Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình
hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc. Báo cáo sẽ được gửi
đến Quốc hội Mỹ để xem xét quốc gia nào đủ điều kiện nhận tài trợ của Mỹ theo
Luật Trợ giúp nước ngoài 1961 và Luật Thương mại 1974. Vì vậy, khi thấy Bộ Ngoại
giao Việt Nam và các tờ báo chính thống ở Việt Nam đồng loạt lên tiếng phản đối
báo cáo này của Bộ Ngoại giao Mỹ, một số tài khoản chống Cộng trên Facebook đã
chế nhạo rằng Nhà nước Việt Nam muốn che giấu các vi phạm về nhân quyền để nhận
viện trợ. Người đưa ra các phát biểu kiểu này có lẽ rất thiếu hiểu biết về bản
chất của các phát ngôn ngoại giao, cũng như về cách nước Mỹ bành trướng trật tự
chính trị của mình ra thế giới.
Trước hết, qua văn phong của các phát biểu từ phía Việt Nam,
có thể thấy Nhà nước Việt Nam không hề lên tiếng chỉ vì “tiền tài trợ”. Nhiều
bài viết về chủ đề này trên các báo chính thống đã lên án nước Mỹ một cách rất
thẳng thừng, như vậy đối tượng mà Việt Nam muốn thuyết phục chắc chắn không phải
là Quốc hội Mỹ. Đối tượng mà Việt Nam muốn thuyết phục và dư luận trong và ngoài
nước – vốn dễ bị định hướng bởi bất cứ phát ngôn nào mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa
ra.
Muốn hiểu vì sao Bộ Ngoại giao Mỹ dễ dàng chi phối dư luận,
và vì sao Nhà nước Việt Nam cần chống lại sự chi phối này, ta phải hiểu cách thức
mà nước Mỹ sử dụng để bành trướng trật tự kinh tế - chính trị của mình ra thế
giới.
Chủ nghĩa tư bản tự do, đặt kinh đô tại Mỹ, có hạ tầng kinh
tế và thượng tầng chính trị liên kết rất chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, dưới ảnh
hưởng từ các định chế chính trị - xã hội của chủ nghĩa tư bản tự do, các doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ có trách nhiệm tuân thủ pháp luật
ở từng nước sở tại, mà còn cần đáp ứng các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Số trách nhiệm xã hội này bao gồm việc tôn trọng nhân quyền. Và để bành trướng
trật tự chính trị của mình ra toàn cầu, chính quyền Mỹ định nghĩa rằng nhân quyền
trước hết là các quyền tự do chính trị - thứ đặc trưng cho các nhà nước dân chủ
tư sản hơn là các nhà nước khác. Do đó, mỗi lần hợp tác với một doanh nghiệp sống
trong “trật tự Mỹ”, các quốc gia ngoài trật tự lại phải một lần đối mặt với
nguy cơ bị đồng hóa về mặt chính trị. Trong trường hợp sự đồng hóa này phá vỡ
các thế cân bằng lâu năm, quốc gia có thể phải đối mặt với những hậu quả thảm
khốc, như những gì mà Ai Cập, Libya, Syria… phải gánh chịu sau biến cố “Mùa
Xuân Arab”.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam phản bác Báo cáo Nhân quyền 2020
không phải để thuyết phục Quốc hội Mỹ. Họ làm vậy để ngăn bộ khái niệm chính trị
của “trật tự Mỹ” xâm lấn dư luận Việt Nam, cũng như phần thế giới có quan hệ hợp
tác với Việt Nam. Việt Nam có quyền đưa ra những phản bác này, vì thế giới có
nhiều nhãn quan khác nhau, nhãn quan của nước Mỹ không thể là cách nhìn duy nhất
đúng.
VKL
Điều đáng nói nhất chính là ở chỗ:HOA KỲ là nước đã rút lui khỏi tổ chức nhân quyền của LHQ nhưng lại luôn luôn xông vào việc dùng chiêu bài nhân quyền để gây áp lực trong quan hệ với VIỆT NAM .Điều cần khẳng định lại thật là đơn giản là :Nhà nước chxhcn VIỆT NAM đã và đang là một nhà nước có chủ quyền .HOAN KỲ không thể can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước VIỆT NAM
ReplyDelete