Wednesday, December 30, 2020

Vì sao Đại hội Đảng không công khai thông tin nhân sự?

 

Vào dịp Hội nghị TW 13, hay Hội nghị TW 14 mới đây, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận về các dự thảo văn kiện, nhân sự, chương trình và quy chế làm việc của Đại hội XIII, sẽ diễn ra trong năm sau. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục dùng nhãn quan của mô hình dân chủ đa đảng để tuyên truyền về Đại hội XIII, để vừa công kích Đảng Cộng sản, vừa phê phán rằng Đại hội thiếu tính công khai, minh bạch, và lấy cớ đó để kích động rằng hơn 90 triệu dân bị gạt ra bên lề, không được quyết định nhân sự, lãnh đạo hay tham gia vào bầu cử trong Đảng -  nơi đang nắm vận mệnh của mình.

Chẳng hạn mới đây, trên BBC, Phạm Quý Thọ tiếp tục công kích rằng dù nêu khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không công khai “những thông tin về nhân sự được bàn thảo, giới thiệu, thậm chí biểu quyết…” trong Hội nghị Trung ương 14 Khóa XII. Trước đây, ông Thọ và một số gương mặt trí thức liên quan đến Viện IDS cũ cũng từng đòi nhân sự Đại hội công khai tranh cử.




Trước khi đòi hỏi điều này, hẳn các nhà zân chủ Việt lờ tịt đi rằng tháng 08/2020, ngay trước cuộc bầu cử, Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa Mỹ đã được tổ chức kín, phóng viên không được phép tham gia, không ít dân Mỹ cũng quan tâm, hóng hớt, đồn thổi xung quanh việc nay. Nếu giới zân chủ Việt xem đây là chuyện bình thường và thường lấy Mỹ là mô hình quảng bá cho dân chủ, đa nguyên, đa đảng, thì họ cũng không nên ngạc nhiên khi thấy Đảng Cộng sản Việt Nam không công khai nhiều sinh hoạt quan trọng.

Tiếp đến, quyền giám sát “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” đã được áp dụng với không gian sinh hoạt của Nhà nước Việt Nam. Người dân thông qua các vị Đại biểu Quốc hội, HĐND kiến nghị, giám sát, yêu cầu Chính phủ cung cấp và thảo luận thông tin, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình. Còn việc đòi hỏi Đảng Cộng sản từ bỏ các nguyên tắc đã nêu trong Điều lệ của mình, để mở sinh hoạt Đảng cho mọi người dân tham gia, là điều không đúng về mặt lý thuyết và không tưởng về mặt thực tế.

Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và địa chính trị của Việt Nam hiện tại, việc tăng số người tham gia xây dựng các quyết định chính trị quan trọng có giúp tăng chất lượng và tính đại diện của quyết định hay không? Giới zân chủ nên nhìn cái cách mà giới dân chửi người Việt tranh cãi về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, rồi thử suy ngẫm để trả lời câu hỏi đó.

Vì sao các thế lực chống phá tập trung bôi nhọ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 


Không chỉ đến những ngày chuẩn bị Đại hội Đảng vừa qua, Việt tân và các cây viết chống phá Đảng CSVN rất tích cực nhằm vào bôi nhọ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bất cứ câu nói, câu phát biểu hay sự kiện nào liên quan đến ông Nguyễn Phú Trọng đều bị chúng săm xoi, bóp méo, đánh lạc bản chất.



Chẳng hạn, họ nhai đi nhai lại “thông điệp” rằng, Tổng Bí thư đã không dám công khai tài sản của mình, rồi đơm đặt, dựng chuyện bôi nhọ ông. Tuy nhiên, trong thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kê khai tài sản với Quốc hội vào tháng 10/2018, khi được bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Sau  khi đọc bản kê khai tài sản của ông Trọng, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhận xét: "Bản kê khai cho thấy mức lương của ông không cao, tiền tiết kiệm và tài sản cũng không nhiều. Ngoài căn nhà công vụ theo quy định của Đảng và Nhà nước, ông có hơn 300 m2 đất ở quê do ông bà tổ tiên để lại".

Mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, “Nếu để suy thoái mà mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ đổ xuống sông, xuống bể” bóp méo công cuộc chống tham nhũng trong Đảng là để diệt trừ phe phái, là để ông Trọng giữ ghế… Ai cũng đều hiểu rõ, ý trên Tổng Bí thư Trọng muốn nói rằng cần giữ Đảng, chứ không nói rằng cần tiếp tục để ông tại chức.

Có thể nói, họ luôn nhắm vào công kích , bôi nhọ cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đang “tham quyền cố vị”, là không muốn rời các chức vụ của mình, đấu tranh chống tham nhũng là để củng cố phe cánh trong Đảng, là xử lý các cá nhân nọ kia cũng đều nhằm mục tiêu này, chứ không thực chất và không có khả năng chống được tham nhũng trừ khi thay đổi thể chế chính trị…

Bằng những thành công to lớn trong cuộc chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, chiến dịch đốt lò khiến nhân dân và đảng viên dành tín nhiệm đặc biệt cũng như hy vọng ông tiếp tục giữ sức khỏe để làm trong sạch Đảng, giúp Đảng mạnh lên, an ninh giữ vững, kinh tế phát triển, đưa đất nước vượt qua mọi thiên tai địch họa. Thực tiễn thành quả cả về kinh tế, chính trị, đối ngoại, xã hội thời gian qua khiến úy tín Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng bí thư lên rất cao. Dễ hiểu các thế lực chống phá Nhà nước càng điên cuồng chống phá, bôi nhọ cá nhân Tổng Bí thư là rất dễ hiểu.

Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong Hội nghị tổng kết công tác chống tham nhũng, kẻ địch càng chống phá, càng xuyên tạc công cuộc chống tham nhũng này càng chứng tỏ ta làm đúng, làm tốt. Sự cay cú, hận thù, dối trá…không thể làm nên chiến thắng. Những kẻ đội lốt đấu tranh dân chủ càng “đấu tranh dân chủ” bằng cách này, càng khiến người dân nhận rõ bản chất và chúng ngày càng cô đơn hơn mà thôi.

Phạm Đoan Trang và những “nhà báo hai mặt”?

 


Mới đây, báo Nhân dân đã có bài viết vạch trần bản chất “hai mặt” của Phạm Đoan Trang và một số kẻ đã, đang là nhà báo nhưng bẻ cong ngòi bút, trở thành công cụ trong tay các tổ chức phản động, chống phá đất nước hoặc bị đồng tiền chi phối.



Bài báo cho biết, tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm điều sai trái, cố tình phát ngôn bừa bãi đi ngược quan điểm, đường lối của Ðảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thậm chí lôi kéo, kích động hành vi chống phá đất nước,… đã gây bức xúc trong dư luận. Bản thân Phạm Đoan Trang có thời gian từng là nhà báo làm việc tại một số cơ quan báo chí, nhưng kể từ khi sa chân vào các hội nhóm chống đối, bị đám tay chân Việt Tân lôi kéo đã dần dần lún sâu, trượt dài để trở thành trường hợp cá biệt, bị dư luận nhận diện, coi là "nhà báo hai mặt".

Bài báo đã cảnh tỉnh những kẻ đã đang làm báo hoặc mạo danh, hoặc tự xưng "nhà báo tự do", "nhà báo độc lập", "nhà báo công dân" mà cái gọi là "hoạt động báo chí của họ" xong bản chất là chuyên sản xuất ra thông tin sai trái, gia tăng mức độ kích động với giọng điệu chống phá vừa hung hãn, vừa táo tợn. Bài báo không nói ra nhưng ta có thể dễ dàng kể ra đó là số cốt cán, cầm đầu Hội Nhà báo độc lập mà 3 kẻ cầm đầu (Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn) đã bị bắt, sắp đưa ra tòa về hành vi “sản xuất” ra hàng ngàn bài viết nói xấu, xuyên tạc chính quyền, vu khống, dựng chuyện bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng các thông tin đơm đặt, bằng thuyết âm mưu hoang đường, bằng thủ pháp bình luận thời sự…Mới đây nhất là thành viên nhóm Báo Sách, từng là phóng viên tên Trương CHâu Hữu Danh cũng bị xử lý về hành vi lợi dụng quyền tự do cá nhân xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ lâu dân mạng vô cùng bức xúc trước sự lộng hành của Danh và đồng bọn toàn là phóng viên, nhà báo nhưng hành xử giang hồ, tống tiền, tạo sóng đe dọa các doanh nghiệp.

Bài báo cảnh báo hiện tượng số "nhà báo hai mặt" này không giấu giếm thủ đoạn xấu xa của họ là khi có sự kiện, vấn đề, hiện tượng mới nảy sinh (nhất là các sự kiện, vấn đề, hiện tượng liên quan hạn chế, bất cập, yếu kém tại một số tổ chức cơ sở đảng, công tác cán bộ nói chung, công tác nhân sự nói riêng…) thì lập tức kết bè, bắt tay, cấu kết với nhau để soi mói, bắt bẻ, "bới bèo ra bọ", sử dụng thuyết âm mưu để đưa ra giả thuyết giật gân tác động vào nhận thức cảm tính. Chỉ cần thấy thông tin được coi là "có vấn đề", có biểu hiện tiêu cực, hoặc lãng phí, vi phạm pháp luật,… là số người này khai thác rồi ra sức nhào nặn, cắt ghép, thêm bớt, bôi đen chỉ để đạt mục đích duy nhất là phản ánh sai sự thật, công kích, chống phá Ðảng, Nhà nước và khối đoàn kết dân tộc. Nguy hiểm là dưới những vỏ bọc hợp pháp mà các đối tượng này đang khoác trên người, những thông tin như vậy đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, khiến không ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu trình độ, khả năng thẩm định nội dung thông tin, hình ảnh lại dễ dàng tin theo, nhất là khi thông tin đi kèm với các câu chuyện bịa đặt trắng trợn, các cụm từ giật gân, câu khách, hình ảnh được cắt ghép, chỉnh sửa với dụng ý xấu. Chưa kể, thông tin sai trái, bịa đặt như vậy lặp đi, lặp lại nhiều lần, lan truyền dày đặc trên mạng xã hội sẽ gây hệ lụy lâu dài, nguy cơ ảnh hưởng và tác động xấu đến niềm tin vào lý tưởng xã hội, vai trò lãnh đạo của Ðảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, gây chia rẽ, ảnh hưởng tới khối đoàn kết toàn dân. Nếu bị động và tiếp nhận thiếu tỉnh táo, có người sẽ tin theo rồi đưa ra phát ngôn, thực hiện hành vi sai trái, vi phạm pháp luật; thậm chí còn kích động, lôi kéo người khác làm điều sai trái.

Trong thời đại thông tin bùng nổ này, mong rằng báo chí cần tăng cường cảnh báo, vạch trần thủ đoạn của những “nhà báo hai mặt” này để dân chúng cảnh giác, không bị lợi dụng. Đồng thời, mong rằng các cơ quan quản lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tăng cường quản lý, siết chặt và xử lý nghiêm minh các nhà báo có biểu hiện “chệch hướng”, “hai mặt”, không để chúng thành KOLs thao túng dư luận, lòe bíp quần chúng, gây nhiễu loạn xã hội.

 

Tuesday, December 29, 2020

Nhân phiên xử Trần Đức Thạch, nhìn lại các mối đe dọa mà HAEDC đem đến cho an ninh quốc gia

 


Ngày 15/12/2020, phiên xử sơ thẩm Trần Đức Thạch (thành viên tổ chức chống Cộng Hội Anh em Dân chủ) đã diễn ra ở TAND tỉnh Nghệ An. Kết thúc phiên tòa, Thạch lĩnh án 12 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", và không kháng cáo.

Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 03/2013, Trần Đức Thạch cùng Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức "Hội anh em dân chủ". Tổ chức này có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, lợi dụng việc đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền", "xã hội dân sự" để che giấu mục đích hoạt động chống chính quyền; liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước và nước ngoài với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân. Năm 2015, khi công an điều tra, truy tố một số thành viên chủ chốt của Hội Anh em Dân chủ, Trần Đức Thạch thừa nhận hành vi tham gia tổ chức và cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống Nhà nước Việt Nam, nên không bị bắt giữ như 4 sáng lập viên còn lại. Tuy nhiên, do tiếp tục tái phạm bằng nhiều bài viết chống Nhà nước Việt Nam, ông Thạch đã bị bắt giữ vào tháng 04/2020, và truy tố với tội danh như vừa đề cập.

Nhân diễn biến này, các luật sư bào chữa, thành viên Hội Anh em Dân chủ và đảng Việt Tân đã tuyên truyền về Thạch theo 3 hướng.

Thứ nhất, họ nói rằng tòa kết án oan, không có bằng chứng.

Thứ hai, họ nói rằng ông Thạch đã cao tuổi, bản án tòa tuyên quá nặng, “dã man”.

Thứ ba, họ ca ngợi, xây dựng hình tượng cho ông Thạch và công kích Nhà nước bằng những phát ngôn của ông trước phiên tòa, như:

"Với sự minh triết của người dân xứ Nghệ, tôi xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hùng ca, bi tráng của cuộc đời tôi. Nó sẽ không kết thúc tại đây mà nó nó sẽ ngân nga mãi theo thời gian, theo dòng chảy lịch sử của người dân nước Việt, của những người yêu và hy sinh cho sự công chính."

"Tôi rất tự hào vì được cùng anh chị em dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam và sự nghiệp chống Trung Quốc thao túng, xâm lược Việt Nam. Tôi vinh dự là người dân xứ Nghệ, người dân nước Việt Nam. Dấn thân vì dân chủ không phải là tội."

Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, không thể nói rằng ông Thạch bị kết án mà không có bằng chứng, hoặc các hoạt động của ông Thạch không ảnh hưởng đến an ninh chính trị của Việt Nam. Từ khi tổ chức Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) được thành lập vào năm 2013 đến nay, cả ông Thạch lẫn hội này đều thừa nhận rằng ông là thành viên sáng lập của hội. Trong khi đó, HAEDC được đồng sáng lập bởi Ủy viên Việt Tân Hà Đông Xuyến, và Việt Tân là một tổ chức công khai đặt mục đích lật đổ Nhà nước Việt Nam. Năm 2017, nhân vụ nhà máy thép Formosa xả thải gây bức xúc dư luận, đảng Việt Tân và HAEDC đã phối hợp tổ chức một số cuộc biểu tình, bạo động ở miền Trung Việt Nam, trong đó họ đập phá trụ sở cơ quan Nhà nước và chặn đường Quốc lộ.

Nguyễn Văn Đài, người đứng đầu HAEDC, cũng không giấu thái độ cực đoan, phá hoại của mình. Đầu năm 2020, nhân dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, Đài từng kêu gọi người Việt tích trữ nhu yếu phẩm, rút tiền khỏi ngân hàng để mua ngoại tệ, nhằm đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế, tạo thời cơ để lật đổ chế độ:





Thứ hai, về vấn đề “chống Trung Quốc”, chính Nhà nước Việt Nam mới là lực lượng đang có cả quyết tâm, năng lực lẫn hành động cụ thể để bảo vệ đất nước trước nguy cơ ngoại xâm. HAEDC, một tổ chức luôn nhăm nhe đẩy Việt Nam vào tình trạng bất ổn để tạo điều kiện cho ngoại bang xâm nhập, không có tư cách mượn ngọn cờ độc lập để chống Nhà nước.

 

Donald Trump và đạo đức của các nhà dân chửi

 


Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã làm lộ rõ hơn bao giờ hết những bê bối đạo đức của giới dân chửi Việt Nam. Ông Trump quả là một phép màu, khi khiến những gương mặt chống Cộng ghét nhau còn hơn ghét Cộng sản. Nhờ đó, họ đã cho chúng ta biết nhiều góc khuất của phong trào dân chửi, vốn từng được giấu kỹ dưới tấm áo dệt bằng sự im lặng và những mỹ từ về nhân quyền.

Từ chuyện Nguyễn Đình Thắng lộ bản chất cơ hội chính trị, gió chiều nào che chiều ấy:







Đến chuyện luật sư Lê Luân cố tình cắt ghép ảnh để tung tin giả:



 Rồi sự mê tín dị đoan của Lê Dũng Vova:



Và chuyện nhà báo Hoàng Hải Vân văng tục, miệt thị những chánh án không xử theo ý mình thích:



Trên hết, là những gương mặt vô danh đang âm thầm chuẩn bị đảo chính bạo động, để đưa lãnh tụ Trump lên ngôi:



Những nhân cách vừa kể sẽ đem lại một tương lai tươi sáng cho Việt Nam, hay đang đe dọa an ninh chính trị của Việt Nam? Việc này bạn hãy tự suy xét.

Monday, December 28, 2020

Vụ ngư dân bị giam ở Indonesia “kêu cứu”: có kẻ lợi dụng ngư dân để kích động dư luận?

 


Ngày 08/12/2020, hơn 200 ngư dân Việt Nam bị giam ở Indonesia từ vài năm nay do đánh cá bất hợp pháp đã liên lạc với đài RFA để “kêu cứu”. Họ nói rằng họ phải sống trong điều kiện khổ cực, "có bữa phải ăn cơm thiu", vì ĐSQ Việt Nam “không làm giấy tờ cho về”.

Nhân đó, một số tổ chức, cá nhân chống đối đã tuyên truyền rằng ĐSQ Việt Nam ở Indonesia “vô trách nhiệm” với những ngư dân bị bắt:





Tuy nhiên, cũng có thông tin rằng người chuyển “thư kêu cứu” đã cố tình đưa lá thư lên các báo chống Cộng và mạng xã hội để kích động dư luận, thay vì chuyển cho nơi có thẩm quyền ở Bộ Ngoại giao. Nguồn tin nhận xét rằng hành động này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam:



Ngày 16/12, Đại sứ Phạm Vinh Quang đã liên lạc, trả lời nhóm ngư dân rằng việc đưa họ về nước phải tuân theo những chuyến bay được Chính phủ phê duyệt (vì chưa thể nối lại đường bay thương mại do dịch COVID-19), đồng thời đề nghị phía Indonesia “tạo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho các ngư dân”. Đáp lại, phía Indonesia cam kết cải thiện điều kiện ăn ở cho ngư dân trong khả năng của trại.

Như vậy, có thể một số đối tượng cơ hội chính trị đã lợi dụng nhóm ngư dân để kích động truyền thông, nhằm phục vụ cho mục đích vị kỷ của mình. Ngư dân hoàn toàn có thể giải quyết vụ việc bằng cách liên lạc với Bộ Ngoại giao, thay vì với các báo chống Cộng, để rồi bị chúng lợi dụng, bóp méo thông tin để chống phá đất nước mình.

Hy vọng sau vụ việc này, các cơ quan hữu trách sẽ phối hợp với nhau tốt hơn và làm việc một cách có trách nhiệm hơn trước các công dân Việt Nam, để đảm bảo các tình huống tương tự không lặp lại.

Vụ GrabBike: đừng cắt xén thông tin để chống chế độ

 


Ngày 07/12, hàng trăm tài xế GrabBike đã tập trung tại trụ sở công ty Grab ở phố Duy Tân, Hà Nội, để phản đối mức khấu trừ mới sau khi áp dụng thuế VAT trên mỗi cuốc xe. Các tài xế cho rằng sau khi Nhà nước chuyển sang tính 10% thuế VAT trên tổng danh thu của mỗi cuốc xe, rồi để công ty và tài xế tự chia mức thuế phải nộp với nhau (thay vì tính trên 3% thu nhập của tài xế và 10% tiền thu về của doanh nghiệp như trước), lượng thuế mà tài xế phải nộp tăng vọt lên, khiến họ không đủ sống.

Trong tuần qua, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền về sự kiện này, chủ yếu dùng 3 thông điệp.

Thứ nhất, họ làm phép tính, để cho thấy cách tính mới khiến lượng thuế phải nộp tăng vọt lên:



Thứ hai, họ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang tăng thuế để cướp tiền của người dân, nhằm nuôi quan chức tham nhũng. Phát ngôn của tiến sĩ Vũ Đình Ánh, rằng "Thu thuế cũng như vặt lông vịt, đừng để kêu toáng lên", được dùng để minh họa cho thông điệp này.

Thứ ba, họ tuyên truyền rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang phục vụ các doanh nghiệp tư bản, không phục vụ người lao động, vì vậy đã mất tính chính danh.

Thứ tư, Nguyễn Văn Tráng tuyên truyền rằng khi 80% sinh viên ra trường ở Việt Nam bị thất nghiệp, phải làm tài xế Grab, thì thanh niên không có tương lai trong hệ thống hiện tại, phải lật đổ chế độ:



Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:

Thứ nhất, con số “80% sinh viên ra trường làm tài xế Grab” mà Nguyễn Văn Tráng đưa ra là thông tin sai sự thật. Số liệu thật, mà Đại biểu Quốc hội Bùi Sĩ Lợi đưa ra vào năm 2017, là “80% tài xế Grab là sinh viên thất nghiệp”:



Thứ hai, Nhà nước Việt Nam không hề can thiệp vào cuộc biểu tình của tài xế GrabBike, và cuối cùng doanh nghiệp đã phải nhượng bộ tài xế. Vì vậy, không thể nói rằng Nhà nước Việt Nam đứng về phía doanh nghiệp, không đứng về phía người lao động.

Thứ ba, nếu giới dân chửi thấy quy định mới về cách tính thuế cho xe ôm công nghệ là bất hợp lý, họ nên tập trung phản biện chính sách, thay vì cắt xén thông tin về vụ việc để công kích chế độ. Cách làm của họ không giúp ích gì cho các tài xế GrabBike, mà chỉ phục vụ tham vọng chính trị của các nhóm chống Cộng ở hải ngoại.

Nguyễn Hữu Vinh bàn về trình độ và định hướng sắp tới của giới chống Cộng

 


Ngày 10/12/2020, BBC tổ chức cuộc “hội luận bàn tròn nhân ngày nhân quyền thế giới”. Khi thảo luận, Nguyễn Văn Đài nói rằng hiện chỉ có vài trăm người Việt Nam “đấu tranh cho nhân quyền”, nên mỗi người đều phải trả giá đắt (VD: bị gây sức ép, bị bắt, phải ra nước ngoài tị nạn…). Nếu có hàng nghìn hoặc hàng vạn người đấu tranh, thì mỗi người sẽ không phải trả giá đắt như vậy.



Đáp lời Đài, Nguyễn Hữu Vinh cho rằng hoạt động “đấu tranh cho nhân quyền” không chỉ gói gọn trong “các hoạt động bề nổi” (như biểu tình, ký kiến nghị, viết bài tuyên truyền) của “vài trăm người” mà Nguyễn Văn Đài đang nói đến. Thay vào đó, còn có các chuyển động âm thầm trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc quần chúng – như việc các Đảng viên tố cáo tham nhũng, việc các công chức tìm cách giảm thủ tục hành chính rườm rà, việc người dân công kích các quan chức sai phạm và các dự luật, chính sách bất hợp lý… Những người “đấu tranh bề nổi” cần ý thức được những “đợt sóng ngầm” này, hiểu rằng chúng xuất phát từ sự thay đổi nhận thức dần dần của xã hội, và hiểu rằng mình cần chủ động tự học hỏi để không bị tụt lại so với mặt bằng chung của xã hội. Việc “đấu tranh cho nhân quyền” cần được tiến hành trên cả 2 “mặt trận”, là “đấu tranh bề nổi” và mặt trận “khai dân trí”.

Qua phát biểu của Nguyễn Hữu Vinh, phát biểu của Ngô Anh Tuấn hồi tháng trước, và các hoạt động tập huấn công khai mà VOICE đang tổ chức, có thể thấy nhiều bộ phận trong giới chống đối đang chia sẻ quan điểm rằng họ phải tăng cường lôi kéo các bộ phận khác trong xã hội, bao gồm giới trung lưu thành thị và công chức, Đảng viên.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, những người trung lập mà Nguyễn Hữu Vinh nêu ra rất khác với giới chống Cộng. Họ phản biện trong phạm vi cho phép của pháp luật Việt Nam, và qua đó giúp hệ thống chính trị của Việt Nam trở nên lành mạnh, được tin tưởng. Có nên đánh đồng họ với các nhóm chống Cộng hoạt động ngoài vòng pháp luật, và không có mục đích nào khác ngoài lật đổ hệ thống chính trị của Việt Nam không?

Thứ hai, nếu lời kể của Nguyễn Hữu Vinh là đúng, thì trình độ văn hóa của giới chống Cộng đang thấp một cách đáng lo ngại. Chẳng hạn, ông Vinh viết:

“Trên trường đời, vì vướng chuyện oan trái, vì tiếp thu được ít nhiều tư tưởng tiến bộ, họ đã dấn thân tranh đấu. Thế nhưng, họ vẫn là những người còn thiếu nhiều vốn kiến thức cần thiết nói chung. Mặt khác, khi dấn thân, họ tự nhiên trở thành ‘ngôi sao’, dễ tự mãn, cho là mình hơn kẻ khác, mà quên rằng có thể thua kém người đời rất nhiều, thua những người cũng tranh đấu đấy, nhưng có phương pháp khác, ôn hòa, khôn khéo hơn, ít phải trả giá quá sớm, quá đắt.”

“Có tư tưởng tiến bộ nói chung, nhưng nếu thiếu những kiến thức nền tảng, từ văn hóa, pháp luật, cho tới các kinh nghiệm tranh đấu của nhân loại cho các quyền con người thì không thể nào tìm được cho mình một lối sống có ích, huống hồ là tham gia thực hiện lý tưởng vì dân chủ tự do của xã hội.”

Nếu mô tả của ông Vinh sát với sự thật, thì trình độ của giới chống Cộng còn thấp hơn mặt bằng chung của xã hội, và họ không hề có tư cách “khai dân trí” như họ thường vỗ ngực tự xưng. Vì sao họ lại bị thoái hóa như vậy? Các “nhà hoạt động dân chủ” nên đặt câu hỏi này, thay vì tiếp tục ảo tưởng rằng mình có tư cách dẫn dắt xã hội.

Có giải pháp cụ thể để “nhốt quyền lực trong lồng thể chế” không?

 

Từ ngày 14 đến ngày 18/12/2020, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận về các dự thảo văn kiện, nhân sự, chương trình và quy chế làm việc của Đại hội XIII, sẽ diễn ra trong năm sau. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục dùng nhãn quan của mô hình dân chủ đa đảng để tuyên truyền về Đại hội XIII, để vừa công kích Đảng Cộng sản, vừa kêu gọi chuyển sang mô hình dân chủ đa đảng. Trong hai tuần qua, một số bài viêt đã phê phán rằng khuynh hướng tập trung quyền lực để chống tham nhũng của Đảng sẽ tạo một vòng luẩn quẩn.





Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn trên BBC, Phạm Quý Thọ cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam đang rơi vào một vòng luẩn quẩn. Theo đó, muốn chống tham nhũng trong nhiệm kỳ trước thì phải tập trung quyền lực, nhưng việc tập trung quyền lực lại làm nảy sinh tham nhũng trong nhiệm kỳ này, khiến nhiệm kỳ sau phải chống. Trong khi đó, giải pháp “nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại “chưa rõ hình hài”. Vì vậy, phải “cải cách thể chế” theo hướng “kiểm soát bằng các cơ chế đối trọng mạnh hơn nữa, chẳng hạn như dựa vào người dân”.

Trong cùng cuộc phỏng vấn, Nguyễn Hữu Liêm cho rằng dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người thành thực với lý tưởng Cộng sản, và coi Đảng Cộng sản như một “căn nhà cho hữu thể” của mình, những Đảng viên trẻ hơn thì không như vậy. Họ chỉ coi Đảng như phương tiện để đạt được các mục đích kinh tế cá nhân. Vì vậy, sự tập trung quyền lực trong nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể dẫn đến sự gia tăng tham nhũng trong những nhiệm kỳ sau. Không thể chống tham nhũng khi chưa giải quyết các vấn đề thực tiễn như cơ chế lương bổng, quy chế tuyển chọn nhân sự, và chưa tiến hành những cải cách như tư pháp, báo chí, xã hội dân sự độc lập.

Sau khi xem xét quan điểm của hai ông Phạm Quý Thọ và Nguyễn Hữu Liêm, chúng tôi thấy họ chỉ phản ánh được một phần bức tranh tổng thể. Trong thực tế, song song với quá trình tập trung hóa quyền lực, bộ máy chính trị của Việt Nam cũng đang trải qua quá trình tinh giản biên chế, tăng phân quyền theo chiều dọc và tăng giám sát theo chiều ngang.

Cụ thể, Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII (tháng 10/2018) đã đưa ra một số giải pháp “về cơ chế, chính sách”, như:

“Rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.”

“Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp"; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm"…”

“Sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương.”

“Đẩy mạnh xã hội hóa , tách cung ứng dịch vụ công và quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý nhà nước…”

Nghị quyết cũng đưa ra một số giải pháp “về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”, như:

“Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng.”

“Nghiên cứu việc tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên.”

“Tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm…”

“Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên.”

Như vậy, thực ra Đảng Cộng sản Việt Nam đang có những giải pháp cụ thể để “nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế”, dù những giải pháp đó không giống mô hình đa đảng, tam quyền phân lập mà hai ông Phạm Quý Thọ và Nguyễn Hữu Liêm đề nghị. Nhờ những giải pháp này, viễn cảnh đen tối mà hai ông tiên đoán có thể sẽ không xảy ra trong thực tế.

Võ Khánh Linh

 

Sunday, December 27, 2020

Vì sao Đại hội Đảng không công khai nhiều thông tin?

 


Từ ngày 14 đến ngày 18/12/2020, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận về các dự thảo văn kiện, nhân sự, chương trình và quy chế làm việc của Đại hội XIII, sẽ diễn ra trong năm sau. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục dùng nhãn quan của mô hình dân chủ đa đảng để tuyên truyền về Đại hội XIII, để vừa công kích Đảng Cộng sản, vừa kêu gọi chuyển sang mô hình dân chủ đa đảng. Trong hai tuần qua, một số bài viêt đã phê phán rằng Đại hội thiếu tính công khai, minh bạch.



Chẳng hạn, trên BBC, Phạm Quý Thọ tiếp tục công kích rằng dù nêu khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không công khai “những thông tin về nhân sự được bàn thảo, giới thiệu, thậm chí biểu quyết…” trong Hội nghị Trung ương 14 Khóa XII. Trước đây, ông Thọ và một số gương mặt trí thức liên quan đến Viện IDS cũ cũng từng đòi nhân sự Đại hội công khai tranh cử. Vì họ lặp đi lặp lại thông điệp này trong các bài viết hoặc cuộc phỏng vấn hằng tuần, có khả năng họ có chủ trương chung trong việc phát biểu như vậy.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” đã được áp dụng với không gian sinh hoạt của Nhà nước Việt Nam. Nếu phương châm này không hiện diện phần nào trong thực tế, sẽ không có chuyện ông Phạm Quý Thọ được theo dõi và thảo luận về các hoạt động của Quốc hội, qua đó tác động đến chính sách, như cách ông vẫn thường làm. Trong khi đó, Đại hội Đảng là không gian sinh hoạt của các Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không phải là mọi công dân. Đòi hỏi Đảng Cộng sản từ bỏ các nguyên tắc đã nêu trong Điều lệ của mình, để mở sinh hoạt Đảng cho mọi người dân tham gia, là điều không đúng về mặt lý thuyết và không tưởng về mặt thực tế.

Tháng 08/2020, ngay trước cuộc bầu cử, Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa Mỹ đã được tổ chức kín, phóng viên không được phép tham gia. Nếu xem đây là chuyện bình thường, thì ông Thọ không nên ngạc nhiên khi thấy Đảng Cộng sản Việt Nam không công khai nhiều sinh hoạt quan trọng.

Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và địa chính trị của Việt Nam hiện tại, việc tăng số người tham gia xây dựng các quyết định chính trị quan trọng có giúp tăng chất lượng và tính đại diện của quyết định hay không? Ông Thọ nên nhìn cái cách mà giới dân chửi người Việt tranh cãi về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, rồi thử suy ngẫm để trả lời câu hỏi đó.

 Võ Khánh Linh

Những điểm sơ hở trong các phê phán nhắm vào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 


Từ ngày 14 đến ngày 18/12/2020, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận về các dự thảo văn kiện, nhân sự, chương trình và quy chế làm việc của Đại hội XIII, sẽ diễn ra trong năm sau. Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục dùng nhãn quan của mô hình dân chủ đa đảng để tuyên truyền về Đại hội XIII, để vừa công kích Đảng Cộng sản, vừa kêu gọi chuyển sang mô hình dân chủ đa đảng. Trong hai tuần qua, các hoạt động tuyên truyền này chủ yếu đi theo 3 hướng: (1) công kích lãnh đạo Đảng; (2) phê phán rằng Đại hội thiếu tính công khai, minh bạch; và (3) phê phán rằng khuynh hướng tập trung quyền lực để chống tham nhũng của Đảng sẽ tạo một vòng luẩn quẩn.

Cả 3 hướng tuyên truyền vừa nêu đều xoay quanh một thông điệp lõi: đòi tăng lượng người có quyền tham gia vào các quyết định chính trị quan trọng (VD: đòi công khai tài sản của Chủ tịch nước với toàn dân; đòi nhân sự Đại hội công khai tranh cử; đòi người dân có thêm quyền giám sát quan chức thông qua tư pháp, báo chí và xã hội dân sự độc lập…).

Về hướng tuyên truyền thứ nhất, là công kích lãnh đạo Đảng, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã tuyên truyền rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang “tham quyền cố vị”, không muốn rời các chức vụ của mình. Để chứng minh, họ viết rằng Tổng Bí thư đã không dám công khai tài sản của mình, và đã nói rằng “Nếu để suy thoái mà mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ đổ xuống sông, xuống bể”. Ngoài ra, họ cũng viết rằng vụ Tất Thành Cang chỉ là một vụ “đấu đá nội bộ” trước thềm Đại hội Đảng, không phải là chống tham nhũng.



Cả ba thông điệp vừa nêu đều có yếu tố sai lệch.

Thứ nhất, trong thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kê khai tài sản với Quốc hội vào tháng 10/2018, khi được bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Sau  khi đọc bản kê khai tài sản của ông Trọng, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhận xét: "Bản kê khai cho thấy mức lương của ông không cao, tiền tiết kiệm và tài sản cũng không nhiều. Ngoài căn nhà công vụ theo quy định của Đảng và Nhà nước, ông có hơn 300 m2 đất ở quê do ông bà tổ tiên để lại".

Thứ hai, khi nói “Nếu để suy thoái mà mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ đổ xuống sông, xuống bể”, Tổng Bí thư Trọng muốn nói rằng cần giữ Đảng, chứ không nói rằng cần tiếp tục để ông tại chức.

Thứ ba, khi giới chống đối chính là một trong những bộ phận đòi xử lý vụ tham nhũng của Tất Thành Cang, họ không thể nói rằng việc truy tố ông Cang không phải là chống tham nhũng.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các nhà dân chửi là bàn luận xem nên chọn ông Trump hay ông Biden làm lãnh đạo của “phong trào dân chủ Việt Nam”. Đừng để cuộc thảo luận về TBT Nguyễn Phú Trọng làm sao nhãng khỏi nhiệm vụ đó.

Tuesday, December 1, 2020

Thất vọng vì giới chống Cộng, các “luật sư nhân quyền” chuyển sang đóng vai phản biện


Trong năm 2020, các nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã liên tục suy yếu vì dịch COVID-19, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Luật An ninh Mạng và các vụ bắt giữ được thực hiện bởi cơ quan công an. Trước tình hình đó, một số luật sư trong giới này đã kêu gọi thay đổi phương thức đấu tranh chính trị để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Chẳng hạn, trong bài viết đăng trên BBC hôm 21/11, luật sư Ngô Ngọc Trai viết rằng sinh hoạt chính trị là một quá trình trong đó mọi người trao đổi và chọn lựa ý kiến về các vấn đề chung, thông qua các không gian như dư luận, quốc hội, chính phủ… Nếu không thể sinh hoạt chính trị bằng cách bầu người cầm quyền (VD: bầu cử Tổng thống Mỹ), thì người Việt Nam có thể sinh hoạt chính trị bằng cách “bỏ phiếu cho ý kiến” trên dư luận. Chẳng hạn: tăng cường trao đổi ý kiến về các vấn đề chính trị trên báo chí hoặc mạng xã hội, để qua đó hình thành các lãnh đạo chính trị trên Internet, đồng thời ý kiến trở thành đồng thuận xã hội và được Nhà nước lắng nghe. Việc Nhà nước lắng nghe ý kiến của ông Ngô Ngọc Trai về sự lạc hậu của nghị định 64/2008/NĐ-CP được ông lấy làm bằng chứng để khẳng định rằng cách sinh hoạt chính trị này đang hiệu quả.


                                           

Trước đó, vào ngày 10/11, luật sư Ngô Anh Tuấn cũng thừa nhận Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất có đủ năng lực để cầm quyền ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay, và kêu gọi dùng những đợt đóng góp ý kiến cho Đảng, Nhà nước như một diễn đàn để phổ biến ý kiến và vận động chính sách:



 Như vậy, có thể trong thời gian tới, một bộ phận của giới chống đối trong nước sẽ trở lại làm chức năng phản biện, đồng thời cố gắng tạo ra các KOL phản biện để làm lãnh đạo chính trị.

Động thái “tự diễn biến” của các “luật sư nhân quyền” phản ánh một thực tế: họ đã quá thất vọng với các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam. Họ hiểu rằng giới chống Cộng đã hoàn toàn lệ thuộc vào nước Mỹ, đến mức chống lẫn nhau vì Tổng thống Mỹ nhiều hơn là “chống tham nhũng, bất công” vì người Việt. Trong 5 năm qua, giới chống Cộng đã ngày càng ngoại thuộc và thủ cựu, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang có nhiều thành tựu trong việc bảo vệ nền độc lập trước Trung Quốc, đồng thời chứng tỏ khả năng thay đổi để thích ứng ngày một lớn hơn. Nếu phải chọn một lực lượng có khả năng bảo vệ nền độc lập và tìm giải pháp cho các vấn đề của người dân, đương nhiên không ai dám chọn các nhóm chống Cộng sồn sồn ở hải ngoại.

Tuy nhiên, khi định nâng các KOL phản biện lên thành lãnh đạo chính trị, có lẽ các “luật sư nhân quyền” đã quá lạc quan. Thứ nhất, các KOL này sẽ buộc phải thảo luận trong khuôn khổ mà luật pháp cho phép. Thứ hai, các nhóm chống Cộng hải ngoại, bao gồm giáo phái thờ Donald Trump, sẽ không dễ gì mà bỏ qua thái độ “đi hai hàng” này. Bởi vậy, chặng đường phản biện sắp tới của các luật sư chắc chắn sẽ có rất nhiều áp lực, cũng như nhiều drama mới mẻ cho chúng ta hít.


Võ Khánh Linh