Saturday, December 25, 2021

Mai Phan Lợi từng câu kết với thành phần cực đoan núp bóng bảo vệ môi trường chống Nhà nước

 Tại hội nghị tổng kết ngành Công thương hôm 27/12/2019, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Thủ tướng trả lời rằng “nếu nói tiếp tục phát triển điện than thì dư luận chưa chắc chấp nhận”, “nếu phát triển mới phải theo hướng năng lượng sạch”.


Nhân đó, ngày 30/12/2019, một mạng lưới nhiều tổ chức NGO đã nhóm họp tại Hà Nội để cùng ra một tuyên bố chung, trong đó họ kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam. Qua tìm hiểu, được biết mạng lưới này liên kết ít nhất 6 thành phần – là (1) các NGO Việt Nam, (2) các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, (3) các nhóm phóng viên, (4) các quan chức và cựu Đại biểu Quốc hội, (5) các tổ chức quốc tế, (6) các Sứ quán. Mạng lưới này chính là tác giả của nhiều chiến dịch “vận động hành lang” – như đợt vận động dừng các dự án nhiệt điện than, kéo dài từ năm 2012 đến nay; và đợt vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, kéo dài từ khoảng năm 2015 đến nay.

Tổ chức MEC của Mai Phan Lợi và Đại sứ quán Mỹ giữ một số vai trò quan trọng trong mạng lưới này. Vì vậy, cần tìm hiểu thêm về mạng lưới này. Như vậy, thông qua chiến dịch truyền thông về môi trường sạch, Mai Phan Lợi đã "gắn bó" với ĐSQ Mỹ, tập hợp, quy tụ về mình đcác “phóng viên môi trường” bất mãn với chế độ, còn Mỹ trở thành đối tác năng lượng toàn diện của Việt Nam từ tháng 10/2019:

Thời kỳ này, Mai Phan Lợi chuyên xây dựng các cộng đồng chung của giới báo chí và giới hoạt động, thông qua việc tạo hoặc quản lý các group Facebook như “Diễn đàn Nhà báo Trẻ”, “Góc nhìn Báo chí – Công dân”, “Xanh & Sạch”, “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”… Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lợi cố tình biến những cộng đồng này thành công cụ để giới chống đối, bất mãn tác động vào quần chúng trung lập.


Chẳng hạn, Phạm Đoan Trang đã có tên trong Hội đồng Khoa học của MEC từ ngày 31/05/2014 đến nay:

 
Mai Phan Lợi đã đưa Trần Song Hào, Mai Quốc Ấn, Đỗ Cao Cường vào làm admin group “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”, mà Lợi lập ngay sau vụ nhiễm độc không khí do cháy nhà máy Rạng Đông. Trần Song Hào góp phần hình thành dư luận mạng về vụ Formosa, trong khi Mai Quốc Ấn và Đỗ Cao Cường vừa chi phối dư luận mạng về các vụ ô nhiễm môi trường, vừa thường xuyên tận dụng vấn đề ô nhiễm để công kích chế độ:

 
 
 
Các thành viên trong group này khá thoải mái trong việc mượn các vấn đề thời sự để công kích chế độ:

 
Với cách làm này, Mai Phan Lợi biến một phần không nhỏ của dư luận chống ô nhiễm môi trường thành dư luận chống chế độ. Khi việc này đi quá giới hạn, nó có thể gây hại cho chính phong trào chống ô nhiễm môi trường, như đã xảy ra với phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015.

Qua hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, nay lại là hàng loạt diễn đàn núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường, Mai Phan Lợi đã thể hiện rõ bản chất lái dư luận về vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng công kích chế độ, và Mỹ có thể biến xã hội dân sự Việt Nam thành một công cụ để định hướng chính sách của Việt Nam. 

Không phải tự dưng, Mai Phan Lợi lọt vào danh sách các "thủ lĩnh xã hội dân sự" mà Tổng thống Obama tiếp đón, PR dịp hiếm hoi đến Việt Nam.

Chính vì vừa muốn lập ra doanh nghiệp để có danh nghĩa công khai, hợp pháp cho hoạt động gây thanh thế, thao túng truyền thông, tập hợp lực lượng chống đối chờ thời, lại vừa muốn âm thầm nhận tiền tài trợ từ các quỹ dân cuhr, quỹ lật đổ dưới các danh nghĩa khác nhau, nên cái kết cục của Mai Phan Lợi khi bị cơ quan thuế sờ gáy là lòi ra tội khủng, cớ trời mới cứu được y và đồng bọn

No comments:

Post a Comment