Tuesday, December 28, 2021

Giải thưởng nhân quyền Việt Nam “ưu ái” kẻ nổi loạn?

 


Ngày 20/11 tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”, gồm Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc. Buổi lễ “trao giải” sẽ được tổ chức tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thành phố Westminster, California, Mỹ vào ngày 12/12, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 73. Điều đáng bàn ở đây là cả 3 mẹ con Cấn Thị Thêu đều được nhận giải này và đây là lần thứ 2 Cấn Thị Thêu được nhận cùng giải thưởng – điều hy hữu trong lịch sử gần 20 năm của giải thưởng này.



Được biết, một trong những tiêu chí xét chọn giải thưởng này là kẻ nhận giải phải là “nhà đấu tranh bất bạo động”. Với mẹ con Cấn Thị Thêu công khai thách thức chính quyền, từng bị đi tù do hành vi tấn công, đe dọa tấn công nhân viên chính quyền bằng vũ lực. Trong vụ án mới nhất, cả 3 mẹ con bà này đều là những kẻ cổ súy, ủng hộ tích cực nhất đám thảo khấu Lê Đình Kình dùng bạo lực giết hại man rợ các chiến sỹ công an. Qua việc chọn trao giải để vinh danh mẹ con Cấn Thị Thêu cho thấy, cái vỏ bọc, cái tiêu chí “bất bạo động” của giải thưởng này là giả tạo, lừa dối, lòe bịp của những kẻ tổ chức giải thưởng mà thôi.




Còn nhớ năm 2016, chính Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã chọn trao giải cho Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh – đều là 2 “dân oan” chuyên kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự, ngôn ngữ và cách thức “đấu tranh” đều cực đoan, vô học bậc nhất cái gọi là “phong trào dân chủ”. Khi đó một nhóm trí thức trong làng zân chủ đã công khai ký thư chung gửi ban tổ chức giải phản đối việc chọn Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh trao giải, trong khi loại bỏ Phạm Đoan Trang – được xem như thủ lĩnh truyền thông của làng zân chủ, có trình độ, học vấn, năng lực cống hiến, ảnh hưởng với các “nhà đầu tư phương Tây” hơn hẳn Cấn Thị Thêu…. Tuy nhiên bất chấp phản ứng này, Ban tổ chức giải thưởng vẫn khư khư chọn Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh – hai kẻ “đấu tranh khiếu kiện” bằng chửi bới vô học, hành xử thấp kém, khiến làng zân chủ xấu hổ!

Qua đó cho thấy, cách thức chọn người để “vinh danh” của nhóm Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam thiên về bạo lực, cực đoan, mọi ngôn từ mỹ miều như “đấu tranh dân chủ”, “đấu tranh ôn hòa, bất bạo động”,… đều chỉ là hình thức, là vỏ bọc trang trí cho đẹp.

Vì sao CPJ xuyên tạc tự do báo chí Việt Nam?

 

Chẳng có gì là lạ trong báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021”, CPJ tiếp tục xếp Việt Nam vào một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập; đưa các đối tượng hoạt động chống Nhà nước, phạm tội hình sự thông thường như tội trốn thuế vào danh sách 23 "ký giả" hiện đang phải chịu các án tù khác nhau với những cái tên cũng hết sức quen thuộc như Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất, nhóm Bạo Sạch…



          Việc một kẻ vi phạm pháp luật của nước này nhưng lại được một Chính phủ khác vinh danh, cổ súy, đòi trả tự do là chuyện chẳng phải hiếm, bởi đơn giản những quốc gia này có những hệ thống chính trị không đồng nhất. Vì vậy việc các quốc gia có hệ thống chính trị đối lập thường cổ súy phe đối lập ở quốc gia phía bên kia.

Có điều CPJ là một tổ chức phi chính phủ giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị truy hại vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình vậy tại sao lại có cái nhìn sai lệch như vậy? Câu trả lời là CPJ bị lệ thuộc vào nguồn tài chính từ một số tổ chức và quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với Việt Nam “Ủy ban Bảo vệ Nhà báo” CPJ không còn giữ được tôn chỉ mục đích của mình.

 

Âm mưu lợi dụng các vấn đề “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để chống phá cách mạng Việt Nam của một số tổ chức thiếu khách quan như CPJ chẳng thể che mắt được ai và chắc chắn nó sẽ bị chính các nhà báo chân chính lên án. 

Trong thời gian qua, tổ chức này đã bị nhiều quốc gia lên án vì những nhận xét quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia không theo “chuẩn” của Mỹ và phương Tây về tự do báo chí, tự do ngôn luận. Tổ chức này còn đưa ra nhận xét thiếu khách quan khi cho rằng làm báo ở Việt Nam là “nguy hiểm”.

         Điều 14. Luật báo chí của Việt Nam đã nêu rõ: “Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Như vậy theo luật này trong số 23 đối tượng mà tổ chức CPJ nêu ở trên không có bất cứ trường hợp nào là nhà báo. Các phiên tòa xét xử các đối tượng này đã được chính các nhà báo, trong đó có cả phóng viên nước ngoài tham dự và đưa tin đầy đủ.

        Như vậy sự quy chụp và nhận xét thiếu trung thực của tổ chức CPJ đã rõ. Âm mưu lợi dụng các vấn đề “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để chống phá cách mạng Việt Nam của một số tổ chức thiếu khách quan như CPJ chẳng thể che mắt được ai và chắc chắn nó sẽ bị chính các nhà báo chân chính lên án.

Monday, December 27, 2021

NỮ HOÀNG DÂN CHỦ HAY BỘ MẶT THẬT CỦA MỘT ANH HÙNG RƠM



Vừa qua, Phạm Đoan Trang hầu tòa để trả giá cho những hành vi chống phá Tổ quốc, đi ngược lại với lợi ích dân tộc bao nhiêu năm qua. Thôi thì có gan làm phải có gan chịu, nhưng lại xuất hiện đủ thứ dư luận ồn ào. Từ bản thân Trang và người nhà, luật sư và không thể nào bỏ sót đồng đảng và những tổ chức thù địch với Việt Nam.

Sau khi phải tạm hoãn 2 tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh thì mới đây, Phạm Đoan Trang chính thức bị TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đối tượng này đã có một thời gian hoạt động khá dài, với nhiều hành vi kích động, chống phá gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước. Ngay lập tức, các trang mạng chống phá như BBC, Tiếng Dân, RFA, Việt Tân cùng các tổ chức chuyên sống nhờ “phản ánh nhân quyền” như UNWGAD, HRW “lên đồng”.

Việt Tân thì cố gắng tô vẽ xuất thân của Trang như một điểm cộng. Nào là sinh ra trong một gia đình có học thức, được giáo dục đầy đủ, từng công tác tại những tờ báo có tiếng của nhà nước. Thế nhưng, chính nó lại là con dao hai lưỡi khi dư luận đặt câu hỏi, một người có xuất thân tốt, rành rẽ với pháp luật lại đi nhận tiền của tổ chức phản động nhằm bạo loạn ở Tây Nguyên? Thậm chí, sau đó, đã trở thành cánh tay phải đắc lực của tổ chức phản động Việt Tân. Dưới sự chỉ đạo của Việt Tân, Trang ngoài việc tham gia một số cuộc biểu tình chống phá thì còn viết và phát tán nhiều sách, tài liệu phản động. Với khả năng viết lách biến từ không thành có, xào nấu các sự kiện, ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp rồi biến thành của mình, Trang đã ưu ái nhận một loạt giải thưởng từ các tổ chức chính trị cực đoan ở nước ngoài.



Tiếng Dân News thì khai thác câu chuyện qua lời kể của luật sư bào chữa cho Đoan Trang về thời gian tạm giam. Trang kể về những lần đối chất cùng cán bộ điều tra với nhiều tình tiết giật gân như trong phim. Trang thừa nhận đánh nhau tới 7 lần trong trại tạm giam và lần nào cũng thắng, nhưng bên cạnh đó Trang cũng không quên trách móc nhà nước vì đã bắt giam “một người tàn tật ốm yếu”! Những câu chuyện này thì chúng ta đã nghe quá nhiều, nó có vẻ na ná câu chuyện ông Cù Huy Hà Vũ năm xưa kêu tuyệt thực trong trại giam nhưng rồi lại tăng cân béo gấp đôi mấy ông cán bộ.

BBC Tiếng Việt thì đăng bài phỏng vấn quan điểm của các nhân vật cực đoan chính trị ở nước ngoài như Phil Robertson – Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), hay David Brown – cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Họ cố gắng bao biện cho Đoan Trang bằng những lý lẽ khá nực cười. Phil Robertson thẳng thừng tuyên bố không tin tưởng vào sự công bằng của phiên tòa. Trong một bài khác, họ cố gắng bao biện cho cái gọi là “quyền tự do ngôn luận không đáng bị bỏ tù”. Ngay ở nước Pháp đến năm 2013 vẫn còn áp dụng xử lý hình sự với tội danh xúc phạm người đứng đầu chính quyền.

Trang thường được nhắc đến với câu nói: “Không quan tâm đến tự do cá nhân mà chỉ cần tự do toàn dân tộc”. Xin hỏi bao nhiêu triệu người dân đứng ra nhờ Trang đòi lại quyền tự do mà Việt Nam đã có cách đây cả 46 năm? Tiếng Dân News tiết lộ Trang đã tuyên bố với luật sư sẽ không đi tị nạn nước ngoài, vì tin rằng như vậy sẽ trở thành công cụ đổi chác để cho chính quyền hưởng lợi (?) Việt Tân đi xa hơn khi công bố cái gọi là “bức thư của Đoan Trang nhắn nhủ mọi người biến đây thành cơ hội để kêu gọi lực lượng trỗi dậy đàm phán, gây sức ép với chính quyền”.

Thiết nghĩ, đã “mạnh mẽ” như vậy, kiên quyết chống phá đến cùng như vậy, tại sao Trang luôn tỏ ra mình là một người tàn tật, yếu ớt, tội nghiệp để rồi thông qua luật sư lu loa đến các cơ quan truyền thông? Khôn ngoan ra đến cửa quan mới biết, tuy chống đối chính quyền đến cùng nhưng phải chăng cô cũng biết run sợ khi đứng trước vành móng ngựa và nghe phán xét? Không ai có thể lý giải điều đó, nhưng tội danh của Trang thì đã quá rõ ràng căn cứ theo các quy định của pháp luật. Theo thông tin mới nhất thì Trang bị TAND Hà Nội xử phạt 9 năm tù, căn cứ khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Và nếu có trang tin hay tổ chức nào muốn kêu oan cho Trang với cái lý lẽ mà họ thường áp dụng là “theo Công ước quốc tế” thì nên đọc lại “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, vốn đề cập rõ ràng đến quyền tự quyết của mỗi dân tộc và sự tôn trọng luật pháp của mỗi quốc gia.

Việt Nam đã tham gia và từng là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, điều đó chứng tỏ cộng đồng quốc tế đánh giá cao quá trình phát triển của Việt Nam gắn liền với sự bảo đảm quyền con người. Thực tế, trong cuộc phỏng vấn với BBC, một nhân vật mạnh miệng như Phil Robertson phải thừa nhận dư luận quốc tế không hề có động thái phản đối hay gây sức ép nào với Việt Nam như họ từng mong đợi. Những bài viết trên BBC Tiếng Việt thông tin về Đoan Trang chỉ thu hút được vài trăm lượt tương tác, không bằng một phần mười bài viết về thí sinh Việt Nam mới đoạt danh hiệu Hoa hậu Hòa bình Quốc tế mới đây.

Có lẽ đã đến lúc Đoan Trang tự nhìn lại mình để biết ăn năn hối cải, và những trang tin phản động như Tiếng Dân, Việt Tân nên ngừng tô vẽ cho Trang trong một nỗ lực nhằm công kích, chống đối Nhà nước. Bản án dành cho Đoan Trang là đúng người, đúng tội, đúng luật pháp và không gì có thể bàn cãi nữa./.

Luận điệu trắng trợn xuyên tạc nhân quyền Việt Nam của CIVICUS Monitor

 


Ngày 08/12/2021, Liên minh xã hội dân sự toàn cầu - CIVICUS Monitor tung ra Báo cáo “Quyền lực của nhân dân bị tấn công trong năm 2021” và cho rằng “89% người dân trên thế giới này phải sống trong những quốc gia mà không gian dân sự bị đóng, ngăn trở hay đàn áp”(!) Đối với Việt Nam, CIVICUS Monitor cho rằng “năm 2021 Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng những định nghĩa luật mơ hồ như: “tuyên truyền chống Nhà nước”, “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” để truy tố, bỏ tù những nhà hoạt động, phóng viên độc lập qua những bản án nặng nhiều năm”, nên “không gian dân sự” ở Việt Nam là ở tình trạng “đóng”(!) Nói vậy là CIVICUS Monitor cho rằng, ở Việt Nam không có dân chủ, quyền con người, nhất là quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền lập hội,… bị vi phạm nghiêm trọng(!)





Cần nói ngay rằng đây là luận điệu xuyên tạc trắng trợn tình hình bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam của CIVICUS Monitor!

Từ năm 2020 - 2021, mặc dù thế giới chịu sự tàn phá khủng khiếp về mọi mặt của Đại dịch Covid-19, thiên tai,…, nhưng với những chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, phù hợp, Việt Nam đã từng bước ngăn chặn, đẩy lùi Đại dịch Covid-19, bảo vệ quyền được sống, quyền được làm việc của người dân, ổn định chính trị – xã hội, thúc đẩy phục hồi kinh tế, tăng cường an sinh xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh. Với những chiến lược, giải pháp phòng, chống Đại dịch Covid-19, ổn định vĩ mô, phát triển kinh tế đúng đắn, kịp thời, Việt Nam được Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức quốc tế có uy tín, các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tập đoàn Y dược có tiềm lực lớn trên thế giới được ủng hộ. Đến cuối tháng 12/2021, Việt Nam đã có trên 200 triệu liều Vắc xin để tiêm cho người dân; đồng thời, Việt Nam cũng đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu, đàm phán để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, tiến tới tự sản xuất vắc xin phòng bệnh có hiệu quả. Cùng với đó, từ năm 2020 đến nay, với tinh thần coi lợi ích nhân dân là mục tiêu hàng đầu, Nhà nước Việt Nam đã có gói an sinh xã hội hằng trăm nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 và cứu trợ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tác động của đại dịch Covid-19 và bão lụt, đảm bảo cac quyền con người, trước hết là quyền được sống, quyền được chăm sóc y tế, quyền mưu sinh,… của người dân. Việt Nam còn có môi trường đâu tư hấp dẫn, điểm đến hợp tác đầu tư phát triển của nhiều tập đoàn, quốc gia có tiềm lực hàng đầu trên thế giới.

Đặc biệt, Việt Nam tích cực đóng góp, thúc đẩy những sáng kiến thiết thực nhằm đẩy lùi Đại dịch, giữ vững sự ổn định, hoà bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới, v.v. Cùng với quyền được sống, được làm việc, các quyền tự do khác như tự do biểu đạt, tự do thông tin của người dân luôn được Nhà nước Việt Nam đảm bảo. Chính phủ luôn công khai, minh bạch mọi thông tin trên các nền tảng thông tin, truyền thông đảm bảo người dân cập nhật từng ngày, từng giờ, thậm chí là từng phút về tình hình mọi mặt trong nước, quốc tế, nhất là thông tin về dịch bện và biện pháp phòng chống.

Chính vì vậy, năm 2020, mặc dù chịu sự tàn phá khốc liệt của Đại dịch Covid-19 và thiên tai, nhưng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 2,6% – một nước có mức tăng trưởng hàng đầu trên thế giới và ở khu vực. Năm 2021, Đại dịch Covid-19 lại bùng phát và diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhưng GDP 2021 của Việt Nam theo ước tính của các tổ chức tài chính lớn, các nhà khoa học trên thế giới ước tính vẫn tăng so năm trước, khoảng gần 2%. Đặc biệt, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân; các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục,… được bảo đảm phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhân đây cũng nói thêm rằng, đất nước Việt Nam mọi tổ chức, cá nhân đều phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Những tổ chức, cá nhân nào hoạt động trái Hiến pháp và pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định.

Saturday, December 25, 2021

Mai Phan Lợi từng câu kết với thành phần cực đoan núp bóng bảo vệ môi trường chống Nhà nước

 Tại hội nghị tổng kết ngành Công thương hôm 27/12/2019, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Thủ tướng trả lời rằng “nếu nói tiếp tục phát triển điện than thì dư luận chưa chắc chấp nhận”, “nếu phát triển mới phải theo hướng năng lượng sạch”.


Nhân đó, ngày 30/12/2019, một mạng lưới nhiều tổ chức NGO đã nhóm họp tại Hà Nội để cùng ra một tuyên bố chung, trong đó họ kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam. Qua tìm hiểu, được biết mạng lưới này liên kết ít nhất 6 thành phần – là (1) các NGO Việt Nam, (2) các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, (3) các nhóm phóng viên, (4) các quan chức và cựu Đại biểu Quốc hội, (5) các tổ chức quốc tế, (6) các Sứ quán. Mạng lưới này chính là tác giả của nhiều chiến dịch “vận động hành lang” – như đợt vận động dừng các dự án nhiệt điện than, kéo dài từ năm 2012 đến nay; và đợt vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, kéo dài từ khoảng năm 2015 đến nay.

Tổ chức MEC của Mai Phan Lợi và Đại sứ quán Mỹ giữ một số vai trò quan trọng trong mạng lưới này. Vì vậy, cần tìm hiểu thêm về mạng lưới này. Như vậy, thông qua chiến dịch truyền thông về môi trường sạch, Mai Phan Lợi đã "gắn bó" với ĐSQ Mỹ, tập hợp, quy tụ về mình đcác “phóng viên môi trường” bất mãn với chế độ, còn Mỹ trở thành đối tác năng lượng toàn diện của Việt Nam từ tháng 10/2019:

Thời kỳ này, Mai Phan Lợi chuyên xây dựng các cộng đồng chung của giới báo chí và giới hoạt động, thông qua việc tạo hoặc quản lý các group Facebook như “Diễn đàn Nhà báo Trẻ”, “Góc nhìn Báo chí – Công dân”, “Xanh & Sạch”, “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”… Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lợi cố tình biến những cộng đồng này thành công cụ để giới chống đối, bất mãn tác động vào quần chúng trung lập.


Chẳng hạn, Phạm Đoan Trang đã có tên trong Hội đồng Khoa học của MEC từ ngày 31/05/2014 đến nay:

 
Mai Phan Lợi đã đưa Trần Song Hào, Mai Quốc Ấn, Đỗ Cao Cường vào làm admin group “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”, mà Lợi lập ngay sau vụ nhiễm độc không khí do cháy nhà máy Rạng Đông. Trần Song Hào góp phần hình thành dư luận mạng về vụ Formosa, trong khi Mai Quốc Ấn và Đỗ Cao Cường vừa chi phối dư luận mạng về các vụ ô nhiễm môi trường, vừa thường xuyên tận dụng vấn đề ô nhiễm để công kích chế độ:

 
 
 
Các thành viên trong group này khá thoải mái trong việc mượn các vấn đề thời sự để công kích chế độ:

 
Với cách làm này, Mai Phan Lợi biến một phần không nhỏ của dư luận chống ô nhiễm môi trường thành dư luận chống chế độ. Khi việc này đi quá giới hạn, nó có thể gây hại cho chính phong trào chống ô nhiễm môi trường, như đã xảy ra với phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015.

Qua hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, nay lại là hàng loạt diễn đàn núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường, Mai Phan Lợi đã thể hiện rõ bản chất lái dư luận về vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng công kích chế độ, và Mỹ có thể biến xã hội dân sự Việt Nam thành một công cụ để định hướng chính sách của Việt Nam. 

Không phải tự dưng, Mai Phan Lợi lọt vào danh sách các "thủ lĩnh xã hội dân sự" mà Tổng thống Obama tiếp đón, PR dịp hiếm hoi đến Việt Nam.

Chính vì vừa muốn lập ra doanh nghiệp để có danh nghĩa công khai, hợp pháp cho hoạt động gây thanh thế, thao túng truyền thông, tập hợp lực lượng chống đối chờ thời, lại vừa muốn âm thầm nhận tiền tài trợ từ các quỹ dân cuhr, quỹ lật đổ dưới các danh nghĩa khác nhau, nên cái kết cục của Mai Phan Lợi khi bị cơ quan thuế sờ gáy là lòi ra tội khủng, cớ trời mới cứu được y và đồng bọn

Wednesday, December 22, 2021

Cáo buộc trốn thuế với Mai Phan Lợi là “ngụy tạo”?

 


Việc Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách – hai thủ lĩnh của giới phi chính phủ Việt Nam bị khởi tố, điều tra về tội trốn thuế trở thành tâm điểm xuyên tạc, bóp méo của truyền thông và phi chính phủ nước ngoài. Chẳng hạn, hồi đầu tháng 7, RFA đưa tin: Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã ra thông cáo báo chí nói rằng cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với nhà báo Mai Phan Lợi là cáo buộc ngụy tạo. Do đó chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ cáo buộc đó và trả tự do ngay cho ông này.

Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, nói: “Chúng tôi không bị lừa bởi cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với ông Mai Phan Lợi. Tất cả đều cho thấy đó chỉ là một cớ nhằm bị miệng một nhà báo cố gắng thực thi công việc truyền tải thông tin đến cho các đồng bào của ông một cách đúng đắn.”

 


Tại một bài viết khác, RFA còn cho biết thêm: Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) vào ngày 8/7 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành “Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)”. Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA).

 

Dựa vào đâu mà những tổ chức như RSF, VCHR cáo buộc Việt Nam ngụy tạo cáo buộc trốn thuế và bắt số này nhằm ngặn chặn giới xã hội dân sự giám sát việc thực thi EVFTA?

 

Việc vụ án đang trong giai đoạn kết thúc điều tra, chờ truy tố nên chưa đủ thông tin phản ánh cơ sơ kết tội Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi. Nhưng với thông tin từ báo chí tiết lộ về kết qur điều tra đều cho thấy, hai bị cáo này đều trốn thuế hàng tỷ đồng, trốn thuế có hệ thống, thời gian dài, đến nay mới bị cơ quan công an, chính quyền “sờ gáy”. Mà hành vi trốn thuế thì dù ở bất cứ xứ sở nào, những kẻ này cũng sẽ phải nhận kết cục tương tự, bản án tương tự mà thôi.  Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là cáo buộc “ngụy tạo”; hay là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành “Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)” như những luận điệu mà RSF, VCHR đưa ra.

Một lần nữa, những “con rối” đội lốt nhân quyền như RSF, VCHR lại núp bóng “nhân quyền” đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên thực chất là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

Tuesday, December 21, 2021

Núp danh bảo vệ nhà báo, CPJ can thiệp thô bạo nội bộ Việt Nam

  

CPJ vừa công bố “báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021”. Không lấy làm bất ngờ khi Việt Nam tiếp tục được tổ chức này xếp vào một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập; với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau với những cái tên cũng hết sức quen thuộc như Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất…

So với bản báo cáo năm 2020, bản báo cáo năm nay có chăng chỉ khác về cách đặt tiêu đề báo cáo, còn lại mọi thứ dường như đã được định sẵn. Có vẻ như CPJ đã được đặt vấn đề, họ không quan tâm nguyên nhân thực sự tại sao những kẻ này bị bắt và bị kết án. Họ chỉ nhăm nhăm đếm và xem đó là ví dụ cho “vấn nạn đàn áp tự do tôn giáo” trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng. Nghĩa là chỉ cần những người đó (bị bắt, kết án) từng hoặc đang hoạt động báo chí, thậm chí những người chỉ cần liên quan tới chuyện viết lách đều được nêu tên vào. Dường như họ (CPJ) lấy và xem số lượng những người từng hoặc đã làm công việc liên quan đến báo chí bị bắt và bỏ tù làm thước đo.

 


CPJ “Ủy ban Bảo vệ Nhà báo” theo lý thuyết là một tổ chức phi chính phủ có chức năng giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị truy hại vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình. Trên thực tế tổ chức này bị nhiều quốc gia chỉ trích vì những nhận xét quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia không theo “chuẩn” của Mỹ và phương Tây về tự do báo chí, tự do ngôn luận?

Còn nhớ năm 2013, CPJ đã phát động cái gọi là  “Chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) và tôn trọng quyền tự do thông tin” và chọn Nguyễn Văn Hải – tức Điếu Cày – một đối tượng đang chấp hành án tù vì phạm tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam” để trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013. Mặc dù Hải chẳng phải là nhà báo. Thực tế chứng minh rằng, bất cứ đối tượng nào viết tài liệu tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam là lập tức  trở thành "nhà báo" trong con mắt của CPJ và nghiễm nhiên được tổ chức này "can thiệp bảo vệ" và thậm chí còn tán dương, cổ súy, trao tặng “giải thưởng” như đã từng làm với Điếu Cày và nhiều đối tượng chống đối khác???.

Dư luận cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ để duy trì hoạt động CPJ phải lệ thuộc vào nguồn kinh phí từ một số tổ chức và quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với Việt Nam và như vậy CPJ không còn giữ được tôn chỉ mục đích cũng như những đánh giá khách khách quan là điều có thể giải thích được.

Việc CPJ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, đưa ra những đánh giá sai trái về tình hình nhân quyền cho thấy những thông tin giả mà tổ chức này đưa ra chẳng che mắt được ai và rằng CPJ đang tự đánh mất mình khi cố tình đi ngược lại xu thế chung, tiến bộ của loài người trên toàn thế giới.

Thúc đẩy xã hội dân sự-chiêu bài thiết lập chế độ đa nguyên đa đảng?

  


Ngày 08/12/2021, CIVICUS Monitor tung ra Báo cáo “Quyền lực của nhân dân bị tấn công trong năm 2021” và cho rằng “89% người dân trên thế giới này phải sống trong những quốc gia mà không gian dân sự bị đóng, ngăn trở hay đàn áp”(!) Đối với Việt Nam, CIVICUS Monitor cho rằng “năm 2021 Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng những định nghĩa luật mơ hồ như: “tuyên truyền chống Nhà nước”, “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” để truy tố, bỏ tù những nhà hoạt động, phóng viên độc lập qua những bản án nặng nhiều năm”, nên “không gian dân sự” ở Việt Nam là ở tình trạng “đóng”(!) Nói vậy là CIVICUS Monitor cho rằng, ở Việt Nam không có dân chủ, quyền con người, nhất là quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền lập hội,… bị vi phạm nghiêm trọng(!)



Có nhiều phân tích, bình luận chỉ ra rằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt hướng tới một mục đích cuối cùng là làm sụp đổ chế độ XHCN, làm tan rã các Đảng Cộng sản, thiết lập chế độ đa nguyên, đa đảng. Trong quá trình này, “xã hội dân sự” được họ sử dụng như một công cụ quan trọng. Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trước đây là diễn ra theo kịch bản này.


Những năm qua, âm mưu, hoạt động lợi dụng một số tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đối với Việt Nam tập trung vào các hướng sau đây:


Thứ nhất là, đề cao và nhấn mạnh vai trò “phản biện xã hội” của các tổ chức “xã hội dân sự”, triệt để khai thác tính đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập. lợi ích của tổ chức và các thành viên, đa nguyên về tư tưởng, chính kiến để hướng lái hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị. Vì vậy, do tác động, hướng lái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, bản chất đích thực của một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam mất dần, thay thế vào đó là cho ra đời các tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây như ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.


Thứ hai là, thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Một số tổ chức “xã hội dân sự” mang tính giai cấp rõ rệt, những người sáng lập không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thay vì đặt mục tiêu hoạt động nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã hướng lái tổ chức phục vụ lợi ích của một số tầng lớp, một nhóm người, đối lập với lợi ích của dân tộc, quốc gia. Vì vậy, họ luôn tìm cách tách hoạt động của tổ chức khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Tổ chức “xã hội dân sự” của họ chỉ là vỏ bọc, thực chất đó là những tổ chức mang màu sắc chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập và hoạt động là động cơ và mục đích chính trị. Về lâu dài, đây sẽ là diễn đàn đấu tranh giai cấp trên mọi phương diện: chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế… Những người sáng lập một số tổ chức “xã hội dân sự” thường là những người các thế lực thù địch gọi là “bất đồng chính kiến”; những người cơ hội chính trị, có quan điểm trái chiều, đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công khai yêu cầu Đảng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo, xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp; đòi đổi tên Đảng, tên nước, từ bỏ con đường xây dựng CNXH mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ ba là, lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích. Một số tổ chức “xã hội dân sự” có khuynh hướng đi theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa tư bản. Những người sáng lập tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư tham gia, mở rộng phạm vi, không gian hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, phụ họa và tiếp tay cho các thế lực bên ngoài chống phá Việt Nam. Một số người công khai viết, tán phát tài liệu, sách, sử dụng các trang mạng truyền bá những quan điểm, tư tưởng trái chiều, tạo diễn đàn đối lập với Đảng, Nhà nước. Họ triệt để lợi dụng những sai sót, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội, những chủ trương, chính sách chưa hợp lòng dân, các vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự để phê phán đường lối của Đảng, đổ lỗi, quy kết trách nhiệm cho Đảng ta trong các vấn đề hạn chế, tồn tại của đất nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo… Nhiều bài viết, tài liệu công khai cổ vũ, đề cao mô hình “xã hội dân sự” kiểu phương Tây và yêu cầu, hô hào, tác động áp dụng mô hình này vào xã hội Việt Nam để mở rộng diễn đàn dân chủ, phát huy đa nguyên…

 

 Từ đa nguyên chính kiến trong “phản biện chính sách”, “phản biện xã hội” dưới danh nghĩa ủng hộ quan điểm mở rộng dân chủ ở cơ sở, đảm bảo quyền con người để tuyên truyền, vận động có thêm lực lượng, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ tham gia, từng bước hình thành các “phong trào”, “mặt trận” dân chủ, trở thành lực lượng đối trọng, đối lập với Đảng và Nhà nước ta trong tương lai.

Để đấu tranh với vấn đề này, vấn đề đầu tiên đặt ra là phải thống nhất và nâng cao nhận thức về xã hội dân sự, phân biệt và đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự đích thực để tập trung lãnh đạo, định hướng cho các tổ chức này tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, không để bị tác động, lôi kéo vào các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Không đánh đồng các tổ chức xã hội dân sự đích thực với các tổ chức “xã hội dân sự” theo mô thức của phương Tây.