Wednesday, December 30, 2020

Vì sao Đại hội Đảng không công khai thông tin nhân sự?

 

Vào dịp Hội nghị TW 13, hay Hội nghị TW 14 mới đây, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận về các dự thảo văn kiện, nhân sự, chương trình và quy chế làm việc của Đại hội XIII, sẽ diễn ra trong năm sau. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục dùng nhãn quan của mô hình dân chủ đa đảng để tuyên truyền về Đại hội XIII, để vừa công kích Đảng Cộng sản, vừa phê phán rằng Đại hội thiếu tính công khai, minh bạch, và lấy cớ đó để kích động rằng hơn 90 triệu dân bị gạt ra bên lề, không được quyết định nhân sự, lãnh đạo hay tham gia vào bầu cử trong Đảng -  nơi đang nắm vận mệnh của mình.

Chẳng hạn mới đây, trên BBC, Phạm Quý Thọ tiếp tục công kích rằng dù nêu khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không công khai “những thông tin về nhân sự được bàn thảo, giới thiệu, thậm chí biểu quyết…” trong Hội nghị Trung ương 14 Khóa XII. Trước đây, ông Thọ và một số gương mặt trí thức liên quan đến Viện IDS cũ cũng từng đòi nhân sự Đại hội công khai tranh cử.




Trước khi đòi hỏi điều này, hẳn các nhà zân chủ Việt lờ tịt đi rằng tháng 08/2020, ngay trước cuộc bầu cử, Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa Mỹ đã được tổ chức kín, phóng viên không được phép tham gia, không ít dân Mỹ cũng quan tâm, hóng hớt, đồn thổi xung quanh việc nay. Nếu giới zân chủ Việt xem đây là chuyện bình thường và thường lấy Mỹ là mô hình quảng bá cho dân chủ, đa nguyên, đa đảng, thì họ cũng không nên ngạc nhiên khi thấy Đảng Cộng sản Việt Nam không công khai nhiều sinh hoạt quan trọng.

Tiếp đến, quyền giám sát “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” đã được áp dụng với không gian sinh hoạt của Nhà nước Việt Nam. Người dân thông qua các vị Đại biểu Quốc hội, HĐND kiến nghị, giám sát, yêu cầu Chính phủ cung cấp và thảo luận thông tin, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình. Còn việc đòi hỏi Đảng Cộng sản từ bỏ các nguyên tắc đã nêu trong Điều lệ của mình, để mở sinh hoạt Đảng cho mọi người dân tham gia, là điều không đúng về mặt lý thuyết và không tưởng về mặt thực tế.

Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và địa chính trị của Việt Nam hiện tại, việc tăng số người tham gia xây dựng các quyết định chính trị quan trọng có giúp tăng chất lượng và tính đại diện của quyết định hay không? Giới zân chủ nên nhìn cái cách mà giới dân chửi người Việt tranh cãi về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, rồi thử suy ngẫm để trả lời câu hỏi đó.

No comments:

Post a Comment