Sau
khi nhận được thông tin các bị cáo nhóm “Báo Sạch” kháng cáo theo hướng xin
giảm nhẹ hình phạt, các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF), Sáng kiến
Pháp lý Việt Nam hay Đài Á châu tự do (RFA) lại xuyên tạc thông tin này, cho
rằng họ “oan sai” và tìm mọi cách vu cáo Việt Nam hòng chạy tội cho “Báo Sạch”,
bất chấp thực tế nhóm bị cáo này đã nhận tội và các luật sư bào chữa thừa nhận
tội danh của họ tại phiên tòa sơ thẩm!
Cụ thể, Tổ chức Phóng viên
không biên giới (RSF) lên tiếng đòi trả tự do cho các thành viên Báo Sạch và
gọi đó là “việc săn lùng các nhà báo đang cung cấp thông tin độc lập”. Trong
khi Tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (cơ quan chủ quản của Luật Khoa tạp chí
và The Vietnamese Magazine) gọi đó là việc “hình sự hóa các hoạt động của nhóm
Báo Sạch”.
Khi các thành viên nhóm
“Báo Sạch” đã chấp nhận hình phạt và chỉ muốn kháng cáo xin giảm nhẹ thì việc
các tổ chức kia bịa đặt nhiều lý do khác nhau nhằm mục đích gì?
Trong vụ án “Báo Sạch”,
TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) đã tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo
Sạch” tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Quá
trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ, các luật sư bào chữa cũng cho
rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm
đến các cá nhân, tổ chức, đồng thời nêu những quan điểm bảo vệ quyền lợi cho
các bị cáo.
Các bị cáo cũng đã nhận tội
và tích cực hợp tác cùng cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra. Trong phần
nói lời sau cùng, bị cáo Trương Châu Hữu Danh cho rằng mục đích ban đầu của bị
cáo thành lập nhóm “Báo Sạch” là để giải trí, muốn phản biện xã hội trên
Facebook. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận đã có những bài sai phạm và xin chịu
trách nhiệm về những bài viết đó. Bị cáo đã xóa những bình luận sai nhưng xóa
không hết. Bị cáo Danh cũng gửi lời xin lỗi đến những cá nhân, cơ quan tổ chức
mà bị cáo đã xâm phạm, xin lỗi các bị cáo khác vì hoạt động theo Danh mà vướng
vào lao lý. Các bị cáo còn lại cũng đều tỏ ra ân hận với việc làm của mình.
Trong đó, bị cáo Trung Bảo mong muốn HĐXX xem xét tuyên phạt mức án vừa đủ răn
đe để tạo điều kiện cho bị cáo sớm quay trở về với gia đình và xã hội.
Bình luận về hành động phản
cảm này của các tổ chức nói trên, cây bút An Diễm cho rằng:
“Cũng thật lạ khi các tổ
chức nêu trên xoáy vào vụ án chỉ vì các bị can mang danh nhà báo. Đã là công
dân sống trong xã hội thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, nếu vi phạm
phải bị xử lý để đảm bảo an ninh, trật tự xã hôi. Ngay tại nước Mỹ, theo số
liệu của tổ chức bảo vệ nhà báo CPJ, năm 2020 cũng có tới 110 nhà báo phải đối
mặt với các cáo buộc hình sự và phạt tù. Nhiều tờ báo cũng bị một bộ phận không
nhỏ dân Mỹ chỉ trích vì cách đưa tin không đúng đắn, và bị gọi là “tin giả”
(Fake news). Không ai có thể chấp nhận hiện tượng một số cá nhân tự cho mình là
“nhà báo độc lập” rồi đưa ra các tin tức và bình luận sai sự thật để nói xấu,
chỉ trích chính quyền, ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
Trong khi vu vạ cho chính
quyền là “hình sự hóa hoạt động của nhóm Báo Sạch”, chính các tổ chức này đang
“chính trị hóa” một vụ án dân sự đơn thuần, để rồi lôi kéo nhiều thế lực cực
đoan nước ngoài chống phá Việt Nam. Vụ án “Báo Sạch” đã rõ ràng, công khai,
minh bạch, các bị cáo đã ăn năn hối lỗi và kháng cáo chỉ đơn thuần xin giảm nhẹ
hình phạt chứ không phải kêu oan. Vì sao Đài Á châu tự do (RFA) và các Tổ chức
như phóng viên không biên giới (RSF), Sáng kiến Pháp lý Việt Nam lại muốn “kêu
oan” cho những người đang thừa nhận là “không oan”? Câu hỏi, nhưng có lẽ cũng
đã là câu trả lời rồi”
No comments:
Post a Comment