Monday, September 28, 2015

Phạm Lê Vương Các đừng dại tấn công mục tiêu giáo dục cao đẹp cho trẻ em



Phạm Lê Vương Các trên facebook của mình ngày Tết Trung thu đã thể hiện tự đắc khi khám phá ra mục tiêu giáo dục trẻ em trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em có quy định về bổn phận của trẻ em là “Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế”, cho rằng “Anh là thế hệ đi trước các em mà không thể giúp gì được cho các em làm tròn bổn phận này. Anh không thể làm gì hơn ngoài việc chửi cha mấy ông bà có cái đầu bã đậu đi trao cho các em cái bổn phận này. Anh chỉ biết cầu chúc cho các em được mau chóng lớn như anh để thoát được cái bổn phận này.”. Đúng là càng khoa môi múa mép thì thiên hạ càng có cơ hội hiểu được, hóa ra anh ta NGU và DỐT đến vậy mà còn bày đặt “đấu tranh nhân quyền”, khoe mình học những 3 trường đại học và đi qua 11 nước trong sự nghiệp “bán nước cầu vinh” của mình.



Phạm Lê Vương Các từng là sinh viên khoa Luật, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, học hành dang dở chỉ vì dính vào “đấu tranh dân chủ”, nay đang lu loa trên facebook về tinh thần đấu tranh với Ban giám hiệu và cơ quan an ninh để không bị tước quyền được làm sinh viên khoa Luật, hệ Liên thông của Đại học Kinh doanh và Công nghệ, khiến ông Hiệu trưởng nhà trường này phải đích thân động viên, hứa hẹn đảm bảo quyền học hành mà xem chừng anh ta vẫn còn chưa thỏa mãn. PLVC cũng mới tham gia khóa huấn luyện về “đấu tranh bất bạo động”, “thúc đẩy xã hội dân sự” của VOICE, tổ chức ngoại vi của Việt Tân ở Philippine do Trịnh Hội điều hành, được Trịnh Hội đưa đi khắp Mỹ, châu Âu trong chiến dịch của Việt tân chống phá phiên Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền của Việt Nam ở Liên Hiệp quốc (gọi tắt là UPR) vận động chính phủ các nước can thiệp, gây áp lực chính phủ Việt Nam cải thiện “nhân quyền” (thực chất chấp nhận đa đảng, bỏ các điều luật xử lý tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia xử lý những kẻ có máu me phản bội Tổ quốc như Các và đồng bọn…). Từ khi về nước đến nay, Các cùng ông Nguyễn Quang A liên tục tổ chức các hội thảo, khóa huấn luyện về cách thức khai thác các cơ chế nhân quyền quốc tế để bảo vệ đám chống đối trong nước với danh nghĩa “bảo vệ nhà bảo vệ dân quyền”.

Có lẽ tình cờ vớ được cụm từ trẻ em phải có bổn phận “có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế."”, Các đã mừng húm vì có cớ xuyên tạc Nhà nước “nhồi sọ” trẻ em về ý thức  bảo vệ chế độ chính trị, đoàn kết quốc tế. Thật tội nghiệp khi phải giải thích lại cho hắn về ý nghĩa của giá trị này và bỏ thói cắt cúp từ chữ để diễn giải theo não trạng của y.

Thứ nhất, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em đã ghi rõ tại Điều 1 là “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”, tức trẻ em từ nhỏ cho đến học sinh tốt nghiệp lớp 9 hệ giáo dục Phổ thông với chương trình giáo dục có môn Lịch sử, giáo dục công dân dạy những thứ vô cùng to tát như trách nhiệm công dân, lịch sử phát triển, dựng và giữ nước của cha ông ta cũng như lịch sử cách mạng chống Pháp, Mỹ, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa cho đến nay. Nên nhớ học sinh lớp 5 đã học lịch sử xuyên suốt hết chiều dài của dân tộc, thành quả cách mạng, tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, những kẻ thù đã xâm phạm bờ cõi, sự hy sinh xương máu của cha ông bảo vệ, xây dựng nên nền độc lập, Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế…

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh, áp dụng của Luật này được quy định tại Điều 2 ghi rõ đối tượng áp dụng là “đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”, có nghĩa những quy định về trách nhiệm, bổn phận dành cho trẻ em kia là mục tiêu giáo dục, cụ thể hóa trách nhiệm của các loại cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình, công dân trong việc giáo dục đối với trẻ em, chứ không phải là văn bản luật quy định “trách nhiệm trẻ em” hiểu theo nghĩa công dân tuân thủ pháp luật trong văn bản Luật.

Thứ ba, phàm là sinh viên ngành luật càng phải hiểu rằng đọc câu trích ý thì cần trung thành với ý nghĩa, bối cảnh thực của câu từ. PLVC cắt đoạn “xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” từ đoạn câu hoàn chỉnh là trẻ em phải có bổn phận “có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế."” thể hiện rõ sự ngu dốt, biển lận về ngữ pháp tiếng Việt không bằng học sinh cấp I. Không thể cắt chữ “xã hội chủ nghĩa” ra khỏi cụm danh từ “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” được để thóa mạ, xuyên tạc chính sách giáo dục của Nhà nước. Toàn văn cụm từ này có nghĩa là trẻ em cần có bổn phận bảo vệ Tổ quốc đang gắn với tên gọi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, không phải là bảo vệ lý tưởng, tư tưởng xây dựng “xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” theo ý xây dựng tinh thần quốc tế vô sản của chủ nghĩa Mác-Lê.

Thứ tư, việc đả kích bổn phận của trẻ em trong ý thức “đoàn kết quốc tế” bằng việc chứng minh anh ta đã đi qua 11 nước trên thế giới càng thấy sự ngu dốt đính kèm với ngông cuồng. Nếu PLVC biết chút tiếng Anh, thì nên chịu khó đọc những bài viết kiểu này http://www.jstor.org/stable/10.1086/659425 , trong đó nêu bật giá trị của việc giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế trong giáo dục thế hệ trẻ là nguyên tắc giáo dục căn bản về giá trị đoàn kết và công bằng của Liên Hiệp quốc. Thâm chí Liên đoàn giáo viên dành riêng giải thưởng Đoàn kết quốc tế (International Solidarity Award ) cho giáo viên đất nước nào thành công trong việc đưa mục tiêu này vào giáo dục học sinh nước mình (Mời đọc http://www.nasuwt.org.uk/Whatsnew/NonNASUWTNews/InternationalNews/NASUWT_011218 ). PLVC nên chịu khó tìm đọc các yêu cầu về giáo dục của trẻ em các nước văn minh trên thế giới, của Liên hợp quốc trước khi nhảy vào một lĩnh vực mà anh ta đang chứng minh mình mù tịt và lên giọng đòi phán xét các chuyên gia lập pháp và giáo dục Việt Nam. Nên nhớ các bộ luật trong nước, ngoài việc đảm bảo chính sách nước nhà còn phải cụ thể hóa các yêu cầu, mục tiêu phổ quát của nhân loại cũng như luật pháp quốc tế về lĩnh vực đó.

Thứ năm, bình luận trên còn chứng tỏ nhận thức của PLVC về khả năng nhận thức của trẻ em ở mức thiển cận, lạc hậu và lệch lạc nghiêm trọng. PLVC nên tìm hiểu thêm các thông tin được phổ cập trên truyền thông những ngày gần đây về yêu cầu đưa nội dung giáo dục về chủ quyền biển đảo, quyền con người, chống tham nhũng…vào chương trình giáo dục bắt buộc dành cho trẻ em. Những nội dung này không mô phạm, lý luận cao siêu như giáo trình đại học mà được cụ thể hóa bằng hình ảnh, minh họa bằng ví dụ cụ thể dễ hiểu, dễ nhớ, dễ cảm nhận, làm sao thông qua đó, trẻ em hiểu/tiếp cận được các giá trị “cao siêu” trên.

Cuối cùng, tôi muốn nhắn gửi đến PLVC nếu như anh ta thực sự mong muốn học hành tử tế, trở thành người đấu tranh nhân quyền thực sự, nhất là muốn thò tay vào lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em thì nên đọc và phổ biến cho đám đồng bọn đang tự nhận là “người bảo vệ dân quyền” kia Điều 7 Luật này về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, trong đó có các hành vi như “ Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang”, “lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ”, “Cản trở việc học tập của trẻ em;”, nhất là với những kẻ từng tham gia hội thảo, được PLVC truyền thụ cách thức “bảo vệ nhân quyền” như Trần Thị Nga (Hà Nam), Maria Thúy Nguyễn (Hải Phòng) và chính người vợ chưa đăng ký kết hôn của mình là Nguyễn Hoàng Vi. PLVC hãy giải thích cho họ hiểu là việc lợi dụng trẻ em đi biểu tình, giương những khẩu hiệu chống chính quyền, huấn luyện chúng chửi bới chế độ, sử dụng chúng giẫm chân lên quốc kỳ, ca ngợi cờ vàng ba sọc, tước quyền học hành, vui chơi của chúng…không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế, nhất là pháp luật của 11 nước mà anh ta từng đến cầu viện.

Đặc biệt, tôi chân thành khuyên Các hãy bảo vệ “nhân quyền” của chính đứa con đẻ của anh ta với Nguyễn Hoàng Vi, đừng đem đứa trẻ mới đẻ ra “tọa kháng” giữa lòng đường, đem sinh mạng và sức khỏe đứa bé thành công cụ đấu tranh chính trị của mình. Điều đó xem ra thiết thực và dễ hiểu hơn với trình độ nhận thức của PLVC rất nhiều, đừng chạy theo học đòi thủ đoạn gian manh, xảo trá của đám “bảo vệ nhân quyền” vô học, vô đạo đức.

Tiếp nữa, xin nhắn gửi đến gần 200 bấm like bình luận trên của PLVC ngay sau khi anh ta vừa sản xuất ra lúc nửa đêm với những cái tên như Nghiêm Kim Hoa – chuyên gia lĩnh vực nhân quyền, hay một số luật sư, nhà báo khác hãy đọc kỹ và động não trước khi “đồng tình” với “đồng bọn” của mình, bởi dư luận sẽ đánh giá các vị tương đương về “nhận thức” và “trình độ” như chủ status kia.
Võ Khánh Linh

8 comments:

  1. thằng Các lộng ngôn,lưu manh chính trị,lại đòi dạy đời,anh ,anh,em,em nghe thật chối tai.Hắn lại khoe mấy bằng đại hoc,đi hàng chục nước,Thật không biết nhục ,kẻ theo đóm ăn tàn cùi Các ơi,cùi Các.Câm mồm đi kẻo có có ngày vạ miệng đấy Các ạ!

    ReplyDelete
  2. Hẳn là kẻ này tâm thần đang có vấn đề, thêm một điều là hay thích thể hiện để đây sự chú ý. Nhưng vì ngựa non háu đá nên cách thể hiện đã quá lầm đường lỡ bước

    ReplyDelete
  3. Họ là tài sản của nước Mỹ ?
    Loa Phường
    Phạm Lê Vương Các
    Phạm Lê Vương Các
    Cậu sinh viên Phạm Lê Vương Các cho rằng, nước Mỹ luôn biết trân trọng, mời gọi những người dân Việt có tư tưởng cấp tiến như những tù nhân lương tâm Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần hay người đấu tranh “kiên trung và mạnh mẽ” như cô Đoan Trang, “người bạn gái ngoài 30 tuổi” của cậu. Cậu cho rằng nhờ có chính sách này đã làm nên nước Mỹ cường quốc, còn đất nước Việt Nam kìm hãm, nhốt tù đày những người “dân chủ, cấp tiến” nên nhược tiểu, kém phát triển. Bài viết đã đánh trúng vào tâm lý, nhu cầu của các “nhà đấu tranh dân chủ” nên được tung hô như bù đắp thiếu hụt về sự tự tôn, cái tôi dân tính của “họ”
    Xem link https://www.facebook.com/cui.cac/posts/10203374510563847


    Cậu sinh viên Luật mới nhập học ngành Luật kinh tế, khoa Liên thông của Đại học Kinh doanh và công nghệ ở Hà Nội “tâm tư” với ý tưởng, phát kiến mới lạ này, chắc cậu ấy tạm thời quên đi “nhà đấu tranh dân chủ” Tạ Phong Tân ấy từng viết đơn xin Mỹ cho tỵ nạn từ 4 năm trước khi bị vô tù cùng vô khối anh chị khác đã và đang tìm đủ mọi cách để được nước Mỹ tiếp nhận. Vô khối “nhà dân chủ” phát cuồng khi thấy Mỹ rước Hải Điếu cày đi Mỹ khiến “nhà dân chủ” Nguyễn Văn Đài (người bạn thân thiết với ĐSQ Mỹ) vội vàng tư vấn cho các fan cuồng Mỹ cách để đến nước Mỹ là hãy “đấu tranh dân chủ” điên cuồng đi, chấp nhận tù đầy, chấp nhận bị “đàn áp” đi, khi không chịu được áp lực của tù đầy thì nước Mỹ sẽ ra dang tay chào đón(?). Vậy bản chất vấn đề ở đây, các bạn là “tài sản” hay là “món nợ” nước Mỹ nhân từ, độ lượng, cao quý? Chỉ khác nhau ở cách diễn đạt và góc độ trình bày của mỗi phía thôi phải không?
    Luật gia tương lai không giấu giếm sự tự hào, cho mình là tầng lớp trên của dân chúng Việt được Chính phủ Mỹ trọng thị, luôn mở toang cánh cửa chào đón, nhưng cậu lại “vô tình” giải bày sự phân biệt cao thấp, sang hèn, biệt đãi và đẩy đuổi trong “giá trị nhân quyền” của nước Mỹ khi đề cao con người như cậu, cô bạn gái của cậu có tư tưởng “đấu tranh dân chủ” và hạ thấp nạn nhân chiến tranh đang xin tỵ nạn chính trị, đang đối mặt với sự sống lay lắt và cái chết – giá trị cốt lõi cao nhất của nhân quyền! Vô tình Phạm Lê Vương Các và cô bạn gái (ám chỉ Đoan Trang) đã vô tình gieo vào đầu người đọc sự nghi ngờ về “giá trị nhân quyền” mà họ và nước Mỹ đang rêu rao đấy!
    Trong thời đại công nghệ và thông tin mở toang, không biên giới này, tại sao “tài sản của nước Mỹ” ở Việt Nam lại ít ỏi và quý hiếm đến vậy, có được đến 0,000001 % dân số không?. Tại sao các anh chị “đấu tranh dân chủ” lại ấm ức vì bị “tổ quốc” chối bỏ như là cái cớ đế họ phải rời bỏ đất nước để rồi chỉ còn là giấc mơ xa vời “đấu tranh dân chủ, giải phóng quê hương” từ nước Mỹ xa xội đến thế? Bản chất sự thật này phải chăng là động cơ không lành mạnh, trong sáng? Phải chăng Đoan Trang và Phạm Lê Vương Các chưa hiểu được vì sao thế giới phương Tây dựng tượng đài cho Ayun Sui Kye của Miến Điện chứ không phải là những con người mãn nguyện vì đến được nước họ?
    Họ đáng thương hay đáng khinh khi tự nhận mình là tài sản của nước Mỹ, chắc ai cũng đã có câu trả lời.
    http://lehienduc02.blogspot.com/2015/09/ho-la-tai-san-cua-nuoc-my.html

    ReplyDelete
  4. THỦ THỈ CÙNG VÕ KHÁNH LINH.

    Tôi lấy làm vinh dự khi Võ Khánh Linh theo dõi facebook của tôi để sau đó viết một bài rất dài “bút chiến” lại status ngắn ngủi của tôi hôm Trung thu. Sáng sớm nay, có một facebooker gửi cho tôi bài viết của bạn về tôi. Đáp lại sự quan tâm của bạn, tôi cũng đã giới thiệu bài viết của bạn trên facebook của tôi. Tôi rất tiếc khi không có nhiều thời gian để theo dõi blog của bạn, nhưng dù vậy lâu lâu tôi cũng có đọc một số bài viết của bạn trong mục bình luận-phê phán trên báo Nhân Dân. Dù bạn là người cũng tạm gọi là hay xuất hiện trên truyền thông, nhưng cho tới giờ phút này bạn vẫn là người “hữu danh, vô thực”. Tôi không biết bạn là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi để xưng hô như thế nào cho tiện đây, thôi thì cho phép tôi xưng hô bằng tên nhé.

    Võ Khánh Linh thương mến,

    Sau khi đọc bài viết “Phạm Lê Vương Các đừng dại tấn công mục tiêu giáo dục cao đẹp cho trẻ em” của bạn, phê phán cho cái status chỉ trích về điều luật quy định cho bổn phận của trẻ em Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ “xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế”, nên tôi cũng có đôi lời với Linh.
    Tôi rất lấy làm tiếc khi Linh không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong khi tranh luận và phê phán của người có hiểu biết và văn minh, vì Linh chưa trình bày hay đưa ra bất kỳ một luận điểm nào để lấy đó làm căn cứ tranh luận phê phán mà đã vội vã ngay câu mở đầu phán cho tôi là NGU và DỐT. Đứng từ góc độ cá nhân, tôi coi đây chỉ là phán xét của Linh về khả năng trí tuệ của tôi, nên tôi thấy không thành vấn đề gì. Nhưng đứng từ góc độ khách quan trong phản biện, việc phán xét này của Linh là khó chấp nhận được, vì nó được xem là chiêu cổ điển “đánh phủ đầu, nhằm dẫn dắt người đọc về sau”. Không chỉ dừng lại ở đánh giá ngu và dốt, Linh còn tiến rất xa khi lồng lộng cáo buộc tôi có sự nghiệp… “bán nước cầu vinh”.
    Thật ra, tôi không có lời lẽ nào để "đối ứng" lại những đánh giá, cáo buộc của Linh cho tương xứng, và chỉ làm cho tôi mất thời gian. Nhưng tôi xem Linh như là một trường hợp tiêu biểu của nhóm “Dư luận viên 3 củ” (hay 3 xu gì đấy) – một nhóm mất đi năng lực và khả năng phán xét trong dòng chảy văn minh nhân loại. Sống ẩn dật, chuyên viết bài dựng chuyện, và quy chụp. Nhiều người bảo, tranh luận với cái đầu gối của mình còn tốt hơn nói chuyện với “Dư luận viên" này. Vì vậy, nên tôi đành chọn cách thủ thỉ lại với Linh thôi.
    (Còn nữa)

    ReplyDelete
  5. Linh thân mến,

    Không chỉ Linh mà nhóm Dư luận viên 3 củ, 3 xu như Linh thường hay nói những người như tôi là "bán nước cầu vinh". Nếu tôi có muốn “bán nước” đi chăng nữa thì cũng chẳng có ai mua đâu Linh à. Vì tôi chỉ là một người dân, không phải là nhà lãnh đạo của quốc gia. Việc bán nước chỉ có thể thực hiện bởi những người lãnh đạo mà thôi, vì họ mới có thẩm quyền trong bang giao quốc tế, chữ ký của họ mới có giá trị. Việc ký kết dâng đất, dâng biển, dâng đảo cho lân bang trong lịch sử nước ta đã có rồi đó. Có bao giờ Linh tự hỏi vì sao hiện nay nước ta khó đòi lại các đảo ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc hay không? Linh cũng nên tìm hiểu xem nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đã ký Công Hàm công nhận chủ quyền cho Trung Quốc ở các Đảo này đi, rồi chúng ta sẽ tiếp tục tranh luận tới việc ai là người “bán nước” nhé.
    Nếu tôi muốn “cầu vinh” như Linh nói, thì tôi đã không chọn con đường hoạt động vì quyền con người đâu Linh à.. Vì không chỉ riêng ở Việt Nam, mà rất nhiều nơi trên thế giới, những người hoạt động nhân quyền luôn là cái gai trong mắt của chính quyền. Vì công việc của những người hoạt động nhân quyền thường làm là phát hiện và bảo vệ những nạn nhân của hành vi bức hại về nhân phẩm và quyền, mà chủ thể thực hiện hành vi bức hại này chủ yếu đến từ giới cầm quyền. Vì vậy, những người “đấu tranh nhân quyền” luôn phải đối mặt với sự trừng phạt hoặc trả đũa từ phía chính quyền trong đời sống thường nhật, chứ đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam không phải là để “cầu vinh” đâu Linh nhé.
    “Cầu vinh” như Linh nói, một cách nhanh chóng nhất mà ai cũng hiểu là phải là phải biết o bế chính quyền nè, thậm chí là xu nịnh giới cầm quyền nữa, để có được hưởng xái vinh hoa và bổng lộc, để được dễ dàng trọng dụng và thăng tiến trong sự nghiệp, phải không Linh nhỉ? Đọc các bài viết của Linh trên báo Nhân dân và trên blog không chỉ tôi mà bất kỳ ai cũng dễ nhận thấy Linh chỉ viết các bài để để bày tỏ thái độ cho hai việc, một là hằn học công kích những ai bất đồng hoặc phê phán về đường lối, chính sách của giới cầm quyền, và hai là Linh o bế, bao che khuyếm khuyết cho giới cầm quyền hơi bị tốt. Vì vậy, tôi thấy chữ “cầu vinh” trong trường hợp này có vẻ đúng với Linh hơn là dành cho những người bảo vệ nhân quyền. Thái độ cầu vinh kiểu này này không bao giờ có ở giới trí thức và con người chân chính đâu Linh à.
    Hằn học xong vẫn chưa thỏa mãn, đến ý thứ hai Linh còn bồi thêm một câu ghê rợ hơn dành cho các hoạt động của tôi ở kỳ Kiểm Điểm định kỳ về Nhân quyền của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc là: “những kẻ có máu me phản bội Tổ quốc như Các và đồng bọn”.
    Linh ơi! Giữa chúng ta có thù oán gì với nhau đâu mà sao Lĩnh nỡ viết về tôi như vậy, giữa chúng ta cùng lắm là chỉ là bất đồng quan điểm thôi mà?
    Qua phim ảnh và sử sách, Linh có biết “những kẻ phản bội Tổ quốc” thường được miêu tả như thế nào không? Đó là những kẻ có thái độ cầu vinh, bằng cách xu nịnh cho giới cầm quyền, và o bế chế độ. Những kẻ này thường thì tỏ vẻ trung thành với chế độ, với tổ quốc, tỏ ra ta đây có tình yêu đất nước bao la ngút trời, nhưng khi quốc gia có biến, hoặc bị xâm lăng, những kẻ này lại là những người rất dễ phản trắc và phản bội tất cả để luôn đảm bảo danh lợi cho riêng mình.
    Tôi không biết là Linh viết về tôi như vậy nhằm mục đích gì, nhưng viết như thế này thì Linh chỉ đánh mất sự tôn trọng của độc giả dành cho chính Linh mà thôi. Nếu Linh là một dư luận viên, hay một người làm công tác tuyên giáo thì Linh đã thất bại rồi. Ngay lúc đầu Linh lấy một đến hai sự kiện xảy ra mà ai cũng biết, và sau đó liền suy diễn, quy chụp, rồi kết tội nặng nề cho người khác một cách dễ dãi, đã làm cho Linh không đáng tin cậy đứng trên phương diện tuyên truyền hay làm truyền thông nữa.
    (Còn nữa)

    ReplyDelete
  6. Bây giờ, tôi sẽ trở lại với vấn đề chính của chúng ta đang bàn là Luật quy định "trẻ em có bổn phận ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế". Vấn đề tôi đặt ra ở status trước là “xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” là gì, mà sao được luật hóa cho trẻ em có bổn phận ý thức xây dựng và bảo vệ nó?
    Linh giải thích tương đối dông dài, liệt kê nào là “một là, hai là, ba là”, nhưng trong 3 cái là Linh đưa ra rất lang man, không trả lời được vấn đề cốt lõi đặt ra là “xã hội chủ nghĩa” là cái gì, như thế nào, và khi nào có? À, mà sao Linh giải thích được cho cái chưa bao giờ có trên thực tế. Đến như ông Tổng bí thư đảng đã phát biểu “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH ở Việt Nam hay chưa", chắc Linh còn nhớ chứ hỉ? Ngay cả bản thân người đứng đầu có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ XHCN còn mơ hồ về sự định hướng này trong tương lai thì thử hỏi áp đặt nó thành bổn phận cho trẻ em có phải là một việc đáng ghê tởm hay không. Rồi khi những đứa trẻ lớn lên, dần trưởng thành trong nhận thức, chúng kịp nhận rằng chúng đã từng bị dối trá và lừa bịp bởi những gì chúng đã được dạy dỗ... rồi sau đó chúng sẽ ra sao?
    Linh à, khi ta trao cho trẻ em bất cứ một bổn phận gì, ta cũng không nên tạo thành một gánh nặng cho chúng, hay là bắt chúng xem đó như là một nhiệm vụ sau này. Chưa cần nói nói việc “xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế” chi cho lớn lao và xa vời, ta hãy ra lệnh cho một đứa trẻ mỗi ngày chơi những trò chơi mà nó yêu thích. Và hãy ép buộc nó, chơi từ sáng và chiều, xem trò chơi này như là một bổn phận. Ta sẽ thấy rằng nó sẽ chán ngấy trò chơi ấy cũng như là chán ngán bất cứ trò chơi nào mà nó bị áp đặt với một bổn phận như vậy. Người lớn có như vậy không? Tất nhiên là cũng như vậy rồi! Vì vậy, ta nghĩ gì về trẻ em cũng được, nhưng chắc chắn là chúng cũng có lòng kiêu hãnh như người lớn, chúng muốn chứng tỏ rằng chúng có đầu óc tự do và chúng hoàn toàn độc lập, như người lớn chúng ta. Xin hãy nghĩ về thêm điểm này nhé Linh, để Linh có thể cung cấp cho con cái mình một sự giáo dục và dạy dỗ tốt.

    Và Linh có lập luận để biện minh cho bổn phận này rằng : “những quy định về trách nhiệm, bổn phận dành cho trẻ em kia là MỤC TIÊU GIÁO DỤC, cụ thể hóa trách nhiệm của các loại cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình, công dân trong việc giáo dục đối với trẻ em, chứ không phải là văn bản luật quy định “trách nhiệm trẻ em” hiểu theo nghĩa công dân tuân thủ pháp luật trong văn bản Luật.”
    Thôi Linh à. Giải thích theo cách của Linh là cách lập luận ngụy biện thường thấy trong tranh luận đó, đó là “dùng mục đích (mục tiêu) để biện minh cho hành vi”. Đây không chỉ là sự áp đặt suông về mặt nhận thức cho trẻ thơ, mà còn được “luật hóa” để đảm bảo cho hành vi quá trình xây dựng nên con người xã hội chủ nghĩa sau này-mà chúng ta thường được thấy được treo trong các trường học. Thử hỏi những ông bà đã làm ra điều luật này có phải vừa vừa kém hiểu biết về giáo dục, và lại vừa sử dụng đến phương pháp thô thiển nhất là luật hóa để phụ vụ ý chí cho những ông bà ấy lắm không?
    (còn nữa)

    ReplyDelete
  7. Ở đây, tôi muốn chia sẻ với Linh về một trích đoạn triết lý giáo dục của John Locke đề xướng từ thế kỷ 17. Ông viết thế này:
    “Tôi đã thấy nhiều bậc cha mẹ nhồi nhét vào đầu óc con cái nhiều luật lệ đến nỗi những đứa trẻ đáng thương này không nhớ được một phần mười các luật lệ đó, đừng nói gì đến việc thi hành chúng. Thế nhưng, cha mẹ vẫn trừng phạt con cái bằng rầy la hay đánh đập nếu chúng quên các luật lệ quá nhiều và phi lý ấy. Vậy kết qủa đương nhiên là bọn trẻ không lưu ý gì nếu ta đưa ra quá nhiều luật lệ, thì sẽ xảy ra một trong hai trường hợp: hoặc là cần phải trừng phạt đứa trẻ thường xuyên: kết quả sẽ không tốt vì ta sẽ làm cho đứa trẻ lờn với trừng phạt; hoặc là ta để cho đứa trẻ vi phạm vài luật lệ rồi ta bỏ qua đi; làm như vậy, đứa trẻ sẽ quen thói coi thường luật lệ.”
    Hy vọng qua trích đoạn triết lý giáo dục của Jonh Loke từ trong gia đình, Linh sẽ biết cách mở rộng nó ra thành vấn đề của quốc gia về việc áp đặt bổn phận cao siêu cho trẻ em đã được “luật hóa” như ở nước ta hiện nay.
    ….
    Vì không có thời gian nên tôi thủ thỉ với Linh bấy nhiêu đó. Hôm nào rảnh rỗi tôi sẽ hủ thỉ tiếp với Linh về triết lý giáo dục trẻ em trong thời đại này. Và tôi cũng sẽ bàn với Linh về di sản đang được áp đặt lên đôi vai của trẻ em là phải có bổn phận xây dựng và bảo vệ “đoàn kết quốc tế”, vấn đề mà Linh đang cố đánh tráo khái niệm như thế nào nhé.
    Chào Linh, hy vọng sớm được tiếp tục trở lại câu chuyện với Linh.
    (hết)
    Nguồn https://www.facebook.com/cui.cac/posts/10203402752829886

    ReplyDelete
  8. Chưa thấy đưa tin việc quậy phá của bọn chăn chiên ở Nghệ An

    ReplyDelete