Mới đây, sau khi được cơ quan công an mời lên trụ sở để trao
đổi về nội dung cuốn sách “Chính trị Bình dân”, tác giả Phạm Đoan Trang đã tung
ra một bản tuyên bố viết tay, đề ngày 26 tháng 2 năm 2018 (1). Trong bản tuyên
bố, Trang lớn tiếng khẳng định rằng bà “khinh ghét những kẻ đã và đang muốn
tiêu diệt” bà và cuốn “Chính trị Bình dân”. Ngay khi bản tuyên bố xuất hiện,
phong trào chống Cộng đã phát động một chiến dịch truyền thông đình đám để ca
ngợi Đoan Trang và cuốn “Chính trị Bình dân”.
Sau khi theo dõi làn sóng dư luận này, tôi có cảm giác cả Phạm
Đoan Trang lẫn những người đang tạo sóng truyền thông để ca ngợi bà đều giả dối.
Sự giả dối của Đoan Trang nằm ở chỗ bà đã bịa ra những mối
đe dọa không có thật để ăn vạ dư luận. Nhắc lại, trong bản tuyên bố, Đoan Trang
khẳng định rằng đang có kẻ muốn “tiêu diệt” bà và cuốn “Chính trị Bình dân”.
Nhưng chính quyền có thể “tiêu diệt” Trang và cuốn sách bằng cách nào?
Trang
không giải thích, và cũng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho việc đó. Trong
thực tế, chính quyền chỉ có một động thái duy nhất: mời Trang lên trụ sở để
trao đổi về nội dung cuốn sách, rồi để bà ra về. Chỉ kẻ hoang tưởng mới cho rằng
mình có thể bị “tiêu diệt” bằng một cuộc trao đổi ở công sở.
Nếu bình tĩnh suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy cuốn “Chính trị
Bình dân” không thể bị bất cứ chính quyền nào tiêu diệt. Chính quyền không thể
đình bản, thu hồi để tiêu hủy hay ngăn độc giả tiếp cận cuốn sách này, vì nó được
phát hành trên Amazon thay vì in bởi các nhà xuất bản trong nước. Nếu cuốn sách
thật sự có chất lượng, độc giả Việt Nam trong và ngoài nước sẽ sẵn sàng bỏ tiền
ra để mua bản mềm. Chẳng ai có thể “tiêu diệt” cuốn sách này ngoài chính tác giả
Phạm Đoan Trang, người khiến nó có chất lượng thấp.
Sau Phạm Đoan Trang, chính những người mở chiến dịch truyền
thông để ca tụng bà cũng đang giả dối. Trên mạng ảo, họ đều tuyên bố rằng họ sẽ
đồng hành cùng bà Trang trong lúc hiểm nguy. Bằng cách đó, họ tạo ra một ảo tưởng
rằng mình là người tốt, can đảm, không bỏ rơi đồng đội, và toàn bộ phong trào
chống Cộng là một khối người đoàn kết, đồng lòng. Tuy nhiên, chỉ cần làm một
phép thử, bà Trang sẽ nhận ra họ nói dối.
Cuối bản tuyên bố viết tay, Phạm Đoan Trang khẳng định rằng
bà coi “nhà nước Cộng sản ở Việt Nam hiện nay” là một “nhà nước độc tài”, và bà
đang đấu tranh để “xóa bỏ” nhà nước đó. Tôi nghĩ để kiểm tra đồng đội, bà Trang
nên viết một lời kêu gọi “xóa bỏ” nhà nước hiện hành ở Việt Nam. Sau đó, bà kêu
gọi những người đã và đang “đồng hành” với bà - như Nguyễn Đình Hà, Lưu Văn
Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Trịnh Kim Tiến, Phạm Lê Vương Các…
- cùng ký tên dưới lời kêu gọi này, và đi biểu tình đòi “xóa bỏ” nhà nước với
bà. Nếu họ sẵn sàng làm vậy, bất chấp điều 79 trong Bộ Luật Hình sự của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì họ quả là những người can đảm, không bỏ rơi
đồng đội, và phong trào chống Cộng quả là một khối đoàn kết. Còn nếu bà tự biết
họ sẽ không ký vì sợ, thì cả bà lẫn họ hãy tỉnh mộng đi. Thực ra những người đồng
đội đó không hề đồng hành với bà, và bà cũng không hề dẫn đầu bất cứ phong trào
hay hội nhóm nào. Cả bà lẫn những người nói trên chỉ đang lợi dụng nhau cho những
toan tính vị kỷ.
Khi Phạm Đoan Trang tung ra bản viết tay trên, bà đã công
khai vi phạm điều 79 Bộ luật Hình sự. Nhưng bà Trang không làm việc này một
cách dại dột, nông nổi hoặc thiếu suy tính. Thay vào đó, bà đã chủ động lên kế
hoạch để biến mình thành vị thánh tử đạo của phong trào chống Cộng Việt Nam. Kế
hoạch của Trang gồm ba bước:
_ Trong bước một, bà tự làm hồ sơ để trao giải Homi Homini
cho chính mình (2). Giải thưởng này có hai tác dụng. Thứ nhất, nó khiêu khích
chính quyền, khiến chính quyền chú ý đến bà hơn. Thứ hai, khi châu Âu đã trao một
giải thưởng nhân quyền quốc tế cho bà, họ sẽ có trách nhiệm giải cứu bà khi bà
bị bắt. Nói cách khác, bà Trang đã bẫy châu Âu vào thế phải giúp bà đi tị nạn.
_ Trong bước hai, Đoan Trang mở một chiến dịch truyền thông
để vận động cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga được đi tị nạn chính trị ở
nước ngoài. Bằng chiến dịch này, Trang thuyết phục cư dân mạng rằng khi một
“nhà đấu tranh” xin đi tị nạn để thoát bản án tù, họ không phải đang bỏ cuộc và
không phải là kẻ hèn nhát. Nhưng chủ đích của Trang không phải là biện hộ cho
Quỳnh, Nga hoặc các “nhà đấu tranh” khác, mà là biện hộ cho chính mình trong tương
lai (3).
_ Trong bước ba, Đoan Trang công khai vi phạm điều 79 Bộ Luật
Hình sự, khiến chính quyền không có lựa chọn nào khác ngoài khởi tố bà để thực
hiện đúng quy định của luật pháp. Vụ bắt giữ này sẽ biến Trang thành một vị
thánh tử đạo của phong trào chống Cộng. Nhờ đó, Trang bán được sách, được đi nước
ngoài tị nạn, và có đủ danh tiếng, thành tựu để hiện diện trong mắt quốc tế như
một Aung San Suu Kyi của Việt Nam. Trang mong rằng trong tương lai, khi tình
hình trong nước và quốc tế chuyển biến theo hướng có lợi, quốc tế sẽ rước Trang
về Việt Nam rồi đưa Trang lên ngôi. Còn nếu Trang không diễn vai thánh tử đạo,
thì hoạt động của bà sẽ tiếp tục xuống dốc. Cuốn “Chính trị Bình dân” tiếp tục
không bán được vì chất lượng quá kém, nhóm Green Trees tiếp tục sống thực vật bằng
những hoạt động văn nghệ vô bổ, Trang tiếp tục sa lầy trong nơi trú ẩn mà Dòng
Chúa Cứu thế cho bà, và quốc tế tiếp tục cắt tiền tài trợ cho phong trào chống
Cộng Việt Nam, do thấy phong trào không có hoạt động hay sự kiện nào đáng chú
ý.
Trong khi Trang sẵn sàng sắm vai thánh tử đạo, thì phong
trào chống Cộng cũng đang cần một vụ tử đạo mới. Nếu không có những vụ việc ồn
ào nhưng vô bổ, như sóng truyền thông mà Đoan Trang đang tạo, thì do ảnh hưởng
từ đợt triệt phá năm ngoái, phong trào sẽ tiếp tục chìm xuống do các “nhà đấu
tranh” đồng loạt ngậm miệng vì sợ và lượng tiền tài trợ tiếp tục giảm đi. Khi
đó, người trong phong trào sẽ lộ mặt hèn, và chuyển sang đấu đá nhau để giành
những đồng tiền tài trợ cuối cùng. Còn nếu Đoan Trang sắm vai tử đạo, phong
trào sẽ lại được diễn với nhau một màn “can đảm”, “đoàn kết” giả vờ, và những
nguy cơ trên sẽ tạm thời không còn nữa.
Tóm lại, Đoan Trang và phong trào chống Cộng đang diễn kịch
“tử đạo” để chấm dứt tình trạng sống dở chết dở, sống không bằng chết lúc này của
họ. Giống như Chí Phèo, giờ họ không biết làm gì để có miếng ăn và khỏi bị lãng
quên, ngoài khích người ta đánh mình và ăn vạ quốc tế. Rốt cuộc chẳng ai muốn
“tiêu diệt” Phạm Đoan Trang và cuốn sách chất lượng thấp của bà Trang, ngoài
chính bà và các “đồng đội”.
Võ Khánh Linh
Chú thích:
No comments:
Post a Comment