Qua cuộc chiến giữa
hai luật sư zân chủ Trần Vũ Hải và cô BTV Lê Bình về VTV đã làm tốt chức năng
truyền thông, bảo vệ ngư dân vùng biển thảm họa môi trường miền Trung hay chưa
cho thấy ngay cái văn hóa tranh luận giữa đại diện hai lề.
Khơi mào Trần Vũ Hải
so sánh VTV không bằng được Truyền hình Đài Loan trong Phóng sự lên án Formusa
gây thảm họa cho ngư dân miền Trung Việt Nam. Đáp lại cô phóng viên Lê Bình chứng
minh bằng hàng loạt sản phẩm của nhà đài khi mới xảy ra thảm họa (tất nhiên là
trừ một số “sạn”) cùng với các nỗ lực cứu trợ, từ thiện, vận động làm sạch môi
trường biển và lên án Trần Vũ Hải chỉ ngồi bên bàn phim khua môi múa mép, chọc
ngoáy, chưa làm được việc nào “tử tế” cả. Vậy là cuộc bút chiến hai phe nổ ra, khoan
bàn về đúng sai mà bàn về văn hóa tranh luận đôi bên cho ta thấy, vì sao hai lề
không bao giờ có cơ may gặp nhau, có vẻ như Lê Bình “dại dột” khi khai chiến với
“lề trái” trên “lãnh địa facebook” của họ chăng?
Trần Vũ Hải trích lại
nguyên văn bài phản biện mình của Lê
Bình, kèm theo chú thích rất “văn minh”: “Đề nghị các bạn không nên có ý kiến thiếu văn hoá, nếu có tôi
sẽ xoá và có thể block”.
Nhưng lướt qua hơn 600 comment dưới bài trên của Trần Vũ Hải, thấy ngay gần 99%
là các fan lề trái chửi rủa vô cùng bậy bạ, có tính mạt sát Lê Bình bằng thứ “văn
hóa côn đồ”, không bút nào tả xiết. Có lẽ nếu Trần Vũ Hải thực hiện đúng “tôn
chỉ” của mình thì nguy cơ facebook của ông ta sẽ “vắng như chùa bà đanh”. Vậy
việc ông ta không thực hiện đúng cái tôn chỉ của mình thì xem ra “văn hóa tranh
luận” của ông ta với phụ nữ có vị trí xã hội tương đương đã nói lên “tầng nấc
thang giá trị” của con người ông ta không ngoài hai chữ: MẠT HẠNG!
“Nhà” cô Lê Bình
không khá hơn là mấy. Ngập rận chủ và fan nhà Trần Vũ Hải sang mạt sát, rủa xả
cô này. Một vài comment tử tế từ bạn bè và đồng nghiệp nhanh chóng được cô “đối
thoại” ngay như kiểu “vớ được vàng”. Nhưng cô này không hề xóa comment chửi bới
mình và không giấu giếm ý đồ cho các fan của cô ta thấy “văn hóa tranh luận” của
phe chống chính quyền chỉ thê thảm đến cơ đó mà thôi.
Bình luận về văn
hóa trình luận này, một nhà báo đánh giá:
"Trong cuộc khẩu
chiến giữa chị Lê Bình (VTV24) và anh Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội), tôi
không có ý kiến gì về nội dung. Chuyện ai đúng ai sai, ai làm được gì và ai không làm được gì, có vong linh cá biển
Vũng Áng và bà con ngư dân đang mua muối nhập từ Lạng Sơn về chứng giám.
Tôi chỉ thấy, trong khi chị Lê Bình chấp nhận cho hàng trăm comment chửi bới chị
và VTV24 tiếp tục tồn tại dưới status của chị, thậm chí vào tranh luận với từng
ý kiến trái chiều. Thì bên status của anh Trần Vũ Hải, chẳng có ý kiến phản biện
nào nhắm vào anh, mà chỉ có vô số những lời chửi bới nhắm vào chị Lê Bình (việc
này tuy lạ nhưng không khó hiểu, quý vị nào muốn thử thì comment chửi tôi vào
bên dưới status này và 5 phút sau quay lại tìm đọc).
Mặt khác, trong khi "hội" bênh chị Lê Bình dùng ngôn từ tương đối kiềm
chế, có lý lẽ, lập luận, dẫn chứng... (việc này khiến tôi thấy hơi nhàm chán,
xin lỗi các bạn). Thì "hội" bênh anh Trần Vũ Hải đã bổ sung cho tôi một
kho từ mới vô cùng phong phú về các cách gọi khác nhau của một số bộ phận trên
cơ thể, các tư thế quan hệ tình dục cũng như đối tượng quan hệ tình dục (phải
nói là siêu phàm thoát tục luôn), các cách nguyền rủa độc địa và đỉnh cao của
thuyết âm mưu.
Như vậy đã rõ, nếu còn tiếp tục tranh cãi, phần thua chắc chắn thuộc về chị Lê
Bình. Mà thực ra là kết quả đã ngã ngũ rồi chả phải nói nhiều.
Chúc mừng anh Trần Vũ Hải và "hội" của anh (không liên quan đến Đoàn
luật sư Hà Nội).
Trân trọng (cả 2 anh chị)."
Không trích nhiều,
tôi chỉ xin dẫn một comment bên nhà cô Lê Bình từ một người tôi biết rõ là Từ
Anh Tú – Chủ tịch nhóm “Hoàng Sa FC”, một fan Việt tân chính hiệu (xem ảnh):
Còn bàn về Phóng sự về thảm họa môi trường miền
Trung của Đài truyền hình Đài Loan (https://www.youtube.com/watch?v=ET4L-tjEoho&app=desktop
), cho thấy ngay là sản phẩm cộng tác của VOICE, mấy hội đoàn NGO của Việt tân
cư ngụ ở Đài Loan cùng thúc đẩy, cộng tác cho ra sản phẩm này. Nói về ý nghĩa
tích cực của nó đối với dân Đài Loan thì khỏi bàn, báo chí ta ca ngợi rồi,
nhưng về “sạn” trong đó thì có thể thấy, VOICE + Việt Tân đã cài đặt theo ý
mình để tạo ra sản phẩm quảng bá cho lực lượng chống đối ở Việt Nam trong vụ
này là chính, tấn công chính quyền Việt Nam quay lưng với dân chúng nước mình “bảo
vệ” cho doanh nghiệp Formosa, ít nhiều khiến dân Đài sẽ có ấn tượng không hay về
chính quyền Việt Nam khi thương cảm dân Việt lãnh hậu quả do doanh nghiệp nước
mình gây ra – điều mà tiếc rằng, báo chí xứ ta không “đọc/hiểu” được khi chia sẻ,
ca ngợi và đồng cảm với đồng nghiệp xứ bạn tạo ra một sản phẩm không khách quan
về đất nước mình, Chính phủ mình – đang là cơ hội cho đám zận chủ công kích và
mắc bẫy công kích của họ, tự ái nghề nghiệp nổi lên, đấu khẩu và kết cục sẽ
không đi đến đâu cả, vì ý đồ chính trị, mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Đây có lẽ sẽ là bài
học cho giới báo chí, truyền thông nước nhà khi muốn “tranh luận” với phe đối lập
thì hãy học bản lĩnh của Lê Bình. (Mình không ưng cô phóng viên này, nhưng lại ủng
hộ một phần cái bản lĩnh của cô ta).
Từ đây cho thấy, đừng
ảo tưởng về lời kêu gọi tranh luận của phe zân chủ. Kẻ có chữ nghĩa như LS Trần
Vũ Hải kia thì bản lĩnh và tài năng chỉ có vậy, sống nhờ “quần chúng” của mình.
Còn “quần chúng” của anh ta vô vàn nick ảo+thật thì văn hóa chỉ đến vậy mà
thôi.
Bài note này mình tổng hợp lại toàn bộ các phương pháp và tài liệu mình đã chia sẻ từ trước tới nay cho việc tự học tiếng Anh. Vì rất chi tiết, nên các bạn lưu lại để dùng khi cần nhé.
Chào các bạn. Mình là Hoàng Ngọc Quỳnh Trước mình là dân khối A, lên Đại học tiếng Anh coi như con số O tròn trĩnh. Mình hiểu tâm lý các bạn sau nhiều năm học “có môn tiếng Anh” ở trường nhưng cảm giác như không biết gì, lúc nào cũng băn khoăn phải bắt đầu từ đâu, phải học cái gì. Miệt mài với cái laptop, Internet và đủ các phương pháp học, cuối cùng mình cũng giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Mình muốn nói với các bạn 2 điều:
1. Giỏi tiếng Anh chắc chắn sẽ thay đổi cuộc đời bạn,
2. Ai cũng giỏi tiếng Anh được, không cần năng khiếu.
Trong note này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách học và các tài liệu cần thiết cho việc tự học của các bạn.
Trước khi bắt đầu với chi tiết và đẩy đủ về Từ vựng - Phát âm cũng như 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, mình xin cảnh báo với các bạn một vài điều như sau:
1. Bạn nào không định học nghiêm túc và kiên trì thì “dẹp” luôn, khỏi cần học cho phí tiền bạc thời gian ạ. Nếu bạn nghĩ mình khó có thể học đều đặn ít nhất 15 phút/ngày thì bạn nên xác định luôn là có học bao năm cũng vậy. Bạn cũng không cần phải đọc tiếp note này.
2. Các bạn nên xác định dành cho mình chỉ từ khoảng 6 tháng - 1 năm để học nếu muốn thành thạo 4 kỹ năng trên. Không nên mất cả chục năm cuộc đời cho tiếng Anh, trong khi còn bao nhiêu thứ khác cần học ạ.
Vậy có 2 điều trước khi bắt tay vào học: 1/ tự đặt cho mình mục tiêu và giới hạn thời gian; 2/ tự đưa bản thân mình vào khuôn khổ : KIÊN ĐỊNH VÀ KHÔNG TỪ BỎ.
Sẽ khó để duy trì 2 điều trên nếu bạn không duy trì được ĐỘNG LỰC. Mình sẽ bàn kỹ về cái này một chút trước khi chúng ta bắt đầu học, vì không có ĐỘNG LỰC chắc chắn bạn sẽ sớm BỎ CUỘC. Còn bạn nào thấy sẵn sàng học rồi, có thể đi thẳng vào phần phát âm bên dưới ạ.
Để biết cách nắm bắt được ĐỘNG LỰC, trước hết bạn cần hiểu về nó. Có người nói chỉ cần có mục tiêu là có động lực. Điều này chưa đúng. Mọi người ai cũng biết tiếng Anh quan trọng thế nào. Có bạn cần tiếng Anh để tốt nghiệp, có bạn cần tiếng Anh để xin việc, chuyển việc. Toàn những mục đích thiết thực, VẬY TẠI SAO CÁC BẠN VẪN KHÔNG CÓ ĐỘNG LỰC HỌC? Thực ra là có, rất lớn, khi nghĩ về mục tiêu lớn lao đó, các bạn học tiếng Anh ngấu nghiến, đi đăng ký lớp rồi download về một loạt các phần mềm học trên điện thoại, xong rồi thì, lớp học cũng chẳng chịu đến, mà phần mềm thì để mốc lên! Lý do là vì bạn chán, học cả tuần liền mà vẫn chưa thấy mình khá lên, học được từ nọ lại quên từ kia, chưa nói được, xem phim như vịt nghe sấm, mà cũng chẳng viết được gì hết. BẠN CHƯA THẤY KẾT QUẢ GÌ, VÀ BẠN NẢN, BẠN TỪ BỎ! Vậy điều quan trọng không phải là tạo động lực “dữ dội” trong một vài ngày xong lại nản, mà phải DUY TRÌ ĐƯỢC NÓ LIÊN TỤC. Theo mình bạn phải kết hợp tạo động lực đó từ môi trường ngoài (tạm thời) với từ bên trong (lâu dài) . Xin chia sẻ vài kinh nghiệm xương máu của mình như thế này ạ.
1. Động lực từbên ngoài:
- Tới lớp tiếng Anh: Bạn nên tới một lớp học mà giáo viên và các học viên sử dụng càng nhiều tiếng Anh càng tốt. Đấy, lớp tiếng Anh có vai trò chủ yếu là hướng dẫn, tạo môi trường và động lực học vậy thôi!
- Tới Club nói tiếng Anh: Có rất nhiều Club Tiếng Anh đa số là free, ở đó bạn phải nghe các bạn khác “chém gió” tiếng Anh còn mình không nói được là về muốn học liền à :) Một tuần các bạn tham gia 1-2 lần là ổn.
- Tìm kiếm kết bạn với người nước ngoài: Bạn có thể ra khu vực nhiều người nước ngoài bắt chuyện kết bạn. Hoặc là, đơn giản hơn, trên Internet có rất nhiều group với website kết bạn với người nước ngoài, bạn nên thử nhé. Tiếng Anh phải dùng được thì mới hứng thú, chứ cứ học xong để chết là chán ngay!
2. Động lực từbên trong
Đây chính là cái khiến bạn duy trì việc học trong thời gian dài mà không từ bỏ. Để làm được điều này, bạn cần duy trì được cảm xúc tích cực với English, và thực sự biến tiếng Anh từmột TASK (Nhiệm vụ) thành một HOBBY (Sởthích, thú vui), vậy là mọi việc trở nên vô cùng đơn giản. VẬY CẦN LÀM GÌ ĐỂ BIẾN ENGLISH THÀNH MỘT THÚ VUI?
- Đọc thứmình thích. Bạn thích Công nghệ? Sao không thử vào Google gõ từ khóa Technology Innovation? Bạn thích làm đẹp, thử gõ Beauty tips, lose weight, beautiful skin? Bạn thích sức khỏe, thử gõ health tips, nutrition tips? Bạn thích Sports, cars, music, animals, environment, vv. Bất cứ cái gì bạn thích, bạn gõ những từ khóa để đọc những thứ mình thích thôi! Dĩ nhiên là ban đầu sẽ hơi bị choáng ngợp bởi nhiều từ mới quá, nhưng bạn đọc cái bạn thích và sẽ không biết chán! Có thể bạn sẽ phải tra từ liên tục, nhưng dần dần lượng từ vựng sẽ tăng rất nhanh một cách bất ngờ, và chắc chắn bạn sẽ thấy thích tiếng Anh hơn! Ngoài ra, bạn thử mua về một số cuốn sách tiếng Anh hay báo, tạp chí theo đúng chủ đề đó, hoặc có thể đọc sách online cũng được, miễn là họ viết những gì bạn muốn đọc, và bằng tiếng Anh! Mình thì mình thích chủ đề sức khỏe, nên lên mạng suốt ngày đọc về health đủ kiểu, thấy từ vựng và kỹ năng đọc của mình nhờ đó mà tăng lên. Mình còn đăng ký email ở nhiều website sức khỏe khác nhau, ngày nào họ cũng gửi email về, toàn thứ mình quan tâm, nên mình đọc. Và vì có kết quả, nên mình càng hứng thú hơn.
- Nghe thứmình thích. Mình thấy AUDIO BOOKS là cách học tiếng Anh thực sự tuyệt vời, vừa giúp bạn luyện nghe, học từ vựng trong ngữ cảnh với phát âm chuẩn. Vấn đề ở chỗ, hãy chọn cho mình những audio books theo đúng topic mà mình thích, khi nghe chắc chắn bạn sẽ bị cuốn đi và không biết mình đang hình thành tư duy English từ lúc nào, và yêu tiếng Anh từ lúc nào không hay! Ngày trước mình đọc truyện Cha Giàu cha nghèo bản tiếng Việt thấy thích, xong lọ mọ tìm audio bằng tiếng Anh, rồi suốt ngày mp3 ăn ngủ với mấy cái audio đó, đến mức suy nghĩ bằng tiếng Anh từ lúc nào rồi ấy, đến mơ cũng còn tự nhiên nói tiếng Anh!Ngoài ra, bạn nào thích vừa nhìn vừa nghe (visual learners), bạn nên xem video, về những gì bạn thích nhé! Youtube chính là nơi mình thấy mình xem hàng giờ không chán, đủ các thể loại từ âm nhạc tới khoa học! Rồi thì đủ các chương trình truyền hình thực tế (Master Chef, The Voice, American Idol,vv). Đó, vậy là bạn bị cuốn theo tiếng Anh chứ không còn phải vật lộn ép mình học nữa.
Nhìn chung là, nếu bạn khó khăn trong việc tạo động lực học tiếng Anh lâu dài, điều mấu chốt là hãy gác lại NHIỆM VỤ học, và băt đầu nghe, đọc, xem những thứ mình thích, bằng tiếng Anh. Đơn giản vậy thôi!
Okay, giờ chúng ta sẽ bàn chút xíu về MỤC TIÊU.
MỤC TIÊU của mỗi bạn có thể khác nhau, có bạn học chỉ để giao tiếp trong các tình huống thông dụng, có bạn cần thi Ielts, Toefl, Toeic, có bạn chỉ cần đọc hiểu tài liệu. Vậy trong thời gian 1 năm đó hãy phân bổ đều thời gian cho các thứ tự ưu tiên của mình, cho các đầu mục sau: TỪ VỰNG, PHÁT ÂM, NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT.
Sau đây mình sẽ nói chi tiết về từng phần trên, bao gồm cả phương pháp và tài liệu. Hy vọng các bạn sẽ có thể áp dụng phần nào vào việc học của mình.
OKAY, LET’S BEGIN!!!
I - PHÁT ÂM
Phát âm tiếng Anh cực kỳ quan trọng, đặc biệt cho các bạn đặt mục tiêu giao tiếp lên hàng đầu. Nếu phát âm đúng, bạn không chỉ nói hay hơn mà còn cải thiện đáng kể khả năng listening. Tuy nhiên, đa số các bạn không chú trọng hoặc không học đúng cách, nên phát âm “tương đối dở”. Dưới đây là các bước học, rất đầy đủ và chi tiết, dựa theo kinh nghiệm tự học phát âm của mình trong vòng 1 năm với đầy đủ tài liệu cho các bạn. Bạn nào đang lọ mọ học phát âm vui lòng đọc kỹ nhé.
1. IPA (International Phonetic Alphabet):
Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế, gồm 44 âm (sound) Mỗi âm tiết này có một kí hiệu riêng. Trong 44 âm tiết có 20 nguyên âm gồm 12 nguyên âm đơn (single vowels sounds), 8 nguyên âm đôi (diphthongs) và 24 phụ âm (consonants). Người ta dùng 44 âm tiết này để đánh vần và đọc các từ tiếng Anh (phiên âm). Các bạn luyện từng âm một. Tài liệu học các âm này gồm:
- ENGLISH PRONUNCIATION WORKSHOP của bác Paul Gruber: dạy các âm theo tiếng Anh Mỹ cực hay luôn. Các bạn xem video luyện theo trong khoảng 1 tuần là ổn. Có cả file pdf đính kèm và vietsub để chỗ nào không nghe ra thì xem lại cho chắc. Nguồn download đây nhé, bạn nhớ down tất cả về và lúc nào rảnh thì xem ngay nhé.
- BBC LEARNING ENGLISH: Học tiếng Anh Anh (British English) với các bạn thích nghe nói nghiêng về giọng Anh Anh. Trong giao diện mới, link để học phát âm đây nhé: http://www.bbc.co.uk/learningenglis...
- ELEMENTAL ENGLISH: Có giọng một chị nghe đáng yêu lắm, học theo video với xem transcript của chị ấy nhé. Link như sau:
- Word stress (trọng âm của từ): Một từ sẽ có thể có một hoặc nhiều âm tiết. Với một từ có hai âm tiết trở lên, ít nhất 1 âm tiết sẽ được stress (nhấn âm: làm cho âm đó mạnh hơn, âm lượng cao hơn). Sẽ có những nguyên tắc nhất định cho việc nhấn âm, các bạn có thể tham khảo tại đây: https://drive.google.com/open?id=0B.... Tuy nhiên, những quy tắc này đúng với khoảng 70 - 80% từ thôi nhé. Bạn nên có 1 cuốn Notebook chép lại tất cả các từ mới mà bạn học được cách phát âm đúng, cuối ngày bỏ ra đọc đi đọc lại.
- Sentence stress (nhấn âm trong câu): Trong một câu rất dài, người bản ngữ sẽ chỉ nhấn vào những từ quan trọng nhất nói lên nội dung chính (content word/key word). Vì vậy, bạn cũng nên học cách nhấn vào các key word khi nói và bắt các key word khi nghe. Các từ key word này có thể bao gồm danh, động, tính, trạng, từ để hỏi, từ phủ định. Các từ chức năng (function word) như giới từ, mạo từ, quán từ, ect thì đọc lướt nhanh. Ví dụ: WE’LL DISCUSS THE PROJECTTOMORROW => Bạn chỉ cần nhấn vào các từ key word là DISCUSS, PROJECT VÀ TOMORROW thôi, mấy từ còn lại đọc lướt hết. Người bản ngữ họ toàn nói như vậy thôi, nếu bạn không học cách bắt key word thì thực sự sẽ rất khó có thể nghe được tiếng Anh.
Bạn nên học ̣stress tại: Elemental English, Rachel English, BBC Learning English (Hoặc bất cứ nguồn tài liệu nghe nào. Thực ra khi bạn học từ vựng, bạn học cách nhấn từ đó luôn; và khi bạn nghe bất cứ tài liệu gì, bạn nên chú ý vào việc nhấn vào key word trong câu luôn)
3. HỌC NỐI ÂM (Connected speech)
Hầu hết các âm tiếng Anh đều nối với nhau, nên cái này nó siêu quan trọng. Bạn mà không quen với nối âm là bạn không nghe được người bản ngữ nói gì đâu, cũng không xem được phim, các kênh truyền hình nước ngoài hay giao tiếp ở nước bản xứ. Mới học nối âm thì bạn tập nối phụ âm với nguyên âm trược, như là: get-out, stop-it, come-on, vv. Bạn mở những đoạn VOA Special English hay Spotlight English (www.spotlightenglish.com) (giọng Anh Mỹ), hoặc BBC 6 minute English (giọng Anh Anh) hoặc Sozoexchange: https://www.youtube.com/user/sozoex... => Nghe người ta nói vài lần sau đấy cứ tua đi tua lại và đọc theo thôi (dùng transcript bản pdf có trên website của họ, download về). Ngày bạn luyện đều đặn 30 phút, sau vài tháng bạn không chỉ phát âm đúng mà còn nói lưu loát và nghe tốt hơn nhiều. Mình chắc chắn đó <3 (Hồi mới học tiếng Anh mình toàn ngồi hàng giờ đọc theo cái VOA đó, nên giờ muốn phát âm sai cũng khó)
4. HỌC NGỮ ĐIỆU (Intonation)
Tiếng Anh cũng như âm nhạc vậy, có các pitch khác nhau, có nốt cao nốt thấp, up and down, down and up => và bạn cần quen với điều này khi nghe tiếng Anh bản ngữ và nên áp dụng dần cho speaking. Bạn tập nói 1 2 3 4 5 từ nốt thấp đến nốt cao xem? rồi thử nói đà - đa - đá, đá - đa - đà.. Tiếng Anh nói như vậy đó, để nói có ngữ điệu hay bạn cần tập nhiều, tốt nhất là luyện nghe theo phim rồi bắt chước. Bạn nên xem mấy series phim truyền hình hài như: Friends, How I met your mother, The Big Bang Theory có phụ đề English nhé. Dần dần bạn sẽ bắt chước được ngữ điệu của họ. Hoặc mới bắt đầu bạn nên học các Basic English Conversations trên Youtube, hay xem ở mấy trang như: TWO MINUTE ENGLISH: http://twominenglish.com/, hoặc là EASY PACE LEARNING: www.easypacelearning.com
Ngoài ra, NGHE THẬT NHIỀU và bắt chước sẽ giúp các bạn cải thiện phát âm một cách dễ dàng và tự nhiên. Hoàn toàn không khó!
Okay, xong phần phát âm, giờ mình sang phần TỪ VỰNG.
II - TỪ VỰNG
Từ vựng là cái quyết định cho 4 kỹ năng khác. Nên nếu các bạn hỏi nên bắt đầu học tiếng Anh từ đâu, mình sẽ trả lời: BẮT ĐẦU BẰNG TỪ VỰNG. Vậy mình sẽ bắt đầu từ từ vựng, và kiên định như sau: mỗi ngày học đúng 5-10 từ mới + mỗi ngày học thêm các từ mới sẽ lại xem lại các từ cũ đã học. Vậy là sau 1 năm các bạn chắc chắn có 2500 từ vựng dùng được, cho cả 4 kỹ năng!
Cách tốt nhất để học từ vựng, theo mình là bằng việc đọc và nghe thật nhiều. READ, READ, READ. LISTEN, LISTEN, LISTEN. Bởi việc học từ vựng trong ngữ cảnh sẽ giúp các bạn nhớ lâu và dùng đúng ngữ cảnh, thay vì học một list từ vựng không biết sẽ được dùng vào tình huống nào.
Ngoài ra, khi cố gắng ghi nhớ 1 từ nào đó, cá nhân mình hay áp dụng trong các phương pháp dưới đây:
1. Liên tưởng âm thanh hình ảnh chuyển động
Với một số tự, bạn có thể đọc to lên và liên tưởng các âm của từ đó với các âm trong tiếng Việt hoặc âm tiếng Anh mà bạn đã biết + các hình ảnh càng hài hước càng tốt.
Với nhiều từ khác, bạn có thể tưởng tượng hình ảnh, âm thanh, chuyển động trong lúc đọc to từ vựng lên (theo audio). Bạn dùng từ điển Lạc Việt, Lingoes hay Oxford (cài đặt về máy) hoặc dùng từ điển online tratu.soha.vn hoặc 6.vndict.net => các loại từ điển có audio để vừa nhìn nghĩa, phiên âm lại vừa có âm thanh. Bạn đọc theo 10 - 20 lần. Vừa đọc bạn vừa tưởng tượng hình ảnh liên quan đến từ đó.
Ví dụ: các động từ cut (cắt),run (chạy), fall (rơi), fly (bay), approach (tiến lại), expand (mở rộng), ect. Các bạn vừa đọc vừa tưởng tượng hình ảnh và âm thanh + chuyển động trong đầu trong lúc đọc to từ lên.Tính từ happy (hạnh phúc), sad (buồn), bored (chán), crazy (điên rồ), intelligent (thông minh), extraordinary (bất thường), ect => tưởng tượng ra một nét mặt và một trạng thái cảm xúc đi kèm.
2. Google
Bạn google từ ra một loạt hình ảnh và các bài báo, cố gắng xem và đọc càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: bạn thử tra từ intelligent => 243.000.000 kết quả tìm kiếm, có ngay phần giải thích bên dưới:
in•tel•li•gent
inˈteləjənt/
- adjective
- having or showing intelligence, especially of a high level.
- synonyms: clever, bright, brilliant, quick-witted, quick on the uptake, smart,canny, astute, intuitive, insightful, perceptive
Rồi, giờ click vào 1 bài báo bất kỳ có tiêu đề bạn quan tâm (dành cho các bạn có lượng từ vựng kha khá, bạn nào mới học từ vựng có thể bỏ qua bước này). Thử click vào bài: Common traits of intelligent people => Đọc, đọc, đọc. Đọc lướt hoặc đọc kỹ tùy bạn, miễn là mình nhớ nghĩa của từ đó trong một bối cảnh. Ngoài ra, bạn còn học được nhiều từ khác nữa.
Có những phần set up sẵn cái flashcard này. Bạn check trang quizlet.com hoặc memrise.com nhé, ở đó có những chương trình cài sẵn làm flashcard, có thể làm online rất đơn giản.
4. Học từ vựng theo kiểu người Do Thái
“Luyện siêu trí nhớ từ vựng” là điều mà người ta hay nói về phương pháp này.
Một đoạn hội thoại lồng ghép tiếng Anh và Việt như sau:
This is hộp thư thoại of Jaxtina English Center. I will không có ở văn phòng all week at một hội nghị giáo viên. If it is một tình huống khẩn cấp, please call trợ lý giáo vụ của tôi Ms. Linda theo số máy lẻ 218. Ms. Linda will phụ trách all of công việc hàng ngày của tôi until I’m trở lại văn phòng this weekend. If you need my các câu trả lời cá nhân before the end of the week, đừng ngại gửi cho tôi an email at jaxtinaenglish@gmail.com. I’ll trả lời cho you sớm nhất có thể. Thank you.
Sau đó, bạn học các cụm từ như sau:
- Hộp thư thoại - the voice mail
- Không có ở văn phòng - be out of the office
- Hội nghị (họp) giáo viên - a teachers’ conference
- Một tình huống khẩn cấp - an emergency
- Trợ lý giáo vụ của tôi - my teaching assistant
- Theo số máy lẻ - at extension
- Phụ trách - take care of
- Các công việc hàng ngày của tôi - my daily works
- Trở lại văn phòng - back in the office
- Các câu trả lời cá nhân - personal responses
- Đừng ngại gửi tôi - feel free to send me
- Trả lời cho - reply to
- Sớm nhất có thể - as soon as possible
Và mình vẫn phải nhấn mạnh lại: học từ vựng hiệu quả nhất là qua ĐỌC VÀ NGHE NHỮNG THỨ MÌNH THÍCH. Ngoài ra, để ghi nhớ từ, các bạn có thể áp dụng những tip bên trên. Hãy nhớ là bạn luôn ghi chép lại để không bị quên những từ đã học nhé. Bạn có thể học 50 - 100 từ một ngày (như mình ngày mới học tiếng Anh). Tuy nhiên, mình nghĩ bạn nên học từ từ để còn sử dụng, mỗi ngày 5 – 10 từ mới thôi nhé.
Và điều không thể thiếu sau khi học từ mới là gì nhỉ? Thực hành luôn!
Okay, giờ chúng ta sang phần NGHE-NÓI.
III - NGHE TIẾNG ANH THẾ NÀO?
Ở một môi trường không bản ngữ như Việt Nam, cộng với việc đa số mọi người đều ít khi sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ thấy kỹ năng nghe tiếng Anh cực khó. Bạn buộc phải tự tạo môi trường nghe cho mình: TV, radio, Internet, etc. Nếu bạn đã cố tạo môi trường nghe rồi, nhưng vấn thấy khó nghe khi giao tiếp với người bản ngữ, thường nguyên nhân sẽ là:
VẬY PHẢI NGHE CHỦ ĐỘNG THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH???
Đây là kinh nghiệm cá nhân của mình, các bạn có thể áp dụng các bước sau:
BƯỚC 1: Tìm 1 phần nghe thuộc chủ đề mình yêu thích: thể thao, âm nhạc, điện ảnh, du lịch, ẩm thực, vv. Nguyên tắc là: tài liệu nghe không quá khó, không quá dễ - hiểu được khoảng 70-80%. Gợi ý: các bạn download mấy bộ này về:
1. Learning Practice Through Dictation: Bao gồm 40 phần chia làm 8 chủ đề, mỗi phần bao gồm 5 bài tập dựa trên 1 bài đọc duy nhất, đó có thể là 1 cuộc đối thoại, độc thoại hay 1 bài văn xuôi liên tục. Trình độ từ cơ bản đến nâng cao: https://drive.google.com/folderview...
2. Effortless English:Phương pháp này tập trung nhiều vào kỹ năng nghe, khi khả năng nghe của được nâng cao thì khả năng nói cũng tốt hơn. Học nghe theo kiểu một đứa trẻ, và khi tiếng Anh trở nên quen thuộc, bạn sẽ nói ra một cách tự nhiên mà không cần dịch các câu trong đầu từ Việt sang Anh.https://kat.cr/effortless-english-l...
3. Learn English Via Listening: Các bài audio được chia thành năm mức độ từ dễ đến khó, bạn chọn trình độ phù hợp với mình. Người trình bày nói bằng giọng Bắc Mỹ hoặc Anh.https://www.fshare.vn/folder/T014G5...
4. Tactics for listening: Bộ này dài hơn, bạn nào chăm chỉ thích thì mình gửi link sau nhé. Nhiều tài liệu quá cũng không tốt, học mấy cái trên kia là được rồi.
- BƯỚC 3: Nghe và chép chính tả. Vừa cho cả bài chạy vừa chép thật nhanh các key words. Nhớ là chỉ viết lại các key words. Nếu bài dài bạn có thể vừa pause vừa chép.
- BƯỚC 4: Nghe và xem transcript. Sau đó tra nghĩa của từ mới, cách đọc chuẩn (tra từ điển audio nhé), xem cấu trúc mới (search trên google), lấy bút highlight note lại từ mới và dịch hết nghĩa của bài.
- BƯỚC 6: Đọc lại và thu âm bài đọc của mình, mang ra so sánh với file gốc xem phát âm sai chỗ nào để sửa. Bạn nào chăm thì làm bước này, không thì bỏ qua, tránh nản.
- BƯỚC 7: Lưu file nghe dưới dạng mp3, cho vào điện thoại hay máy nghe nhạc, nghe lại liên tục nhiều lần trong ít nhất 1 tuần đến khi nào gần thuộc thì thôi. Sau đó thỉnh thoảng mang ra nghe lại. Từ vựng đã note lại, ghi vào 1 cuốn notebook nhỏ, lúc rảnh nhìn qua.
=> Làm liên tục hàng ngày trong 2 - 3 tháng, nâng dần độ khó của tài liệu nghe => khả năng nghe của bạn chắc chắn sẽ thực sự khá hơn, không giống như việc bạn nghe tiếng Anh kiểu cưỡi ngựa xem hoa hàng năm trời và xem các chương trình của nước ngoài vẫn không hiểu gì.
Ngoài ra, có một điều cực kỳ quan trọng bổ trợ cho kỹ năng nghe là việc học đúng phát âm, và trau dồi từ vựng hàng ngày. Mỗi ngày học thêm 5 từ mới, tức là bạn có thể tăng dần độ khó của các nguồn tài liệu nghe lên một chút. Mỗi ngày luyện 15 phút phát âm, học cách phát âm chuẩn, học nhấn trọng âm, nối âm và đúng ngữ điệu tự nhiên, bạn cũng đã làm cho việc nghe English trở nên nhẹ nhàng hơn. Các bạn có thể quay lại phần bên trên về học phát âm và từ vựng nếu vẫn băn khoăn nhé ;)
IV - NÓI TIẾNG ANH THẾ NÀO?
Kỹ năng nói tiếng Anh tưởng khó nhưng mà dễ, chỉ cần các bạn học đúng cách và luyện tập là được. Mình sẽ nói vài điều về nguyên tắc học nói Tiếng Anh như sau:
- Bắt đầu học từ những từ vựng đơn giản để nghe nói. Trừ khi mình học nghiên cứu, còn lại chỉ cần học 500 từ vựng cơ bản là giao tiếp cơ bản được rồi. Nhớ là học để dùng, không phải học để đấy.
- Học cụm từ và các cấu trúc câu đơn giản. Ví dụ: I'm gonna do st, I'm used to doing st, I'm afraid that, would you like to, ect. Phần các cấu trúc câu đơn giản này để thực hành nói, bạn chỉ việc học bằng cách đặt rất nhiều câu đơn giản với cấu trúc đó, và áp dụng mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Bạn có thể học trên trang talkenglish.com nhé, họ có rất nhiều cấu trúc câu như vậy kèm nhiều câu ví dụ đơn giản, và cả các conversation theo các topics khác nhau có hội thoại và audio, chỉ việc click vào nghe rồi đọc theo. Bạn nhớ phải note lại các cụm từ và cấu trúc mới học được nhé, lúc rảnh mang ra xem và đọc lại. Ngoài ra học được cấu trúc gì mới là áp dụng ngay, ít nhất trong 1 tuần cố gắng lặp lại để nhớ sâu luôn.
- Thay vì nói tiếng Anh kiểu tiếng Việt, mình học các lối nói đúng văn phong người Anh, Mỹ. Ví dụ: hey there, what's up? - nothing much, I'm chilling. Đa số học sinh của mình không biết phản xạ thế nào với câu what's up ( vậy các bạn học ngữ pháp cao siêu để làm gì?). => các bạn mới học tiếng Anh nên luyện phản xạ qua việc nghe và bắt chước các câu đơn giản. Bạn tham khảo các tài liệu luyện nghe nói phản xạ sau:
(Bạn có thể tham khảo các nguồn tài liệu ở phần luyện nghe bên trên. HỌC NÓI LUÔN CÙNG LÚC VỚI HỌC NGHE)
Ngoài ra, có một cách rất hay để luyện phản xạ nghe nói là HỌC TIẾNG ANH QUA PHIM, dành cho các bạn trình độ trung bình trở lên. Mình sẽ đi sâu vào cách học này. Các bước và các bộ phim nên xem ở bên dưới ạ.
CÁC BƯỚC HỌC QUA PHIM?
Đầu tiên dĩ nhiên là bạn nên chọn 1 bộ phim thú vị hợp với sở thích của bạn. Cái này bạn có thể đọc qua nội dung phim, hay tham khảo IMDB Rating và các comment trước. Chọn được bộ phim rồi thì làm các bước sau:
Bước 1: Google tìm tên bộ phim + script ( ví dụ mình tìm: 500 days of Summer Script ) Đọc trước script (kịch bản), không hiểu thì tra từ cho hiểu đã; hoặc là: vừa xem vừa check script cho tiết kiệm thời gian (với bạn mà từ vựng và kỹ năng nghe đã khá rồi)
Bước 2: xem phim có phụ đề tiếng Anh cho đến phần mình đã dịch script. Nhớ là xem đến đâu hiểu đến đó.
Bước 3: Xem phim lại một lần nữa mà không có phụ đề, từ nào nghe k rõ nghe lại vài lần, vẫn không nhớ ra thì mở lại script xem lại
Bước 4: Xem lại lần cuối. Lần này đảm bảo bạn nghe và hiểu hết nội dung đến từng câu chữ Luyện nói theo. Nếu họ nói nhanh quá bạn thì dùng phần mềm VLC hay KMPlayer có nút chỉnh Speed, chỉnh cho tốc độ xuống theo tốc độ nói của bạn (khoảng 0.5-0.8) để nói theo cho kịp, quen rồi thì chỉnh về tốc độ chuẩn, bắt chước lại lần nữa, hoặc có thể thì vài lần nữa (bắt chước càng nhiều lần càng tốt), đảm bảo câu thoại phản xạ được từ miệng mình luôn trong tình huông tương tự.
CÁCH THỨC DOWN PHIM HD PHỤ ĐỀ ANH VIỆT (Các bạn vui lòng xem lại note Tự học tiếng Anh qua phim của mình nhé)
3 BỘ PHIM HAÌ KHÔNG THỂ BỎ QUA??
Bạn nào chưa xem thì nên tranh thủ lúc rảnh xem luôn này:
1. FRIENDS (Những người bạn)
Series phim kéo dài 10 năm (1990 đến 2000), một trong những sitcom nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bộ phim kể về cuộc sống của sáu người bạn Rachel, Monica, Phoebe, Ross, Chandler, và Joey sinh sống tại khu Greenwich Village, New York. Những tình huống hài hước xoay quanh những câu chuyện đời thường về công việc, tình yêu và những rắc rối của 6 người bạn với sự diễn xuất tuyệt vời đã tạo nên một sitcom siêu hay. (Mình đã xem bộ Friends khoảng 10 lần rồi :p )
Xoay quanh các câu chuyện hài hước của nhóm 4 nhà khoa học với các tính cách hoàn toàn khác nhau, tạo nên những tình huống dỡ khóc dỡ cười. Một bộ phim tiếng Anh rất hay cho các bạn muốn hiểu về phong cách, văn hóa nước Mỹ, và tìm hiểu về cuộc sống ở trường đại học ở nước ngoài. Phim được đề cử rất nhiều giải thưởng như Quả Cầu Vàng, giải Emmy, vv
Phim xoay quanh nhân vật Ted Mosby và 4 người bạn. Trong phim Ted kể lại cho những đứa con về việc cha chúng đã gặp mẹ chúng như thế nào. Phim này cũng siêu hài luôn :v
Các bạn nên tới lớp, câu lạc bộ hoặc tìm 1 bạn để thực hành nói cùng, chủ yếu là để mình lặp lại những câu đã học. Hoặc các bạn có thể tự làm điều đó 1 mình, nghĩ câu tiếng Anh trong đầu và nói ra miệng (Nghe có vẻ hơi tự kỷ, như hồi mình học tiếng Anh, nhưng lại cực kỳ tiết kiệm thời gian và hiệu quả )
Có một nghiên cứu nói rằng nếu bạn thuộc lòng 500 câu, bạn có thể nói tiếng Anh lưu loát. Nếu bạn thuộc lòng 5.000 câu, bạn có thể viết tiểu thuyết. Hiện tại, có hơn 3 triệu người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học theo triết lý này! Vậy nên, nói tiếng Anh không hề khó!
Okay, vậy xong Phát âm, Từ Vựng, Nghe Nói, giờ còn Đọc, Viết!
V - LUYỆN ĐỌC TIẾNG ANH?
Để đọc tiếng Anh tốt, dù đọc lướt lấy thông tin hay đọc kỹ phân tích sâu thì bạn cần có 3 điều:
- Từ vựng => Quay lại phần học từ vựng bên trên (Mình cũng có nói, đọc nhiều giúp nâng cao từ vựng, và giờ việc bạn có lượng từ vựng tốt sẽ giúp việc đọc nhẹ nhàng hơn)
- Ngữ pháp: Bạn cần nắm chắc ngữ pháp nếu muốn đọc hiểu nhanh và không sai ý. Nguồn ngữ pháp bạn có thể tham khảo 1 trong các tài liệu sau mình đã tổng hợp (xin phép không chia sẻ cách học ngữ pháp ở đây): https://drive.google.com/open?id=0B...
- Tốc độ: thậm chí bạn có nhiều từ vựng nhưng có thể đọc vẫn chậm. Để tăng tốc độ đọc bạn cần luyện đọc hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 15 phút. Có 1 điều khiến các bạn đọc chậm là khi đọc các bạn không tập trung và đọc đi đọc lại.
Có thể cải thiện tốc độ đọc: 1/đọc báo hàng ngày, đọc lướt lấy ý chính và đọc kỹ lấy thông tin chỗ bạn quan tâm. Bạn có thể download các app của BBC, CNN hay bất cứ báo tiếng Anh nào về điện thoại. Khi đọc bạn kéo thật nhanh và không nhìn lại. 2/ Đọc sách. Khi đọc bạn dùng 1 tờ giấy vừa đọc vừa che lại dòng mình vừa đọc để bạn vừa tập trung vừa đọc liên tục mà không nhìn lại. 3/Làm thử các đề thi đọc hiểu tiếng Anh khó (Ielts chẳng hạn), mỗi ngày vài đề, set timing và cố gắng đọc cũng như trả lời câu hỏi thật nhanh.
Cũng giống các kỹ năng khác, bạn cần có đủ input (từ vựng, ngữ pháp) và đủ practice để có thể làm nó một cách dễ dàng.
- Từ vựng, ngữ pháp: các bạn xem lại mục trên nhé. Mình nhấn mạnh lại là cần đọc thật nhiều để tăng từ vựng và ngữ pháp
- Thực hành viết: các bạn có thể đi theo trình tự từ dễ tới khó như sau:
Bước 1: Copy
+ Nghe chép lại (luyện chép chính tả). Bạn có thể dùng bất cứ tài liệu luyện nghe nào bên trên (phù hợp với trình độ của mình), nghe chép toàn bộ và so sánh với transcript xem mình đang sử dụng từ và ngữ pháp sai như thế nào để sửa.
+ Đọc và chép lại: đọc những bài đọc ngắn và chép lại toàn bộ bài đọc, xem đi xem lại. Dần dần các expression và văn phong sẽ thành “của” bạn => bạn sẽ thấy việc viết ra một câu tiếng Anh chính xác dễ hơn rất nhiều (Thay vì dịch word by word từ Việt sang Anh rất lủng củng)
+ Làm bài tập ngữ pháp và chép lại: cách này nghe hơi “dở” nhưng cá nhân mình ngày mới học hay làm và thấy khá hay. Bạn vừa luyện được ngữ pháp, vừa học từ vựng cùng lúc.
Bước 2: Tập viết các loại câu khác nhau
+ Học 3 dạng câu đơn, phức, ghép. Tìm các bài tập về các dạng câu này và luyện viết thật nhiều
Bước 3: Tập viết đoạn văn ngắn
+ Học cách viết câu chủ đề
+ Phát triển ý: đưa ví dụ, giải thích
+ Học cách sử dụng các từ nối một cách linh hoạt
=> Đảm bảo đoạn văn mang tính logic và mạch lạc.
Bước 4: Tùy vào mục đích luyện viết của bạn. Có thể bạn cần viết EMAIL cho công việc, hoặc luyện viết IELTS, hoặc viết BLOG, vv => Bạn tập trung vào các kỹ năng viết cần thiết cho mục đích đó
+ Viết email: Bạn vui lòng tham khảo note gần nhất của mình có hướng dẫn chi tiết cách viết email bằng tiếng Anh và các mẫu tham khảo nhé.
+ Viết Ielts: theo mình bạn nên học viết theo thầy Simon. Website: www.Ielts-simon.com
+ Viết blog: đọc thật nhiều các bài viết và luyện viết hàng ngày
Để viết tiếng Anh tốt nhất, bạn nên biến nó thành thói quen và thú vui. Bạn nên có một cuốn sổ note, viết mọi lúc mọi nơi có thể. Đặc biệt, bạn nào thích viết văn tự do (hay Nhật ký) có thể thay viết tiếng Việt bằng tiếng Anh, kỹ năng viết sẽ lên rất nhanh!
TRÊN ĐÂY LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ CHẮT LỌC VÀ TỔNG HỢP TRONG BẤY NĂM QUA (MỒ HÔI, TÂM HUYẾT ). Trước lúc bắt đầu viết Note này, mình thấy hơi lười, và hơi nản Nhưng khi viết xong, cảm thấy rất hạnh phúc Cũng giống như các bạn, có thể cảm thấy rất nản khi phải bắt đầu lại học tiếng Anh với bao nhiêu thứ Tuy nhiên, chúng ta cần vượt qua sự lười biếng của chính bản thân mình, để thực sự đạt được sự… thành thạo!
Bạn cứ nghĩ mà xem, khi bạn thành thạo tiếng Anh rồi, sẽ có bao nhiêu điều tốt đẹp và tươi mới hơn trong cuộc sống này?
Vậy nên, mình thực sự hy vọng các bạn sẽ cố gắng hơn những gì các bạn đang cố gắng ở thời điểm hiện tại. Mình sẽ luôn ở đây, và sẵn sàng giúp đỡ!.