Saturday, June 27, 2020

Cảnh lệ thuộc, bấp bênh của phong trào dân chửi qua một cuộc phỏng vấn của BBC



Ngày 10/06/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức một hội nghị báo cáo viên cấp trung ương, trong đó đại diện của Hội đồng Lý luận Trung ương đã có báo cáo chuyên đề về những điểm được cho là mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, sẽ diễn ra vào năm tới.

Nhân đó, ngày 14/06, BBC đã phỏng vấn Nguyễn Quang A, Lê Văn Sinh, Mai Thanh Sơn và Song Chi về sự kiện này. Các câu hỏi phỏng vấn cho thấy BBC tập trung khai thác một vấn đề, là Đại hội XIII có gì đổi mới không hay vẫn như cũ. Những người được phỏng vấn đều cho rằng cho rằng , văn kiện không có gì mới vì vẫn giữ tư tưởng, chế độ cũ, rồi viện vào đó để kêu gọi phải đổi mới chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng mới là đổi mới. Ông Nguyễn Quang A viết rằng đổi mới chính trị sẽ không dẫn đến “loạn 12 sứ quân” như ông Phùng Hữu Phú lo ngại trong hội nghị, tuy nhiên không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh điều đó.
Rồi họ tập trung nhận định đến cơ hội để “đổi mới chính trị” ở Việt Nam có thể đến từ những nhân tố như: Dân đòi Nhà nước thay đổi và Nhà nước buộc phải thỏa hiệp với dân trong tình huống “Đổi mới hay là chết”; từ các hợp tác CPTPP, EVFTA mang đến các ràng buộc về nhân quyền, buộc Nhà nước VN phải thay đổi; từ việc khuynh hướng thoát Trung sau dịch bệnh CoVid-19 và TQ đa đảng
Rồi họ bàn đến thách thức, khó khăn cho cơ hội “đổi mới chính trị” trên, họ đưa ra một số “thách thức” kiểu như: Nhà nước tiếp tục áp ý thức hệ hiện nay lên dân, Mỹ có chính sách đối ngoại thiếu nhất quán hay nguy cơ chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng...
Từ bàn luận của nhóm các “nhà dân chủ” này, ta thấy rõ:
Thứ nhất, những người được phỏng vấn đang đặt ra ít nhất 3 kịch bản đổi mới chính trị: (1) Việt Nam thay đổi dần dần do tương tác qua lại giữa Nhà nước, người dân và các nước đa đảng; (2) Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế dẫn đến thay đổi đột ngột; (3) Trung Quốc chuyển sang đa đảng hoặc sụp đổ, dẫn đến thay đổi ở Việt Nam.
Thứ hai, họ đánh đồng vấn đề đổi mới chính trị với vấn đề theo Mỹ - thoát Trung. Họ cho rằng các biến động quốc tế sẽ chi phối khả năng đổi mới chính trị.
Chính sách đối ngoại thiếu nhất quán của Mỹ và nguy cơ chiến tranh có lẽ là 2 trong nhiều lý do khiến trong thời gian gần đây, lượng cá nhân chống đối tin vào kịch bản số (2) và (3) đang gia tăng so với lượng cá nhân tin vào kịch bản số (1).
Bức tranh trên phản ánh một thực tế: các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đang quá lệ thuộc vào nước ngoài. Phong trào mà họ tạo ra thì không khác gì một canh bạc, do lệ thuộc vào những biến động thất thường của tình hình chính trị quốc tế. Họ cũng đang phải đối mặt với một vấn đề nội bộ, là sự gia tăng của khuynh hướng phá hoại nơi những nhà dân chửi mong Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế hoặc chiến tranh.
Như vậy, dù các nhà dân chửi nói gì về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì mặt trời cũng đang không tỏa sáng trên đầu họ.
Võ Khánh Linh

1 comment:

  1. Đài BBC phỏng vấn những kẻ luôn luôn muốn xóa bỏ chính quyền cộng sản VIỆT NAM bằng kịch bản :đa đảng,đa nguyên thoát TRUNG cặp MỸ.Đó cũng chính là sự cổ động cho những kẻ đã đi ngược lại nhu cầu cần thiết của người dân VIỆT NAM về một xã hội bình ổn .Và như vậy từ trước đến nay kể cả sau này dù có thế nào BBC cũng vẫn là một hãng truyền thông chống phá VN nhưng luôn luôn thất bại

    ReplyDelete