Sunday, November 21, 2021

Con đường đến nhà tù của băng đảng “Báo Sạch”

 


Sự câu kết tha hoá, lũng đoạn thông tin là thực tế tồn tại bao lâu nay khi làng báo Việt Nam “hội nhập” với quốc tế trong thời đại “kinh tế thị trường”, nhất là khi nhiều phóng viên trở thành KOLs trên mạng, tận dụng lợi thế liên kết bàn tay ma quỷ “khủng bố” các doanh nghiệp hay người nổi tiếng dưới hình thức nhận tiền công khai kiểu “hợp đồng truyền thông”, chuyển khoản, hoá đơn đỏ đàng hoàng. Giá trị có những vụ được đặt lên bàn đàm phán tới cả triệu USD.

Đón xu hướng kiếm ăn dễ dàng này, năm 2019, Trương Châu Hữu Danh tập hợp các KOLs cùng chất với y như: Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Trương Châu Hữu Danh, Lê Thế Thắng, Bạch Thị Hoàn, Phạm Ngọc Hưng, Đỗ Văn Hùng thành lập một tổ chức với tên gọi rất mỹ miều là “Báo Sạch”. Bề ngoài, tôn chỉ của nhóm “Báo sạch” được trưng ra là “vì mục đích bảo vệ lẽ phải”, nhưng đằng sau đó thực chất là nhằm biến hệ thống kênh “báo sạch” trở thành công cụ để kiếm tiền và nguồn thu nhập chính cho các thành viên đang nhập nhèm ở các cơ quan báo chí chính thống.



Các chiêu trò tung hứng truyền thông, khủng bố doanh nghiệp để buộc họ chi tiền kiểu “hợp đồng truyền thông” thông qua “Công ty TNHH TT Focus” do Nguyễn Thanh Nhã làm đại diện pháp luật để hợp thức hóa các hợp đồng truyền thông của nhóm. Vỏ bọc y như tên gọi, nào là đấu tranh vì công lý, nhưng bản chất là những con đĩa hút máu doanh nghiệp, đi tìm kiếm sai phạm, sơ hở của doanh nghiệp để viết bài “đếm tầng” và  ký “hợp đồng truyền thông”.

Những ví dụ điển hình cho thấy đội quân “báo sạch” này đã nhiều lần tổ chức đe nẹt, tống tiền doanh nghiệp và quan chức một cách rất bài bản. Vụ xe cấp cứu của giám đốc bệnh viện Gò Vấp, Trương Châu Hữu Danh đã cầm của tay giám đốc kia một khoản tiền khá lớn và gỡ sạch toàn bộ nội dung có liên quan. Kế đến vụ Gia Trang Quán của bà chủ hệ thống nhà hàng Tràm Chim, bà này xây dựng không phép và coi trời bằng vung, sau khi bị chính quyền sờ gáy thì đã thuê Hữu Danh tấn công chính quyền địa phương, nhằm giải cứu truyền thông và lấp đi những sai phạm. Danh và Huỳnh Long lại nhận được một khoản chi phí không hề nhỏ cho phi vụ này.

Ngày 27/8/2020, đại diện theo pháp luật ông Nguyễn Đức Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục quốc tế Việt Nam đã chính thức gửi đơn tố cáo Trương Châu Hữu Danh về tội ‘vu khống’ khi có đăng tải bài viết trên mạng xã hội. Theo như người làm đơn tố giác tội phạm Nguyễn Đức Quốc thì Trương Châu Hữu Danh đã cố tình vu khống Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Quốc tế ‘chiếm đoạt mảnh đất của bà Dương Thị Túy Phượng’ và đưa ra nhiều thông tin có tính chất vu khống. Thực chất, theo giải thích của ông Nguyễn Đức Quốc thì việc tranh chấp đất của bà Phượng chỉ là tranh chấp cá nhân với ông Cao Văn Phú còn việc Trường quốc tế đang sử dụng mảnh đất này là do thuê lại từ ông Cao Văn Phú có lập hợp đồng thuê theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Trương Châu Hữu Danh cào phím trên mạng xã hội gây hiểu nhầm rằng Trường Quốc tế mà đại diện là ông Nguyễn Đức Quốc ‘đã cướp đất’ của bà Phượng. Theo đó, ông Nguyễn Đức Quốc đã làm đơn tố giác tội phạm đối với Trương Châu Hữu Danh theo tội danh vu khống lên Phòng cảnh sát hình sự, Công an Tp Hồ Chí Minh.

Khi có tiếng có miếng rồi, nhóm “Báo sạch” coi trời bằng vung, xem thường pháp luật Việt Nam. Họ nhân danh “giám sát xã hội” tập trung vào đánh các “BOT”, nhằm gây tiếng vang, tạo uy thế để từ đó lôi kéo dư luận phục vụ mục đích chính trị cá nhân của mình. Đặc biệt, trước thềm đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhóm “Báo sạch” còn tự khoác lên mình tấm áo “phản biện xã hội”, liên tục viết bài với nội dung suy diễn, xuyên tạc việc cơ quan chức năng địa phương này khởi tố, bắt tạm giam đối tượng vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, họ còn mở một chiến dịch thông tin, liên tục bóp méo, nói xấu chính quyền, xuyên tạc ngành giáo dục và đại hội đảng các cấp.

Đồng ý, chúng ta có chủ trương “cầu thị, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là các ý kiến phản biện” nhưng đừng đánh đồng giữa việc phản biện cái sai, phân tích phản biện, trên hết là phản biện để xây dựng góp ý tích cực sửa chữa, hoàn thiện chứ không phải lợi dụng phản biện để thực hiện hành vi đơm đặt, xuyên tạc, kích động lòng dân. “Giám sát xã hội” khác với việc vạch lá tìm sâu, đổ dầu vào lửa. “Phản biện xã hội” cũng khác kiểu ăn không nói có, đi ngược bản chất vấn đề như “Báo sạch”. Xâu chuỗi tất cả hành vi của nhóm “Báo sạch” trước đây thì chúng ta chỉ thấy đậm màu chống phá, gây rối loạn chứ chẳng hề có đóng góp hay xây dựng tốt cả.

Nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải hiểu “tự do” ở đây là tự do nói và làm điều đúng,  tuân thủ pháp luật nhà nước. Việc băng nhóm Báo Sạch bị xử lý là hệ quả tất yếu của cả quá trình nỗ lực điều tra, thu thập đủ bằng chứng của cơ quan chức năng

No comments:

Post a Comment