Tuesday, June 1, 2021

Báo cáo nhân quyền năm 2020 của BNG Mỹ: bản sao của những năm trước!

 

Theo thông lệ, vào quý I hằng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra Báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới. Tuy nhiên, Báo cáo này thường tập trung phê phán các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và những quốc gia “cứng cổ” - không chịu đi theo “cái gậy” chỉ huy, lãnh đạo của Hoa Kỳ.

 Năm nay, có lẽ do ảnh hưởng của dịch bệnh CoVid-19 nên báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ “phát hành” bị chậm hơn. Phần về Việt Nam, thấy không khác gì nhiều so với báo cóa nhân quyền những năm trước, đủ các đề mục, khác chăng chỉ là vài ví dụ cho cập nhật.




So sánh với “Báo cáo nhân quyền hàng năm, năm 2019”, trong phần đề cập về Việt Nam, mở đâu y chang câu tóm lược, quy kết Việt Nam có vi phạm nhân quyền do là nước “độc đảng”, xin trích: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng; có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng”.

Cái mà Hoa Kỳ gọi là vi phạm nhân quyền trong bài viết này bao gồm các hành vi, như: bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, hạn chế nghiêm trọng quyền tự do, bao gồm: tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, v.v. Trong đó các ví dụ đều tập trung xoay quanh việc bảo vệ cho những kẻ là Hoa Kỳ gọi là “tù nhân lương tâm” hay “nhà hoạt động độc lập” như Trương Duy Nhất, Trần Vũ Hải, Nguyễn Trung Tôn, Lê Đình Lượng, Phạm Thị Đoan Trang, nhóm Hội nhà báo độc lập, Nguyễn Đức Quốc Vượng và nhóm khủng bố “HIến Pháp” (Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Ngô Văn Dũng) hay nhóm bạo động Đồng Tâm,…Có thể nói nguồn thông tin dùng để làm căn cứ vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền là đến từ tố cáo từ thân nhân số này, từ luật sư của họ hay từ điều kiện giam giữ, xét xử, kết án, tiến hành cải tạo hay hoạt động chống đối của họ không “được thuận lợi” do vi phạm nhân quyền đến từ bộ máy hành pháp của Việt Nam. Nguồn báo cáo phục vụ cho báo cáo nhân quyền này, đương nhiên đến từ các tổ chức thù địch với Việt Nam như Việt tân, VOICE, BPSOS hay HRW, AI…

Với sự áp đặt tư tưởng như vậy ngay từ đầu báo cáo, với nguồn tư liệu như vậy để viết báo cóa, với nhân chứng “có chọn lọc” như vậy để quy kết thì thử hỏi, làm sao báo cáo này có được sự công tâm, khách quan, khoa học chứ?

Có thể nói, Bộ Ngoại giao Mỹ với vai trò đại diện cho tiếng nói của nước Mỹ trên quốc tế có một sức ảnh hưởng lớn đến các nước mà cường quốc này có mối liên hệ. Không chỉ thiết kế các thương vụ buôn bán của các tập đoàn đa quốc gia, Bộ Ngoại giao Mỹ còn là đầu mối xuất khẩu dân chủ nhằm mở đường cho Mỹ can thiệp quân sự vào các quốc gia khác. “Xuất khẩu” những báo cáo nhân quyền này nằm trong chiến lược “xuất khẩu dân chủ” mà Mỹ liên tục áp dụng từ đầu thế kỷ 20. Lịch sử Mỹ cho thấy, chưa từng có lần xuất khẩu dân chủ của Mỹ mà không mang đến đau thương cho quốc gia khác.

Vậy nên, bảo sao nước Mỹ hiện nay đã và đang nuôi nhiều nhất các tổ chức, đảng phái “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” bằng công dân Mỹ gốc Việt. Họ đều là những công cụ Mỹ sử dụng trong chiến lược chung nhắm vào can thiệp nội bộ Việt Nam, gây dựng, nuôi dưỡng thành phần phản động, chống đối, cơ hội chính trị trong nước, rình chờ thời cơ gây chính biến, tạo dựng lên chính quyền “thân Mỹ” như thời VNCH.

VKL

 

No comments:

Post a Comment