Bước vào
năm 2021, khi Đảng Dân Chủ thắng thế nhờ sự "lên ngôi" của Joe Biden,
nước Mỹ đã có một sự thay đổi sâu sắc về chính sách ngoại giao: từ "mềm
dẻo với nước nhỏ và tấn công nước lớn" của Donald Trump, sang "kích động bạo
loạn lật đổ ở các nước nhỏ nhân danh dân chủ để giảm ảnh hưởng của các nước
cạnh tranh với quyền lực của Hoa Kỳ" do Đảng Dân Chủ đề xướng trong nhiều
lần cầm quyền. Nhân danh dân chủ, nhân quyền, Hoa Kỳ gây sức ép lên các nước
nhỏ, khiêu khích người dân các nước nhỏ nổi dậy đòi đa đảng. Nhưng hãy coi
chừng, đa đảng không mang đến dân chủ và nhân quyền.
Mới đây,
trong Báo cáo Nhân quyền 2020 về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam do Cục Dân
chủ - Nhân quyền - Lao Động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố đầy tính
khiêu khích đối với chính phủ Việt Nam như sau:
"Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất –
Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức
vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng; có sự cạnh tranh
hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ
lưỡng."
Vin cớ
vào mô hình nhà nước do một đảng lãnh đạo của Việt Nam, Mỹ đã buộc tội Việt Nam
không tôn trọng các giá trị dân chủ và nhân quyền. Cáo buộc của bản báo cáo
do cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ này đưa ra là cái cớ để khích động các thành
phần bạo loạn trong nước kéo bè kết đảng, âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam
theo đúng kịch bản Cách Mạng Màu. Một khi nước sở tại xảy ra tình trạng bạo
loạn, Hoa Kỳ lập tức can thiệp về mặt chính trị để xây dựng nên chính quyền ngụy quyền như đã từng thực hiện tại miền Nam Việt Nam, nhằm phá hoại hòa bình
và chia rẽ khối đoàn kết trong nước. Tại tất cả các quốc gia đã diễn ra cách
mạng màu như Cách mạng Vàng Phillipines, Mùa xuân Ả Rập, Cách mạng cam tại
Ukraina..., không quốc gia nào có được nền chính trị ổn định, bởi chế độ ngụy
quyền do Mỹ lập nên yếu kém về thực lực, không được sự ủng hộ của người dân,
liên tục gây chiến với các phe nhóm yêu nước tại những nước này, ... dần dần dẫn
đến tình trạng chiến tranh liên miên, kinh tế suy kiệt, quốc gia không thể phát
triển. Tuy nhiên, Mỹ không quan tâm đến các vấn đề này, mà chỉ mượn những nước
nhỏ như một bàn đạp để tấn công vào Nga, Trung Quốc và các quốc gia Hồi giáo.
Ngay tại
các nước đã được Mỹ "giải phóng" và "truyền cảm hứng dân
chủ", nền dân chủ và nhân quyền không tồn tại. Trong cách mạng cam lần thứ
2 của Ukraina, thế giới được chứng kiến cảnh những người dân chủ dí súng vào
đầu những nhân viên an ninh của chế độ cũ, bắt họ quỳ gối. Sau "Mùa xuân Ả
Rập", người dân vẫn đói nghèo, thiếu thốn các chế độ dân sinh. Mới đây, Mỹ
lại tiếp tục thúc đẩy xung đột ở dải Gaza, tài trợ tiền bạc và vũ khí cho
Israel để tiêu diệt người Palestine... Những lời rao giảng của chính quyền Hoa
Kỳ về các hoạt động đấu tranh liên quan đến dân chủ và nhân quyền là hoàn toàn
bịa đặt.
Trong đợt
bầu cử vừa qua tại Việt Nam, một phong trào nhỏ ngấm ngầm được lan truyền trong
giới hoạt động dân chủ Việt Nam: Tẩy chay bầu cử. Lý do dẫn đến tẩy chay bầu cử
dựa trên tín điều tương đồng với Báo cáo nhân quyền của cơ quan trực thuộc Bộ
ngoai giao Hoa Kỳ đưa ra: Việt Nam là quốc gia độc đảng, do đó cuộc bầu cử với
hình thức "đảng cử dân bầu" là thiếu tính dân chủ và không đảm bảo
nhân quyền. Sự tương đồng về lập luận này đặt ra câu hỏi rằng: có hay chăng mối
liên đới giữa cơ quan này và phong trào tẩy chay bầu cử tại Việt Nam.
Nếu như
còn tin tưởng vào lập luận của Mỹ rằng chỉ có đa đảng mới mang đến dân chủ và
nhân quyền, hãy nhìn lại chính thể Mỹ. Ngay tại quốc gia đa đảng, mà nói chính
xác hơn là lưỡng đảng này, không hề có nhân quyền. Nước Mỹ là đất nước của phân
biệt chủng tộc với những phong trào kì thị người da màu, mà gần nhất là phong
trào Anti-Asian. Đây cũng là đất nước thường xuyên kiểm soát tự do ngôn luận
thông qua các chính sách can thiệp vào báo chí và mạng xã hội, phổ biến ngay
lần đầu người dân Mỹ bị nhiễm Covid-19. Mặc dù các ca nhiễm trầm trọng, nhưng
chính quyền của tổng thống Trump vẫn che giấu sự thật, dẫn đến sự bùng phát
không kiểm soát của đại dịch tại quốc gia này. Mặc dù đa đảng, nhưng các đảng
này không hề đứng về lợi ích của nhân dân Mỹ mà chỉ bảo vệ lợi ích của Ban lãnh
đạo các đảng.
Như vậy,
để xã hội có được dân chủ và nhân quyền không phụ thuộc vào chế độ Độc đảng hay
đa đảng, quân chủ hay dân chủ, cộng sản hay tư bản, mà phụ thuộc vào các lãnh
đạo quốc gia có đặt lợi ích của người dân lên trên hết hay không. Và chắc chắn,
chính quyền Mỹ không phải là ví dụ điển hình cho một chính quyền vì người dân.
VKL
No comments:
Post a Comment