Sunday, May 24, 2015

Lợi dụng trẻ em biểu tình trái phép, giương khẩu hiệu xấu là vi phạm pháp luật



Nhiều năm nay, các nam nữ rận chủ thường triệt để khai thác những đứa trẻ làm công cụ phản kháng chính quyền, đi biểu tình dúi vào tay chúng những khẩu hiệu xấu, làm lá chắn khi cha mẹ bị lực lượng trị an xử lý, khai thác hình ảnh chúng chầu trực trước đồn công an đòi mẹ…Phản cảm nhất gần đây là gia đình zận oan Maria Thúy Nguyễn lợi dụng những đứa trẻ còn ngơ ngáo dẫm chân lên cờ đỏ, tay giương cờ vàng 3 sọc dịp 30/4 được các trang mạng phản động ca ngợi hết lời.


Bạn trẻ Phích nước nóng mới có bài viết “Lại chuyện nhồi sọ-Làm ơn tha cho mấy đứa trẻ” kể lại những điều mà chính mắt bạn chứng kiến trong những lần đi vạch mặt đám rân chủ biểu tình tha theo những đứa trẻ “Mới đây nhất hôm 14/3 tôi chứng kiến một bé gái được bố mẹ chúng dắt theo đi gây rối, bé hồn nhiên hỏi tôi rồi cười "anh là phóng viên phải không", tôi định trả lời thì JB Nguyễn Hữu Vinh ngăn cản bé, không cho bé tiếp xúc với tôi, chúng bị người lớn kiểm soát và bị bắt phải làm như thế này. Hôm đó bé cầm khẩu hiệu "bè lũ nào đã ép 64 liệt sĩ đỡ đạn cho tàu", vừa đi vừa chửi "Đảng Cộng sản bán nước", trong khi không biết bé có hiểu gì về tổ chức Đảng, về hải chiến Trường Sa hay không ?”

Trước đó, trong các cuộc biểu tình, người ta quá quen thuộc với cảnh Thúy Nga (Trần Thị Nga) tha theo hai đứa con nhỏ, dúi vào tay khẩu hiệu của cuộc biểu tình để chụp ảnh, thậm chí còn đóng kịch cho hai đứa trẻ nằm vỉa hè đêm mưa để tố cáo chính quyền không cho mẹ con chị này về Hà Nội biểu tình. Nhóm No-U còn định trao danh hiệu “Biểu tình viên nhí nhỏ tuổi nhất” nhằm “tôn vinh” bé Tài - đứa trẻ “dũng cảm” đi biểu tình nhiều nhất cùng mẹ nó này!!! 

Hành động này của họ đã vi phạm nghiêm trọng QUYỀN TRẺ EM trong các văn bản nhân quyền quốc tế mà chúng thường rêu rao để vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền. 

Văn bản pháp lý quốc tế phổ biến nhất hiện nay bảo vệ QUYỀN TRẺ EM là “Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em” là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ Hoa KỳSomalia[2], đều đã phê chuẩn công ước này. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết tư vấn vào ngày 20 tháng 11 năm 1989; bản công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 sau khi đã được số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Theo công ước này, trẻ em là người có độ tuổi dưới 18, trừ khi luật pháp ở từng nước cụ thể quy định tuổi thành niên. Luật pháp Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.

Công ước này quy định các quyền sống, quyền dân sự, quyền được phát triển, học tập, quyền được bảo vệ…của trẻ em, trong đó tiêu biểu như Điều 32 quy định “Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất kỳ Công việc gỡ nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em”.

Luật pháp Việt Nam trong hệ thống Luật hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật lao động… đều có chế tài nhằm bảo vệ các quyền căn bản trên của trẻ em, trong đó trực tiếp nhất là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Luật này có các quy định nghiêm cấm các hành vi như cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi ; cản trở việc học tập của trẻ em; áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật vv…Nguyên tắc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là không phân biệt đối xử, dành lợi ích tốt nhất để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, bảo đảm cho trẻ em được sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh. Đồng thời, Luật còn quy định về những việc trẻ em không được làm: tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; sử dụng văn hoá phẩm có nội dung xấu vv...  

Cụ thể hơn trong Điều 10 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tại Chương II quy định cụ thể như hành vi vi phạm Quyền trẻ em, ghi rõ:

“Điều 10. Cản trở việc học tập của trẻ em
1. Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
2. Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật.
3. Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục, phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục.
4. Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
5. Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em.
6. Từ chối tiếp nhận hoặc gây áp lực để cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết tật có khả năng học tập, trẻ em nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ hoặc có cha, mẹ nhiễm HIV được vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp như mẹ con nhà Maria Thúy Nguyễn, cố tình sử dụng những đứa trẻ chưa đủ nhận thức giương khẩu hiệu xấu, giẫm đạp cờ Tổ quốc, sử dụng biểu tượng xâm phạm trật tự công cộng mang dấu hiệu nghiêm trọng hơn, đó là dụ dỗ trẻ em phạm pháp, có dấu hiệu vi phạm tội theo Điều 252 Bộ luật hình sự về “Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp” với khung hình phạt từ 1 đến 10 năm tù tùy theo tính chất, mức độ.
So với pháp luật nhiều nước, Việt Nam vẫn còn quy định mức án, hình phạt chưa đầy đủ, chưa cụ thể và chưa tương xứng với hành vi lợi dụng trẻ em vào hành vi vi phạm pháp luật, không chăm sóc trẻ đầy đủ, gây ảnh hưởng đến phát triển thể chất, nhân cách đứa bé như nhiều nước phương Tây bởi xuất phát từ thực tế đạo lý, cách giáo dục và bảo vệ giá trị gia đình ở Việt Nam. Luật pháp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hành vi xâm phạm đến sự phát triển thể chất, tinh thần của đứa trẻ do bố mẹ chúng gây nên, trong khi với những hành vi tương tự lạm dụng trẻ em này, có thể cha mẹ sẽ bị tước quyền nuôi dưỡng, bị đi tù, và xử lý nghiêm khắc ở pháp luật nhiều nước phương Tây.
Võ Khánh Linh

4 comments:

  1. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan. Vậy mà cha mẹ chúng cho chúng tiếp cận với những điều không tốt đẹp ngay từ nhỏ như vậy. Hãy để cho chúng giống như những đứa trẻ bình thường khác.

    ReplyDelete
  2. Họ còn có lương tri không, nhân tính không? Những đứa trẻ còn quá bé nhỏ để hiểu được cái đúng, cái sai đã bị lôi vào vòng xoáy bất lương của cha mẹ chúng. Chưa nói đến mai này, chúng trở thành những kẻ chống phá nhà nước như cha mẹ chúng đã, đang làm. Tương lai chúng sẽ ra sao khi suốt ngày bị tha lôi đi biểu tình khắp nơi khắp chốn, xa trường lớp, bạn bè

    ReplyDelete
  3. Người ta nói: Hỗ dữ không ăn thịt con. Vậy mà còn những kẻ như con mụ Thúy Nguyễn này. Nhìn những đứa trẻ tội nghiệp này mà lòng quặn lại. Có đáng không khi chỉ vài đồng bạc, vài lời hứa xuông mà đánh mất tương lai của chúng. Đừng vì đời cha ăn mặn mà để đời con khát nước

    ReplyDelete
  4. Đúng là táng tận lương tâm. Người ta chỉ có dốc hết sức lực để nuôi dạy con khôn lớn, chấp nhận hi sinh hết thảy để đem lại những gì tốt nhất cho con. Thế mà con mụ Thúy Nguyễn này nỡ lòng đem những đứa trẻ này ra làm công cụ kiếm tiền phục vụ nhu cầu ăn tiêu chơi bời của ả

    ReplyDelete