Wednesday, August 9, 2023

RFA ảo tưởng dẫn đến nói nhảm?

 


RFA vừa tán phát bài viết của một người được RFA gọi là “Nhà nghiên cứu lịch sử (Thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)  trong dịp chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam đánh dấu tròn 78 năm cuộc Cách mạng tháng với tiêu đề  “Sớm muộn đến lúc Đảng cộng sản ViệtNam cũng phải thực hiện “Quyền tự do dân chủ thực sự” cho người dân” cho rằng “Nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cái cách mà các nhà lãnh đạo của họ đang làm, tức là mỗi một kỳ Đại hội Đảng, rồi sau đó là kỳ bầu cử Quốc hội vẫn cứ nói với người Việt Nam là bầu cử “ Tự do, Dân chủ, ngày hội non sông” v.v…, thì thực sự là nhận thức của người Việt Nam ngày nay không còn phải là của người Việt Nam mấy chục năm về trước” (Lê Văn Sinh từ Khoa sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 18/8/2023).

Tự do không có nghĩa người ta muốn làm gì thì làm…Tự do luôn có khuôn khổ của nó- Đó là pháp luật. Dân chủ cũng như vậy. Mọi người đều có quyền nhưng quyền cũng phải nằm trong các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Trở lại với chủ đề bài viết- Trong Tuyên ngôn độc lập, 1945, bất ngờ cụ Hồ lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, đi theo con đường của chủ nghĩa Lênin mà lại trích Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Tuyên ngôn nhân quyền…của cách mạng Pháp…Một tài khoản khác đã “ phản biện”: Cụ Hồ đi theo Chủ nghĩa Lênin nhưng không phải là người giáo điều…Cụ kế thừa các giá trị tư tưởng chung của nhân loại, trong đó có Cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp.

 Không phủ nhận rằng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược và trong thời kỳ trước đổi mới (1956-1985) Việt Nam đã phạm phải sai lầm về nhận thức trên lĩnh vực kinh tế. Đó là đã giáo điều trong việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài- xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chính sách cải cách ruộng đất…Không ít người lao động, có ruộng đất đã trở thành đối tượng bị đấu tố…Tuy nhiên sai lầm này đã được Đảng ta sớm phát hiện. Còn nhớ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh lau nước mắt công khai thừa nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất.

Dưới tiêu đề: “Mâu thuẫn và xung đột xã hội – thách thức hàng đầu”, Lê Văn Sinh cho rằng xã hội Việt Nam đang tồn tại “mâu thuẫn” và “xung đột” xã hội, y nói:

“Tôi nghĩ là tầng lớp trung lưu Việt Nam ngày càng nhiều lên, những tầng lớp hữu sản ngày càng nhiều lên và chính theo mô hình của chủ nghĩa Marxism, … tầng lớp ấy sẽ đòi hỏi tự do dân chủ … trong khi đó một bộ phận chuyên nghiệp ( ý nói cán bộ Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam) nắm chính quyền chỉ thuần làm chính trị mà không tạo ra sản phẩm cho xã hội …thì chuyện đó sẽ tạo  mâu thuẫn xã hội, mà mâu thuẫn đó sẽ phải giải quyết. Mâu thuẫn hàng đầu hiện nay là: “Một nền kinh tế thị trường …với chế độ độc đảng và sự quản trị xã hội như mô hình Xô Viết trước đây…, thì nó tự phá hủy.” Nguyễn Quang A, thì “chia sẻ” với Đài Á Châu Tự Do (RFA): “ Đi sang Lào và Campuchia, thấy người ta văn minh gấp ngàn lần mình – các lái xe Việt Nam, tại sao phải vội mà đi một tí là phải bóp còi inh ỏi lên, gây ô nhiễm môi trường. Chỉ cần vận động một ông lái xe ít bóp còi đi, đấy là việc tham gia vào dân chủ hóa ở Việt Nam đó, không có gì cao xa cả”.

Còn Lê Văn Sinh thì viết: “Tôi hy vọng tầng lớp trung lưu Việt Nam ngày càng nhiều lên, ngày càng ý thức được một xã hội dân chủ thực sự thì xã hội Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng tốt, chiều hướng tích cực, đó là thực hiện một xã hội dân chủ thực sự cho Việt Nam. Việt Nam sẽ có một nền báo chí tự do, xã hội dân sự phát triển và có một Hiến pháp thực sự của dân, do dân, vì dân… Đương nhiên khi xã hội Việt Nam có dân chủ, dân chủ thực sự, thì nhân quyền sẽ đi theo đó và pháp quyền cũng đi theo đó,”…

Thiết nghĩ tác giả đã “trích chép” nguyên văn khá nhiều…đến đây tác giả xin được giành quyền bình luận của mình:

1-Tự do, Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia… đều có khuôn khổ của nó- Đó là pháp luật. Dân chủ cũng như vậy. Mọi người đều có quyền nhưng quyền cũng phải nằm trong các quy định của Hiến pháp và pháp luật…Chẳng hạn quyền tự do ngôn luận không có nghĩa người ta có quyền vu khống xuyên tạc chế độ xã hội, xúc phạm uy tín danh dự của cá nhân…; Dân chủ cũng như vậy, mọi người làm chủ xã hội cũng phải thông qua các đại diện của mình. Những kẻ xuyên tạc chế độ xã hội cho dù trong thực tế hay trên không gian mang cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ai cũng biết Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, ở tất cả các quốc gia đều có tính phổ quát vừa có tính đặc thù. Tính đặc thù bắt nguồn từ chế độ chính trị và truyền thống dân tộc. Trong văn hóa- chính trị Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam là những giá trị cao quý, được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xúc phạm…dù ở trên không gian mạng. Tương tự như vậy trong đời sống gia đình, xã hội…Bố Mẹ, người cao tuổi phải luôn được xã hội tôn trọng…

Để kết thúc tác giả xin được chia sẻ:

1-Tự do, Dân chủ, Nhân quyền là những giá trị cao quý, cốt lõi của các chế độ xã hội. Mỗi một một bước tiến của lịch sử đều đem lại cho những giá trị mới. Ở Việt Nam, chế độ Xã hội XHCN mà ban đầu là chế độ dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã đem đến cho dân tộc Việt Nam nhiều giá trị như chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong chính trị, đó là quyền tự do dân chủ của tất cả mọi người.

2- Tuy nhiên các quyền Tự do, Dân chủ đều có những giới hạn luật định- Đó là các quy định của Hiến pháp, pháp luật. Hiến pháp 2013 quy định Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin tiến tới mục tiêu “ Dân giầu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh”. Nói cách khác không ai có thể xuyên tạc, phủ nhận quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam hiện nay. 3-Nhân dân Việt Nam ngày nay đã và đang xây dựng và bảo vệ đất nước theo các giá trị chung của cộng đồng quốc tế đồng thời vẫn giữ những nét bản sắc của Dân tộc. Chẳng hạn như lòng thủy chung, trước sau như một đối với các dân tộc đã từng giúp nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, trong đó có nhân dân Liên Xô, ngày nay chủ yếu nhân dân Nga, nhân dân Trung quốc. Tuy nhiên với dân tộc Việt Nam- Độc lập Dân tộc, Tự do của nhân dân…đặc biệt là toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải là giá trị thiêng liêng…không cho phép ai, với lý do gì để xâm phạm. Có thể nói- Dân tộc ta cho đến nay sở dĩ có thể có vị thế cao trong cộng đồng quốc tế là vì Nhân dân Việt Nam không chỉ kế thừa các giá trị truyền thống mà còn kế thừa và phát triển những giá trị chung của nhân loại, trong đó có Tự do, Dân chủ và Quyền con người…

 

No comments:

Post a Comment