhiều nội dung chưa khách quan, chính xác, thậm chí còn mang tính thiên kiến, tiêu biểu là những đánh giá về tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài! 



Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động to lớn trên toàn thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc của người lao động. Trong bối cảnh này, người lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng không ngoại lệ, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Báo cáo TIP 2024 đã nêu ra những tác động tiêu cực mà đại dịch gây ra cho người lao động Việt Nam, bao gồm việc họ bị ép buộc làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và kéo dài hợp đồng một cách cưỡng ép. Bài viết này sẽ phân tích kỹ lưỡng những tuyên bố này, đồng thời đánh giá tính chính xác của chúng.

Trong thời gian đại dịch, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhằm kiểm soát sự lây lan của virus. Những biện pháp này đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những người làm việc trong các chương trình thực tập sinh và lao động ngắn hạn.

Một ví dụ cụ thể là tình trạng của lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Nhiều lao động đã không thể trở về nước do các quy định hạn chế đi lại và buộc phải tiếp tục làm việc trong các điều kiện nghèo nàn, không đảm bảo an toàn sức khỏe. Một số trường hợp thậm chí đã bị buộc phải gia hạn hợp đồng hoặc làm việc thêm giờ mà không có sự đồng ý, điều này đã làm gia tăng nguy cơ bị bóc lột và cưỡng bức lao động.

Báo cáo TIP 2024 cũng chỉ ra rằng nhiều công dân Việt Nam bị bóc lột lao động trong các nhà máy thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở khu vực Balkan. Tuy nhiên, cần phân tích kỹ lưỡng xem liệu điều này có phản ánh đúng thực tế hay không.

Một số báo cáo từ các tổ chức nhân quyền và chính phủ các quốc gia liên quan đã nêu lên những lo ngại về việc lao động Việt Nam bị lừa đảo và bóc lột khi làm việc tại các cơ sở của Trung Quốc. Các lao động này thường bị thu giữ giấy tờ tùy thân, bị ép buộc làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, và không được hưởng các quyền lợi lao động cơ bản. Tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng cụ thể để xác nhận quy mô và mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.

Trước những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan chức năng đã hợp tác với các quốc gia tiếp nhận lao động để đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi hợp pháp, đồng thời triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Một trong những biện pháp nổi bật là chương trình hỗ trợ lao động hồi hương, giúp đưa hàng ngàn lao động Việt Nam trở về nước an toàn. Chính phủ cũng đã thiết lập các đường dây nóng và các kênh liên lạc trực tiếp với người lao động ở nước ngoài, nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh và bảo vệ quyền lợi của họ. Những nỗ lực này đã được ghi nhận và đánh giá cao bởi cộng đồng quốc tế, cho thấy sự quan tâm và cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với người lao động của mình.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng báo cáo TIP 2024 đã đưa ra những nhận định có cơ sở về tác động của đại dịch COVID-19 đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ người lao động của mình trước những thách thức này. Những biện pháp mà Chính phủ đã triển khai không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ bị bóc lột mà còn đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của đại dịch.