Cường
quốc được đề cập ở tiêu đề của bài viết này chính là Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ được coi
là một quốc gia với nền tôn giáo đa dạng, nhưng trên thực tế chỉ có hệ thống
Kito giáo mà cụ thể là hai phân nhánh chính Tin Lành và Công giáo có nhiều đặc
quyền hơn.
Trong
lịch sử tổng thống Hoa Kỳ, có 2 tổng thống Công giáo và toàn bộ số còn lại là
tín đồ Tin Lành. Chưa từng có tổng thống là người Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật
giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác, bởi vì nền dân chủ giả hiệu trao quyền vào
tay đám đông bị lái hướng theo toàn trị tôn giáo chỉ vững chắc một tín điều
rằng: Thiên Chúa Jehova là tối cao, và Mỹ là món quà của Chúa trao cho nhân
loại để giáo hóa các quốc gia lạc hậu bị quỷ dữ điều khiển (thực ra là thuộc
tôn giáo khác).
Với tinh
thần ấy, ngay từ khi những người da trắng đầu tiên đặt chân đất mảnh đất châu
Mỹ, họ đã tiêu diệt hết người da đỏ, cướp đất, tách người da đỏ khỏi nền văn
hóa và tôn giáo, phá hoại môi trường sống của người da đỏ. Chính quyền Mỹ da
trắng từ cách đây hơn 200 năm đã coi người da đỏ như những thành phần man rợ,
bởi họ bất lực trong vấn đề cải đạo ở cộng đồng sắc tộc này, trong khi họ đã
rất thành công với nô lệ da đen.
Đầu thế
kỷ 20, với danh nghĩa tương tự như những cuộc thánh chiến, dưới thời tổng thống
Churchill, quân đội Mỹ đã lần lượt gây hấn với các nước Nam Mỹ, chiếm các đồn
điền và thiết lập chính quyền Ngụy quyền tại các quốc gia này. Tương tự thế,
cuộc xâm chiếm được ở rộng tới Đông Nam Á, Trung Đông... và bị sa lầy. Khó khăn
khiến Mỹ sa lầy chính là vì Công giáo và Tin Lành không nắm được vị trí chủ
chốt trong chính quyền tại các quốc gia ở hai khu vực này.
Do đó, để
tiếp cận các quốc gia tại Đông Nam Á và Trung Đông, nhằm Kito giáo hóa chính
quyền cũng như xã hội tại đây, Mỹ mở ra một cơ quan có tên là Ủy ban Tự do Tôn
giáo Quốc tế Hoa Kỳ (Tên tiếng Anh: United States Commission on
International Religious Freedom). Các Ủy viên của tổ chức này không được
bầu theo cơ chế dân chủ, mà được chỉ định bởi Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ
(tức Bộ trưởng Bộ ngoại giao) và ban điều hành của 2 Đảng cầm quyền - vốn chịu
sự chi phối của Kito giáo.
Với cơ
chế như vậy, kết hợp với tư tưởng độc tôn Thiên Chúa điển hình của Kito giáo,
cơ quan này khó có thể dung hòa và chấp nhận được các chính quyền theo tôn giáo
khác hoặc vô thần. Ngoài ra, việc không có các đại diện thuộc tôn giáo khác
hoặc vô thần trong cơ quan này nói lên một điều rằng không có Tự do tôn giáo
ngay tại cơ quan chuyên đòi hỏi về quyền tự do tôn giáo tại ngoại quốc.
Hiện nay,
Uỷ ban này cũng hoạt động tại Việt Nam và thường xuyên đưa ra những đánh giá
rằng Việt Nam không tôn trọng quyền Tự do tôn giáo. Tuy nhiên, trong tất cả các
quy định pháp luật, Việt Nam vẫn cho phép các tôn giáo được hoạt động, trong đó
có Công giáo và Tin Lành, và được hưởng nhiều quyền lợi về tài sản cũng như
tuyên truyền. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bình đẳng tôn giáo không đồng nghĩa với
việc để các giáo phái Kito giáo trở thành "quốc giáo" như ở Mỹ, nên
các cơ quan tương tự như Uỷ ban này liên tục chỉ trích Việt Nam là không tôn
trọng tự do tôn giáo. Hơn nữa, nhân danh ủy ban này, một số tổ chức Công giáo
và Tin Lành cực đoan thường xuyên lợi dụng quyền tự do tôn giáo để khích động
bạo loạn lật đổ tại Việt Nam. Khi bị bắt và xử phạt theo Pháp luật Cộng hòa
XHCN Việt Nam, theo đúng "bài" đã được dạy trước, lại chỉ trích chính
quyền xâm phạm.
Hoạt động
của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã đi ngược lại thông điệp của mình,
thay vì tạo ra hòa hợp tôn giáo, lại kích động mâu thuẫn giữa các tôn giáo và
mâu thuẫn tôn giáo với chính quyền sở tại. Các giáo dân của Công giáo và Tin
Lành vốn tín Chúa trở thành công cụ trong tay các thế lực tham vọng bá quyền
trong chính quyền Mỹ, nhằm thôn tính các quốc gia khác.
No comments:
Post a Comment