Friday, June 26, 2020

Làng dân chủ chia rẽ vì Trump (p.2): Bản chất của mâu thuẫn giữa “phò Trump” và “chống Trump”



Từ khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, bộ phận người Việt thân phương Tây đã liên tục tranh cãi với nhau về nhân vật này, dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc. Mức độ chia rẽ đã gia tăng trong nửa đầu năm 2020, do kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần, còn Trump liên tục mất uy tín vì cách phản ứng trước dịch COVID-19 và phong trào biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát, bảo vệ quyền sống của người da đen. Để làm rõ các tính chất của tình trạng chia rẽ này, tôi xin giành một loạt bài mổ xẻ, phân tích về nó hầu bạn đọc. Các khía cạnh được phân tích trong loạt bài này bao gồm: (1) Hoạt động tuyên truyền của hai phe đang xung đột; (2) Tính chất của mâu thuẫn giữa hai bên; (3) Tính chất của bên “Khuyên giải”; (4) Dự đoán khả năng giải quyết mâu thuẫn.

Các dữ kiện đăng ở kỳ trước, cho phép rút ra 8 nhận xét:

Thứ nhất, qua việc so sánh danh sách “Người tuyên truyền” ở hai bên “phò Trump” và “chống Trump”, có thể thấy thấy mâu thuẫn giữa hai bên không phải là mâu thuẫn giữa các hội nhóm, mà là mâu thuẫn giữa các quan điểm cá nhân. Chẳng hạn, một số người đã hoặc đang đứng chung tổ chức bị chia ra 2 nhóm bao gồm:

Quan hệ giữa hai bên
Phò Trump
Chống Trump
Cùng giữ vai trò quan trọng trong không gian sinh hoạt của “Diễn đàn Xã hội Dân sự”

Nguyễn Hữu Vinh

Nguyễn Quang A, Đinh Ngọc Thu,

Cùng liên quan đến các tổ chức chống chế độ khoác vỏ bọc “nghiệp đoàn độc lập”

Lã Minh Luận

Tường An

Cùng tham gia tổ chức VOICE

Đỗ Nam Trung

Trịnh Hữu Long

Từng cùng tham gia “Mạng lưới Blogger”

Nguyễn Hoàng Vi

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Vợ chồng

Nguyễn Hoàng Vi

Phạm Lê Vương Các


Thứ hai, qua việc so sánh danh sách “Kênh tương tác Mỹ - Việt” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” mang nặng tính đảng phái và phe cánh, trong khi truyền thông của bên “chống Trump” rộng mở hơn với công chúng trung lập và không gian công cộng.

Thứ ba, qua việc so sánh danh sách “Kênh tương tác Việt - Việt” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” người Việt đang áp đảo đối thủ về số lượng và độ đa dạng của các trang. Tuy nhiên, bên “chống Trump” lại tập hợp các gương mặt và tổ chức có uy tín hơn với hệ thống quốc tế (VD: Nguyễn Quang A, VOICE).

Thứ tư, qua việc so sánh danh sách các “Hệ quy chiếu” và “Bối cảnh thường được viện dẫn” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” tập trung khai thác những mâu thuẫn giữa các cộng đồng khác biệt đang phải chung sống trong cùng một không gian (VD: không gian toàn cầu hóa, không gian Internet, không gian nước Mỹ, không gian nước Việt Nam, không gian Biển Đông...). Trong khi đó, truyền thông của bên “chống Trump” tập trung khai thác những chuẩn mực giúp các cộng đồng vừa nêu chung sống theo trật tự của chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến II (VD: nhân quyền, pháp quyền, lý tính thực chứng).
Thứ năm, qua việc so sánh danh sách các “Bối cảnh thường được viện dẫn” và “Thông điệp tuyên truyền” của hai bên “phò Trump” và “chống Trump”; có thể thấy truyền thông của bên “phò Trump” tập trung vào 2 việc. Một, là ca ngợi cá nhân Donald Trump. Hai, là công kích sự bất lực của hệ thống cũ, mà bên “chống Trump” đại diện, trong việc lật đổ chế độ chính trị của Việt Nam, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, vực dậy kinh tế Mỹ. Truyền thông của bên “chống Trump” không biện minh được cho sự thất bại của hệ thống, cũng không ca ngợi Joe Biden một cách hiệu quả; nó chỉ tập trung công kích các vi phạm của Donald Trump và bên “phò Trump”.

Thứ sáu, qua việc kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ đẩy bộ phận người Việt thân phương Tây vào tình trạng chia rẽ sâu sắc; và việc bên “phò Trump” cáo buộc bên “chống Trump” nhận tiền của NED, còn bên “chống Trump” cáo buộc bên “phò Trump” ỉ lại vào Tổng thống Mỹ trong những vấn đề chính trị liên quan đến Việt Nam, có thể thấy cả hai bên đang dựa dẫm nhiều vào nước ngoài hoặc vào hệ thống quốc tế, do thiếu nội lực.
Thứ bảy, tổng kết lại, có thể thấy xung đột giữa bên “phò Trump” và bên “chống Trump” không phải là cuộc xung đột giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ. Trong thực tế, bên “chống Trump” tập hợp những người tin tưởng hoặc lệ thuộc vào một trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo (dựa trên lý tính thực chứng, kinh tế thị trường, nhân quyền). Bên “phò Trump” tập hợp những người thất vọng trước trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo, sau khi nó vừa thất bại trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ, vừa tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của mô hình Trung Quốc (vốn công nhận lý tính thực chứng, nhưng không công nhận nhân quyền, và đặt kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước). Đây là lý do khiến nhiều đảng viên Cộng hòa Mỹ tham gia bên “chống Trump”; nhiều lực lượng bài Trung Quốc (như tín đồ Pháp Luân Công, thành phần chống Cộng, người Việt Nam bài Trung cực đoan…) tham gia bên “phò Trump”; và có cáo buộc rằng Nga đứng đằng sau một số mạng lưới truyền thông “phò Trump”. Bộ phận người Việt thân phương Tây bị chia rẽ sâu sắc bởi cuộc xung đột này do họ quá lệ thuộc vào “trật tự Mỹ”, hoặc vào việc khai thác các xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thứ tám, các biểu hiện rối loạn thông tin của bên “phò Trump” (VD: chia sẻ nhiều tin giả, đăng hơn 100 post mỗi ngày…) vừa là hậu quả từ, vừa là nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế của họ mà ở trên đã nêu – như (1) việc truyền thông của họ bó hẹp trong tính đảng phái và phe nhóm, (2) việc họ tập trung khai thác mâu thuẫn giữa các cộng đồng, (3) việc họ coi nhẹ các giá trị nền tảng của xã hội phương Tây, bao gồm lý tính thực chứng, (4) việc họ mất niềm tin vào hệ thống.  Ở phía đối nghịch, bên “chống Trump” tránh được tình trạng rối loạn vừa nêu, nhưng lại có một điểm yếu khác, là họ không đưa ra được giải pháp, chỉ loay hoay công kích đối thủ.
Phần sau của loạt bài, tức Kỳ 3, sẽ xoay quanh sự xuất hiện của bên “Khuyên giải”, những người đang cố mở cho cuộc tranh cãi “phò Trump” - “chống Trump” một lối thoát.
 VKL

No comments:

Post a Comment