Chọn ngày Quốc Khánh Hợp
Chủng quốc Huê Kỳ để ra mắt Hội Nhà báo độc lập, phải chăng những người khởi
xướng muốn tạc một dấu ấn giống như George
Washington lập nên một quốc gia chuẩn mực
như nước Mẹ của họ!!!
THÀNH LẬP TRÁI PHÁP LUẬT?
Tự nhận “Hội Nhà báo độc lập
Việt Nam (tiếng Anh:
Independent Journalists Association of Vietnam - IJAVN) là tổ chức xã hội dân
sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam”
như một sự mơ hồ, không hiểu phạm vi, phạm trù “xã hội dân sự Việt Nam” này là gì?
ở đâu?
Tự nhận cơ sở hoạt động của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” dựa trên “Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ”, trong khi đó tại Điều 22 Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị ghi rõ: “ Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát”
Tự nhận hoạt động dựa trên “Các quyền tự do báo chí,
tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam”, thực
tế Điều 25 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2014 ghi rõ “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Quy định lập Hội trong pháp luật Việt Nam được quy định rõ trong Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, với quy định về điều kiện thành lập hết sức rõ ràng. Cùng với các hội nhóm như Diễn đàn XHDA, MLBVN, HAEDC, HPNNQ, HDOVN, VĐĐL…, Hội Nhà báo độc lập được các cá nhân tự tuyên bố thành lập trên mạng Internet không xin phép cũng như được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nó hoàn toàn không hề tuân thủ Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc, Hiến pháp như sự mạo nhận.
TIÊU CHUẨN THÀNH VIÊN?
Tiêu chuẩn ngoài việc hướng
tới mục tiêu “tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí” phải đạt được: “Hội viên
phải là người có ít nhất 5 tác phẩm báo chí đã công bố phù hợp với tiêu chí của
Hội”. Vậy không biết 5 bài báo này đăng trên blog, mấy trang lá cải…có là tiêu
chuẩn trở thành nhà báo? Nếu vậy thì hơi hạ cấp. Nếu 5 bài đó đăng trên mấy
trang RFA, BBC, VOA…thì đáp ứng tiêu chuẩn của “nhà báo phương Tây” với tiêu
chí hoạt động của họ, vậy sao còn gắn mác “độc lập” được?
Trong các hội viên này, nhìn
kỹ toàn thấy những cây bút viết trên facebook, blog và đăng tải trên các trang
tin lá cải hải ngoại sặc sụa mùi “lật đổ Đảng cộng sản”, “hủy bỏ Điều 4 Hiến
pháp” thì liệu có thực sự đảm bảo “quá trình hoạt động báo chí không phân biệt
quan điểm chính trị, tôn giáo” không?
ĐÃ LÀ HỘI VIÊN MỘT TỔ CHỨC
LIỆU CÓ CÒN ĐỘC LẬP?
Đây là nghi vấn hoàn toàn có
cơ sở của nhà báo người Mỹ gốc Việt: “Nguyễn
Phương Hùng Nhà báo độc lập thì không phải lập
hội. Lập hội thì còn gì độc lập nữa. Lệ thuộc lẫn nhau rùi. Đã có hội tức là có
nội quy, quy chế, trưởng nhóm hoặc chủ tịch, rồi phó, rồi TTK, thủ quỹ hết mẹ
độc lập rồi còn gì?”
NHẬP NHÈM GHI DANH?
HÌNH THÀNH NHANH CHÓNG SAU PHÁI ĐOÀN “ĐIỀU TRẦN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ” TẠI MỸ DO VIỆT TÂN TỔ CHỨC?
Không thể không nghi ngờ sự liên quan, nhúng tay điều hành, lãnh đạo dự án thành lập Hội “tự do báo chí” này sau khi một phái đoàn “điều trần về tự do báo chí” do Việt tân đạo diễn vừa đi Mỹ về, Phạm Chí Dũng (bị đi hụt vì không được xuất cảnh), Nguyễn Tường Thụy, Ngô Nhật Đăng đều trong nhóm lãnh đạo “tự phong” của Hội này?
Thêm nữa, dấu ấn Việt Tân thao túng các hội nhóm chống đối trong nước gắn mác “các tổ chức XHDS” đã lộ rõ ràng qua dự án UPR ở Thụy Sỹ, kêu gọi biểu tình, tự do báo chí… vừa qua, đến mức chính các tổ chức, cá nhân Cờ vàng hải ngoại cũng phải lên tiếng phản đối sự hiện diện công khai Việt tân làm hỏng hình ảnh của “xã hội dân sự” vì cái sự đánh bóng quá lố lăng này. Cái gọi là “xã hội dân sự” được hình thành với “sứ mệnh” được quảng bá là “nhằm giám sát hoạt động của các đảng phái chính trị” như ông Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn BBC bên lề phiên họp UPR tháng 6 vừa qua ở Thụy Sỹ liệu có “khách quan” khi Việt Tân công khai đứng ra thao túng mọi hoạt động của đám này?
Không thể không đặt nghi vấn, phải chăng Hội Nhà báo độc lập là bước kế tiếp lập chủ đủ các hội nhóm “xã hội dân sự” nhằm cạnh tranh với các hội đoàn, tổ chức quần chúng chính danh được Nhà nước thừa nhận? Mục đích là nhằm được chính giới phương Tây, Mỹ thừa nhận để đi “vận động quốc tế”, lập dự án xin các quỹ “dân chủ” đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam?
Võ Khánh Linh
Đã sủa thuê kiếm xèng còn thích dẫn luật thì dẫn cho chúng nó biết: Cái hội sủa thuê này đang vi phạm nhân quyền của nhân dân VN, cũng như VOA, RFA, BBC đang vi phạm.
ReplyDeleteTrích TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ của ĐHĐ LHQ (On 10 December 1948, the General Assembly of the United Nations adopted and proclaimed the Universal Declaration of Human Rights.)
Điều 19:
Mọi người có quyền tự do về quan điểm và bày tỏ; quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm mà không bị can thiệp và không bị yêu cầu, không bị nhận và không bị truyền đạt thông tin và tư tưởng qua bất cứ truyền thông nào và không phân biệt các lĩnh vực.
Tout individu a droit à la liberté d'opinion et d'expression, ce qui implique le droit de ne pas être inquiété pour ses opinions et celui de chercher, de recevoir et de répandre, sans considérations de frontières, les informations et les idées par quelque moyen d'expression que ce soit.
Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.
Đã trích dẫn Điều 19 thì cũng trích cho đủ, đừng bỏ bớt phần quàn trọng nhất là thừa hưởng quyền phải đi đôi với tuân thủ pháp luật nhé
DeleteĐiều 19 của CÔng ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị 1966 có 3 nội dung:
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
(đừng bỏ đi Khoản 3 làm hỏng giá trị khoản 1,2 :)
http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-dan-s-chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20
OK! như cậu chính xác hơn. mình vội nên dịch sai nội dung điều 2.
ReplyDeleteCÁM ƠN BÁC VÕ KHÁNH LINH
ReplyDelete