Tuesday, March 13, 2018

Phạm Đoan Trang đã thừa nhận thua cuộc?


 Ngày 11 tháng 3 năm 2018, cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang đăng lên trang Facebook cá nhân một bài viết mang tên “Họ còn muốn gì nữa?” (1). Trong bài, bằng một giọng dài dòng và sướt mướt, bà Trang giải thích vì sao mình phải “lẩn trốn” khỏi nơi thường trú, để liên tục di chuyển từ vùng này sang vùng khác trong suốt hơn 6 tháng qua. Trang cho biết nếu ở nhà, bà sẽ bị công an chặn không cho đến các cuộc biểu tình, gặp gỡ quan trọng, và bị cắt Internet một cách thường xuyên, trong khi bà không thể sống thiếu những thứ này.



Nếu tinh ý, độc giả sẽ thấy lời ca cẩm của bà Trang có nhiều điểm không hợp lý, trái ngược với hình tượng mà bà này đang cất công tô vẽ:

Thứ nhất, việc bà Trang bị cắt Internet không thể là một vấn đề quá nghiêm trọng, như lời bà mô tả. Nếu bị cắt mạng liên tục, bà đã không thể liên tục đăng lên Facebook những bài viết công kích chính quyền và ảnh tự sướng với đàn guitar. Mặt khác, nếu bị cắt mạng, bà hoàn toàn có thể chuyển sang dùng 3G. Như vậy, chuyện cắt mạng Internet chỉ là một cái cớ mà bà Trang tung ra để mua chuộc lòng thương cảm của độc giả về việc mình bị "truy sát", tìm kiếm câu chữ đồng cảm trong việc thóa mạ công an - đối tượng mà bà Trang từng thổ lộ, bà đã rất kỳ công trong việc lôi kéo họ.

Thứ hai, việc bà Trang không sống được nếu không được đi biểu tình, tụ tập và dùng Internet hoàn toàn mâu thuẫn với hình tượng người nghệ sĩ lãng tử, phớt đời, yêu âm nhạc hơn chính trị mà bà đã kỳ công tô vẽ cho bản thân mình. Nếu bà Trang thật sự giống với hình tượng này, thì mỗi lần bị cắt Internet hoặc chặn cửa, bà chỉ việc thản nhiên ngồi nghe nhạc, chơi đàn là đủ. Qua việc bà không thưởng thức âm nhạc khi được các anh chị công an tạo điều kiện, mà chỉ lồng lộn viết bài than phân trách thận hoặc chửi nhà nước, có thể thấy hình tượng lãng tử đó chỉ là một lớp vỏ bọc giả dối, để bà che giấu bản chất đầy tham sân si của mình mà thôi.

Thứ ba, trong suốt bài viết, bà Trang liên tục đổ lỗi cho công an, và cho rằng công an là nguồn gốc của mọi khổ cực, vất vả mà bà đang phải chịu đựng. Khi làm thế, bà đã cố tình che đậy một thực tế rằng lực lượng công an chỉ làm nhiệm vụ thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia. Trong khi đó, bà có thể đã vi phạm pháp luật và đe dọa an ninh quốc gia, khi tuyên bố rằng mình muốn “xóa bỏ nhà nước” hiện tại của Việt Nam. Như vậy, lực lượng công an chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình, còn chính bà Trang đã chọn cuộc sống mà bà đang phải chịu đựng.

Cần lưu ý rằng trong bài, sau khi than thân trách phận, Phạm Đoan Trang đã viết một đoạn như sau:

Tuy nhiên, dù sao cũng phải nói rằng: Đây đúng là một cuộc chiến, nhưng nó... bất bình đẳng quá. Giá như đó là một cuộc cạnh tranh chính trị bình đẳng, bằng lá phiếu chẳng hạn, thông qua bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm đẹp cho cả hai bên.
Còn cuộc chiến giữa một bên là cả bộ máy độc đảng với hàng trăm ngàn công an, hàng ngàn tổ chức ngoại vi "cánh tay nối dài", quyền lực vô đối trong tiếp cận ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính, sở hữu và kiểm soát chặt chẽ cả ngàn tờ báo, hàng chục kênh truyền hình-phát thanh, chưa kể không gian mạng, rồi viện kiểm sát của công an, toà án công an trị, nhà tù của công an... với một bên là vài cá nhân tay không tấc sắt, đi khỏi nhà còn chẳng được, hơi một tí là lại bị xách cổ về đồn... Cuộc chiến ấy chẳng quân tử vẻ vang gì cho bên thắng cuộc, nhỉ?

Trong đoạn trích trên, Phạm Đoan Trang đã thừa nhận hai chuyện.

Thứ nhất, bà thừa nhận rằng bà đang ở trong một “cuộc chiến” để giành quyền lực chính trị. Bà thừa nhận rằng bà muốn tranh quyền với đảng Cộng sản Việt Nam thông qua “một cuộc cạnh tranh chính trị bình đẳng”, chẳng hạn như bằng lá phiếu. Đây là một điểm mới, vì từ trước tới nay, Đoan Trang luôn vờ vịt rằng mình chỉ đấu tranh cho các quyền con người cơ bản, như một nhà từ thiện đang làm ơn làm phước cho người dân Việt Nam, chứ chưa từng dám thú thực rằng mình muốn lên cầm quyền. Ngay mới đây, bà Trang còn khoe rằng sau khi thể chế thay đổi, bà sẽ không tham quyền cố vị làm chính trị tiếp, mà lui về hành nghề đàn hát ở các quán bar. Xem ra đến lúc cùng đường, những tham vọng và nỗi ám ảnh lớn nhất của người ta mới lộ ra cho chính họ và người khác thấy.

Thứ hai, bà Trang thừa nhận rằng bà và đồng đảng là bên thua cuộc. Về việc này, tôi hoàn toàn đồng ý với bà Trang, và không dám có ý gì khác. Bà đã thua, thua một cách hổ nhục, và không hề đáng thương hại.

Nhưng vì sao bà Đoan Trang phải thừa nhận thua cuộc của mình - điều rất cấm kị với kẻ đấu tranh chính trị đang tạo vỏ bọc được "nhân dân" ủng hộ?

Thứ nhất, khi bị dồn đến bước đường cùng để bộc lộ bản chất thật, tất cả những gì mà bà Trang nghĩ đến là nỗi khổ của bản thân mình, và những thâm thù giữa bà và chế độ. Và bà đem nổi khổ, cùng mối thù cá nhân này ra để vận động dư luận ủng hộ mình, thay vì tiếp tục viện dẫn một rổ những “giá trị tốt đẹp” ở trên mây mà bà từng nhân danh hồi trước. Qua chi tiết này, có thể thấy khi tham gia “cuộc chiến”, bà Trang chỉ bị thúc đẩy bởi dục vọng và hận thù của cá nhân mình mà thôi. Những người như vậy thì tốt nhất là không thắng.

Thứ hai, bà thừa nhận rằng bên phe bà chỉ có “vài cá nhân”, nên phải trải qua một “cuộc chiến không cân sức” với chế độ hiện hành. Sau khi đọc bài này, tôi hiểu vì sao số người theo bà lại ít như vậy.

Là một người đọc báo, tôi thấy bài của bà không cung cấp được cho tôi một thông tin mới nào, ngoài chuyện bà thừa nhận rằng mình đã thua.

Là một người dân, tôi thấy bà không đưa ra giải pháp cho bất cứ vấn đề có thật nào mà tôi và đất nước đang gặp phải. Thay vào đó, bà chỉ kể lể chuyện đời mình để mong tôi thương hại, dù những vấn đề mà bà gặp phải hoàn toàn xuất phát từ lựa chọn cá nhân. Cử tri không phải là nhà từ thiện, vì thế đừng đòi hỏi họ thương hại mà bỏ phiếu cho bà.

Nói đến đây, tôi mới nhớ rằng Đoan Trang chưa từng ứng cử làm đại biểu Quốc hội một lần nào, dù đã được ông Nguyễn Quang A kêu gọi. Từ đầu đến cuối, bà chỉ tìm cách hô hào đám đông làm cách mạng đường phố. Như vậy, ước muốn của bà về cuộc bầu cử cũng chỉ là một sự tự dối khác mà thôi.
Nếu bà không đồng ý với câu vừa rồi của tôi, hãy tự nghĩ xem nếu có bầu cử tự do bây giờ, thì bà sẽ gom được bao nhiêu lá phiếu.

Tóm lại, bà Phạm Đoan Trang không có chút giá trị gì đối với người dân chúng tôi, dù dưới tư cách một phóng viên hay một người làm chính trị. Nên thay vì kêu gọi chúng tôi rủ lòng thương mà tham gia “cuộc chiến” cùng bà, bà nên ngồi nhìn lại xem mình đang chiến đấu vì cái gì, và có thật là bà có điểm nào khá hơn những người mà bà đang chống lại.
  Võ Khánh Linh

Chú thích:


1 comment:

  1. Tôi nghĩ rằng Đoan Trang là dạng ảo tưởng. Có thể xếp cô ta vào dạng bị bệnh tâm thần khá nặng. Ví dụ, cô ta tự sướng đưa lên mạng, luôn nghĩ mình là siêu nhân, ... Vì vậy không nên phê phán cô ta mà nên đưa vào bệnh viện tâm thần để điều trị.

    ReplyDelete