Saturday, June 20, 2015

Phải chăng chính giới zân chủ muốn thay máu phong trào dân chủ hiện nay?



Những năm gần đây, hiện tượng phổ biến xảy ra là chính những người tự nhận đấu tranh dân chủ phê phán nhau, lên án và phơi bày những yếu kém của phong trào này và thống thiết đòi nó phải thay đổi, thậm chí cực đoan hơn là họ đã ngầm tự tiêu diệt, triệt tiêu phong trào này với hy vọng tạo dựng phong trào khác thay thế nó.

Dư luận ngày gần đây đang tập trung quan sát một fanpage mới xuất hiện mang tên “Những Nhà Dân Chủ Độc Tài” tự ví mình là “nhát dao đầu tiên” quyết tâm giải phẫu phong trào dân chủ Việt, cắt bỏ đi “những khối ung thư đang làm mục nát tiến trình dân chủ hóa, để giới hoạt động Việt Nam gỡ được tiếng nhục trong các sinh hoạt quốc tế, và dân tộc có được một tương lai khá khẩm hơn”.

Giải thích lý do cho sự xuất hiện của mình, trong lời mở đầu với tiêu đề “Đến với chúng tôi”, admin fanpage cho biết:

Từ nhiều năm nay, vô vàn nỗ lực để cải thiện môi trường chính trị ở Việt Nam đã bị người Việt Nam tự tay đổ xuống cống. Sự phí phạm đáng buồn ấy phần nhiều xuất phát từ cảnh mục ruỗng, thối nát của phong trào dân chủ Việt Nam.
Nơi đây, đa số những kẻ hô hào tự do chỉ có tư duy nô lệ, những kẻ tự xưng dân chủ chỉ muốn làm chủ dân chúng, và những kẻ nhân danh công lý chỉ thích tùy tiện phán xét mọi người.
Nơi đây, người ta nhân danh quốc gia để chửi bới kẻ đồng bào khác chính kiến với mình trên mạng ảo và trên đường phố.
Nơi đây, người ta thờ cúng nhân quyền, nhưng xem tất cả những người dính líu đến thể chế hiện hành như súc vật.
Nơi đây, những kẻ cầm đầu luôn hô hào đấu tranh chống cái xấu, nhưng chỉ dành hầu hết thì giờ để đấu tranh nội bộ, nhằm giành giật danh tiếng giữa đám đông ngu muội và đồng tiền tài trợ từ các chính phủ phương Tây.
Chính những nhà dân chủ đang dập tắt tương lai dân chủ của nước nhà. Họ đã nhấn nó chìm nghỉm trong văn hóa chợ búa, xã hội đen, những scandal đạo đức tởm lợm và vô vàn vụ tham nhũng ngân sách. Tương lai của nước Việt Nam không thể nằm trong tay những con người như vậy.
Sự thật, hơn bao giờ hết, cần được ai đó nói ra.
Chúng tôi, những người trong cuộc, cảm thấy cần phải lên tiếng về thực trạng phong trào”.
Trong một bài viết khác, admin tự nhận đang là đại diện cho giới trẻ trong phong trào dân chủ đó nêu ra 8 nguyên nhân khiến phong trào này đang chết già, không lôi cuốn được giới trẻ là”
1. Hầu hết các đảng phái, hội nhóm đều không có mục tiêu, đường lối rõ ràng. Trong mắt thanh niên, các tập thể này giống những đám đông lộn xộn, thiếu hiểu biết và thừa thời gian, hơn là những tổ chức có khả năng hành động để thay đổi đất nước.
2. Nhân sự của phong trào quá thảm hại. Tuyệt đại đa số các nhà dân chủ không biết gì về dân chủ, và tuyệt đại đa số những nhà hoạt động nhân quyền vẫn coi nhân quyền như một điều răn mà Chúa mới ban ra. Văn hóa lưu manh, tác phong chợ búa, bệnh cuồng Tây và nạn tham nhũng đã trở thành một thông lệ quen thuộc và chính thức trong phong trào. Tất cả những hiện tượng này đều khiến bộ phận giới trẻ có hiểu biết cảm thấy dị ứng.
3. Phong trào được xây dựng trên nỗi ám ảnh về hận thù quá khứ, cuộc chiến ý thức hệ trong quá khứ và những chính thể quá khứ, trong khi giới trẻ chỉ cần tương lai.
4. Phong trào không đưa ra được đường lối để xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai, dù trong chính trị ngày nay, người dân không cần hô hào mà cần giải pháp.
5. Hầu hết các nhà dân chủ Việt Nam vẫn giữ bản chất độc tài, gia trưởng. Họ không hề muốn biết giới trẻ đang nghĩ gì, làm gì, mơ ước gì, mà chỉ muốn áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên lớp con em. Đa số còn giữ một ác cảm khinh khỉnh về tuổi trẻ Việt, rằng đây là một thế hệ nông cạn và vô ơn, chỉ biết chơi bời hưởng thụ và bị chính quyền tẩy não hoàn toàn.
6. Hầu hết các nhà dân chủ Việt Nam thiếu hiểu biết hơn giới trẻ, nhưng một mực tin rằng giới trẻ Việt Nam rất thiếu hiểu biết.
7. Hầu hết các nhà dân chủ thực ra không quan tâm đến dân cho lắm. Sinh hoạt của họ chỉ gói gọn trong một cộng đồng nhỏ những người cùng văn hóa và ý thức hệ, mà chúng tôi tạm gọi là "làng Dân Chủ An Nam". Dưới "chế độ độc tài" ngộ nghĩnh ở Việt Nam, một tay cảnh sát địa phương chắc chắn còn tiếp xúc và lắng nghe dân thường nhiều hơn một nhà dân chủ.
8. Phong trào dân chủ Việt Nam đã có một thông lệ, là lớp người trẻ trở thành con tốt thí của những ông lớn nhiều tiền đứng giật dây. Một ngày đẹp trời nào đó, chúng tôi sẽ kể một chút về nội tình vụ 14 sinh viên Công giáo, để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng này

Trước đó đã từng có một fanpage của một nhà dân chủ trẻ tuổi trong NO-U mang tên “Đồng hành với No-U” với hàng loạt bài viết phơi bày những hành động, lời nói phi dân chủ, lối sống buông thả, chụp mũ bừa bãi, phe nhóm đấu đá lẫn nhau…trong cái gọi là “phong trào No-U” này.

Tâm lý chán ghét, muốn thay máu phong trào dân chủ này dường như đã là đòi hỏi thống thiết mọi ngôi nhà dân chủ, không chỉ từ giới trẻ đang điều hành 2 fanpage kia.

Nguyễn Lân Thắng với vị thế được xem như “đàn anh” trong phong trào này từng than thở, chán ngán về phong trào dân chủ từ lâu không lôi kéo được giới trẻ, rặt toàn ông già bà cả cứ lê la hết sân này chiếu nọ.
 
Ông Mai Dũng không dám nói thẳng quan điểm của mình, núp sau danh nghĩa nghe người bạn chia sẻ thất vọng về phong trào dân chủ qua bài viết “An ninh chưa phá đã tự chết” cho rằng những “hàng ngũ” của “phong trào tranh đấu Dân chủ” này hiện “thiếu hiểu biết cơ bản về tính đa nguyên dân chủ, yếu về kỹ năng tranh đấu nhưng tự phụ huyễn hoặc về vai trò cá nhân cộng thêm tính háo danh và đố kỵ nên có những hành động làm thui chột ý nghĩa, hình tốt đẹp cao cả của phong trào tranh đấu, làm giảm sút lòng tin của quần chúng, không thu hút được sự ủng hộ đông đảo của đồng bào”. Không chỉ yếu kém năng lực, tự phụ, háo danh, đố kỵ lại còn “chỉ thích phê phán đả kích bôi nhọ những người không “thần phục” họ”, “đi vận động, nói xấu, bôi nhọ, vu cáo người này người khác là an ninh gây chia rẽ trong phong trào Dân chủ”, nếu có “Góp ý cho nhau chân thành có khi lại bị họ vận động vu cho mình là thế này thế nọ trong khi hội chứng bầy đàn bất chấp lẽ phải đang là căn bệnh trầm kha hiện nay của nhiều hội nhóm”.




Có một fan của ông Mai Dũng bày tỏ ủng hộ “Vào nhà họ thì vắng hoe chả thấy có mấy ai là dân thường vào đọc status của họ cả mặc dù họ kết nối tới mấy nghìn bạn bè...điều đó cho thấy sức lan toả của họ rất kém”. Một fan khác cho rằng “có lẽ an ninh nên trả lương cho những người hoạt động dân chủ này bởi họ hoạt động dân chủ nhưng chính họ đã phá phong trào dân chủ còn quyết liệt hơn cả an ninh”.

Một cô gái trẻ tuổi khác có tên Hồng Đạt sau một thời gian tìm hiểu về phong trào dân chủ đã tuôn ra những kết luận gây sốc “Hầu hết tư tưởng đấu tranh không nhằm đoàn kết hướng đến lý tưởng chung mà chỉ nhằm vào cái mục đích quái gì chả hiểu. Kẻ vì tiền, người vì tình, kẻ thích nổi tiếng, người thích thể hiện đẳng cấp, kẻ ham ăn nhậu, người thích phô trương, kẻ ngồi đếm like, người nằm soi mói dìm hàng nhau”. 

Trần Bùi Trung, con trai của bà Bùi Hằng không khá hơn, thất vọng về sự mất đoàn kết, đánh giá các nhà dân chủ, trí thức dân chủ thua xa “dân oan”, tín đồ hay người dân tộc H’Mông.


Dư luận còn chưa quên nguyên nhân gây tan rã Hội Nhà báo độc lập khi nó vừa mới được PR rùm beng ban đầu xuất phát từ bài viết lên án tình trạng hoang tưởng về tầm vóc của phong trào dân chủ hiện nay, sau đó dần lộ diện ra tranh chấp tiền bạc, vai trò điều hành, phe phái trong nội bộ tổ chức này nói riêng, phong trào dân chủ nói chung

Việc xuất hiện những người như Nguyễn Chí Đức công khai tuyên chiến với phong trào dân chủ xem như là minh chứng cao trào, không thể nào che đậy nổi của xu hướng này.

Qua một vài tổng hợp kể trên cho thấy, chưa bao giờ sự bất mãn, chán ghét, tẩy chay nhau nổi lên mạnh mẽ như hiện nay trong chính cái gọi là “phong trào dân chủ”. Giờ đây ai đó còn ca ngợi lẫn nhau mới là sự hiếm hoi, lạc lõng trong cái phong trào vốn có văn hóa “con hát mẹ khen hay” từ thuở khai sinh này, lên án, chê bôi, đánh phá nhau mới là mốt hợp thời, mới được xem là người đấu tranh dân chủ chân chính có tâm, có tầm, … 

Là cá nhân luôn theo dõi phong trào này, dù sao tôi cũng đánh giá cao xu hướng này, và thấy tiếc rằng, những điều mà họ đang ra sức thể hiện hiện nay là những điều mà những người bị họ chụp mũ là “dư luận viên” đã cảnh báo từ rất lâu rồi.

Võ Khánh Linh

3 comments:

  1. Đã đến lúc bát cơm không còn đủ chia cho tất cả. Thanh lọc, loại trừ chính là ý đồ chính của đám dân chủ trẻ. Việc chán ngán đám già ăn không ngồi rồi, đôi lúc làm ầm lên một tiếng cho bàn dân biết đến sự tồn tại của mình. Đánh nhau tranh giành ảnh hưởng, miếng ăn đâu còn là điều hiếm gặp ở đám dân chủ

    ReplyDelete
  2. Sau môt thời gian hoạt động và quẩy hết mình thì rận chủ thấy tình hình chẳng có gì cải thiện. Chúng định làm một công cuộc cải cách chăng. Nhưng có điều nếu cải cách không đúng thì cũng tai hại vô cùng

    ReplyDelete
  3. Muốn thay và có thay được không lại là hai vấn đề khác nhau. Sự suy thoái của rận chủ không có điểm dừng báo động một sự tàn vong. Để vớt vát lại điều gì rận chủ cố gắng cải tổ. Nhưng kết quả không như ý muốn

    ReplyDelete