Monday, February 22, 2016

Dân Nhật muốn “thoát Mỹ”?

Cuối tuần qua, gần 30.000 người dân Nhật Bản lại xuống đường biểu tình phản đối việc xây dựng căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản với những khẩu hiệu như "Các người không phải là anh hùng mà là kẻ xâm lược chúng tôi!". Những cuộc biểu tình kiểu này ngày càng gia tăng cả về số lượng và tần suất ở các khu vực có căn cứ quân sự của Mỹ. Những thông tin này, tiếc thay, hiếm khi thấy các nhà đấu tranh dân chủ nước Việt chia sẻ, trong khi đó họ là những người đi đầu đòi Việt Nam học Nhật “thoát Trung” hay “thoát Á” và ca ngợi chính sách bá quyền của Mỹ không “thôn tính” giống Trung Quốc nên “đi với Mỹ không sợ mất nước”, thậm chí giới “nhân sỹ trí thức” đang hết lời ca ngợi tướng toàn quyền Mỹ đã cứu vớt nước Nhật sau chiến tranh ra sao, là người hùng giúp nước Nhật cường thịnh như thế nào, được dân Nhật tôn thờ ra sao…
Liệu có con dân nào nước Việt có muốn được liên minh với Mỹ như Nhật?


Sau khi bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8-1945, nước Nhật đã phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội Liên hiệp quốc mà thực chất là của quân đội Mỹ. Ban đầu Mỹ bắt chính phủ Nhật Bản thực hiện các chính sách như giải tán chế độ quân phiệt, phủ nhận việc thần thành hoá vai trò của Thiên Hoàng, ân xá cho các tội phạm chính trị, tịch thu ruộng đất của địa chủ v.v… nhằm không để Nhật Bản quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt. Tuy nhiên, do phát sinh cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô(cũ), nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời tuyên bố đi theo Chủ nghĩa Xã hội và đặc biệt do bùng nổ cuộc chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ đã thay đổi chính sách đối với Nhật Bản như chấp nhận cho Nhật Bản có lực lượng phòng vệ và hỗ trợ về mặt kinh tế.

Sau nhiều đấu tranh, mãi đến ngày 9-3-2010, lần đầu tiên trong lịch sử Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác nhận sự tồn tại của ba hiệp ước bí mật giữa Nhật Bản và Mỹ được ký trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó hiệp ước ký năm 1960 cho phép quân đội Mỹ đưa vũ khí nguyên tử vào Nhật Bản mà không cần hỏi ý kiến trước (Hiệp ước này vô hiệu hóa các thỏa thuận hai nước đã ký trước đó, theo đó Mỹ phải hỏi ý kiến Nhật Bản trước khi đưa vũ khí nguyên tử tới nước này). Một hiệp ước khác cho phép Mỹ sử dụng các cơ sở quân sự trên đất Nhật mà không cần hỏi ý kiến trước trong trường hợp xảy ra tình trạng rối ren trên bán đảo Triều Tiên. Hiệp ước còn lại phân chia trách nhiệm tài chính giữa hai nước trong thời gian Mỹ trao trả Nhật Bản đảo Okinawa (Ôkinaoa) vào năm 1972. Những hiệp ước này biến Nhật thành căn cứ “chống cộng” ở Châu Á, kể từ đó trở đi Mỹ luôn là đồng minh số một của Nhật Bản và chính sách đối ngoại của Nhật Bản luôn phù hợp với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên quan hệ Nhật-Mỹ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, chẳng hạn như việc Mỹ “xù” 50% nợ Nhật bằng cách ép Nhật nâng tỷ giá đồng Yên hoặc bí mật đàm phán với Trung Quốc về bình thường hoá ngoại giao đã làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản cảm thấy bị đồng minh phản bội, cũng như nhiều lần va chạm về mậu dịch gây ảnh hưởng, tuy nhiên hai nước vẫn là những đồng minh “bền vững”.

 Để mô tả về mối quan hệ quân sự Nhật - Mỹ, người ta thường hay nhắc lại câu nói nổi tiếng của Cựu thủ tướng Yasuhiro Nakasone vào những năm 80 của thế kỷ trước, tức là giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh: “Nhật Bản là tầu sâu bay không thể đánh chìm của Mỹ”. Phát ngôn này lúc đó bị coi là “hớ hênh” nhưng nó gói trọn một thực tế là Nhật Bản bắt buộc phải lệ thuộc vào Mỹ để tự vệ vì Hiến pháp nước này không chấp nhận quyền giao chiến.  

Hiệp ước Hợp tác và An ninh năm 1960 cho phép sự hiện diện liên tục của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Theo thống kê của Bộ ngoại giao Nhật Bản, có thời điểm số lượng quân Mỹ đồn trú tại nước này lên tới trên 50.000 người. Nếu cộng cả con số các nhân viên quân sự được Lầu năm góc thuê làm việc tại Nhật Bản và thân nhân sỹ quan, binh lính con số này vượt quá 100.000 người.

Bởi vậy, có những thông tin bình luận cho rằng, Chính phủ Nhật đang khai thác yếu tố “ở trong nước lòng dân oán giận” mà bằng chứng là sự phản đối mạnh mẽ của các địa phương nơi quân Mỹ đồn trú đối với các gánh nặng tài chính cùng các ảnh hưởng tiêu cực của “không khí trại lính” để yêu cầu phía Mỹ giảm bớt hoặc hoán đổi, thu nhỏ quy mô các căn cứ quân sự trên đất Nhật.

Cả Trung Quốc, Nga đều nhiều lần lên tiếng “quan ngại” về sự lệ thuộc vào Mỹ của Nhật, với bình luận kiểu như “Quan hệ Nhật Mỹ khiến Nhật bị cô lập ở Châu Á”, hay Nga thì lo ngại không dám thúc đẩy quan hệ sâu hơn…Sự lệ thuộc này thể hiện rõ qua tiến triển quan hệ Trung-Nhật, Nga-Nhật. Chỉ sau khi Mĩ và Trung Quốc chính thức kí hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao thì quan hệ Nhật-Trung mới phát triển một cách toàn diện hơn. Trong lĩnh vực kinh tế hai nước nhanh chóng trở thành những đối tác quan trọng của nhau, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc cũng đã vươn lên thành bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản sau Mỹ (?). Tuy nhiên quan hệ Nga-Nhật lại được như vậy, cho dù xét về kinh tế, thị trường Nga hấp dẫn không kém gì Trung Quốc, chính phủ Liên Xô cũ và Nga hiện nay cũng đã nhiều lần muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thúc đẩy hợp tác với Nhật, thậm chí tự nguyện trả lại 2/4 đảo tranh chấp đổi lấy hiệp định kinh tế nhưng Nhật vẫn từ chối. ĐỒng thời đến nay, chính sách và quan điểm trong quan hệ với Nga của Nhật luôn đồng nhất và phủ hợp với lập trường của Mỹ (!).
Thế giới ai cũng ngả mũ kính phục nước Nhật về sự phát triển thần kỳ và sự vươn lên sau chiến tranh dù chịu nhiều “điều kiện ràng buộc” cả về chính trị lẫn kinh tế với Mỹ. Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu % dân Việt muốn “liên minh” với Mỹ theo kiểu của Nhật, đồng nghĩa với việc vao nhiêu % dân Việt ủng hộ cái gọi là “phong trào dân chủ” thì chắc các rận chủ, nhân sỹ chấy thức đã tự có câu trả lời.
Võ Khánh Linh

  

1 comment: