Monday, April 19, 2021

Việt Nam đã “hợp tác” với các Thủ tục đặc biệt của LHQ như thé nào?


Thi thoảng, ta lại thấy truyền thông zân chủ lại loan báo “tin vui” và thổi kèn, đánh trống mỗi khi họ vận động được chuyên gia nào đó trong các Thủ tục đặc biệt của LHQ chất vấn, yêu cầu Việt Nam giải trình về trường hợp nào đó liên uqan bắt giữ, giam giữ, xử lý đám phản động. Nhiều trường hợp, dân mạng Việt này tỏ thái độ bức xúc với mấy vị chuyên gia, báo cáo viên đặc biệt trong các Thủ tục đặc biệt này chỉ mới nghe thông tin một chiều (như kiểu nhận đơn tố cáo) là không hề kiểm tra, xem xét mà bệ nguyên xi vào văn thư đòi Việt nam phải “giải trình”. Cách làm việc quan liêu của cơ chế nhân quyền này khiến nó trở thành noi các đối tượng, tổ chức phản động chống Việt Nam “gõ cửa kêu oan” hàng ngày, rồi sử dụng văn thư chất vấn của cơ chế này để lòe bịp dân chúng rằng, họ đã vấn động được LHQ điều tra, xử lý những vụ việc “vi phạm nhân quyền của Việt Nam”. Thực hư cơ chế nhân quyền này thế nào khiến nó trở nên “nhạy cảm, phức tạp” như vậy?



Các Thủ tục đặc biệt: là hệ thống các chuyên gia của LHQ, hoạt động với tư cách cá nhân và “độc lập”, có nhiệm vụ theo dõi, đưa ra các ý kiến tư vấn và có báo cáo công khai về tình hình nhân quyền theo từng lĩnh vực hoặc tại một số nước cụ thể, nhằm hỗ trợ HĐNQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Cơ chế này đã có từ thời kỳ UBNQ trước đây và được HĐNQ tiếp tục duy trì, song có một số điều chỉnh nhất định, đặc biệt trong việc bổ nhiệm và giám sát hoạt động. Tính đến tháng 9/2020, HĐNQ có 55 thủ tục đặc biệt, gồm: 44 thủ tục theo vấn đề (thematic mandates) và 11 thủ tục về các nước cụ thể (country mandates). Việc thiết lập, gia hạn hoặc chấm dứt một “Thủ tục đặc biệt” phải được thông qua bằng một nghị quyết của HĐNQ. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ có nhiệm vụ trợ giúp các Thủ tục đặc biệt thực hiện nhiệm vụ (cử người giúp việc với tư cách trợ lý, hậu cần và nghiên cứu), phối hợp với đại diện UNDP tại nước sở tại trong các chuyến thăm (country visit)...


Xuất phát từ chính sách hội nhập, tăng cường trao đổi, đối thoại, học hỏi trên lĩnh vực nhân quyền. vừa để quốc tế hiểu góc nhìn, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, vừa để xóa đi những hiểu nhậm, hiểu sai, bị bóp méo các vấn đề này từ các thế lực thù địch, phản động chống Việt Nam lâu nay. Do vậy, chính phủ Việt Nam luôn thể hiện thiện chí với các cơ chế nhân quyền của LHQ, bất kể thực hư đúng sai thế nào.
Cùng với việc chủ động trao đổi, đối thoại với các Thủ tục đặc biệt của HĐNQ, VN còn mời một số Thủ tục đặc biệt vào thăm Việt Nam. Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã đón 5 thủ tục đặc biệt của HĐNQ, gồm Chuyên gia độc lập về nợ nước ngoài (tháng 3/2011), Báo cáo viên đặc biệt về quyền được hưởng thụ những tiêu chuẩn cao nhất có thể về y tế (tháng 12/2011), Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa (tháng 11/2013), Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng (tháng 7/2014), Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực (tháng 11/2017). Hiện, Việt Nam cũng đang chuẩn bị đón Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển vào thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp và sẽ xem xét đón một số Thủ tục đặc biệt khác trong thời gian tới.
Qua các chuyến thăm này, các Thủ tục đặc biệt được tiếp xúc với đại diện các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cá nhân liên quan nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về bảo đảm quyền con người trên những lĩnh vực cụ thể tại Việt Nam. Nhìn chung, các chuyến thăm đã diễn ra thuận lợi; các cuộc trao đổi, làm việc được tiến hành trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Tại phiên báo cáo về chuyến thăm Việt Nam của các Thủ tục đặc biệt ở HĐNQ, hầu hết các Thủ tục đặc biệt đều đánh giá cao tinh thần hợp tác, quyết tâm chính trị, các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện, đồng thời đưa ra những khuyến nghị mang tính xây dựng nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người. Đặc biệt, Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013 rất ấn tượng trước sự đa dạng văn hóa giữa các vùng miền, các nhóm cộng đồng tại Việt Nam; đánh giá cao thành tựu Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm và phát huy quyền văn hóa cho tất cả người dân.
Có thể nói, việc tăng cường đối thoại và đón các Thủ tục đặc biệt của HĐNQ vẫn là một chủ trương đúng đắn, góp phần thể hiện thiện chí hợp tác, đối thoại cởi mở của Việt Nam trong quan hệ với các cơ chế này và tuyên truyền thành tựu, chính sách và nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người thời gian qua.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nghiêm túc trả lời đầy đủ và đúng hạn các kháng thư liên quan đến Việt Nam nhằm phản bác những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam nhận được từ 10 - 15 kháng thư từ các Thủ tục đặc biệt đề nghị làm rõ về các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Trong phần lớn các trường hợp, Việt Nam đã kịp thời cung cấp thông tin, đấu tranh, vận động các thủ tục đặc biệt đóng các hồ sơ này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do có khác biệt về giá trị, cách tiếp cận hoặc do chịu sức ép từ các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế về nhân quyền nên các thủ tục đặc biệt vẫn có kết luận tiêu cực về tình hình Việt Nam.

No comments:

Post a Comment