Tuesday, March 29, 2016

Ai cho họ cái quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam

Cứ đến hẹn lại lên, hậu phiên tòa sơ thẩm Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh lại kích hoạt các ĐSQ Mỹ, phương Tây, tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt phản đối bản án, cho rằng bản án đã vi phạm các kết quốc tế về quyền tự do biểu đạt, là sự truy bức với người "bất đồng chính kiến" và đòi trả tự do ngay lạp tức, vô điều kiện, bla, bla...đối với tù nhân.

Báo Nhân dân ngày 28/3/2015 có bài "Cần khách quan nhìn thằng vào sự thật" nhắc lại cho các "viên quan" muốn làm "quan tòa quốc tế" cần học lại luật quốc tế, cần nhìn lại chính mình trước khi "phán xét" và đòi làm "cảnh sát" can thiệp vào hoạt động bình thường của một đất nước có chủ quyền khác. Có lẽ những bài báo này nên được phát bằng song ngữ để hy vọng những chính khách thích thể hiện này "ngẫm nghĩ" về các phát biểu của họ

====

Cần khách quan nhìn thẳng vào sự thật!

Thứ Hai, 28/03/2016, 22:30:28
 Font Size:     |        Print
Ngày 23-3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự. Sau khi bản án được công bố, lập tức xuất hiện một số ý kiến phê phán Nhà nước Việt Nam và bao che cho người vi phạm pháp luật…
Sau khi kết quả phiên tòa xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy được công bố, lập tức một số tổ chức (như Giám sát nhân quyền - HRW, Liên đoàn quốc tế nhân quyền - FIDH, Ân xá quốc tế - AI, Phóng viên không biên giới - RSF, Bảo vệ nhà báo - CPJ,…) lại vội vã lên tiếng phản đối Nhà nước Việt Nam, rồi trịch thượng đưa ra yêu cầu, đòi hỏi. Điều này không có gì lạ, bởi từ trước đến nay HRW, FIDH, AI, RSF, CPJ… chưa bao giờ tỏ ra có thiện chí với Việt Nam, và đó cũng là mấy tổ chức mà từ sự tự thị thiếu văn minh, họ tự cho mình có “quyền” can thiệp vô lý, thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia có chủ quyền khác. Đáng tiếc nhân sự kiện này, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng ra tuyên bố không chỉ bày tỏ “quan ngại sâu sắc”, mà còn cho rằng: “Việc kết tội này dường như là không phù hợp với các quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, cũng như các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cùng các cam kết quốc tế khác của Việt Nam”! Đáng tiếc hơn, ngày 24-3, Văn phòng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) tại khu vực Đông - Nam Á (OHCHR) cho rằng, “cáo trạng dựa theo Điều 258 đi ngược lại các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế”; ông L. Meillan - quyền đại diện OHCHR, còn “kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt các bản án theo Điều 258 và những điều khoản mơ hồ khác, ngưng truy bức các cá nhân sử dụng quyền tự do phát biểu ý kiến”!
Trước hết, với mấy người ở OHCHR, dường như trước khi phê phán Việt Nam, họ chưa đọc kỹ Hiến chương LHQ? Nếu đã đọc, họ sẽ phải thấy khoản 7 Điều 2 Hiến chương LHQ khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép LHQ được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của LHQ phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”. Vì thế, liệu Hiến chương LHQ có cấp cho mấy người ở OHCHR tư cách nhân danh một tổ chức của LHQ để can thiệp vào “công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ” của Việt Nam? Tiếp đó phải khẳng định, việc Đại sứ quán Mỹ và OHCHR viện dẫn Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của LHQ (Công ước) mà Việt Nam ký kết để cho rằng bản án trên “không phù hợp, đi ngược lại các cam kết của Việt Nam” là lập lờ không thể chấp nhận, có thể gây ngộ nhận với người chưa tiếp xúc với văn bản Công ước. Đọc một cách trung thực sẽ thấy Ðiều 19 Công ước có nội dung cụ thể như sau: “1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp; 2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia; 3. Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có các bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý”.
Theo đó, dù khẳng định quyền giữ vững quan niệm không bị ai can thiệp, quyền tự do phát biểu quan điểm của con người trong xã hội, thì Công ước cũng đồng thời khẳng định để thực hiện các quyền đó, con người có bổn phận, trách nhiệm đặc biệt, quyền này có thể bị giới hạn bởi pháp luật khi có liên quan với quyền tự do và thanh danh của người khác, với an ninh quốc gia, với trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý. Nghĩa là, các quyền đó không phải là không có giới hạn, trong các trường hợp cụ thể phải được chế định bởi luật pháp; cũng nghĩa là LHQ tôn trọng quyền tự chủ của mỗi quốc gia. Về các quyền này, Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng viết rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. So sánh với tinh thần khách quan và cầu thị, sẽ thấy sự tương thích giữa Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam với Điều 19 Công ước. Do đó, phiên tòa và bản án đã tuyên của Tòa án nhân dân TP Hà Nội ngày 23-3 là phù hợp với quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật đã được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của quốc gia, là cơ sở xây dựng toàn bộ hệ thống luật pháp với các bộ luật, luật, văn bản dưới luật,… kết hợp với văn bản hướng dẫn thi hành để căn cứ vào đó, công dân điều chỉnh hành vi, là cơ sở để các cơ quan chức năng nghiêm túc xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy ở Việt Nam, hệ thống luật pháp đã và đang ngày càng hoàn thiện, phù hợp với việc tổ chức, quản lý xã hội, phù hợp với yêu cầu của tiến trình phát triển đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Điều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015 có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, nội dung này là Điều 331) đề cập tới hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác” mà hậu quả là “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Điều luật có nội dung rất cụ thể, hoàn toàn không mơ hồ, chỉ rõ hành vi phạm tội và hậu quả từ hành vi phạm tội; có tác dụng bảo vệ, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền con người và tránh sự xâm phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của cá nhân và lợi ích của Nhà nước, mà cao nhất là an ninh quốc gia. Đây là điều luật không chỉ được xác định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mà ngay ở nước Mỹ, nếu không có các điều luật tương tự sẽ không có chuyện D.Helms (Đ.Hem) - phụ trách một cửa hàng bán kem ở bang California (Ca-li-pho-ni-a) đã bị đuổi việc vì đăng trên Facebook những dòng phỉ báng Tổng thống B. Obama (B. Ô-ba-ma) sau khi ông vừa đắc cử nhiệm kỳ hai (theo: usnews.nbcnews.com). Càng không có chuyện J. Joseph (J.Giô-xép) - làm việc tại Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, đã bị sa thải vì “dùng nickname @natsecwonk trên Twitter công khai chỉ trích chính sách của ông chủ Nhà trắng; xúc phạm, chỉ trích một số quan chức của Nhà trắng, Bộ Ngoại giao như cựu Cố vấn an ninh quốc gia T. Donilon (T. Đô-ni-lon), Phó Cố vấn an ninh quốc gia B. Rhodes (B. Rốt), Ngoại trưởng J.Kerry (J. Ke-ry) cùng nhiều người khác” (theo: thedailybeast.com). Cũng nên đề cập sự kiện đầu năm 2015, khi B. Brown (B. Bơ-rao) - một nhà báo Mỹ, bị kết án 63 tháng tù giam, phải nộp phạt gần 900.000 USD vì có hoạt động liên quan nhóm hacker Anonymous. Nhiều nhà báo, nhà hoạt động vì nhân quyền, nhà hoạt động vì tự do internet ở Mỹ đã theo dõi sát vụ án xét xử B. Brown, vì họ lo ngại bản án có thể vi phạm quyền tự do báo chí. Nhưng Bộ Tư pháp Mỹ thì cho rằng “bằng cách chia sẻ đường link, Brown đã khiến cho dữ liệu bị rò rỉ được lan truyền trên thế giới mạng, mà không được sự đồng ý của Stratfor và các chủ thẻ tín dụng” (Stratfor là công ty tình báo tư nhân ở Mỹ)… Xét từ tính chất, mức độ thì các sự kiện, phiên tòa kể trên tại Mỹ không khác biệt so với các sự kiện, phiên tòa liên quan một số cá nhân có hành vi tương tự ở Việt Nam. Như vậy, từ tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam, liệu có thể đặt ra câu hỏi: Phải chăng các sự kiện, phiên tòa đó dường như không phù hợp với các quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp Mỹ, cũng như các nghĩa vụ của Mỹ theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, và các cam kết quốc tế khác của Mỹ? Nếu các sự kiện, phiên tòa đó là đúng đắn, chính xác, phù hợp với luật pháp Mỹ thì phải chăng, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam sử dụng “tiêu chuẩn kép” để cho rằng các các sự kiện, phiên tòa cùng tính chất diễn ra ở Mỹ là bình thường, nhưng diễn ra ở Việt Nam thì lại làm cho họ… “quan ngại sâu sắc”?!
Những năm gần đây, tòa án nhân dân ở Việt Nam đã xét xử và tuyên án một số cá nhân có hành vi liên quan tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đó là việc làm cần thiết, phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, nhằm giữ gìn kỷ cương, phép nước, bảo đảm ổn định, an toàn và an ninh xã hội, vì sự phát triển. Tuy nhiên, mỗi khi có phiên tòa liên quan các tội danh trên được tổ chức lập tức một số tổ chức, thậm chí là đại diện một vài chính phủ, lại lên tiếng vu cáo, phê phán Nhà nước Việt Nam, và đưa ra một số lý lẽ mà thực chất là bao che người phạm tội. Sau đó, một số người vốn được một số tổ chức cùng Mỹ bênh vực, như Bùi Kim Thành, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần,… được định cư ở Mỹ. Trớ trêu là vừa tới Mỹ, lập tức mấy người này tự lộ nguyên hình họ là ai. Kẻ tối ngày phất cờ Mỹ lang thang hò hét ngoài đường như Bùi Kim Thành; kẻ nhanh chóng “đứng dưới cờ vàng” như Nguyễn Văn Hải; kẻ vì mâu thuẫn với tổ chức khủng bố “Việt tân” nên bị cắt nguồn trợ giúp phải vất vưởng kiếm sống qua ngày như Trần Khải Thanh Thủy… Đó là sự thật mà ai đó đã bênh vực họ khi bị tuyên án ở Việt Nam cần khách quan nhìn thẳng vào sự thật, từ đó nhận chân sự thật, và sáng suốt phân biệt đúng - sai, thật - giả, lương thiện - bất lương. Thiếu sự khách quan, thiếu sáng suốt, họ sẽ không chỉ can thiệp vào “công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ” của Việt Nam như Hiến chương LHQ khẳng định, mà còn cổ vũ, tiếp tay cho cái xấu, qua đó có thể tự hạ thấp giá trị của chính mình.
LÊ VÕ HOÀI ÂN
Xem link http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/29147702-can-khach-quan-nhin-thang-vao-su-that.html

Monday, March 14, 2016

Họ đang học cách thực hiện “quyền ta”?

Hô hào phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Nguyễn Quang A được làng zân chủ dựng áp phích quảng bá với câu nói “Quyền ta, ta cứ làm”. Thật tội nghiệp, sau khi làm lem luốc bản thân mình với đủ hoạt động gây rối An ninh trật tự, gieo ác cảm với nhân dân Thủ đô về đám người vô công rỗi nghề, vận động chính giới các nước can thiệp bảo kê cho mình với ảo tưởng thực hiện các “kịch bản dân chủ” khiến dân chúng thấy họ chẳng khác gì đám con cháu hậu duệ Lê Chiêu Thống …, thì nay ông già gần 60 tuổi – thủ lĩnh tinh thần của cái gọi là “phong trào dân chủ” này mới chiêm nghiêm, phát giác ra rằng, mình có rất nhiều “quyền” mà “lỡ” lãng quên từ lâu !!!



Lâu nay họ chỉ theo đuổi cái quyền “đẳng cấp nhất” của “thế giới phương Tây” cổ súy người dân ở những quốc gia bị dán nhãn “độc tài”, “cộng sản” là quyền lật đổ thể chế chính trị. Họ khai thác triệt để “quyền” này, rồi đóng vai “đại diện nhân dân” để đi khắp các nước Mỹ, Châu Âu, Châu Á, cầu cạnh hầu hết các Đại sứ quán Mỹ, Phương Tây trong nước để đòi cái quyền này cho “dân Việt Nam” trong khi “cơ sở” để đảm bảo cho họ thực hiện cái “quyền” đấy là sự ủng hộ của đại đa số người dân Việt Nam thì họ không làm được, ngoài nhắm vào số quá ít ỏi đồng bọn cùng chung lý tưởng hay lợi dụng nhận thức hạn chế cùng bức xúc quyền lợi của một số người dân khiếu kiện đất đai. Khi nhìn lại họ thấy mình đơn độc, cô đơn trên chặng đường “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”. Thất vọng, họ quay sang cắn xé nhau, đổ lỗi cho nhau, chê bai, dè bỉu nhau và nực cười nhất là họ ra sức miệt thị và đổ lỗi những thất bại cay đắng đó cho “nhân dân Việt Nam”. Những cụm từ kiểu “đàn cừu”, “bị cộng sản tẩy não”, “hèn”, “nhục”, “tâm thần”…được họ huy động hết công suất nhằm vào “nhân dân Việt Nam” mà lâu nay họ tự cho mình cái quyền “đại diện đấu tranh bảo vệ dân chủ, nhân quyền” thay cho!?!

Tội nghiệp họ, quyền tự ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp được Đảng, Nhà nước ta hoàn thiện từ khi tuyên bố khai sinh, luôn luôn tìm mọi cách để quảng bá, phổ cập đến dân chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hầu như kỳ bầu cử nào cũng có “ghế” ưu đãi dành cho ứng cử viên tự do kiểu này và đã có vài gương mặt đắc cử thành Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp như ông Dương Trung Quốc, còn ứng cử viên tự do vào Hội đồng nhân dân các cấp phổ biến hơn nên ít ai thống kê cũng như đánh giá hiệu quả của các ứng viên tự do đắc cử này. Xã hội từ lâu xem đó như chuyện bình thường.

Cũng phải thừa nhận rằng, xã hội Việt Nam luôn ưu ái hơn cho các ứng cử viên vào cơ quan dân cử do hội đoàn quần chúng, cơ quan, tổ chức nhất định giới thiệu, xem đó như “tấm căn cước bảo đảm” rằng, ứng cử viên đó đã được chính bộ phận quần chúng nơi công tác, nơi sinh hoạt cộng đồng nơi ứng viên sống, làm việc, sinh hoạt hành ngày suy tôn, tiến cử, đảm bảo cả tài lẫn đức trong khi những quần chúng không phải ai có điều kiện “chứng thực”. Vậy nên những ứng viên này khi đem ra hiệp thương hay bỏ phiếu luôn giành lợi thế hơn các ứng viên tự do. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ trương, chính sách lại cản trở hay hạn chế “cơ hội” dành cho ứng cử viên tự do, thậm chí những ứng cử viên tự do mà đắc cử lại luôn dành được sự ưu ái về truyền thông, sự kính trọng của xã hội vì sự nể phục bản lĩnh và thắng lợi trong khi họ thiếu đi “tấm căn cước đảm bảo” như đa số ứng viên khác.

Cũng không phải kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND khóa XIV này mới xuất hiện thành phần “bất đồng chính kiến” (đối tượng được công an, chính quyền “ưu ái”) ra ứng cử. Hầu hết tên tuổi “lão làng” trong làng zân chủ đều đã có lần tự ứng cử như Lê Quốc Quân, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thanh Giang, Cù Huy Hà Vũ…Đương nhiên sau mỗi lần đó, trên mạng Internet xuất hiện đầy rẫy các bài viết, đơn thư khiếu nại khi cho rằng mình bị loại hồ sơ do “phân biệt đối xử” hay bị dân chúng tẩy chay trong các Hội nghị cử tri là “quân xanh quân đỏ” của chính quyền … HIện thực hiển nhiên rằng, phần lớn thành phần zân chủ này tại Hội nghị cử tri nơi cư trú đem ra bỏ phiếu kín thì những ứng cử viên loại này luôn “chứng minh sự thất bại” giống với trường hợp như Cù Huy Hà Vũ nhận được 01 phiếu ủng hộ duy nhất vậy! Nên việc những trường hợp này luôn “bất mãn”, luôn “phản ứng” theo cách ăn vạ chính quyền đúng như chiêu trò và mục đích ứng cử kiểu không đắc cử thì cũng biến mình thành Chí phèo!

Lần này, phe zân chủ dưới sự chi huy của “nhạc trưởng” Nguyễn Quang A thực hiện quyền này một cách ồ ạt, dàn trải, không dựa vào việc “chọn mặt gửi vàng”, toàn những thành phần đầy “án tích” chống chính quyền hay bê tha, nhơ nhớp trong đời tư nên gặp phải bị chính quyền địa phương “bổ sung” vào lý lịch hay cơ quan tiếp nhận hồ sơ cám cảnh, dù bề ngoài vẫn phải “hồ hởi” tiếp đón họ. Họ khiến dư luận “xăm xoi” vào các thành phần tự ứng cử xem có ai thuộc phe này không và đang diễn trò hề gì. Họ tự hào với clip ủng hộ ứng cử viên tự do phe họ quậy trụ sở chính quyền trong khi không thấy được rằng, nhân vật chính – người tự ứng cử như con rối, kẻ mắc bệnh đao như trong video  Nguyễn Đình Hà quậy ở UBND phường Lý Thái Tổ. Họ tưởng họ đang thắng khi biết cách khai thác quyền của mình quậy khiến chính quyền “khiếp đảm” mà không thấy được rằng, dân chúng chứng kiến cũng “khiếp đảm” không kém!

Tiếc cho họ lâu nay chỉ học và trọng “luật Tây” mà bỏ lỡ đầu tư cho quyền của mình được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật xứ ta đâu có kém gì “luật Tây”, thậm chí tính khả thi, điều kiện ưu đãi còn có phần vượt trội hơn hẳn. Nay nhận ra điều đó, thì đúng như bản chất ô hợp, lưu manh vốn ăn sâu bén rễ, họ lại đang làm những điều phản cảm, ô uế, gieo ác cảm vào cái “quyền tự ứng cử” của người dân này.


Dù sao, cũng là quá trình “học”, hy vọng sao cái bát nháo này, sau thất bại thấy trước của phong trào ứng cử này, họ sẽ rút kinh nghiệm hơn, học cách quay lại “đấu tranh dân chủ” bằng chính “quyền và lợi ích hợp pháp” do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam lãnh đạo và điều hành, chứ không lợi dụng nó để phá thối hay đòi áp dụng văn bản pháp luật từ các quốc gia xa lạ, lai căng, làm rối loạn xã hội, gây ác cảm, thị phi, rồi chú tâm tu nhân tích đức, tu dưỡng bản thân để thực hiện cho tốt cái “quyền ta” mà chỉ có ở đất nước độc lập, tự chủ đem lại.

Võ Khánh Linh

Friday, March 11, 2016

Ông Phan Văn Phong - bố đẻ hai con trai của Trần Thị Nga ứng cử Đại biểu Quốc hội


Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Nguyễn Quang A, làng zân chủ những ngày qua đua nhau nộp đơn xin ứng cử Đại biểu Quốc hội. Nhưng có lẽ đúng như ông blogger Karel Phùng – Việt kiều Đức nhận xét, có vẻ như bao nhiêu người tử tế đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam cướp sạch rồi nên những kẻ tự ứng cử trong cái gọi là “phong trào dân chủ” tìm đỏ mắt chẳng được ai xứng đáng cả. Một trong số đó, có lẽ phải kể đến ông Phan Văn Phong, tức facebooker Lương Dân Lý, thành viên nhóm No-U với đủ các scandal đủ chứng minh là kẻ tài “hèn”, đức “mọn”.



Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng


"Gia đình" Phan Văn Phong - Trần Thị Nga và hai con trai

Nhiều năm nay, người dân Hà Nội thường xuyên chứng kiến người phụ nữ có tên Trần Thị Nga xách theo hết đứa con nhỏ này đến đứa khác lang thang khắp các cuộc biểu tình, tụ tập trái pháp luật ở Hà Nội. Hai trong số những đứa con của chị này là con ngoài giá thú của ông Phan Văn Phong, đó là bé Phan Văn Phú, sinh năm 2010 và Phan Văn Tài sinh năm 2012. Trong khi đó ông Phong đã có vợ là bà Nguyễn Thị Thúy Mai. Hệ quả mối tình già nhân ngãi, non vợ chồng này là nhiều lần bà Mai tổ chức đánh ghen với Nga, có lần đã đổ mắm tôm lên người cô này, cũng như đến tố cáo với các linh mục Dòng Chúa cứu thế ở Thái Hà không nên chứa chấp cho đôi trai gái này vi phạm chế độ hôn nhân, phá hoại hạnh phúc gia đình bà nhưng bị các linh mục ở đây phớt lờ.


Không chỉ dừng ở đó, cặp vợ chồng này tận dụng triệt để những đứa bé này cho ý đồ chính trị và vụ lợi khi bắt các đứa bé này phải lê la khắp các đường phố Hà Nội, cầm trên tay những khẩu hiệu biểu tình mà chỉ cha mẹ nó mới hiểu. Khi mẹ nó bị công an bắt giữ, thì những đứa trẻ này được tận dụng tối đa làm truyền thông, vu cáo chính quyền đàn áp phụ nữ và trẻ nhỏ, thậm chí bà Nga còn có hành động thiếu tế nhị giữa cơ quan công an khi chễm chệ cho con bú và chụp ảnh lên khoe trên mạng như là một “điểm nhấn về thành tích khiêu khích chính quyền”. Dư luận cho rằng, chính Trần Thị Nga đã để sòn sòn các đứa con nhỏ, đứa nọ nối tiếp đứa kia giúp mẹ nó tận dụng triệt để chính sách nhân đạo của pháp luật đối với bà mẹ nuôi con nhỏ nên bất lực, không dám cho bà mẹ đơn thân này đang phải nuôi cả đàn con nhỏ vào tù.

Điều đáng sợ là vở kịch Chí Phèo này của Trần Thị Nga có sự tiếp tay, góp sức của ông Phan Văn Phong. Bức ảnh Trần Thị Nga đầu đội mũ bảo hiểm, ôm hai đứa con nhỏ nằm vỉa hè giữa đêm mưa gió để tố cáo chính quyền xua đuổi không cho mẹ con cô ta ở Hà Nội biểu tình vào sáng hôm sau, đã bị chính đồng bọn phơi bày rằng, ông Phan Văn Phong cùng Nga bày trò này để “làm truyền thông” dắt mũi được chính đồng bọn trong ngoài nước.




Nhưng rồi mối quan hệ này đến khi “cạn tàu ráo máng” thì Phan Văn Phong công khai thư cá nhân đấu tố Trần Thị Nga dùng con uy hiếp, khủng bố, vòi tiền ông ta khiến ông ta phải đoạn tình, cạn nghĩa.

Nhiều lần vi phạm pháp luật bị xử lý

Nhìn về thành tích tham gia hoạt động chính trị-xã hội của Phan Văn Phong chỉ thấy điểm duy nhất là ông này có mặt đầy đủ trên sân bóng NO-U để chăng bất cứ khẩu hiệu nào được đồng bọn yêu cầu và có mặt hầu hết các cuộc biểu tình, tụ tập dưới danh nghãi yêu nước,  tưởng niệm, yêu cây xanh, đòi người, thả tử tù….bất chấp chính quyền, hội đoàn dân cư nơi cư trú nhắc nhở, giáo dục, vận động.


Một trong những án tích thể hiện rõ nhất thái độ chống đối, coi thường pháp luật của Phan Văn Phong đã bị đại diện UBND phường “bổ sung” vào hồ sơ ứng cử của ông ta, đó là bị xử phạt hành chính về phát hành tư liệu khi chưa nhận được giẩy phép đồng ý, trong đó số tiền phạt cho đến nay đã 10 năm rồi mà Phong không chấp hành.


Liệu có đủ tài, đức ứng cử Đại biểu Quốc hội?

Cũng giống như số ứng cử viên của nhóm dân chủ này là dường như tuyên bố ứng cử cho có phong trào, cho có cái cớ để “ăn vạ” khi bị loại bỏ hoặc biến mình thành “nhân chứng” xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử này như nhiều đồng bọn của ông ta bộc bạch, hô hào. Bản thân ứng cử viên này tuyên bố ứng cử  không phải vì mong phụng sự, đóng góp cho dân cho nước mà chỉ là để thỏa mãn cái tôi, thách thức Đảng, Nhà nước.

Vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, chống lại quyết đinh xử phạt và chế tài càng chứng tỏ ứng cử viên này chưa đạt được bất cử tiêu chí nào trong hàng loạt điều kiện để trở thành Đại biểu Quốc hội theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội.

Chừng này thì quyền bình luận và đánh giá thuộc về dư luận!

Võ Khánh Linh

Sunday, March 6, 2016

Một nhà báo tâm huyết với sự nghiệp và sứ mệnh

Là người ít có thời gian online và sử dụng facebook, nhưng một trong số các facebook mà tôi lúc nào cũng tranh thủ vào đọc khi có thời gian vào mạng – đó là facebook của nhà báo quân đội Nguyễn Văn Minh.


Tôi không biết mảng công việc facebook này trên báo Quân đội nhân dân, nhưng những bài viết trên facebook của ông Minh luôn bám sát những vấn đề nóng hổi, gai góc đang được dư luận quan tâm với cái nhìn của một người lính có trái tim nhiệt huyết với sự phân tích thấu đáo, một cây viết có trách nhiệm, nghiêm túc, đứng đắn và rất sâu sắc nhưng không kém phần dân dã, đời thường, gần gũi với cách nói, bình luận chuyện chính trị-xã hội trên mạng của dân Việt. Cách viết này hoàn toàn khác với những bài viết mang tính chính luận với ngôn ngữ chuẩn mực, khô khan trên báo Quân đội nhân dân – cơ quan ngôn luận của ngành quân đội. Chính vì vậy các bài viết của nhà báo quân đội này luôn được khá đông bạn thanh niên yêu nước chào đón, chia sẻ, lan truyền.

Nổi bật gần đây, khi phong trào tự ứng cử do ông Nguyễn Quang A phát động, ông Minh đã có bài bình phẩm “Giấc mơ cá mè vượt vũ môn” đả kích ông Nguyễn Quang A và đồng bọn của ông ta cố tình không chịu lượng sức mình khi không chịu hiểu về tiêu chuẩn của ứng cử viên ĐBQH theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội với điều khoản chặt chẽ như “phải trung thành với Hiến pháp” – một trong những mục tiêu chống phá của cái gọi là “phong trào dân chủ” này, rồi cái viễn cảnh mà ông chắc chắn là “bị loại từ vòng gửi xe”, nếu có lọt vào cũng không thể qua được tai mắt của dân như trường hợp Cù Huy Hà Vũ được duy nhất 1 phiếu ủng hộ ứng cử từ dân cư nơi cư trú (mà buổi Hội nghị cử tri được nhiên của ông Vũ và gia đình được tham dự). Những diễn biến vừa qua khi đám zận chủ này bị chính quyền nơi cư trú loại từ vòng “xác nhận hồ sơ ứng cử” khi liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật, chống Nhà nước khi xác nhận lý lịch như ông Nguyễn TƯờng Thụy hoặc thông báo sớm cho các “ứng cử viên zân chủ” rằng, họ không đủ tiêu chuẩn ứng cử vi mới ra tù, chưa được xóa án tích,…đã phản ánh não trạng và nhận thức tối thiểu về quy trình, điều kiện ứng cử ở tầm…zezo của họ.


Đánh giá về trình độ nhận thức của những “ứng cử viên ĐBQH zân chủ” này, ông Minh có bài “Sửu nhi làm quốc sự!” bình luận về những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ nhưng cả về kiến thức và trình độ quá thấp kém. Quan điểm này của ông được khá nhiều facebooker ủng hộ, đồng tình, lan truyền trên mạng những bài viết, bình luận mà đến trẻ con cũng xấu hổ thay về cho họ, trong đó có Việt kiều Đức là Khai Phùng than trời, “phải chăng Đảng cộng sản đã cướp hết nhân tài của dân” khiến phong trào dân chủ này không có một ai tử tế, xứng đáng ra ứng cử? Ông Minh kiến nghị bà Bộ trưởng y tế nên khám sức khỏe cho đám rận chủ này, kiểm tra kỹ các cơ quan giác quan như mắt, tai xem có “lỗi” nghiêm trọng hay không, còn không thì kiểm tra nhận thức xem có bị tâm thần hay không, tránh để lọt vào danh sách ứng cử dạng người này.


Trong các ứng cử viên zân chủ, người khiến ông Minh “đau đáu” nhất là danh hài Vượng Râu, kẻ lộng ngôn, hành nghề hầu đồng, sắm vai hề chuyên chém gió chính trị trên facebook đang được đám zân chủ tang bốc, cổ súy và báo chí trong nước chuyên săn tin giới showbiz kiếm view thiển cận khai thác, giật tít này. Ông Minh làm bài thơ theo lối vè để “tổng kết” sự nghiệp đấu tranh dân chủ vuốt đuôi theo đám zận chủ, cờ vàng của diễn viên hài này và phác họa viễn cảnh nếu như ứng cử viên này lọt vào Quốc hội sẽ biến cơ quan đại diện quyền lực nhân dân thành phường chèo với tiêu đề “Nếu Quốc hội cũng… thắp nhang, gọi hồn, hầu đồng(?!)


Đồng thời, chính facebook này đã kiến nghị chính quyền cần sớm điều tra mối quan hệ của Vượng râu với thế lực đang lợi dụng quyền ứng cử, bầu cử để phá hoại kỳ Bầu cử Quốc hội này qua việc Vượng Râu hai lần trả lời phỏng vấn fanpage mạo danh “ “Trang tin chính thức về kỳ bầu cử Quốc Hội Việt Nam 2016. Nơi cung cấp các thông tin hữu ích về ứng cử & bầu cử giành cho các ứng viên tự do & cử tri”” nhưng nội dung thì xuyên tạc, kích động chống phá cuộc bầu cử.


Khổ thơ họa 4 câu mới nhất mà nahf báo này dành cho Vượng Râu rất thấm thía:

Văn đâu tới đám "phường chèo"
Hoá đâu tới kẻ dán "đeo" vào mồm
Quốc hội đâu phải hàng tôm
Cho phường xảo trá liếm...giày ngoại bang!

Lật ngược trở lại facebook của nhà báo quân đội này, sẽ thấy rất nhiều thông tin, bài viết về các chống lại tệ nạn xã hội, dấu hiệu phạm tội tham nhũng, lũng đoạn xã hội…đều rất đứng đắn, nghiêm túc thể hiện tinh thần xây dựng văn hóa, tinh thần tích cực cũng như đấu tranh với kẻ xấu.


Viết bài này, không phải ca ngợi vị nhà báo này, bởi caonf rất nhiều facebooker có trách nhiệm với bài viết tâm huyết, sâu sắc khác. Mà tôi hy vọng rằng, cần có nhiều nhà báo chân chính hơn hòa nhập với mạng xã hội, đưa thông tin, bình luận sâu sắc, đừng để nơi này biến thành đất diễn độc quyền của đám mạo danh “dân chủ”. “nhân quyền” phá hoại đất nước, lòe bịp người dân, bôi nhọ chính quyền và cầu xin thế lực ngoại bang giúp chúng giành quyền lực
Võ Khánh Linh

Hoàng Thị Nhật Lệ: Philippins đã làm được những điều mà Việt Nam không thể

Nguồn: http://danchuonline.com/philippins-da-lam-duoc-nhung-dieu-ma-viet-nam-khong-the/

Philippins đã làm được những điều mà Việt Nam không thể
Giới “dân chủ” Việt Nam sốt sình sịch khi hay tin Philippines kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Họ ủng hộ Philippines hết lòng mà quên ( hoặc cũng có thể là không biết) rằng bản thân Philippines cũng đang chiếm giữ một phần đảo của chúng ta, ủng hộ Philippines có nghĩa là công nhận chủ quyền của Philippines đối với những đảo mà họ đang chiếm giữ trái phép của Việt Nam. Nhưng thôi, tạm thời bỏ qua chuyện này bởi vấn đề này nó cao siêu lắm, não trạng của những nhà “dân chủ”, nhà “yêu nước” không thể nào hiểu nổi đâu.
Quay trở lại với đất nước mà giới “đấu tranh” ở Việt Nam vô cùng ngưỡng mộ và thần tượng, rằng “nhân dân Philippines và nhất là trí thức Philippines hôm nay đã có được danh dự ngẩng cao đầu nhìn ra thế giới”. Vâng, quả thật Philippines đã làm được những điều mà Việt Nam không thể.
1. Liên tục để mất đảo
Là một trong 6 quốc gia đang tranh chấp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi của mình, Philippines đã nắm giữ quyền kiểm soát những bãi cạn lớn nằm ở vị trí vô vùng chiến lược. Tuy nhiên chiếm được là một chuyện, giữ được hay không lại là một chuyện khác.
Theo nguồn tin của Philippines thì một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân Philippines phải rời đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm bãi đá. Hiện nay bãi đá Vành Khăn là một trong bảy đảo nhân tạo Trung Quốc đang triển khai xây dựng trên quy mô lớn ở Biển Đông.
Bãi Cỏ Mây (Scarborough) thuộc cụm Bình Nguyên của Quần đảo Trường Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Trước đây bãi cạn này nằm trong tầm kiểm soát của Philippines. Tuy nhiên đến tháng 06/2012 bão Gutchol tiến về Philippines làm biển động dữ dội khiến cho đội tàu của Lực lượng tuần duyên Philippines và Cục tài nguyên thủy sản phải trở về cảng. Sau khi các tàu Philippines về cảng, Trung Quốc đã cho xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc canh gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Kể từ đây Philippines chính thức mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough cùng các tài nguyên xung quanh.
Vậy là 2 lần liên tiếp, vì lý do “thời tiết” mà Philippines đã tay không dâng cả 2 bãi cạn lớn cho Trung Quốc.
2. Philippines liên minh quân sự với Mỹ, còn Việt Nam thì không.
Chủ trương của Việt Nam là “Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Những bài học xương máu trong quá khứ đã dạy chúng ta rằng chẳng có ai tốt với mình hơn chính mình. Vì vậy quan điểm của Việt Nam là chủ quyền của mình, đảo của mình thì mình tự giữ, không liên minh, không nhờ cậy bởi “họ” sẽ bán đứng bạn bè ngay khi được được giá. Giống như Mỹ đã từng bán quần đảo Hoàng Sa (khi ấy nằm trong sự kiểm soát của anh đồng minh Việt Nam Cộng Hòa) cho Trung Quốc để đổi lấy thỏa thuận hợp tác cùng chống Liên Xô.
Quay lại với Philippines. Ngày 12/02/2016 Tòa án Tối cao Philippines đã ra phán quyết chấp nhận thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Hoa Kỳ ký kết hồi năm 2014. Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ luân chuyển đóng quân tại Philippines một cách đông đảo hơn và thường xuyên hơn. Tuy không đồn trú thường trực nhưng Hoa Kỳ có thể trợ giúp quân đội Philippines xây dựng các căn cứ quân sự. Thỏa thuận này đươc coi là một “lá chắn” cho Philippines ở Biển Đông. Có “lá chắn”, nhưng rồi sao ?
Đến cuối tháng 02/2016, nghĩa là chưa đầy 20 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp tác Phi – Mỹ được Tòa án Tối cao chấp thuận, “Nhân lúc các tàu thuyền của ngư dân Philippines đang quản lý bãi ngầm san hô Atoll (Việt Nam gọi là bãi Hải Sâm) thuộc quần đảo Trường Sa đi lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc có trang bị vũ khí đã đến khu vực xung quanh và bao vây bãi vòng san hô này. Hiện nay tàu ngư dân Philippines không thể tiếp cận khu vực mà họ đã quản lý.” Như vậy, đây là lần thứ 3 vì lý do “thời tiết” mà Philippines đã để mất đảo vào tay Trung Quốc.
3. Mua tàu không có vũ khí, mua máy bay không có đạn
Trước đây thực lực quân sự của bạn hàng xóm vô cùng yếu. Hải quân của bạn ấy có hẳn vài cái tàu tuần tra từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2. Vì vậy tổng thống Philippines quyết tâm thay đổi thực trạng này bằng việc đặt mua hai tàu tuần tra lớp Hamilton của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ với đơn giá khoảng 450 triệu Peso (tương đương 10,5 triệu USD) mỗi chiếc. Đây là chính là hai tàu lớn và hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Philippines hiện nay. Tuy nhiên khi về đến Philippines thì hai tàu này đã bị cắt giảm toàn bộ các hệ thống thiết yếu. Vũ khí duy nhất còn lại là một bệ pháo Oto Melara 76 mm ở phía trước nhưng lại không có radar điều khiển hỏa lực, vì vậy thủy thủ tàu chỉ có thể sử dụng pháo theo hình thức bắn chay và điều khiển bằng “cơm”.
Tiếp sau đó là phi vụ mua trực thăng quân sự nhưng lại không thể phục vụ nhiệm vụ quân sự. Do cánh cửa của loại trực thăng này quá hẹp, nếu lắp thêm vũ khí thì không còn chỗ để di chuyển người và hàng hóa.
Mới đây nhất là thỏa thuấn mua bán tổ hợp tên lửa bờ SBMS với Israel. Trị giá của hợp đồng này lên tới 6,5 tỷ Peso, tương đương 136 triệu USD. Tuy nhiên, tới giữa năm 2015 quân đội nước này đã quyết định hủy bỏ hợp đồng với Israel và dành khoản tiền này để mua trang bị cho….lính bộ binh.
Những điều trên, quả thực Việt Nam không thể nào làm được. Việt Nam chỉ biết âm thầm mua vũ khí, đóng tàu bè, dưới biển nuôi “cá quả”, trên bờ nuôi “cua”, trên trời thả “chuồn chuồn”. Việt Nam chỉ làm được thế thôi :3 :3 :3