Vốn là nhà báo
trẻ bươn trải qua nhiều tờ báo, truyền hình khác nhau nhưng vẫn chìm nghỉm trong
làng báo chính thống “lương ít việc nhiều lại vô danh” khiến Đoan Trang quyết
định chạy theo Trịnh Hội với hy vọng trở thành “thủ lĩnh đối lập” khi chế độ
hiện nay sụp đổ. Học tập cần cù ở khắp các tổ chức huấn luyện “cách mạng màu”
của Mỹ và phương Tây trong 2 năm, về nước, Đoan Trang đem lý thuyết khai triển
hết “cách mạng xanh” (phong trào biểu tình phản đối dự án thay thế cây xanh Thủ
đô), cách mạng dù vàng (hưởng ứng biểu tình Hồng Kong), cách mạng cá (lợi dụng
vụ Formosa), nuôi dưỡng điểm nóng Đồng Tâm với “cách mạng quyền đất đai”, gây
dựng phong trào Hiến chương 2015 (bê mô hình Hiến chương 77 của Ba Lan vào Việt
Nam”,…đều lần lượt thất bại. Đoan Trang quay về lãnh địa của mình, cùng với
Trịnh Hữu Long và nhóm VOICE nuôi hy vọng xây dựng “hệ thống báo chí độc lập,
chuyên nghiệp” riêng cho Việt Nam nằm dưới quyền kiểm soát của Luật Khoa tạp
chí.
Còn nhớ ngày 09/06/2019, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang
viết một bài trên Luật khoa Tạp chí, trong đó họ vừa lấy danh nghĩa “chúc mừng
sinh nhật trang Bauxite Việt Nam”, vừa đề xuất 3 “giải pháp xây dựng một nền
báo chí độc lập, chuyên nghiệp và chất lượng cao”, nhân việc một số bài “đặc
san” mô tả BVN như một “tờ báo độc lập”.
Cụ thể, trong giải pháp thứ nhất, họ đề xuất xây dựng một
“quỹ hỗ trợ khởi nghiệp báo chí”, mỗi năm chi 250 – 300 nghìn USD để cho ra đời
10 tờ báo “độc lập”. Từ năm thứ hai, các tờ báo sẽ tự gây quỹ từ các nguồn khác
nhau, quỹ có thể tiếp tục hỗ trợ nếu cần thiết.
Giải pháp thứ hai là “xây dựng một cơ chế đào tạo nhà báo
mới”, trong đó họ sẽ xây dựng một khóa đào tạo báo chí online. Nội dung của
khóa học bao gồm “kiến thức về chính trị, pháp luật, môi trường”, kỹ năng viết
báo và quản lý tòa báo.
Giải pháp thứ ba là xây dựng mạng lưới nhà báo mới, dạng
“nghiệp đoàn báo chí”.
Lập tức, ông Nguyễn Quang A đã công khai ủng hộ đề xuất của
Trang và Long, khi comment trong bài trên fanpage Luật khoa Tạp chí rằng: “Rất
đồng tình với 2 bạn. Mình sẵn sàng tích cực vận động lập Quỹ và thuyết phục các
nhà báo chính thống sang làm báo chuyên nghiệp thật sự”.
Tuy nhiên, tham vọng cuối cùng này của Đoan Trang nhanh
chóng sụp đổ cùng dự án Nhà xuất bản Tự do tồn tại song song với Luật Khoa tạp
chí. Cuộc đại chiến giữa Đoan Trang với kẻ đồng sáng lập NXB Tự do Nguyễn
Phương Hoa - từng là đồng bọn cùng ăn ngủ ở với nhau nhiều năm. Trang tố Hoa ăn
chặn tiền quỹ, vụ lợi, đấu tranh zân chủ vì tiền thì Hoa bóc mẽ Trang giả dối,
lừa đảo các tổ chức nước ngoài lấy tiền phung phí sinh hoạt và các hoạt động
đánh bóng tên tuổi cá nhân. Sự bóc mẽ, chụp mũ lẫn nhau giữa hai chị cả của
làng zân chủ khiến cả cái làng này nhốn nháo, thất vọng, đồng nghĩa sụp đỏ mọi
tham vọng của Đoan Trang.
Còn nhớ, thời điểm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long tung ra ý
tưởng “xây dựng một nền báo chí độc lập, chuyên nghiệp và chất lượng cao” cũng
như gây dựng “quỹ hỗ trợ khởi nghiệp báo chí”, một blogger đã phân tính và đưa
ra 3 lập luận phủ nhận tính khả thi của tham vọng này
Thứ nhất, những tờ báo mà Đoan Trang tạo ra không sống bằng
tiền của độc giả, mà sống bằng các nguồn quỹ từ nước ngoài. Chúng không phải là
những “tờ báo độc lập”, chúng lệ thuộc vào nguồn quỹ. Khi nhà tài trợ gây áp
lực, chúng sẽ trở thành công cụ tuyên truyền của nhà tài trợ, thay vì phục vụ
nhu cầu thông tin của độc giả Việt Nam.
Thứ hai, bà Trang không đủ trình độ và tư cách để xây dựng
một khóa đào tạo báo chí online. Trong các bài viết từ năm 2015 đến nay, bà đã
liên tục vi phạm các tiêu chuẩn của phương Tây về nghiệp vụ báo chí. Chẳng hạn,
trong khi phương Tây coi nhiệm vụ đầu tiên của báo chí là đưa tin chính xác và
đầy đủ, Đoan Trang thường xuyên cổ vũ những nguồn tin giả mạo, như lần bà ca
ngợi fanpage giả mạo Ban Tuyên giáo Việt Nam. Trong khi phương Tây quan niệm
rằng báo chí phải công bằng, Đoan Trang chưa bao giờ thừa nhận thành tựu và
năng lực của các quan chức trong Chính phủ, cũng như chưa bao giờ phản ánh đủ
thứ tệ nạn đã và đang hiện diện trong giới “đấu tranh” – từ buôn ma túy, mại
dâm, hiếp dâm, cho đến biển thủ công quỹ… Trong các bài viết của Trang, đã làm
công chức Nhà nước thì phải độc ác, nham hiểm, hèn nhát, vô dụng; còn đã làm
“nhà hoạt động” thì phải “yêu nước”, “tài năng”, “đa cảm”, xứng đáng “anh
hùng”, “anh thư”… Nói một cách công bằng, Phạm Đoan Trang có văn phong giống
các “Hồng Vệ Binh” thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, hơn là giống văn phong
chuẩn mực của báo chí Anh – Mỹ.
Thứ ba, hiện truyền thông “lề trái” vẫn lệ thuộc vào thông
tin thứ cấp từ báo chí “lề phải”, chứ chưa có khả năng tự chủ về nguồn tin. Họ
chỉ có khả năng phỏng vấn các nhóm “dân oan”, các nhóm tôn giáo không được công
nhận, và các nhóm “cờ vàng” – tức những nhóm người cùng “phe” với họ, và cung
cấp một phần rất nhỏ thông tin về xã hội. Nếu tình trạng này còn kéo dài,
truyền thông “lề trái” sẽ chỉ tồn tại để phụ họa, lấp khoảng trống cho “lề
phải”, chứ không có khả năng thay thế “lề phải” như tham vọng của bà Trang.
Có lẽ 3 vướng mắc vừa nêu đều xuất phát từ 1 lý do: Phạm
Đoan Trang viết báo để tuyên truyền cho phe cánh chính trị của mình, thay vì để
cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, đa chiều cho độc giả”
Cho dù Đoan Trang hay nhiều thủ lĩnh zân chủ như Nguyễn
Quang A, Phạm Chí Dũng đều thất bại từ trong trứng nước về ảo tưởng “xây dựng một
nền báo chí độc lập, chuyên nghiệp và chất lượng cao”, vừa mới manh nha nội bộ
đã đánh nhau tan hoang, nhưng nếu như có nỗ lực làm thật thì nhìn vào năng lực,
hành xử, nhân cách của những kẻ khởi xướng thì 3 vướng mắc nói trên đủ thấy, họ
không có đủ tư cách để mơ mộng viển vông đó!
No comments:
Post a Comment