Tuesday, December 28, 2021

Vì sao CPJ xuyên tạc tự do báo chí Việt Nam?

 

Chẳng có gì là lạ trong báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021”, CPJ tiếp tục xếp Việt Nam vào một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập; đưa các đối tượng hoạt động chống Nhà nước, phạm tội hình sự thông thường như tội trốn thuế vào danh sách 23 "ký giả" hiện đang phải chịu các án tù khác nhau với những cái tên cũng hết sức quen thuộc như Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất, nhóm Bạo Sạch…



          Việc một kẻ vi phạm pháp luật của nước này nhưng lại được một Chính phủ khác vinh danh, cổ súy, đòi trả tự do là chuyện chẳng phải hiếm, bởi đơn giản những quốc gia này có những hệ thống chính trị không đồng nhất. Vì vậy việc các quốc gia có hệ thống chính trị đối lập thường cổ súy phe đối lập ở quốc gia phía bên kia.

Có điều CPJ là một tổ chức phi chính phủ giám sát các vụ vi phạm tự do báo chí khắp thế giới và bảo vệ các nhà báo bị truy hại vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình vậy tại sao lại có cái nhìn sai lệch như vậy? Câu trả lời là CPJ bị lệ thuộc vào nguồn tài chính từ một số tổ chức và quốc gia có sự khác biệt về thể chế chính trị với Việt Nam “Ủy ban Bảo vệ Nhà báo” CPJ không còn giữ được tôn chỉ mục đích của mình.

 

Âm mưu lợi dụng các vấn đề “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để chống phá cách mạng Việt Nam của một số tổ chức thiếu khách quan như CPJ chẳng thể che mắt được ai và chắc chắn nó sẽ bị chính các nhà báo chân chính lên án. 

Trong thời gian qua, tổ chức này đã bị nhiều quốc gia lên án vì những nhận xét quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí tại các quốc gia không theo “chuẩn” của Mỹ và phương Tây về tự do báo chí, tự do ngôn luận. Tổ chức này còn đưa ra nhận xét thiếu khách quan khi cho rằng làm báo ở Việt Nam là “nguy hiểm”.

         Điều 14. Luật báo chí của Việt Nam đã nêu rõ: “Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Như vậy theo luật này trong số 23 đối tượng mà tổ chức CPJ nêu ở trên không có bất cứ trường hợp nào là nhà báo. Các phiên tòa xét xử các đối tượng này đã được chính các nhà báo, trong đó có cả phóng viên nước ngoài tham dự và đưa tin đầy đủ.

        Như vậy sự quy chụp và nhận xét thiếu trung thực của tổ chức CPJ đã rõ. Âm mưu lợi dụng các vấn đề “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để chống phá cách mạng Việt Nam của một số tổ chức thiếu khách quan như CPJ chẳng thể che mắt được ai và chắc chắn nó sẽ bị chính các nhà báo chân chính lên án.

No comments:

Post a Comment