Wednesday, July 14, 2021

Khôi hài khi Mỹ chống buôn người hạng "number 1" ?

 

Mới đây , Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra Báo cáo về buôn người trên thế giới năm 2021 (TIP 2021), trong đó xếp hạng các quốc gia vào hạng 1,2 và 3 tùy theo tình hình tội phạm và kết quả công tác phòng chống tội phạm buôn người. Mục tiêu báo cáo này được Mỹ công bố là “Mỹ đang nỗ lực xóa bỏ nạn buôn người ở Mỹ và trên toàn thế giới” và “công bố dữ liệu tổng hợp về tình trạng buôn bán người ở nhiều quốc gia khác nhau bao gồm cả Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn của Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người năm 2000”. Trong đó để được xếp hạng 1 thì Chính phủ đó đáp ứng được 4 tiêu chuẩn được liệt kê trong phần 108 của Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người và Bạo lực năm 2000 là:



(1) Chính phủ của đất nước cần nghiêm cấm các hình thức buôn bán người nghiêm trọng và trừng phạt các hành vi buôn bán như vậy.

(2) Đối với việc thực hiện bất kỳ hành vi buôn bán tình dục nào liên quan đến vũ lực, lừa đảo, ép buộc, hoặc trong đó nạn nhân của buôn bán tình dục là trẻ em không có khả năng đưa ra sự đồng ý có ý nghĩa, hoặc buôn bán bao gồm cưỡng hiếp hoặc bắt cóc hoặc gây ra cái chết , chính phủ nước này nên quy định hình phạt tương xứng với tội phạm nghiêm trọng, chẳng hạn như cưỡng bức tấn công tình dục.

(3) Để biết rõ hành vi buôn bán người có hành vi nghiêm trọng, chính phủ nước này cần quy định hình phạt đủ nghiêm khắc để răn đe và phản ánh đầy đủ tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

(4) Chính phủ nước này cần nỗ lực nghiêm túc và bền vững để loại bỏ các hình thức buôn bán người nghiêm trọng.

Khái niệm về hành vi buôn người được Mỹ định nghĩa là hình thức nô lệ hiện đại bất hợp pháp (bao gồm cả trẻ vị thành niên) để cưỡng bức lao động hoặc bóc lột tình dục. Các hoạt động buôn người được định nghĩa bao gồm tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người bằng các biện pháp ép buộc, bắt cóc, lừa đảo, lừa dối hoặc lạm dụng quyền lực của một vị trí dễ bị tổn thương nhằm mục đích lợi dụng. 

Chỉ cần google về tình trạng “human trafficking” ở Mỹ sẽ cho ta thấy vô vàn báo cáo, dữ liệu phản ánh tình trạng tội phạm buôn người khủng khiếp ở các bang nước này, nhất là tại các trung tâm du lịch của Hoa Kỳ, đặc biệt là California, Texas và Georgia. Đây được xem như là một trong các "đầu ra" của các đường dây buôn người trên khắp thế giới, hay hiểu theo một cách khác, đây là tập trung các khách hàng, là nguồn "Cầu" không ngừng gia tăng mà các nguồn "Cung" là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển phải đáp ứng. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ước tính rằng mỗi năm có khoảng 35.500 đến 175.500 "nô lệ" được "nhập" bất hợp pháp vào nước này, trong số ấy có thể có những người Việt. Riêng về thực trạng buôn người khổng lồ này đã đủ thấy, việc Văn phòng Giám sát và Chống buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tự xếp quốc gia này vào "Bậc 1" hàng năm - tức là quốc gia tích cực và hiệu quả trong chống buôn người, không khác nào "Mèo khen mèo dài đuôi".

Ngay tại quốc gia "Bậc 1" trong ngăn ngừa nạn buôn người này, không chỉ nạn buôn người vẫn ngang nhiên diễn ra mà số liệu bị thống kê không chính xác. Những con số vừa kể trên không trùng khớp với số liệu "khiêm tốn" của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (khoảng 14.500 đến 17.500 mỗi năm). Thậm chí, số nạn nhân được xác định (hoặc những kẻ buôn người bị kết án) ít hơn nhiều so với ước tính chính thức (của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ). Một phân tích gần đây của Cục Thống kê Bộ Tư pháp cho thấy có khoảng cách giữa số nạn nhân được yêu cầu bồi thường và số trường hợp được xác nhận là nạn nhân.

Với tình trạng khủng khiếp cùng với sự kém minh bạch và chính xác về số liệu ngay tại thị trường buôn người sôi động hạng nhất này – nơi được xác định như thiên đường ăn chơi, tức nguồn Cầu thì làm sao nạn buôn người trên quốc tế có thể được giải quyết triệt để.

Dư luận cho rằng, thay vì đầu tư báo cáo tốn kém nhằm đưa ra cáo buộc và đánh giá thấp các quốc gia khác đang nỗ lực để hạn chế nạn buôn người, Mỹ nên tập trung triệt hạ các đường dây buôn người tại chính nước mình nhằm chặt đứt nguồn Cầu sẽ hữu ích cho nhân loại hơn là cố đổ trách nhiệm lên nguồn Cung là các nhánh chân rết tại các nước đang và kém phát triển.

 

No comments:

Post a Comment