Sunday, April 18, 2021

Vì sao tổ chức phản động tìm khe cửa chui vào ECOSOC?


Báo chí và dư luận trên mạng Việt Nam thời gian qua đưa nhiều bình phẩm, tin tức về việc các tổ chức phản ododngj, khủng bố, đội lốt nhân quyền hàng chục năm qua đều tìm cách xin tư cách thành viên ở Ủy ban Các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Hội đồng kinh tế xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) -một trong sáu cơ quan chính của LHQ, là diễn đàn hàng đầu về đối thoại và xây dựng chính sách của LHQ trong lĩnh vực phát triển, xã hội và môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững, và là diễn đàn theo dõi, điều phối việc thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển, đặc biệt là các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Từ năm 2004, “Liên minh VN tự do” - FVA - là một chi nhánh của tổ chức khủng bố “Mặt trận thống nhất giải phóng VN” (hay còn gọi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh) bị ECOSOC bác đơn xin tham gia. Được biết, từ năm 2001, FVA liên tục nộp đơn xin quy chế tham vấn với ECOSOC để có thể lợi dụng các diễn đàn tại các cuộc họp và hội nghị của LHQ tiến hành các hoạt động chống VN. Sau thất bại này, Việt tân lập ra các vòi bạch tuộc đội lốt “tổ chức NGO” hay “tổ chức xã hội dân sự” để đâm đơn xin 1 ghế tại ECOSOC như VOICE, RISE mà vẫn chưa được chấp thuận. Tại phiên họp UPR năm 2014 và 2017 của Việt Nam, VOICE xin “tư cách” tham dự và phát biểu tại phiên điều trần UPR Việt nam dưới danh nghĩa NGO khác đã có tư cách tham vấn tại Liên Hiệp quốc như CIVICUS. Vì là đi ké và không có tư cách thành viên riêng, nên đoàn VOICE chỉ có 90 giây ngăn ngủi để bộc bạch, đấu tố Việt Nam về nhân quyền. Rút cuộc, VOICE bị BPSOS và các tổ chức khác dè bỉu là “đánh bóng” và “trình diễn” là chính, hiệu quả thực sự không hề có.
Vậy ECOSOC là cơ chế gì mà Việt tân và các tổ chức phản động lưu vong quyết tâm đeo đuổi như vậy?
Theo Hiến chương LHQ, ECOSOC có những chức năng và quyền hạn chính sau: (1) Thực hiện hoặc đề xuất những nghiên cứu, điều tra, báo cáo và khuyến nghị về các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, và giáo dục, y tế và những vấn đề liên quan khác; (2) Đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tôn trọng và thực hiện quyền con người; (3) Xây dựng các văn kiện và điều ước quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền; (4) Điều phối hoạt động với những tổ chức chuyên môn của LHQ. ECOSOC có các cơ quan trực thuộc quan trọng như:
- Ủy ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status of Women - CSW): có chức năng chuẩn bị các báo cáo và đưa ra các khuyến nghị cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến việc cải thiện các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục; Ủy ban đóng vai trò chính theo dõi việc thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị TG lần thứ 4 về Phụ nữ (Bejing 1995).
- Ủy ban Phát triển Xã hội (Commission for Social Development - CSD): có chức năng tư vấn cho ECOSOC về những chính sách xã hội chung, và đặc biệt về tất cả những vấn đề xã hội mà các tổ chức chuyên môn liên Chính phủ không đề cập đến. Ủy ban còn có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện tiếp kết quả Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội họp tại Copenhagen năm 1995.
- Ủy ban các Tổ chức phi Chính phủ (Committee on Non-Governmental Organisations - CNGO): thẩm tra, xem xét và cấp quy chế tư vấn của ECOSOC cho các NGOs có đơn yêu cầu, giám sát hoạt động của các NGOs có quy chế tư vấn theo quy định của Hội đồng, đưa ra những khuyến nghị về những gì các tổ chức NGO phải trình ECOSOC.
- Diễn đàn Thường trực về các vấn đề Bản địa (Permanent forum on Indigenous Issues): có nhiệm vụ cung cấp khuyến nghị về các vấn đề bản địa cho Hội đồng và thông qua ECOSOC cho các cơ quan của LHQ, các quỹ và chương trình phát triển để nâng cao nhận thức về các vấn đề cùa “Người bản địa”; thúc đẩy việc lồng ghép và phối hợp các hoạt động liên quan đến vấn đề bản địa trong hệ thống của LHQ.
Chính vì vai trò này mà blog Loa Phường từng lý giải nguyên nhân khiến các tổ chức phản động VOICE, RISE, BPSOS …tìm mọi cách xin tư cách tham gia ECOSOC vì 2 lý do:
Thứ nhất, họ muốn tăng thời lượng phát biểu của mình. Ở cuộc họp năm 2017, Đinh Thảo chỉ được phát biểu vỏn vẹn 90 giây, do CIVICUS phải chia cơ hội phát biểu cho các tổ chức khác trong mạng lưới. Trong bối cảnh hiện nay – khi các tổ chức nhân quyền quốc tế đang dồn sự ưu tiên cho những điểm nóng như Myanmar, Hong Kong và Tân Cương – thời lượng phát biểu mà CIVICUS cấp cho VOICE chỉ có thể giảm chứ không thể tăng. Xin ECOSOC cấp vị thế tham vấn là cách nhanh nhất để VOICE duy trì “tiếng nói trước quốc tế” của họ, thứ khiến họ có trọng lượng trong làng dân chửi.
Thứ hai, nếu VOICE và BPSOS được ECOSOC cấp vị thế tham vấn, họ có thể chuyển thành một mạng lưới như CIVICUS, và cấp quyền phát biểu tại Liên Hiệp Quốc cho các tổ chức nhỏ hơn. Nếu tình huống này xảy ra, khuynh hướng tập trung quyền lực trong làng dân chửi sẽ được tăng tốc, khiến quyền lực dồn hết vào tay vài tổ chức được nước ngoài công nhận. Những tổ chức lớn sống bằng tiền tài trợ của nước ngoài (như VOICE, RISE và BPSOS) sẽ áp đảo những tổ chức nhỏ sống bằng tiền quyên góp của cá nhân (như CHTV), và quản lý họ bằng một cơ chế xin-cho.

No comments:

Post a Comment