Sunday, June 30, 2024

Điệp khúc của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn theo kiểu “bình cũ rượu mới”

 


Điệp khúc báo cáo thường niên về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam do một số quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2023 vẫn theo kiểu “bình cũ rượu mới” bởi lối tư duy và phong cách sự diễn đạt vẫn như xưa. Mở đầu báo cáo vẫn là mấy lời khen cho có vẻ mang tính khách quan, rằng “gần đây Việt Nam đã đạt một số tiến bộ trong bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo, tín ngưỡng”, “đời sống của giáo dân dễ thở hơn”, xong rồi lại dẫn dắt “vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, rằng “quyền con người chưa được bảo đảm, nhất là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng giữa các tôn giáo”.  

Đây là “chiêu trò mới, cách nhìn cũ” bởi từng câu, từng dòng trong báo cáo hàm chứa tính thiên kiến, rất thiếu khách quan, nếu không nói là áp đặt chủ quan, hoàn toàn xa rời thực tế, thiếu chính xác, không có cơ sở khoa học vì nội dung bản báo cáo ấy chẳng được kiểm chứng nên độ chính xác bằng “không”. Vậy nên, bà Phạm Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, Việt Nam rất tôn trọng và luôn có thiện chí với mong muốn đóng góp, thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc. Vì vậy, “Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau về những vấn đề còn khác biệt” để cùng tháo gỡ khó khăn vì lợi ích của nhân dân hai nước, hai dân tộc.

Là người trong cuộc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nhĩa lịch sử gần 40 năm đổi mới đất nước, thể hiện ở sự “thay da đổi thịt” về mọi mặt đời sống xã hội. Trong đó, tự do tôn giáo, tín ngưỡng và mọi hoạt động của các tổ chức tôn giáo đều đã và đang khởi sắc, luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm, bảo đảm và thực hiện đúng các điều khoản đã hiến định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và quy định của pháp luật. Điều đó khẳng định rằng, ở “Việt Nam, không có ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng”, “không bao giờ có đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng”.

Đó là sự thật, khách nước ngoài đến thăm quan Việt Nam, nhất là các đoàn cán bộ, nhân viên ngoại giao các nước đã và đang công tác ở Việt Nam, bằng chính mắt mình và sự kiểm chứng thực tế, họ đã thừa nhận tính khách quan của nhận định trên, đưa ra những nhận định, đánh giá tích cực về sự nỗ lực và tính ưu việt của chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Thực tế chứng minh rằng,Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang thực hiện nhất quán chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tôn trọng và bảo đảm các quyền của con người theo hoặc không theo tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo bằng pháp luật.

Sau Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, tháng 5-2024, nhiều ý kiến của đại biểu các nước tại buổi tọa đàm đã đánh giá cao tính hiện thực của chính sách và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và bảo đảm quyền con người, nhất là quyền của phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số, những người sinh sống ở vùng sâu, vùng xa.

Tham khảo ý kiến nhận xét của Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Pietro Parolin, khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam năm 2023, cho thấy Giáo hoàng và Thủ tướng Tòa thánh đã đánh giá cao những cố gắng của Việt Nam. Họ đã ghi nhận sự phát triển tích cực của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, nhất là hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam khi “đồng hành cùng dân tộc”, sống tốt đời, đẹp đạo, có đóng góp tích cực vào sự công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hoạt động của Giáo hội, cuộc sống của giáo dân.

3. Dấu ấn nổi bật trong thực hiện quyền con người đáng ghi nhận là Việt Nam – một trong những quốc gia có kết nối internet và hệ thống công nghệ viễn thông hiện đại với độ phổ cập cao trong khu vực và trên thế giới. Tính đến quý 3 năm 2023, có 78 triệu người Việt Nam sử dụng internet, khoảng 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam thường xuyên tham gia xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước. Thử hỏi công dân ở nhiều nước được coi là phát triển có được thụ hưởng cái quyền ấy không.

Rõ ràng, quyền sống, quyền được tôn trọng nhân phẩm và sự toàn vẹn về thể chất là điểm sáng về sự nỗ lực đảm bảo quyền con người ở Việt Nam. Đó là sự thật, khách quan. Cùng với đó, Việt Nam luôn chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp đáng trân trọng trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, khi Việt Nam ứng cử tham gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã đạt sự tín nhiệm và tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao.

Dư luận mong mỏi các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần có cái nhìn mới, thật sự công tâm, khách quan, nên chấm dứt ngay những nhận định, đánh giá áp đặt và không chính xác về tình hình nhân quyền và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Đó là cách tốt nhất để góp phần thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc. Nhân dân Việt Nam không hy sinh xương máu, ra sức đánh đuổi quân xâm lược

No comments:

Post a Comment